Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

đệ mới tìm hiểu đạo phật. Nhưng đọc những câu của đ/h langtu và hlich. Mình thấy đ/h hlich giải thích mình cảm thấy phủ hợp với những điều mình nghĩ về đạo phật. Nhưng ai cũng có 1 hình dung riêng về thế giới về cái ta . Nếu cùng có 1 hình dung giống nhau thì lý luận sẽ giống và chỉ cần nói 2 , 3 câu là ok, yes , yes, ok. Còn khi đã hình dung khác nhau thì có lý luận chia chẽ bao nhiêu chăng nữa cũng thấy mình đúng người ta sai. Nên tốt nhất thây vì ngồi tranh cải thì cố gắng xem thử cái hình dung của mình như thế nào đã phù hợp hết tất cả kinh điển chưa. Nếu chỉ phù hợp 1 nữa , Nữa còn lại thì không thì cần phải xem lại cái hình dung của mình trước cái đã.

Như đệ thấy.Có 2 loại người . Một loại thích nói nhăng nói cuội nói chơi chẳng có cơ sở gì cả họ nói một hồi thì người nghe cũng chóng mặt luôn. Còn một loại thì nói theo sự kiến giải của mình. Nơi kiến giải đó mà họ lập ra cơ sở lý luận. Nếu cùng một kiến giải thì nhanh chóng dễ dàng hiểu nhau. Còn nếu khác nhau.Thì một trong 2 người phải lắng nghe người kia như 1 đệ tử lắng nghe một vị thầy thì mới mong hiểu được kiến giải của người kia. Ngoại trừ bạn đạt tới cảnh giới không cần dùng lời mà hiểu thì tất nhiên bạn chẳng cần lắng nghe người kia nói gì bạn cũng biết kiến giải người kia là gì rồi. Nhưng liệu có cảnh giới đó không . Mình tin chắc là có vì Hình như bên đạo Phật có câu này thì phải
Giáo ngoại biệt truyền , bất lập văn tự,trực chỉ nhân tâm , kiến tính thành Phật


Không biết có ngoại đạo nào đạt tới cảnh giới này chưa. Nếu có thì mình cũng xin thụ giáo.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Ý nghĩa chân chánh của Phật Giáo là giúp cho chúng sanh liễu thoát sanh tử vĩnh viễn.
Lúc sống mạnh khỏe thì làm gì đây. Nhưng đến lúc lâm chung mà vẫn chưa được giải thoát thì xem như "một đời tay trắng tay", bao nhiêu hiểu biết theo mây theo gió, tất cả đều phải làm lại từ đầu cho đến khi có công phu thật sự.

Thấy có sự bất đồng thì chính mình đã có sự mắc kẹt, không thông.

Khi thảo luận chúng ta vẫn duy trì công phu như bình thường vậy. Chủ yếu là nhận rõ TÂM TÁNH của chính mình, bên ngoài thì chớ nên truy đuổi.


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Tất Cả Chúng Ta Khi Tham Gia Diễn Đàn Phật Giáo Là Đều Muốn Tìm Hiểu Phật Pháp Thì Việc Cần Thiết Là Phải Y Cứ Theo Kinh Luật Luận.

Kinh Luật Luận Của Đức Phật Dạy Rất Sâu Xa Mà Ngày Nay Các Nhà Bác Học Nổi Tiếng Thế Giới Cũng Bắt Đầu Nghiên Cứu Thấy Rất Đúng.

Đức Phật Dạy Không Gian Thời Gian Đều Không Tách Rời Nhau Mà Hiện Hữu Thì Ngay Nay Khoa Vật Lý Đã Thấy Như Vậy.

Đức Phật Dạy Không Có Hiện Tượng Gì Có Sự Tồn Tại Độc Lập Thì Ngay Nay Khoa Vật Lý Đã Thấy Như Vậy.

