Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Hai câu Thanh Nghiêm nêu lên mọi người đều biết xuất xứ rồi mà (Lý Duyên Khởi) .
Thanh Nghiêm tu thiền, nhiều khi hành thiền tâm vắng lặng, vẫn thường hỏi "ai hành thiền đây" thì rơi vào Không (không có ai cả, thân ngũ uẩn biến mất, tâm biết chỉ có một sự trống Không), TN biết đây là những satna "vô ngã" lâm thời. Đường còn xa thăm thẳm quí vị ạ.
Nói về hiểu, thì trong cuộc sống TN cũng cảm nhận khi mà 6 căn gặp cảnh, thì mọi pháp, người, vật đều như là ảo mộng, mà mộng này trùng lấp lên mộng kia, dính líu nhau không rời, có anh thì mới có tôi......Chỉ có những lần tâm định tĩnh, biết mọi thứ không qua ý thức, là lúc đó tâm rộng lớn không cùng. Ra khỏi tâm đó thì cảm giác mọi thứ trên đời này lại dính vào thân ngũ uẩn.
TN hoàn toàn nhờ hành thiền mà mấy năm nay có thể sống được với tâm Xã như thế nào, một cái tâm xã không qua thời gian huân tập, mà có được sau một ngày thiền tâm định tĩnh không hề buồn ngủ .
Sau lần đó TN đã thở thành một người khác, hoàn toàn khác với ngày hôm qua.
Quí vị đã biết rồi đó, trong quá trình tu hành nếu đạt được tâm Xã, thì trên thế gian này còn gì là Có hoặc Không.
Nhưng vẫn là "Có" vì mình vẫn còn đây.


thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

TN mãi lo chia xẽ mà quên trả lời câu hỏi :
Giáo Pháp Lý Duyên Khởi là Pháp độc nhất chỉ có Đức Phật đã chứng ngộ được sau 49 ngày thiền định.
Từ Duyên Khởi mới có Khổ, Vô Thường,Vô Ngã, Trung Quán, Kim Cang, Hoa Nghiêm..............
Từ Duyên Khởi mới có 12 Nhân Duyên, và cũng là Đế thứ hai của Tứ Thánh Đế.
Tù DUyên Khởi mới có ta, người, vạn vật...trùng trùng duyên khởi . Có gì là không nằm trong Duyên Khởi, ngoại trừ Giải Thoát.

Đức Phật nói : _đến để mà thấy _ TN nghĩ rằng: đây là thấy Lý Duyên Khởi


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Thánh_Tri,
cách nầy thuộc về "suy nghĩ và suy tưởng"
. Nếu tôi trả lời cho anh "Vì sao tương đối là huyễn hoá" nữa thì tôi lại rơi vào "suy nghĩ và suy tưởng". Mọi thứ hãy coi nó là vậy là vậy là vậy đi nhé.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"ho trong khanh"] Mọi thứ hãy coi nó là vậy là vậy là vậy đi nhé.


Coi là vậy là vậy cũng được nhưng sao lợi ích cho người?

Đây là nơi học mà vì vậy phải kiên nhẫn chứ! học hiểu đàng hoàn rồi mới có thể thực hành áp dụng ngoài đời.

Thế nào là "Tương Đối"?

Vì sao tương đối là huyễn hóa?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"thanhnghiem"]
Đức Phật nói : _đến để mà thấy _ TN nghĩ rằng: đây là thấy Lý Duyên Khởi
A Mi Đà Phật!

Rất cảm ơn cô đã chia sẽ cho tôi và mọi người được rỏ. Rất vui được đọc bài của cô. Rất mong cô theo đó mà gắng tu tập lợi ích chính mình và mọi người. Chúng ta (tôi, cô, và mọi người khác) được hội ngộ nơi nầy cũng không ngoài nhân duyên vậy!

Nếu tôi nhớ không lầm, Phật cũng nói trong Kinh rằng: "Thấy được duyên khởi là thấy pháp, thấy pháp là thấy ta".

À cô quên trả lời câu: "Cách Tu tập như thế nào?"


