thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ý kiến hay tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
namnew
Bài viết: 15
Ngày: 09/03/10 16:46
Giới tính: Nam
Đến từ: khong biet

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi namnew »

Tôi cũng có đọc qua Kinh Thủ Lăng Nghiêm! Nhưng theo cái hiểu của tôi về đoạn kinh mà bạn thắc mắc trên diễn đàn như sau:
đại ý đức Phật hỏi là tiếng đến tai nghe hay cái nghe của tai đến nơi chỗ có tiếng phát ra để nghe được tiếng?
Nếu bạn chọn 1 trong 2 vế trên đều sai hết vì sao?
vì nếu bạn chọn là tiếng đến nơi tai, tai nghe. Thì đức Phật có ví dụ rằng một người đồng thời không thể ở 2 nơi được, ví như bạn đã đến trường học thì bạn không còn ở nhà nữa có đúng không. ở đây âm thanh cũng vậy nếu bạn nói âm thanh chạy đến tai bạn để bạn nghe thì âm thanh không còn ở tại nơi nó phát ra nữa! nhưng trên thực tế bạn thử nhờ ai đó gõ một cái gì đó ở xa thì bạn vẫn nghe được âm thanh phát ra ở tại vị trí nó phát ra chứ không phải ở ngay tại tai của bạn! Tôi không phủ nhận rằng âm thanh ở một chỗ không truyền đi, nhưng ở đây đức Phật sét chủ yếu là tánh nghe của chúng ta nó như thế nào?
Còn nếu bạn chọn là cái nghe của mình chạy tới chỗ có âm thanh phát ra để nghe thì hãy coi mình có được bao nhiêu tánh nghe (cái nghe?) nếu có rất nhiều âm thanh phát ra cùng một lúc? nếu có một tánh nghe thì 2 âm thanh phát ra cùng một lúc thì mình chỉ có thể nghe một.mà trên thực tế có bao nhiêu âm thanh phát ra bạn cũng nghe được hết. bất kể âm thanh ở đâu, trên trời, dưới đất, bên trái, bên phải...nên đức Phật nói tánh nghe không có phương sở là vậy! bạn cứ tưởng tượng bạn là cột phát sóng điện thoại di động, thì bất kể ở đâu trong vùng phủ sóng của bạn mà điện thoại gọi bạn đều nhận được hết cho dù có bao nhiêu máy phát ra tín hiệu gọi đồng thời hay có sự sai lệch bạn vẫn nhận được, cái tánh nghe của bạn cũng như vậy nó bao phủ cả không nơi nào mà không có, nhưng nơi nào cũng không có vì sao? vì chỉ khi nào có âm thanh phát ra thì bạn mới nhận được, còn lúc không có âm thanh phát ra thì dường như không có gì cả. Ý đức Phật nói đoạn này nhằm giúp chúng ta nhận ra được tánh nghe là thứ bất sanh bất diệt của chúng ta! mọi người hãy suy nghĩ quán sát thật kỹ ở cái tánh nghe của mình thì sẽ thấy, nó thật sự là thứ bất sanh bất diệt, mọi người cứ đọc hết kinh thủ lăng nghiêm, nếu đọc một lần không hiểu không thấy được thì đọc 2 lần. 2 lần không hiểu thì đọc nhiều lần, tôi cũng đã đọc khá nhiều lần rồi nhưng cũng không hiểu gì lắm, nhưng mỗi lần đọc lại thì phát hiện ra cái mới mà lần đọc trước mình không thấy không hiểu.
Để tôi nói một vài thứ mà tôi nhận ra khi đọc. là mọi người hãy chú ý cái tánh nghe chứ không phải ở cái lỗ tai. khi mọi người ngủ thì nó vẫn thức, khi mọi người đau bệnh thì cái nghe vẫn như lúc không bệnh,lúc có tiếng thì nghe, lúc không có tiếng thì cái tánh nghe ấy dâu có tạm thời biến mất.nó thức mọi lúc mọi nơi, nó không hề rời khỏi mình dù trong tích tắc, nó như như bất động cho dù quý vị có xảy ra chuyện gì thì nó vẫn vậy. Thật ra mọi người hãy tự mình chiêm nghiệm chứ dùng lời nói để mô tả cái không có hình tướng thì thật là không thể.
Còn cái vụ gì nói một người kiến tánh thì hư không sụp đổ thì tôi không hiểu nên không giám bàn luận ở đây. chỉ có đọc thấy trong kinh đức Phật nói mọi vật có hình tướng thì sẽ bị hoại diệt còn hư không đâu có bị diệt bao giờ.


hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

xin chào, mình cũng ghé qua đây vài lần, bữa nay đọc qua các bài viết của các bạn cũng thấy rõ.. tâm ý hết lòng muốn bảo vệ chánh pháp.. :-)

Theo ý cá nhân mình nghĩ, nếu đúng thiệt âm thanh ko đến tai, tai cũng ko đến âm thanh.. nghĩa là nhĩ căn của mình ở toàn cõi pháp giới.. như mình muốn tu theo hạnh của ngài quán âm.. thì lời của bậc Hòa Thượng, hay của ai đó vô tình/cố ý nói ra.. lẽ ra ko nên cháy lên chút "lửa" trong mỗi chúng ta. Nếu mình lỡ chứng ngộ rồi, có lẽ mình cố gắng ít dùng thần thông biến hóa ở đạo tràng thế này.. để biến vui thành buồn, biến buồn thành vui, biến giả thành thật, biến thật thành giả.. biến tánh không thành tánh có.. rồi tánh có lại trở thành không.. làm ảnh hưởng tâm lý hoang mang chơ người sơ cơ khác. Vì dẫu sao (nói theo ngôn ngữ Phật vậy) cũng là biến hiện của tâm thức. Mình nghĩ thêm như vầy, không biết các bạn có chấp nhận được hay ko.. khi mình tiếp thu Phật pháp thì lắng lòng nghe ở mình. Chẳng hạn, ý này Phật nói về từ bi với tất cả chúng sanh ko phân biệt nè.. nhưng ở ý khác đệ tử của Phật, muốn đập nát ma quỷ thành vi trần.. mà Phật ko cản.. Có vẻ đối với hầu hết khó mà hiểu được ngay.. Xem xét lại lòng mình.. mình biết đối với phần nhiều chúng ta đang tu hành, ban đầu khó tiết chế ngũ dục.. khi tiếp xúc kinh Phật thì con đường có đôi chút dễ hơn, phải chăng chút ít lòng giác làm tâm mình kiên cố hơn ? Phải chăng kim cang ý đang dần hiện diện ? Xa hơn nữa lâu ngày tiếp xúc kinh điển, kết hợp vừa lắng lòng mình, mới thêm thanh tịnh êm ái.. lại thường nghe pháp.. dù ít dù nhiều.. từ các bậc đạo sư.. được các bậc đạo sư cảm quá.. Cái thương cảm (hữu tình) vốn cảm thấy vướng bận ngày xưa bây giơ không còn đau đớn xót xa giầy vò nữa.. (giác.. ngộ ???) mà dấn thân Phật pháp đọc thật nhiều kinh điển, tầm thật nhiều chú, tụng thật nhiều kinh.. chỉ mong tấm lòng thanh tịnh (xem như tìm cội bộ đề) để đối với gia đình thêm hòa nhã, đối với hàng xóm thêm lục hòa, đối với người sơ cơ muốn nâng đỡ, hoặc tìm cách nâng đỡ.. đối với người lỗi lầm thêm dễ dàng tha thứ bỏ qua mà chỉ dẫn tận tình (niệm Phật tam muội chăng ???)

Khi "khất thực" Phật pháp này, mình cũng biết Hòa Thương Tuyên Hóa. Cũng có đọc qua tiểu sử.. cũng có khi rất cảm phục đức độ ngài dù chẳng biết chân giả. Thật tình là cũng đôi lần bất đồng, .. nhưng mình nghĩ khi quốc độ Phật của mình chưa thanh tịnh thì thấy có vô hình hữu hình, nên muốn phan duyên chối bỏ những đức tính tốt của ngài.. vô tình vì ngọc quý ở nơi mà mình chưa biết dơ sạch mà chẳng nhặt lên. Chẳng may nhưng lời ngày nói thiệt vô tình làm suy yếu chánh pháp.. thì nhờ Phật độ mình thanh tịnh, những Phật độ khác mới có cơ hội vững lòng.. may ra tòa Pháp Bảo Như Lai nhờ đó mà an ổn.. Như có bạn trích dẫn,, kinh Phật là ngón tay chỉ mặt trăng.. Mình học kinh điển ở ý nghĩa của nó.. mà thẩm thấu lòng mình hiểu bày ra pháp giới làm lợi lạc thanh tịnh quốc độ Phật. Nay mình nới tâm lòng rộng ra 1 tí xíu, nhận những phẩm hạnh của ngài, nhận công đức của ngài dẫu nó nhỏ bé mà tô điểm cho Phật độ thanh tịnh của mình, Mong các bạn hoan hỉ mà tha thứ nếu Hòa Thượng lỡ có chút thiếu duyên với mình. Riêng mình dẫu chẳng biết lớn nhỏ trong đạo tràng này.. nói ra những lời này cũng có chút cảm xúc của hữu tình.. nên lỡ có vô tình vọng ngữ.. mong các bạn cũng tha thứ xem như diệu pháp thế gian.. Nam mô hoan hỉ tạng bồ tát ma ha tát.. :-)