Cho Đến Đầu Thế Kỷ 20 Mà Khoa Vũ Trụ Học Còn Chưa Thấy Ngoài Dãy Thiên Hà Mà Chúng Ta Đang Ở Vậy Mà Trong Các Kinh Phật Đã Nói Rất Rõ Ràng Có Số Thế Giới Phật Nhiều Hơn Là Số Bụi Nhỏ Trên Thế Giới Này.

Muốn Hiểu Kinh Phật Đúng Đắn Thì Là Phải Ứng Dụng Những Lời Dạy Trong Kinh Vào Cuộc Sống Hằng Ngày Nếu Chỉ Lý Luận Suông Thì Sẽ Không Bao Giờ Hiểu Đúng.

Như Có Người Học Thuộc Sách Dạy Lái Xe Mà Cả Đời Không Đụng Vào Tay Lái Thì Vĩnh Viễn Không Bao Giờ Biết Lái Xe.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đôi khi cũng khó tránh người hiểu lầm, bởi vì trình độ căn cơ của mỗi người trên diễn đàn khác nhau, cái học, cái hiểu biết đều khác nhau. Cho nên đôi khi rất khó trao đổi.

Tôi có nhiều kinh nghiệm từ bao nhiêu năm trên diễn đàn Phật Giáo, không những chỉ diễn đàn nầy xin chia sẽ để hiểu nhau.

1. Người mới học Phật muốn tìm hiểu mà người có học phật càng lâu năm thì càng khó giải thích cho người mới học hiểu bằng mình đã học lâu năm được. Nếu giải thích bằng cái hiểu biết lâu năm của mình rồi mong rằng người mới vừa đọc xong là có thể hiểu ngan hàng bằng mình học bao nhiêu năm thì chỉ mang lại một thất vọng lớn lao (dù đó là cái tấm lòng vị tha, muốn lợi ích người). Nhưng cái khó là mình chưa bao giờ gặp mặt quen biết nhau cho nên chẳng biết trình độ của nhau như thế nào mà đối đáp. Chỉ có thể nhờ đọc bài và tư tưởng của người đó mà đóan trình độ của họ, để có thể tùy thuận theo đó mà giải bài. Nhưng đôi khi phải chờ đối đáp qua lại vài lần, hay cả chục lần mới biết trình độ của người đó như thế nào.

2. Người học lâu rồi đáp trả lời hay viết bài, mà người mới học phật đọc thì có thể khó hiểu, rồi sanh ra hiểu lầm. Nếu người thật muốn tìm hiểu thì nhè nhè viết câu hỏi để nghe những câu trả lời mà học hỏi. Có người chỉ nỏi giận cho rằng là ngã mạn, ngu si, vv... rồi bỏ đi.

3. Cũng nên chú ý rằng nhiều khi mình là người C đọc bài đối đáp giữa người A và người B. Người A có thể giải thích người B hiểu theo trình độ của họ, người C đọc thì không chịu vì có lẽ trình độ khác B? v.v... cho nên viết bài chống đối, tranh cải đúng sai.

4. Có khi người A hiểu lầm lời nói của B. Có Khi B hiểu lầm lời nói của A. Chỉ vì chấp vào ngôn ngữ mà sanh giận hờn tranh cải.

5. Và còn nhiều trường hợp khác nữa...

Tôi nghĩ nếu ai đọc bài của tôi trong suốt mấy năm qua thấy rằng:

1. Có khi tôi viết bài vui diễu cợt
2. Có khi viết bài buồn, thương cảm
3. Có khi viết bài ngã mạn
4. Có khi viết bài hòa nhã
5. Có khi viết bài cao siêu huyền bí
6. Có khi viết bài từ bi ngọt ngào
7. Có khi viết bài la hét hùng hồn
8. Có khi viết bài khuyên người tu và giảng nói Nam Tông
9. Có khi viết bài khuyên và giảng nói Bắc Tông
10. Có khi viết bài chuyên về thiền, vọng điệu, ngôn ngữ, tư tưởng thiền
11. Có khi viết bài chuyên về Tịnh, vọng điệu, ngôn ngữ, tư tưởng tịnh
v.v...