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

"Vì sao tương đối là huyễn hoá" . tương đối là chỉ sự tương đối cái này nương vào cái kia mà lập ra tướng một, khác. đồng , chẳng đồng . có ,không chẳng phải có chẳng phải không .thường ,vô thường . Cái gì làm xuất hiện cái này và cái kia chính là tâm bất giác khởi lên hình tướng rồi dựa vào tâm phân biệt mà khởi ra tướng một,khác.đồng,chẳng đồng ...đó mà bên trong khởi vọng tâm, bên ngoài thấy vọng pháp. Vì do từ tâm bất giác tạo lập ra nên gọi là huyễn hoá.
Không biết sao chịu khó ngồi suy nghĩ một đẫu sao thấy cũng giống trong kinh nói quá ta. Thank đạo hữu Thánh_Tri, đã giúp mình làm sáng tỏ ý của kinh.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"ho trong khanh"]"Vì sao tương đối là huyễn hoá" . tương đối là chỉ sự tương đối cái này nương vào cái kia mà lập ra tướng một, khác. đồng , chẳng đồng . có ,không chẳng phải có chẳng phải không .thường ,vô thường . Cái gì khiến cho cái này nương vào cái kia chính là tâm bất giác khởi lên hình tướng rồi nương theo tướng đó mà bên trong khởi vọng tâm, bên ngoài thấy vọng pháp. Vì do từ tâm bất giác tạo lập ra nên gọi là huyễn hoá.
Tuy khá hơn trước nhưng vẫn còn chướng nào tật nấy. Từ câu "tương đối là đồng, dị, có, không..." lạy nhẩy vọt lên đến câu "khiến cho cái nầy nương vào cái kia chính là tâm...."

Đâu cần phải nhảy vọt lên đến câu "khiến cho cái nầy nương vào cái kia chính là tâm..." để mà cuối cùng mới nói "nên gọi là huyễn hóa"!

Mà ngay nơi cái câu đầu "tương đối là đồng, dị, có, không v.v..." thì đã thấy các pháp là huyễn hóa rồi! Nhưng cũng cần phải triển khai thêm mới rỏ ràng.
Không biết sao chịu khó ngồi suy nghĩ một đẫu sao thấy cũng giống trong kinh nói quá ta. Thank đạo hữu Thánh_Tri, đã giúp mình làm sáng tỏ ý của kinh.
Kinh vốn tự tỏ, nghĩa vốn tự sáng. Không phải cần ai để làm sáng thêm cái kinh, cái nghĩa của kinh. Nói tầm bầy đi.

Nói lại câu đó cho phù hợp đi! đỗi chữ "làm" thành chữ "được".

Mà thật ra tôi cũng chẳng biết ông nói kinh gì.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

"Vì sao tương đối là huyễn hoá" . tương đối là chỉ sự tương đối cái này nương vào cái kia mà lập ra tướng một, khác. đồng , chẳng đồng . có ,không chẳng phải có chẳng phải không .thường ,vô thường . Cái gì làm xuất hiện cái này và cái kia chính là tâm bất giác khởi lên hình tướng rồi dựa vào tâm phân biệt mà khởi ra tướng một,khác.đồng,chẳng đồng ...đó mà bên trong khởi vọng tâm, bên ngoài thấy vọng pháp. Vì do từ tâm bất giác tạo lập ra nên gọi là huyễn hoá.
Kinh vốn tự tỏ, nghĩa vốn tự sáng.
he he chẳng có "kinh" cũng chẳng có "nghĩa" . Nghĩa hay kinh đều do tâm bất giác mà khởi ra hình tướng.


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

" mà bên trong khởi vọng tâm, bên ngoài thấy vọng pháp" Mình thử minh hoạ bằng hình ảnh này không biêt đúng không.
Bên trong khởi vọng tâm thì dể hiểu rôi. "Bên ngoài thấy vọng pháp" là sao pháp ở đây có phải là đất , nước , gió , lửa và sự tương tác giữa tứ đại với nhau không? như 2 cực của nam châm cùng dấu thì đấy nhau , khác dấu thì hút nhau . lửa thì làm bốc hơi nước . nước thì thấm ước đất . đất thì chặn đứng ánh sáng hoặc nước. Gió thì làm lây đổ cây làm mặt nước giao động . Đây có phải là "vọng pháp" không.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thánh_Tri: Thế nên tôi mới hỏi ông, Phật dạy như thế nào về Tâm?

Không hiểu Phật dạy sao về Tâm thì làm sao mà biết để hạ thủ công phu? Như đi đánh trận mà không biết kẻ địch là ai và ở đâu thì làm sao mà đánh!

>>Bởi vậy!


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Thánh_Tri đã viết:
whale đã viết: Đau khổ;nguồn gốc của đau khổ;sự diệt khổ và con đường dẫn đến diệt khổ.Như vậy là bốn phương diện (tứ)
Có thể giải thích rỏ ràng hơn cho mọi người hiểu từng phần của bốn thánh đế?
Thành phần thứ nhất nói rõ ràng cho ta biết khổ là gì: sinh là khổ;già;chết;sầu bi khổ ưu não là khổ;ghét nhau mà phải gần nhau là khổ;yêu thương quyến luyến mà phải xa nhau là khổ;cầu không được thỏa mãn là khổ;tóm lại 5 uẩn sắc thọ tưởng hành thức để chấp thủ;nắm giữ là khổ.Đó là nội dung khổ đế.

Thành phần thứ hai nói về nguyên nhân của khổ;do có luyến ái mà có chấp thủ vào năm uẩn;tức là ái làm duyên cho chấp thủ 5 uẩn;dẫn đến tái sinh ở tương lai để rồi phải chịu những cái khổ như đã nói ở khổ đế;trong khi đã phải chịu những cái khổ đó rồi;lại do tham ái mà tầm cầu hỷ lạc chỗ này kia trong ba cõi;như vậy tương lai tái sinh lại xảy ra;luẩn quẩn luân hồi.Như vậy nguyên nhân của khổ;chính là Ái (Tanha)

Thành phần thứ ba nói về sự diệt tận của đau khổ: muốn nhổ cỏ phải nhổ tận gốc;sự diệt khổ thật sự ko đến từ tìm kiếm cảm giác lạc thọ chỗ này chỗ kia mà từ sự chấm dứt của Ái dẫn đến không có chấp thủ vào năm uẩn và tái sinh trong tương lai không còn xảy ra nữa.Và toàn bộ khối khổ uẩn nói ở đế thứ nhất được đoạn diệt hoàn toàn.

Thành phần thứ tư nói về con đường đi đến sự diệt tận hoàn toàn của khổ: đó là con đường thánh đạo tám nhánh này: chánh tri kiến;chánh tư duy;chánh ngữ;chánh nghiệp;chánh mạng;chánh tinh tấn;chánh niệm;chánh định.Chỉ có con đường này là con đường duy nhất dẫn đến diệt hoàn toàn khổ và nguyên nhân của khổ;ngoài ra không còn con đường nào khác,nên nó cũng là một chân lý-Đế.

Ở trên là tóm lược về bốn sự thật;hay còn gọi là bốn chân lý cao cả.


thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Theo lời của Thánh_Tri, TN xin phép chia xẽ cách tu của mình.
- Trước tiên TN tu Tứ Niệm Xứ Chỉ Quán song tu, sau đó đổi lại Chỉ trước Quán sau, vì thấy mình cũng có Ba La Mật định và tuệ.Bây giờ thì lại Chỉ Quán song tu, vì mình còn gia đình, còn xã hội, mà tu Chỉ đòi hỏi viễn ly thì mới có kết quả tốt.

-Hàng ngày thiền tọa một lần lúc 3 giờ sáng, ngồi 2 tiếng. Trước tiên Chỉ cho tâm lắng, rồi Quán những gì xảy ra trên nội thân(biết nóng, biết lạnh,biết ngứa, biết có suy nghĩ, có nhớ...) và trên ngoại thân(biết tiếng động.....).Hành quán này cũng có đủ Giới Định và Tuệ, và có cận định. Ở cận định có thể từ tánh giác khởi lên "ai đang hành thiền, hoặc ai biết ,hoặc ai đang ngồi" sẽ rơi vào một trạng thái khác: "Không còn gì hết". Cách này chuyển qua hành Vô ngã của Trung Quán.

-Trước khi ngủ, biết có hơi thở, khi cần ngủ thì tác ý "muốn ngủ" , chú vào tâm đang chìm dần vào giấc ngủ, cho đến khi không còn Biết nữa. Quan trọng là có tâm Biết (tỉnh giác) có một trạng thái chìm dần, si mê, vô minh ( trang thái tâm Si).
Tập được cách này rất tốt cho chúng ta, trước khi chết không ra đi với tâm Si.

-Sáng thức giấc quay trở về liền với tâm biết có hơi thở 5- 10 phút rồi mới dậy.

-Trong đời sống, làm việc thì 90-70% chú tâm đế công việc, 30-10% biết hơi thở

-Khi đã quen rồi, tâm có thể vừa nghe nói chuyện... vừa biết hơi thở, thuần thục hơn thì biết hết tất cả mà "như tất cả không dính dáng tới mình". Nhuần nhuyển nữa thì trong giấc ngủ "vẫn có một cái tâm biết hơi thở, và chỉ có tâm và hơi thở mà thôi", chắc là cái thân lúc đó nhẹ lắm nên không còn cảm giác có thân.

-Hành Bồ Đề Tâm Nguyện đến mọi người không kể thân sơ, dần dần sẽ thấy thương người gần như thương chồng con, vui với hạnh phúc của người như của mình. Rồi đến vì người trước khi vì mình, trước khi vì chồng con mình (vì người trước khi vì mình thì còn dễ, nhưng vì người trước khi vì chồng con mình là điều khó lắm, nhưng không phải là không được).

TN thấy tu hành là một niềm vui lớn nhất của kiếp làm người. Thân không còn bịnh mà tâm cũng thảnh thơi .


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]42 khách