Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Duyên khởi là A sanh > B sanh và A diệt > B diệt

ngay lúc một người thấy (mắt gặp cảnh, gặp là tiếp xúc) thì cái thấy sanh khởi do duyên nhãn xúc: nhãn xúc > nhãn thức; và không có nhãn xúc thì không có nhãn thức

thôi mình trích Trung Luận (dịch giả Thích Viên Lý), Phẩm 25, Quán Sát Niết Bàn nhé,
Vì thọ chấp các nhân duyên nên xoay vần (luân chuyển) trong sanh tử. Không thọ các nhân duyên, đó chính là niết bàn.
cũng không biết đ/h đọc rồi mà hiểu ra sao nữa
:D


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Admin I đã viết:
Vậy nó khác với Chân Ngã của Ấn giáo ở chỗ nào ?
Chân Ngã Của Ấn Độ Giáo Là Như Thế Nào?
Bạn yêu cầu tôi nói nhưng khi nói ra thì sẽ nói là bị phạm luật,xóa bài :))
Chi bằng bạn tự tìm hiểu là hơn.
Admin I đã viết:
Cho rằng các pháp là vô sanh,thế sao ai cũng thấy các pháp đều có sanh diệt ??
Sóng Có Sanh Diệt Tánh Ướt Chư Từng Sanh Diệt?

Nói Sanh Diệt Là Nói Sóng, Nói Vô Sanh Là Nói Tánh Ướt
Dùng ví dụ về Sóng/Nước rất dễ gây hiểu lầm.Vì phàm phu luôn chấp ngã nên họ sẽ rơi vào quan điểm của Ấn độ giáo :D
Admin I đã viết: Kinh Bát Nhã Nói Vô Vô Minh Diệt Vô Vô Minh Tận, Vô Lão Tử Diệt Vô Lão Tử Tận Là Nói Vô Minh Cho Đến Lão Tử là Không Có Tự Tánh Không Phải Là Nói Không Có Vô Minh.

Không Thật Có Tự Tánh Và Không Có Là 2 Nghĩa Khác Nhau


Bạn Đọc Kinh Bát NhãChưa Hiểu Được Nghĩa Chử Không Trong Kinh Bát Nhã Nói Nên Sanh Nghi Ngờ Là Phải.

Bát Nhã Tâm Kinh Chỉ Là Bài Kinh Phần Tóm Gọn Ý Nghĩa Của Hệ Kinh Đại Bát Nhã Bao Gồm Rất Nhiều Kinh Giảng Giải Rất Rõ Ràng Về Nghĩa Không.

Kinh Phật Dạy Tiểu Trung Đại Thừa 3 Căn Bạn Hỏi Như Vậy Có Khác Gì Là Hỏi Vật Lý Lượng Tử Không Có Trong Giáo Trình Vật Lý Tiểu Học.
Mời bạn giải thích : Tự Tánh nghĩa là gì ?

Phần tôi đã giải thích rồi.Trước khi tranh luận thì phải thống nhất nhau về cái mà chúng ta nói đến,nếu không sẽ thành ra "ông nói gà,bà nói vịt" chỉ mất thời giờ vô ích !
Admin I đã viết:
Kinh Luật Luận đâu phải cái nào cũng do Phật thuyết, chẳng hạn kinh luật của PG đại thừa. Bạn đã công nhận Các Tông phái bất đồng thì Kinh Luật Luận của Các Tông phái đó làm sao mà giống nhau được. Vậy Lấy Kinh Luật Luận Làm Chuẩn ?
Dẫn Ra Kinh Luật Nào Không Do Phật Thuyết?


"Phật" mà tôi nói đây là Phật Thích Ca,người sáng lập ra đạo Phật.

Kinh sách PG đại thừa Không Do Phật Thuyết,vì tác giả và kinh sách ra đời sau khi Phật nhập diệt đến mấy trăm năm.

Admin I đã viết:Các Tông Phái Tu Hành Khác Nhau Nên y theo Kinh Luật Luận Khác Nhau Nhưng Đều Là Từ Kinh Luật Luật Của Phật Bồ Tát Thánh Hiền Dạy.

Có Các Kinh Không Do Đức Phật Nói Nhưng Do Các Thánh Đệ Tử Nói Nhưng Được Đức Phật Chứng Minh Nên Cũng Gọi Là Kinh.

Còn Bạn Thì Dẫn Sách Của Ngoại Đạo Là Trái Với Kinh Luật Là Tà.