Ôi nhiều lắm! Vậy đừng đoán mò, cho tôi là hạng người nào nhứt định, không trúng đâu! Cho tôi là loại người A cũng được, B cũng mặt, C cũng chẳng nhầm gì, v.v...

Đó là bởi vì tôi viết cho mỗi đối tượng khác nhau, hoặc tôi viết vì tôi mới học điều gì đó, hoặc chứng nghiệm được điều gì đó hay, hoặc hoàng cảnh nào đó, tâm trạng nào đó v.v...

Dẫu tôi viết lung tung như vậy, nhưng tôi luôn luôn nương vào Kinh Luật Luận của Phật đã dạy mà tôi đã đang và sẽ học tập, hoặc lời dạy của Tổ, Thánh Hiền.

Tâm nguyện của tôi không gì hơn ở diễn đàn nầy là mong chia sẽ diều dắt những người mới tìm hiểu Phật Pháp, mong rằng đây là điểm đầu tiên, bước đầu tiên trên con đường dày học Phật của mọi người. Tôi mong ai nấy cũng có căn bản kiến thức Phật học để có thể tung cánh bay cao và xa hơn những gì diễn đàn nầy có thể mạng lại cho họ.

Tôi cũng mong chính mình sẽ gặt hái được nhiều kinh nghiệm từ mọi người, kiến thức Phật Học từ mọi người, thú thật vì đôi khi tôi học một câu Kinh Phật học hoài không thông, chỉ hiểu vậy thôi, vậy mà một lời nói, một bài viết của quý vị cũng có thể giúp tôi hiểu rỏ câu kinh Phật đó. Nhưng tôi không nói ra, nhưng dùng lại cái hiểu đó mà viết bài để tỏ bài cho mọi người cùng hiểu.

Hơn nữa, viết bài có nhiều lợi ích mà tôi đã từng bài tỏ.

1. Kết duyên và lợi ích với mọi người
2. hiểu chính mình thêm
3. hiểu mọi người thêm
4. trao dồi, ôn lại những gì mình học Phật hiểu viết ra hoài để nhớ, nếu không sẽ quên.
5. giúp mình tinh tấn trên con đường học Phật vì không lúc nào cảm thấy kiến giải mình là đầy đủ trọn vẹn, vì lúc nào lên đọc bài cũng học nhiều cái sấu lẫn cái mới lạ nên có kinh nghiệm
6. Cách viết văn, học thêm tiếng việt, đánh mái rành rẻ
7. đóng góp một chút gì đó cho công việc hoàng dương Phật Pháp để tục diệm truyền đăng, tiếp dẫn hậu lai, báo ân phật đức
8. Gần người lành, bạn tốt, thiện tri thức trên diễn đàn Phật Giáo, bởi vì hễ ai muốn tìm hiểu Phật Pháp, học hỏi thì đều là người lành, tốt (đọc bài của họ viết về Phật pháp, lần lần nhiễm cái lành thiện, tri thức của họ)... hơn hẳng kết giao những thầy bạn sấu khác đi làm những chuyện không đâu vào đâu, hoặc tụ hợp nói chuyện thị phi không có gì lợi ích cho việc giác ngộ giải thoát (nếu gần những kẻ như thế lâu ngày sẽ nhiễm cái thối hư tật sấu của họ mà không hay biết).

ôi còn nhiều lắm!

Tạm viết như vầy thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Thế... câu trả lời là gì ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

BẤT LẬP VĂN TỰ!

A DI ĐÀ PHẬT.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Cảnh giới như vậy là cảnh giới gì ? Thọ giáo cái gì ? Để làm gì ?