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Hồi trước đọc kinh này mình nghĩ pháp tu nhĩ căn là cái gì đó ẩn tàng bên trong chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà có thể chúng ta chưa khám phá ra. Phải kiên trì nhẫn nại với pháp tu này mới thấy diệu dụng của nó.

Nhưng bây giờ mình thấy mục tiêu của người tu Phật là làm cho trời trong biển lặng thì mới có thể phóng tầm mắt ngao du sơn thủy. Nếu cứ để giông bảo nổi lên, sóng lớn xô đẩy thì làm sao ta có thể thảnh thơi mà thưởng ngoạn trời cao biển rộng.

Mọi ý niệm suy nghĩ khởi lên trong đầu chúng ta là do chạy theo thức phân biệt nơi sáu căn dính với sáu trần. Khi quay về tánh nghe, tánh thấy , tánh nếm ... thì lúc đó ý niệm duyên theo sự phân biệt nơi sáu trần bị chặn lại. Ở thế giới này âm thanh ở khắp mọi nơi và không lúc nào không có âm thanh thậm chí khi ngủ có lúc mình vẫn nghe được âm thanh. Nên có thể nói âm thanh là phương tiện tốt nhất ở thế giới này có thể giúp ta cắt đứt được ý niệm lăn xăn trong đầu ta ở mọi lúc mọi nơi.

Khi đọc quyển này xong mình áp dụng liền là quán sát tánh nghe đi trên đường hay ngồi đâu đó thì mình lại lôi âm thanh ra quán sát. Chắc do vậy mà khi ngủ có lúc tự nhiên mình nghe âm thanh ko biết từ đâu phát ra lúc thì nghe cả tiếng con ve, con dế hoặc cái tiếng tàu lửa từ rất xa hoặc nghe tiếng hát, tiếng nói chuyện đầu mình lúc này như một cái máy thu thanh bật hết kênh này sang kênh khác. Nhưng trong đầu mình không có sự phân biệt hay ý niệm gì hết. Nên khi thức dậy mình không thể nhớ được có những câu chuyện nào được nói, lời của bài hát ra sao chỉ biết là đầu óc rất nhẹ nhàng khoáng đạt. Không như ta nằm mộng dù cảnh xấu hay đẹp thì đầu óc cũng ko được thư thái như vậy. Lúc đó mình không biết lý do tại sao có sự khác biệt như vậy.Nhưng bây giờ thì mình mới hiểu.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Gữi Namnew:

Các hình sắc có tướng là hư vọng mà ngay Hư Không cũng là hư vọng vì hư không cũng có tướng của hư không.


Gữi Hochoi:

ngay nơi sắc tức không, ngay nơi không tức sắc.
ngay nơi thật tức giả, ngay nơi giả tức thật.

Không cần phải nhờ phép thần thông gì để biến có thành không, không thành có; giả thành thật, thật thành giả.

