Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Chứ chưa dám tu tập theo đường lối nào vì còn nhiều tật xấu quá
đệ nghĩ tật xấu thì nên tự mình xử lý trước. Vì nếu không thì khi theo một đường lối nào như mật tông, bắc tông , nam tông mà những tật xấu vẫn còn thì người ngoài nhìn vào cười chê đường lối này đường lối nọ rồi không theo thì mình mang tội lớn lắm.
đói thì ăn, mệt thì nghĩ
Tại trước kia đệ cứ nghĩ tu hành là phải chứng đắc, phải thấy cái này cái kia. Nên ra sức ngồi thiền cho tâm tĩnh lặng để nhập định khi có định thì mới thấy được cái ánh sáng bên trong.

Nên đệ nghĩ hiện cũng có nhiều người nghĩ như vậy. Thật ra cái thấy này , thấy kia chỉ là nhất thời trong lúc nhập định. Khi thấy được những thứ đó xong mình vẫn ăn, vẫn ngủ bình thường như bao người khác. Phật cũng thế thôi . Khi tâm mình yên ắng không chạy theo vọng tưởng gì thì cảm giác đó với của Phật cũng có khác gì nhau đâu đều là không hết mà thì đâu có gì khác. Chỉ có khác ở chổ là khi con rắn bò tới thì mình sợ hết hồn còn Phật vẫn bình thản. Nên mình nghĩ tu là ở chổ đó. Như trong bát nhã tâm kinh có viết.
Vì không có chổ được, nên bồ tát y theo bát nhã balamatda tâm không ngăn ngại . Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mông tưởng đạt đến cứu cánh niết bàn
Chứ không phải tu là để thấy cái này ,cái nọ.Tướng lưỡi rộng bao trùm hết tam thiên đại thiên. Ném thế giới này qua thế giới kia biến hiện thần thông vô ngại , ánh sáng chói lọi mười phương chỉ là hình tướng bề ngoài . Mà tâm mình vẫn còn sợ này sợ kia thì cũng như không. Khổ nỗi Nhiều người thì lại thích chạy theo cái hình tướng bên ngoài như vây.Nên các thiền sư muốn họ quay lại với thực tế nên mới nói câu "đói ăn , mệt nghĩ" là vậy. Khi thấy một con rắn bò tới mà vẫn ăn ngon , ngủ yên lại là điều không dễ tí nào.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

đệ nghĩ tật xấu thì nên tự mình xử lý trước. Vì nếu không thì khi theo một đường lối nào như mật tông, bắc tông , nam tông mà những tật xấu vẫn còn thì người ngoài nhìn vào cười chê đường lối này đường lối nọ rồi không theo thì mình mang tội lớn lắm.
Chớ nên nghĩ thế!

Những tật xấu của mình có lẽ cả đời cũng không trừ sạch hết được, nhưng nếu tu hành Phật Pháp thì ít ra cũng có thể giảm bớt đi phần nào tật xấu của mình.

Mình còn Vô Minh Phiền Não Tật Xấu mới hiện còn đang tu tập Phật Pháp để chuyển hóa, nếu đã sạch hết rồi thì còn tu để làm gì nữa!

Chúng tà nếu chỉ mới học một chút, hành một chút mà muốn sạch hết tật xấu thì chẳng thể được, mà cũng chẳng hợp lý, vì vậy phải từ từ mà tu tập. Một khi chúng ta còn là phàm phu thì không thể nào không có lỗi lầm tật xấu. Mà một khi tu hành phật pháp thì từ từ lâu dày huân tu mới mong giảm bớt cho đến khi trừ sạch thành Thánh mới không lỗi lầm tật xấu nữa.

Mặt kệ người ta sẽ nghĩ ra sao, đó là việc của họ, ông tu hành phật pháp là việc của ông.

Ông há chẳng nghe Kinh Kim Cang dạy ai cười chê người tu Bát Nhã thì chính người tu sớm tiêu trừ nghiệp ác" đó sao?