Nếu tin mình chắc chắn sẽ thành Phật thì được, nhưng không biết là bao giờ.
Nhưng nếu bảo sẽ thành Phật trong đời này hoặc kiếp sau thì quên đi là vừa.

Không lập văn tự thì lấy cái gì để chỉ, để nói, để truyền, chẳng hóa ra Pháp tạng sẽ bị thất truyền hay sao?

Đời nay chẳng mấy ai kiến tánh. Kẻ tự cho là kiến tánh phần nhiều mang tánh của con kiến.

Kiến tánh thành Phật ý nói tâm đạt tới gần một vài trạng thái tâm mà Đức Phật đã khuyến khích, trạng thái tâm ấy không tồn tại liên tục không gián đoạn nếu không nỗ lực chế ngự trong vô lượng kiếp. Thành Phật đâu có đơn giản chỉ nhờ kiến tánh, thật quá nhiều kẻ vừa dốt vừa cố chấp.

Kiến tánh thành Phật là một cách nói vắn tắt theo phong cách thiền môn để chỉ cái trọng yếu trong nổ lực tu tập của các Tổ đã thực chứng.

Đối với kẻ ba hoa học đòi thì nó vô cùng tai hại khi chúng cứ khăng khăng bám vào câu nói này rồi suy diễn lung tung, tự lừa mình, gạt người, hàm oan chư Tổ.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

BẤT LẬP VĂN TỰ không có nghĩa là "không dùng văn tự".


mysagau
Bài viết: 4
Ngày: 05/06/10 22:49
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi mysagau »

chào các bạn , chào bạn THÁNH _TRI . tôi có xem bài viết cũa bạn ngày :6-6-10
thưa thật tôi rất vui , những lời bạn viết rất chân thật . vì đó là cái CHỨNG BIẾT của bạn trong cuộc sống . khi bạn nhìn con đường và nhìn bạn . một điều mà tôi ít có cơ hội được gặp . mặc dầu nó rất bình thường trong đời sống của con người . kính mong bạn CHỨNG NGỘ con đường của VỊ GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ CON NGƯỜI . kính . =D>


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

mysagau đã viết: VỊ GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ CON NGƯỜI . kính . =D>
Nói chi mà dày dòng vậy. :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

hlich đã viết:tangbong
má cu B chết > cu B sống
liên kết hai sự kiện không liên hệ (duyên nhau ngay trong thời khắc xảy ra) để mà dẫn chứng, lý luận cưỡng ép
Bởi vì hlich đã nói :
Duyên khởi là A sanh > B sanh và A diệt > B diệt (1)

Nếu muốn tránh gây hiểu lầm thì hlich hãy cho ví dụ thử xem ?
hlich đã viết:Niết bàn, Phật, đều được hiểu là không trong phạm trù duyên khởi; đ/h trích Trung Luận vậy đã đọc Phẩm Niết bàn chưa?
:)
đọc rồi thì sao ? :D


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Thánh_Tri đã viết:
"langtu"]
Vậy nó khác với Chân Ngã của Ấn giáo ở chỗ nào ? :))
Tôi không có học Ấn Độ Giáo nên không rành Đại Ngã của Ấn Độ Giáo nên không bàn luận ở đây.
Các hiểu của bạn là quan điểm hữu ngã của đạo Bà la môn chứ không phải đạo Phật :D Thánh_Tri nên tự tìm hiểu,vì tôi nói ra sẽ phạm quy định của dd .Chỉ nhắc lại cho bạn biết là Phật giáo khác Ấn độ giáo ở cái chỗ hữu ngã,vô ngã.