Âm thanh không thật có, do tâm phân biệt mà có như bệnh nhậm mắt thấy hoa đớm trên không, hoa đớm chẳng thật có.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

Thầy nói chí phải.. (mình xưng thầy vì nghĩ rằng người dạy hochoi là thầy của mình.. :-) ). Hochoi cũng nghĩ như vậy.. Nhưng.. thiệt khó.. nếu giác giả (người hiểu tánh không vậy) cố nhiên sắc sắc ko không mà chưa chịu khó diễn bày của sắc sắc không không thì sao hàng sơ cơ như mình hiểu được lý lẻ của hạnh quán âm. Quán âm bồ tát vì biết sắc sắc không không, nên chẳng ngại vào sắc dục, thường nghe âm thanh lòng mình, mà biết "tiếng lòng" thế gian (do hiểu đồng một thể ko phân biệt vậy) theo đó mà "thị hiện" hóa độ.. khi tâm tánh người thượng căn cần thân Phật thuyết pháp thì đóng vai trò người tu hành đạo quả thanh tịnh, uyên nguyên đạo mạo đầy đủ 32 tướng tốt của Phật (mà chẳng coi mình là Phật) diễn bày nghĩa lý còn thiếu xót của họ khiến được thành tựu.. khi cần nhờ thân thanh văn.. thì đóng vai trò thanh văn kiến thức Phật pháp uyên thâm, tu hạnh sâu dầy vô úy .. mà nói đạo bất sanh (mà chẳng quên hạnh nguyện bồ tát),...v.v cho đến người sơ cơ cần thân nữ.. bồ tát thị hiện vào vai nữ.. (dẫu là nam) nói lời êm dịu, gần gũi an ủi.. hiện bày các căn dễ buông lung.. (nhưng ko buông lung).. khiến người dẫu căn cơ dù yếu mỏng vần có cơ hội từ từ mà thấm vào đất tam ma.. Thiết nghĩ, vì lẽ đó mà hochoi tha thiết mong các bạn khác dẫu tâm tánh uyên nguyên bất động.. (vì hiểu lý tánh không vậy) nhưng vì lòng từ bi mà dùng phép "biến hóa" (tu theo hạnh quán âm) để hòa nhập như bao chúng sanh khác khiến tất cả chúng sanh đồng thành Phật quả.

Gửi bạn "ho trong khanh", như thầy Thánh_Trì chỉ, âm thanh vốn không có.. nó cũng chỉ là phương tiện tốt nhất hiện thời vậy.. Chúc bạn tinh tấn mau vào đất tam ma vậy.. Chúc các bạn thường lạc ở đất Như Lai vậy :-)
Nam mô quán thế tâm bồ tát ma ha tát :-)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tu pháp Bát Nhã Tâm Kinh quán ngũ uẩn giai không KHÁC với tu Nhĩ Căn Viên Thông trong Kinh Lăng Nghiêm.

Nhưng nếu hiểu thì dẫu khác mà tương trợ lẫn nhau.

Nhĩ Căn tuy ngài Văn Thù ở hội Lăng Nghiêm chọn là bậc nhứt, nhưng không dễ gì tu chứng viên thông. Tu cấp bậc một thì đã khó rồi, huống chi có đến 5 cấp! Cần phải ngồi tập trung an trụ nơi tánh nghe của mình. Rất khó rất khó!

Xét ra xo sánh giữ Vạn Pháp Giai Không Tâm Kinh và Nhĩ Căn Viên Thông Lăng Nghiêm thì Tâm Kinh dễ hơn.

Nhưng Tâm Kinh dễ là so sánh với Lăng Nghiêm, chứ cũng khó đấy!

Chi bằng chất thật tu Niệm Phật Viên Thông của ngài Đại Thế Chí ở bậc một.

Bậc một của Niệm Phật Viên Thông là sao?

Lắng nghe từng câu Phật Hiệu rỏ ràng không loạn. Tâm nương theo tiếng, tiếng đâu tâm đó. tuần hoàn từ tâm ra miệng, miệng vào tai etc...

Niệm Phật mà chú tâm vào từng câu từng niệm thì sẽ được thanh tịnh không mệt, nếu miệng niệm mà tâm vọng tưởng thì càng niệm càng mệt, biết khi nào mình đi ta bà thì quay trở về câu phật hiệu. Làm vậy riết sẽ có lợi ích đạt được tần một của Niệm Phật viên Thông.

Lạ thay! Lạ Thay! nếu sét kỹ thì Nhĩ Căn viên thông của ngài Quán Thế Âm chẳng khác hoặc có thể đã nằm trọn trong Niệm Phật Viên Thông của ngài Đại Thế Chí. Biết đâu nhờ tu Niệm Phật Viên Thông mà Nhĩ Căn cũng được viên thông?

Đấy là lời Phật nói, chứ tôi chẳng dám nói thế. Một căn viên thông thì các căn đều thông. cở một nút thì sáu nút đều mở.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.40 khách