Kinh Kim Cang:
-Lại nữa, Tu Bồ Đề! Như thiện nam tín nữ thọ trì đọc tụng Kinh này, nếu bị người khinh rẽ, thì những nghiệp nhân đời trước đáng lẽ phải đọa ác đạo, vì nay bị người đời khinh rẽ, nên những nghiệp nhân đời trước liền được tiêu diệt, lại còn được đắc đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Ông há chẳng biết ở trong cõi đời ác nầy, có người không những không Tin Phật, mà còn phỉ báng Phật huống gì là cười chê đường lối tu tập của ông hay sao?

Ông đừng nói với họ là ông tu pháp môn nào, ông chỉ nói với họ ông tu Phật Pháp.


Tại trước kia đệ cứ nghĩ tu hành là phải chứng đắc, phải thấy cái này cái kia.
Chứng đắc mà cũng chẳng chức đắc cái gì.
Kinh Kim Cang dạy nói chứng đắc, tức không chứng đắc, tạm gọi là chức đắc vậy thôi
Tu Bồ Đề thưa rằng:

-Bạch Thế Tôn! Phật đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là vô sở đắc chăng?

-Đúng thế! Đúng thế! Tu Bồ Đề! Ta ở nơi pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thật chẳng đắc một chút gì cả, thị danh Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Như Lai có chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chăng? Như Lai có thuyết pháp chăng?
Tu Bồ Đề đáp:

-Như con hiểu nghĩa của Phật nói thì chẳng có pháp nhất định gọi là pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng chẳng có pháp nhất định cho Như Lai thuyết. Tại sao? Vì pháp của Như Lai thuyết đều chẳng thể chấp thật, chẳng thể nói là pháp, là phi pháp hay phi phi pháp. Tại sao? Vì tất cả hiền thánh đều dựa theo pháp vô vi mà nói có sai biệt.
Tâm Kinh Bát Nhã cũng dạy "Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố" (không có trí tuệ, cũng không chứng đắc vì không có cái để đắc).

Nên ra sức ngồi thiền cho tâm tĩnh lặng để nhập định khi có định thì mới thấy được cái ánh sáng bên trong.
Thiền có nhiều pháp để thực hành, cho nên ông phải tìm hiểu rỏ ràng, và chọn cho mình một pháp mà theo đó thực hành.

Không phải hể ngồi thiền là nhập định (trạng thái cực tĩnh lặng ngồi cả tuần, cả tháng không ăn uống). Ngoại đạo người ta cũng có thể tu thiền để nhập định vậy! Không khéo sẽ lạc đường tà. Ông phải cẩn thận! Tìm cầu thiện tri thức chỉ dạy.

Không nhứt thiết phải Nhập Định như thế mới Phát Sanh Trí Tuệ. Đôi khi tôi nghĩ chỉ được định thôi mà chẳng được Trí Tuệ.

Có Ba Loại Trí Tuệ: Văn Tuệ, Tư Tuệ, Tu Tuệ.
Có Ba Loại Bát Nhã: Văn Tự Bát Nhã, Quán chiếu Bát Nhã, Thật Tướng Bát Nhã

Tu Thiền Quán thì phải dùng một đề tài gì để mà quán chiếu mới phát sanh trí tuệ.

Như Quán chiếu Ngũ Uẩn Giai Không, Quán câu Thoại Đầu, Quán Tứ Niệm Xứ, Quán Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã. (mỗi mỗi pháp cần phải được học hỏi kỷ càng do thầy chỉ dạy mà theo đó thực hành).

Mà thường trước khi vào Quán, thì phải ngồi tỉnh lặng để bớt đi vọng tưởng lăng xăng, có thể là dùng hơi thở ra vào để bớt vọng tưởng rồi mới quán. Quán một hồi tâm lại lăng xăng nghĩ đông tây thì phải trở lại trạng thái định (Chỉ) lại.

Cũng khó không phải dễ đâu! Mà cũng không phải là khó quá vì ta cũng có thể tập được.

Nên đệ nghĩ hiện cũng có nhiều người nghĩ như vậy. Thật ra cái thấy này , thấy kia chỉ là nhất thời trong lúc nhập định. Khi thấy được những thứ đó xong mình vẫn ăn, vẫn ngủ bình thường như bao người khác. Phật cũng thế thôi .
Tu Thiền mà muốn thấy nầy thấy nọ là sai rồi. Ấm Ma lôi đi!

Phật hay các vị Thánh, hay các vị chân tu người ta tuy vẫn ăn uống ngủ nghĩ nhưng người ta luôn luôn dụng công tu tập trong những thời đó, ăn luôn chánh niệm, đi đứng nằm ngồi đều dụng công chánh niệm tỉnh giác. Còn chúng mình ăn thì phân biệt đủ thứ, ngũ nghĩ thì sai mê, nằm mộng!

Khác xa một trời một vực!

Khi tâm mình yên ắng không chạy theo vọng tưởng gì thì cảm giác đó với của Phật cũng có khác gì nhau đâu đều là không hết mà thì đâu có gì khác. Chỉ có khác ở chổ là khi con rắn bò tới thì mình sợ hết hồn còn Phật vẫn bình thản. Nên mình nghĩ tu là ở chổ đó.
Khác xa lắm!

Mình thì cái gì cũng không hết là coi chừng (bởi thế nói không mà con rắn tới thì sợ chi thấy con rắn là có thật). :)

Phật thì không thể nói chỉ tạm nói là lìa tứ cú: có, không, cũng có cũng không, chẳng có chẳng không v.v...


Như trong bát nhã tâm kinh có viết.
Vì không có chổ được, nên bồ tát y theo bát nhã balamatda tâm không ngăn ngại . Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mông tưởng đạt đến cứu cánh niết bàn
Chỗ nầy trước đây tôi đã nói một lần rồi muốn trich đoạn nầy phải là:

"Bồ Tát Y theo Bát Nhã Ba La Mật nên tâm không ngăn ngại, vì không ngăn nại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng, tưởng, cứu cánh Niết Bàn"

Vì Bồ Tát nương tựa tu hành Bát Nhã Ba La Mật nên mới được vô quái ngại, tự tại, không sợ hãi, lìa hẳn mộng, tưởng mà rốt ráo đạt được Niết Bàn Cứu Cánh.

Chứ không phải Vì không có chổ đắc mà Bồ Tát mới y theo bát nhã ba la mật đa!

Chứ không phải tu là để thấy cái này ,cái nọ.Tướng lưỡi rộng bao trùm hết tam thiên đại thiên. Ném thế giới này qua thế giới kia biến hiện thần thông vô ngại , ánh sáng chói lọi mười phương chỉ là hình tướng bề ngoài . Mà tâm mình vẫn còn sợ này sợ kia thì cũng như không. Khổ nỗi Nhiều người thì lại thích chạy theo cái hình tướng bên ngoài như vây.Nên các thiền sư muốn họ quay lại với thực tế nên mới nói câu "đói ăn , mệt nghĩ" là vậy. Khi thấy một con rắn bò tới mà vẫn ăn ngon , ngủ yên lại là điều không dễ tí nào.
Các Tổ phương tiện nói "Đói ăn mệt nghĩ" là để chỉ cho chúng ta thấy rằng Phật Pháp không rời thế gian pháp. Ngay nơi khi ăn uống ngũ nghĩ đều chánh niệm tỉnh giác thì đó là tu tập phật pháp rồi đó.

Khi ăn biết mình ăn.
Khi uống biết mình uống.
Khi ngũ biết mình ngũ mà vẫn không mê, không mộng.
Đi đứng ngồi nằm đều như thế.

Không có gì là dễ, mà cũng không có gì là khó. Chỉ cần dụng công tinh tấn thì được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Langtu viết: "Tôi đã nói niết bàn nó nằm ở thế gian,vì giác ngộ thuộc về thế gian,mà người nào đã giác ngộ thì ngay đó tức là Niết bàn"

>>Niết bàn chẳng phải nằm ở thế gian, giác ngộ chẳng thuộc thế gian. Vì nếu niết bàn nó nằm ở thế gian thì dù tu tập mấy cũng không thể liễu sanh thoát tử. Đừng vì nghe thấy có người giác ngộ tại thế gian mà cho rằng Niết bàn nằm ở thế gian.

Sở dĩ có thể giác ngộ tại thế gian này là vì Niết Bàn chẳng rời thế gian. Niết bàn này chẳng phải dùng suy luận, lý luận, định nghĩa mà được. Chẳng phải không tu mà được vì nếu vậy thì tất cả mọi người đang sống đều được. Tu tập mà cho rằng được thì chẳng được. Vì tuy Niết Bàn chẳng rời thế gian nhưng tất cả luận giải chẳng thể với tới được. Thế mới gọi là giải thoát, mới gọi là siêu vượt luân hồi sanh tử, mới gọi là cắt đứt dục vọng - vọng tưởng, mới gọi là tuyệt gốc.

Nếu cắt đứt dục vọng-phiền não của chính mình thì bản thân đã siêu thoát luân hồi sanh tử, mà nếu chỉ an trụ trong giải thoát đó thì chưa được gọi là Niết bàn. Vì sao? Vì còn khiếm khuyết vậy: tuy tự đưa mình siêu vượt luân hồi nhưng vẫn chưa có khả năng khiến tất cả chúng sanh cũng được siêu vượt luân hồi như mình. Lại vì chỗ khiếm khuyết như thế mà phải xóa bỏ đặng được tròn đầy, nên phải phát Bồ Đề Tâm, khắc phục chỗ khiếm khuết đó vậy.

Chẳng cần dứt tuyệt dục vọng mới phát Bồ Đề Tâm. Vì sao? Vì phát Bồ Đề Tâm đâu phải chỉ dừng lại đoạn dục cho một mình mà rộng ra cho tất cả chúng sanh. Lại vì phát Bồ Đề Tâm là đến nơi rốt ráo, tròn đầy, cứu cánh tối thượng siêu vượt tất cả bậc đã đoạn trừ hết dục ở trên.

Lại nữa, phát Bồ Đề Tâm là đi hết trọn con đường, chứ không phải dừng lại giữa đường, là đoạn sạch tất cả phiền não cho mình và tất cả chúng sanh, là niết bàn rốt ráo.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Thánh_Tri đã viết:Cái tư tưởng của ông không phải tư tưởng của Đại Thừa.
Tôi đã trích lại bài "3 pháp ấn",có nói rõ : tư tưởng của Đại Thừa cũng y như tư tưởng của Tiểu Thừa.Chẳng qua là thay tên đổi họ,bình mới rượu cũ :D Trước thì nói là "vô ngã" (không có bản ngã) sau lại nói là "tánh không" (bản tánh trống không).Mà bản ngã hay bản tánh...đều chung 1 nghĩa.
Thánh_Tri đã viết:Bởi vì theo Đại Thừa thì phải hiểu rằng tất cả chúng sanh đều có có Phật Tánh, cũng gọi là Tính Không. Mà cái Phật Tánh đó thì bất sinh bất diệt.
Nói như Thánh_Tri thì con vật cũng có Phật Tánh,mà cả những vật vô tri như cục đá cũng có Phật Tánh :D Bởi vì theo Đại Thừa thì pháp nào cũng có Tánh Không.

Thánh_Tri đã viết:Thành ra nói tiếp thì như ông nói gà bà nói vịt thôi. Không lợi ích gì. Ai cũng đã có cái tư tưởng riêng của mình rồi.
:)) Đúng là ông nói gà bà nói vịt.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

hlich đã viết:tangbong
đ/h là người không đồng ý câu nói của đ/h TN, đ/h cho niết bàn là do duyên khởi

đ/h cho đó là vì Trung Luận nói niết bàn = thế gian và thế gian thì do duyên khởi, cho nên niết bàn là do duyên khởi
duyên khởi (vô ngã) là tinh hoa của PG.Nếu niết bàn là không do duyên khởi thì nó đích thị là niết bàn của Ấn độ giáo,mà như vậy thì PG không còn là một đạo giáo mới,chỉ là một tông phái thuộc Ấn độ giáo :D

_ Còn cái ý nghĩa "niết bàn = thế gian" thì tôi đã viết 1 bài dài ngoằng rồi.Chờ lúc thích hợp tôi sẽ cho bạn xem.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Thánh_Tri đã viết:
Tính Không của Đại Thừa phải có hai nghĩa:

1. Các pháp không có tự tính vì duyên khởi sinh ra.posting.php?mode=edit&f=43&p=21515
2. Tính không lại chính là tự tính của các Pháp
:)) Thánh_Tri lại tự vả mồm mình,vì 1. >< 2.
Thánh_Tri đã viết:Cho nên Tâm Kinh dạy "Sắc tức là không, không tức là sắc".

Bản thể của sắc tức là Tính Không, Tính Không là bản thể của Sắc, cho để Thọ, Tưởng, Hành, Thức, cũng đều như vậy.

Sắc tức là các hiện tượng của Tính Không
Tính Không tức là bản thể của Sắc
Nếu vậy thì bản thể và hiện tượng đâu có gì khác nhau,vì "Sắc tức là không, không tức là sắc" ;)

Thánh_Tri đã viết:Tính Không là do Tổ Long Thọ đề xướng dựa theo Bát Nhã Tâm Kinh, dạy chúng ta phải Trung Quán. Không nên theo nhị biên, tức là chấp có ngã, và chấp không ngã mà phải ở Trung Đạo.
Thánh_Tri định nghĩa xem "ngã" là cái gì cho mọi người hiểu ý.Sau khi hiểu ý của Thánh_Tri thì sau đó mới hiểu "chấp có ngã, và chấp không ngã" là nghĩa gì.

Thánh_Tri đã viết:Không có Bản Thể Tính Không thì không thể có Hiện Tượng các Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

Bản Thể Tính Không tức là Một hay Bất Nhị.
Các hiện tượng nhiều được duyên khởi sinh ra tức là Nhiều, Bất Nhất.

Các pháp đồng nhau chẳng khác, bất nhị, là một vì đều đồng một bản thể Tính Không.
Các pháp không đồng, khác nhau, bất nhất, là nhiều vì hiện tượng thiên hình vạn trạng khác nhau.
[/quote]

Thì tôi nói có sai đâu :)) Cách hiểu của Thánh_Tri là quan điểm của đạo Bà la môn : cho rằng các pháp trong vũ trụ đều đồng một bản thể Brahman.Dù Thánh_Tri có thay tên "Brahman" bằng "Tính Không" thì cũng như rứa :D
Sửa lần cuối bởi langtu vào ngày 10/06/10 00:57 với 2 lần sửa.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

quang_tam3 đã viết:lâu lâu có lãng tử vào đây làm trò hề , diễn đàn cũng được vui lên :)) .
tiếp tục đi lãng tử. :D
cafene cafene cafene

( nhưng hãy đọc kĩ nội quy nhe )

nội quy diễn đàn : viewtopic.php?f=4&t=435
viewtopic.php?f=4&t=3065
Cám ơn sự quan tâm của quang_tam3 :D


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

langtu đã viết: duyên khởi (vô ngã) là tinh hoa của PG.Nếu niết bàn là không do duyên khởi thì nó đích thị là niết bàn của Ấn độ giáo,mà như vậy thì PG không còn là một đạo giáo mới,chỉ là một tông phái thuộc Ấn độ giáo
=))
kẻ không chịu nghiên cứu , nói năng bậy bạ ...chỉ làm trò hề thôi.


_()_
langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

kimcang đã viết:Duyên Khởi Là Pháp Sanh Diệt Đối Đãi Cho Nên Nói Niết Bàn Là Duyên Khởi Tức Là Nói Niết Bàn Là Sanh Diệt.

Kinh Đại Bát Niết Bàn Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
Vì thể của Niết Bàn chẳng phải sanh, chẳng phải xuất, chẳng phải thiệt, chẳng phải hư, chẳng phải tạo tác mà có, chẳng phải là pháp hữu lậu hữu vi, chẳng phải nghe, chẳng phải thấy, chẳng phải đọa, chẳng phải chết, chẳng phải tướng biệt dị, cũng chẳng phải tướng đồng, chẳng phải qua, chẳng phải lại, chẳng phải quá khứ, vị lai , hiện tại, chẳng phải một và nhiều, chẳng phải dài và vắn, chẳng phải tròn và vuông, chẳng phải nhọn và méo, chẳng phải có tướng và không tướng, chẳng phải danh và sắc, chẳng phải nhơn và quả, chẳng phải ngã và ngã sở. Do những nghĩa nầy nên Niết Bàn là thường không biến đổi. Phải tu tập pháp lành trong vô lượng kiếp để tự trang nghiêm rồi mới được thấy.


Như Vậy Niết Bàn Chẳng Phải Là Pháp Duyên Khởi
Để dùng lời nói về "Đệ nhất nghĩa đế" thì không thể được,mọi lời lẽ trong kinh sách chỉ là "ngón tay chỉ trăng" chứ không phải là mô tả về "trăng".Tại sao ? Tại vì ngôn ngữ chỉ là biểu hiện của tư tưởng,mà tư tưởng con người luôn là Nhị nguyên nên chỉ giới hạn trong Tứ cú.Sở dĩ tôi nói "Niết Bàn Là do Duyên Khởi" là để bác bỏ cái ý ngược lại "Niết Bàn Là không do Duyên Khởi",có vậy thôi.Nhưng nếu bác bỏ cả 2 ý thì rơi vào cú 4,mà cú 4 thực chất là sự phủ định của cú 1 và cú 2 :D

Bởi vậy Thiền tông mới nói "Hễ mở miệng ra nói là đã sai rồi" :))

Niết bàn của PG không phải là "có" như ngoại đạo nên rất khó hiểu.Ví dụ để hình dung : nói rằng tổng các góc trong 1 tam giác là = 180 độ chỉ đúng trong hình học phẳng.Còn trong hình học cong thì nó =/180 độ.Như vật xét về tuyệt đối thì = 180 độ hay =/ đều không đúng --> "tuyệt đối" không có nhưng nếu không có ý niệm tuyệt đối thì lấy đâu ra tương đối.Nó không nằm trong hình học phẳng hay cong,vì chúng là tương đối.Nhưng ngoài chúng ra thì cũng không có cái gọi là "tuyệt đối".


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

quang_tam3 đã viết:
langtu đã viết: duyên khởi (vô ngã) là tinh hoa của PG.Nếu niết bàn là không do duyên khởi thì nó đích thị là niết bàn của Ấn độ giáo,mà như vậy thì PG không còn là một đạo giáo mới,chỉ là một tông phái thuộc Ấn độ giáo
=))
kẻ không chịu nghiên cứu , nói năng bậy bạ ...chỉ làm trò hề thôi.
Chứ theo quang_tam3 thì niết bàn là không do duyên khởi hay do duyên khởi ? :D


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
Nếu cắt đứt dục vọng-phiền não của chính mình thì bản thân đã siêu thoát luân hồi sanh tử, mà nếu chỉ an trụ trong giải thoát đó thì chưa được gọi là Niết bàn. Vì sao? Vì còn khiếm khuyết vậy: tuy tự đưa mình siêu vượt luân hồi nhưng vẫn chưa có khả năng khiến tất cả chúng sanh cũng được siêu vượt luân hồi như mình.
Phật Thích Ca vẫn chưa có khả năng khiến tất cả chúng sanh cũng được siêu vượt luân hồi như mình.Vậy là còn khiếm khuyết,chỉ an trụ trong giải thoát đó thì chưa được gọi là Niết bàn hả ? :))


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Sở dĩ tôi nói "Niết Bàn Là do Duyên Khởi" là để bác bỏ cái ý ngược lại "Niết Bàn Là không do Duyên Khởi",có vậy thôi.

Nhưng nếu bác bỏ cả 2 ý thì rơi vào cú 4,mà cú 4 thực chất là sự phủ định của cú 1 và cú 2 :D
4 Cú là:

Có, Không, Cũng Có Cũng Không, Chẳng Phải Có Chẳng Phải Không

Nói Niết Bàn Do Duyên Khởi Là Rơi Vào Cú 1

Niết Bàn Rời 4 Cú.

cho rằng các pháp trong vũ trụ đều đồng một bản thể Brahman. Dù Thánh_Tri có thay tên "Brahman" bằng "Tính Không" thì cũng như rứa
LT nói như vậy tức là chẳng hiểu Lý Tánh Không Của Phật Giáo cũng không biết Áo Nghĩa Thư (Veda) nói gì về Brahman.
Nếu niết bàn là không do duyên khởi thì nó đích thị là niết bàn của Ấn độ giáo
Ấn Độ Giáo nói thế nào về Niết Bàn?

Nói phải có dẫn chứng rõ ràng nói khơi khơi vô căn cứ là nói càn



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.46 khách