Thánh_Tri đã viết:
Nhưng mà Chân Ngã cũng chỉ là danh từ thôi, đừng chấp thật là chân ngã. Cho nên Như Lai Tạng, Phật Tánh cũng là danh từ để mà "Tạm" diễn tả thôi. Chứ nó lìa tứ cú tuyệt bách phi thì không thể cho nó là một cái gì, mà cũng không có cái gì chẳng phải là nó.
Bạn nói nó lìa tứ cú tuyệt bách phi,nhưng lại chưa lìa tứ cú vì cho rằng không thể cho nó là một cái gì, mà cũng không có cái gì chẳng phải là nó (cú thứ tư) :D Nói vậy là phạm vào luật cấm mâu thuẫn của logic,gồm 3 quy luật :
_ Luật đồng nhất : cái gì đã là A thì nó là toàn A,không thể có cái không phải A (B) ở trong đó.
_ Luật cấm mâu thuẫn : hễ là A thì không phải là B.
_ Luật triệt tam : hoặc là A hoặc là không phải A (B),không thể có cái thứ 3 nào khác được.
Thánh_Tri đã viết:

Nếu bạn tự cho là đã hiểu Trung Quán Luận,vậy cho hỏi một câu :

_ Cho rằng các pháp là vô sanh,thế sao ai cũng thấy các pháp đều có sanh diệt ??
Tôi chỉ đọc vài lần, chẳng tự cho là đã thấu triệt.

Ông thấy các pháp có sanh diệt là thấy từ trên mặt tướng trạng của sực vật hiện tượng.

Nhưng chẳng thấy bản thể của chúng không có sanh, cho nên cũng chẳng có diệt.

Kinh Lăng Nghiêm ví dụ một người đựng hư không trong bình tần già từ nước nầy sang nước khác. Kẻ đó cho rằng hư không bị mất bênh nầy để tăng thêm hư không bên kia. Mà chẳng biết hư không ở khắp mọi nơi, chẳng tăng chẳng giảm, chẳng sanh chẳng diệt. (đó là ví dụ hư không chư cũng đừng chấp nhé).
Bạn nói đúng ở chỗ "Ông thấy các pháp có sanh diệt là thấy từ trên mặt tướng trạng của sực vật hiện tượng." Nhưng lại rơi vào chấp ngã khi cho rằng các pháp có bản thể,lại thêm "bản thể của chúng không có sanh, cho nên cũng chẳng có diệt".Vì sao ?
_ Bản ngã,bản thể,thực thể... đều cùng một nghĩa.Cho rằng các pháp có bản thể (bản ngã) tức là chấp ngã.Trong khi PG cho rằng các pháp vô ngã,tức là không có bản ngã/bản thể (bản thể trống không).
_ Bản thể đã là cái không có sanh chẳng có diệt rồi.Do đó nói "bản thể của chúng không có sanh, cho nên cũng chẳng có diệt" là dư thừa :D

==================================

Xin phép admin cho tôi trích lại một đoạn bài viết đầu tiên trong loạt bài nói lên quan điểm của tôi về PG.Hy vọng là nó không phạm luật.Tôi trích ra đây không có ý dạy bảo ai cả,mà chỉ để mọi người hiểu đúng về quan điểm của tôi đối với PG.Sau khi không còn hiểu lầm nhau là đến lúc phản biện,tranh luận để xét xem đúng hay sai.
_ Nếu cho rằng tôi hiểu sai về PG thì hãy nói rõ sai chỗ nào,tại sao lại sai...
_ Nếu cho rằng tôi hiểu đúng về PG mà sau đó lại nói khác đi thì người đó tự mâu thuẫn chính mình.



KHỔ,VÔ THƯỜNG,VÔ NGÃ (TÁNH KHÔNG)


Trước tiên chúng ta theo cách tiếp cận của Phật Thích Ca,ngài cho rằng luôn hiện diện 3 đặc điểm quan trọng của tình trạng con người và vạn pháp.Đây cũng là những đầu dây mối nhợ rất dễ thấy để chúng ta lần tìm về nguồn cội của chính mình.Đó là Khổ,Vô thường,Vô ngã.