Bạn Đọc Hết Kinh Luật Luận Trước Rồi Hãy Nạn Hỏi Sau


Đức Phật Đã Nói Rất Rõ Ràng Trong Các Kinh Là Trong Ngoại Đạo Không Có Giải Thoát.
_ Đức Phật Chứng Minh sao được khi ngài đã nhập diệt trước khi nó được viết ra :))
_ Tôi sẽ không nói đến Ngoại Đạo nữa,chỉ nói ngay trong kinh sách PG,đã có kinh sách ngụy tạo do Phật thuyết.Ngay cả kinh sách của PG nguyên thủy cũng chỉ được ngài Anan nhớ lại rồi viết ra,vì thời Phật tại thế ngài chỉ thuyết pháp bằng miệng :D


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Admin I đã viết: Đức Phật Dạy Không Gian Thời Gian Đều Không Tách Rời Nhau Mà Hiện Hữu Thì Ngay Nay Khoa Vật Lý Đã Thấy Như Vậy.
Xin trích dẫn kinh sách nào nói Không Gian Thời Gian Đều Không Tách Rời Nhau :)
Admin I đã viết:Đức Phật Dạy Không Có Hiện Tượng Gì Có Sự Tồn Tại Độc Lập Thì Ngay Nay Khoa Vật Lý Đã Thấy Như Vậy.
Bạn lầm ! Lý tưởng của khoa học là tìm kiếm thực thể tối hậu,là viên gạch để xây nên ngôi nhà vũ trụ.Tất nhiên nó Có Sự Tồn Tại Độc Lập :D


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

hlich đã viết:tangbong
Duyên khởi là A sanh > B sanh và A diệt > B diệt

ngay lúc một người thấy (mắt gặp cảnh, gặp là tiếp xúc) thì cái thấy sanh khởi do duyên nhãn xúc: nhãn xúc > nhãn thức; và không có nhãn xúc thì không có nhãn thức
Nếu A là cái bàn,là con người thì B là cái gì ? :D
hlich đã viết:thôi mình trích Trung Luận (dịch giả Thích Viên Lý), Phẩm 25, Quán Sát Niết Bàn nhé,
Vì thọ chấp các nhân duyên nên xoay vần (luân chuyển) trong sanh tử. Không thọ các nhân duyên, đó chính là niết bàn.
cũng không biết đ/h đọc rồi mà hiểu ra sao nữa
:D
Mời bạn giải thích "thọ chấp các nhân duyên" và "Không thọ các nhân duyên" nghĩa là răng ? :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
đ/h nói đã đọc Trung Luận rồi, giờ giải thích câu đó đi chớ; giải thích luôn kiến lập của đ/h về thế nào là duyên khởi
:D


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

hlich đã viết:tangbong
đ/h nói đã đọc Trung Luận rồi, giờ giải thích câu đó đi chớ; giải thích luôn kiến lập của đ/h về thế nào là duyên khởi
:D
Ô hay,hlich cho rằng Niết bàn không do duyên khởi,rồi trích dẫn Trung luận ra để cho rằng hlich đúng,còn tôi sai.Nếu vậy phải giải thích cho tôi cũng như mọi người hiểu :"thọ chấp các nhân duyên" và "Không thọ các nhân duyên" nghĩa là răng :D Chỉ cần hiểu nó nghĩa là gì thì mới chứng minh Niết bàn không do duyên khởi.

Còn duyên khởi,hlich giải thích rằng "Duyên khởi là A sanh > B sanh và A diệt > B diệt" mà A,B chỉ là khái niệm chung.Do đó hãy giải thích cụ thể hơn,ví dụ :
_ Nếu B là cái bàn thì A là cái gì ?
_ Nếu B là hlich thì A là cái gì ?
_ ...
Chỉ cần nhiêu đó đủ rồi :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
đ/h hãy đọc lại các phần của mình,
1. mình không nói đ/h sai, chính đ/h nói mình trật lất; đã nói người ta trật mà rồi bắt người ta giải thích, khéo lý luận thật :D
2. mình đã chịu khó giải thích rồi, đã trích câu đó tức là đã nói sự hiểu của mình, hiểu "không thọ các nhân duyên" là "không do duyên khởi"

mình xin hỏi ngược lại, tại sao đ/h hỏi đến cái bàn, con người, hlich? mình biết những thứ đó là gì nhưng chúng không có liên hệ gì đến đề tài ở đây; hãy bàn đến thí dụ của mình đi, đó là nhãn xúc > nhãn thức
:)


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Hai Ngố đã viết: Kinh điển Phật giáo chư Phật chư Tổ thường bảo chúng sinh được ý thì hãy quên lời.
Câu này là của Lão Tử :)) (được cá thì hãy quên nôm,được ý thì hãy quên lời).Còn PG thì có câu "y nghĩa bất y ngữ".
Hai Ngố đã viết:Đ/h langtu đây lấy trong kinh luận Phật giáo mỗi chỗ một câu mà dường như chưa từng xem trọn được một quyển, rồi đem kiến chấp của ngoại đạo để so sánh với tranh luận, lấy trí phàm phu mà lạm bàn tri kiến Như Lai.
Hai Ngố đây lấy trong kinh luận của bọn ngoại đạo rồi gán cho là của chư Phật chư Tổ,vậy là đem kiến chấp của ngoại đạo mà cho là kiến chấp của Phật !!!

Admin sẽ xử Hai Ngố sao đây ? ;) :D
Hai Ngố đã viết:Hai Ngố chỉ xin đ/h dành chút thời gian xây dựng cho mình một nền tảng căn bản Phật học trước thì sẽ chắc chắn sẽ tự có câu trả lời cho những điều đ/h đang tranh luận trên đây .

Kính.
Langtu chỉ xin Hai Ngố dành chút thời gian để tự mình soi gương trước khi nói mặt người khác bị dính lọ :D

Trân trọng.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

hlich đã viết:tangbong
đ/h hãy đọc lại các phần của mình,
1. mình không nói đ/h sai, chính đ/h nói mình trật lất; đã nói người ta trật mà rồi bắt người ta giải thích, khéo lý luận thật :D
:)) Ủa,sao lạ vậy ta ? Rõ ràng mấy bữa nay hlich cho rằng tôi nói sai,luôn cho rằng Niết bàn không phải do duyên khởi.Nhân chứng vật chứng còn sờ sờ ra đó,giờ sao hlich lại cho rằng "mình không nói đ/h sai" ? Vậy nghĩa là sao hè ? :-?

hlich đã viết:2. mình đã chịu khó giải thích rồi, đã trích câu đó tức là đã nói sự hiểu của mình, hiểu "không thọ các nhân duyên" là "không do duyên khởi"
Phần này để cho mọi người phán xét :)
hlich đã viết:mình xin hỏi ngược lại, tại sao đ/h hỏi đến cái bàn, con người, hlich? mình biết những thứ đó là gì nhưng chúng không có liên hệ gì đến đề tài ở đây; hãy bàn đến thí dụ của mình đi, đó là nhãn xúc > nhãn thức
:)
Vì cái bàn là cái đập ngay vào mắt mọi người mỗi khi ngồi gõ bài :D
Vì con người là cái thứ quan trọng nhất của vũ trụ :D
Vì hlich là cái cái thứ quan trọng nhất đối với...hlich :D

"nhãn xúc > nhãn thức" chỉ là con kiến so với con voi (con người).Tìm hiểu chính mình,hlich tự tìm hiểu bản thân mình cũng là hiểu luôn con người (vì hlich là con người chớ hổng phải con vật khác người ;) :D) Tìm hiểu cái bàn cũng là hiểu luôn vạn vật ngoài con người.Mà vũ trụ gồm có con người và vạn vật nên chỉ cần thấu triệt hai thứ đó là thấu triệt cả vũ trụ vậy :)


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Hai Ngố đã viết: Nam mô A Di Đà Phật !

Hai Ngố tôi sở học thô thiển nhưng cũng mạn phép xin thưa với đ/h langtu đôi lời :
Phật thuyết 8 vạn 4 ngàn pháp môn vì tùy bệnh của chúng sinh mà cho thuốc , thuốc huyễn chữa bệnh huyễn , tam tạng giáo điển mỗi bộ tuy mang đầy ý nghĩa vi diệu nhưng cũng chỉ ví như ngón tay chỉ mặt trăng, ví như con bè đưa người qua bến, làm sao chấp ngón tay cho rằng là mặt trăng, không qua bến lại ôm khư khư bè thì phỏng có ích gì ?
Thiện tai thiện tai !

Lang tu tui sở học thô thiển nhưng cũng mạn phép xin thưa với Hai Ngố đôi lời :

_ Hai Ngố đã biết Phật pháp tùy bệnh của chúng sinh mà cho thuốc thì cũng nên hiểu ý nghĩa vi diệu của nó mới phải.Nó có ý nghĩa vi diệu đối với căn bệnh của nó,còn bệnh khác thì không,có khi bị phản tác dụng.Chẳng hạn người bệnh nhiễm trùng đường ruột mà cho uống thuốc than để cầm thì...:D còn người bệnh tiêu chảy mà cho uống thuốc xổ thì...:D

_ Kẻ cho rằng giáo lý Phật giáo là chân lý tối hậu mới là kẻ chấp ngón tay cho rằng là mặt trăng.Nhưng kẻ không biết dùng phương tiện để đạt đến cứu cánh lại là kẻ muốn thấy trăng nhưng lại bị mù :D

_ Hai Ngố :
không qua bến lại ôm khư khư bè thì phỏng có ích gì

Langtu :
không ôm bè thì làm sao qua được bến,chừng nào qua bến rồi mới bỏ bè


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
vì hiểu kiến lập của đ/h rất khác mọi người nên mình chỉ nói đ/h hãy chứng minh nó qua việc làm một luận án chẳng hạn; xin trích lời mình nói đ/h sai nhé

yêu cầu đ/h giải thích câu mình trích trong Trung Luận đó, chịu khó vì mọi người đi :D
Tìm hiểu cái bàn cũng là hiểu luôn vạn vật ngoài con người
con người, cái bàn, hlich ... chỉ là những danh từ rỗng
thế gian thì vô thường, khổ, do duyên khởi
niết bàn là giải thoát, và dĩ nhiên không do duyên khởi
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Trong Phật Giáo còn có cái gọi là "Bất Nhất, Bất Nhị", "Một là Tất Cả, Tất Cả là Một".

Như hộp vuông thì có hư không vuông, hợp tròn thì có hư không tròn. Như kỳ thật cái hư không trong hợp vuông, và hợp tròng tuy hai mà đồng nhau chẳng khác. Mở toát cái hộp tròn, hộp vuông thì mới rỏ vốn chỉ là một mà thôi.

Ta chấp cho thân nầy là mình, nên thấy có thân nầy và thân kẻ khác. Vì vậy Phật dạy Quán Vô Ngã để lìa cái chấp thân nầy là mình, của mình, tự ngã của mình. Giống như mở toát hộp tròn hộp vuông vậy.

Khi đã hoàn toàn mở toát ra rồi thì mới chứng thật được tâm tánh của mình là như thế nào.

Trên chỉ là lý thuyết và ví dụ, khi chúng ta chưa chứng thật được nó thì những gì nói ra cũng không đúng về nó cả.

Xin Trích Lời của Tổ Ngẫu Ích:
Thực tướng là cái gì? Thực tướng là tâm tính của con người ta. Tâm tính của con người ta nó chỉ hiện ra trong một niệm (một loáng) (2). Ðối với không gian nó chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa. Ðối với thời gian, nó chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại, chẳng phải vị lai. Ðối với mầu sắc, nó chẳng xanh, vàng, đỏ, trắng… Ðối với hình thức, nó chẳng phải dài, ngắn, vuông, tròn… Ðối với phẩm chất, nó chẳng phải Hương, chẳng phải Vị, chẳng phải Xúc, chẳng phải Pháp… Tìm nó mãi chẳng thể thấy được, mà chẳng khá bảo rằng nó là cái không thực có; nó tạo ra được đủ 100 pháp giới, 1.000 cái Như Thị (3), mà chẳng khá bảo rằng nó là cái thực có. Nó không phải là hình tướng của những cái mình suy nghĩ, phân biệt, nhận biết bằng lời nói, bằng chữ viết, câu văn; thế mà những cái mình suy nghĩ, phân biệt, nhận biết bằng lời nói, chữ viết, câu văn đều không có tự tính nếu không có nó. Tóm lại, nó chẳng phải là hết thảy mọi hình tướng, mà nó tức là hết thảy mọi pháp (mọi sự, mọi vật). Vì nó chẳng phải là mọi hình tướng, cho nên nó không có hình tướng; nhưng nó tức là mọi pháp cho nên hình tướng nào nó cũng có. Bất đắc dĩ, chẳng biết gọi nó là gì, phải miễn cưỡng gọi nó là “Thực tướng” vậy. Thể chất của Thực tướng chẳng phải yên lặng (tịch), chẳng phải soi sáng (chiếu), lại vẫn yên lặng mà thường soi sáng, vẫn soi sáng mà thường yên lặng (tịch chiếu, chiếu tịch).


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]50 khách