Về sau Long thọ có chế ra cái tên "Tánh không" thật ra chỉ là bình cũ rượu mới,vì nó chỉ là thay thế cho cái tên "Vô ngã" :D


KHỔ thì chắc ai cũng bị đau khổ rồi nên nghe nói là công nhận liền,biết nó là gì rồi nên khỏi giải thích.VÔ THƯỜNG thì khó hiểu hơn chút xíu,chỉ có VÔ NGÃ là khái niệm mà nhiều người dễ hiểu lầm nhất.Để đơn giản hơn nữa,chúng ta chỉ cần biết THƯỜNG là gì,NGÃ là gì thì cứ hiểu ngược lại là đúng ngay VÔ THƯỜNG,VÔ NGÃ (tức là không có THƯỜNG,không có NGÃ).

_ THƯỜNG : là bất kẻ cái gì mà thường hằng,bất biến (không thay đổi)
_ NGÃ : là bất kể cái gì mà tự nó có như vậy môt cách độc lập (tự thân hiện hữu).

Như vậy khi PG cho rằng tất cả vạn vật đều là VÔ THƯỜNG,VÔ NGÃ thì có nghĩa là cái gì cũng biến đổi,sinh diệt ; cũng đều nương tựa vào cái khác mà có.Đây chỉ là những sự thật mà Phật quan sát thấy vạn vật xung quanh đúng là như vậy.Chúng ta cứ tự mình kiểm chứng xem có đúng vậy không...


Nói thêm về cái mà PG gọi là "tam pháp ấn" :

_ KHỔ : Phật đã liệt kê ra rất nhiều loại khổ,nhưng chủ yếu là nói về đau khổ về mặt tinh thần.Chứ về mặt thế xác thì chẳng hạn,khi bị đau nhức cơ thể,hãy tìm bác sĩ xin chích cho mũi thuốc tê là hơn :D Đừng phí công tìm xem phật pháp có triệu chứng đau nhức cơ thể hay không,vì PG chỉ cứu khổ về mặt tinh thần là chính.

_ VÔ THƯỜNG : sự biến đổi của vạn vật cũng có hai dạng.Dạng đầu tiên là biến đổi ở bên trong nhưng hình tướng vẫn còn.Dạng kia là xuất hiện và biến mất hình tướng,tức là sinh diệt.Dạng đầu cũng là sinh diệt nhưng ở tầng mức vi mô nên chúng ta không nhìn thấy,chỉ thấy biểu hiện bên ngoài là vật đó có bị biến đổi hình dạng bên ngoài.

_ VÔ NGÃ : cái tên "ngã" có nhiều tên gọi khác nữa như bản ngã,bản thể,tự thể,bản chất,bản tánh,thực thể...
Long thọ dùng cái tên TÁNH KHÔNG thay cho VÔ NGÃ,tức là nói rằng "không có bản tánh" hoặc "bản tánh trống không","bản tánh trống rỗng" ; cũng chỉ là chung một nghĩa với cách nói "không có bản ngã" (VÔ NGÃ) Thật ra cái từ KHÔNG cũng đã có từ lâu rồi.PG hay dùng từ KHÔNG để ám chỉ là không có bản ngã.Chúng ta nên nhớ lỹ điều này,vì nhiều người hay lẫn lộn KHÔNG là cái nghĩa "KHÔNG CÓ" đối đãi với "CÓ".KHÔNG cũng không phải là HƯ VÔ,là cái mà con người vọng tưởng chứ không hề có hư vô (hư không).Để phân biêt,PG có khi nói là CHÂN KHÔNG,còn khái niệm hư vô thì dùng từ NGOAN KHÔNG.

Điều đáng nói ở đây là KHÔNG có khi thì nói theo cách khẳng định,chứ không theo cách phủ định như trên.Thay vì nói "các pháp không có bản thể" thì lại nói "các pháp có bản thể là không",dễ gây hiểu lầm rằng các pháp có bản thể,được đặt tên là "không" :D


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách