Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

hlich đã viết:tangbong
vì hiểu kiến lập của đ/h rất khác mọi người nên mình chỉ nói đ/h hãy chứng minh nó qua việc làm một luận án chẳng hạn; xin trích lời mình nói đ/h sai nhé
_ Chừng nào mọi người (chỉ tính trong đây) đều cho rằng tôi nói sai,còn hlich nói đúng thì tôi mới công nhận cái câu "kiến lập của đ/h rất khác mọi người" là đúng.Nhưng đến giờ chưa thấy ai lên tiếng hết :D

_ Tôi đã giải thích Niết bàn là do duyên khởi rồi,cũng trích dẫn kinh sách ra để cho hlich thấy rồi.Không hiểu "hãy chứng minh nó qua việc làm một luận án" là bạn muốn bắt tôi phải làm cái chi đây ? :-?
hlich đã viết:yêu cầu đ/h giải thích câu mình trích trong Trung Luận đó, chịu khó vì mọi người đi :D
Chờ mọi người phán xét xem hlich nói vậy là đúng hay sai trước đã.Từ từ thì cháo mới nhừ :D
hlich đã viết:
Tìm hiểu cái bàn cũng là hiểu luôn vạn vật ngoài con người
con người, cái bàn, hlich ... chỉ là những danh từ rỗng
Vậy hả ? :D Mà vậy nghĩa là sao hè ? hlich có thể giải thích cho tôi hiểu được không ?
hlich đã viết:thế gian thì vô thường, khổ, do duyên khởi
niết bàn là giải thoát, và dĩ nhiên không do duyên khởi
:)
Nói vậy là niết bàn nó nằm ở bên ngoài thế gian hả hlich ? :D

Thay lời muốn nói :D
_ Lâm Tế : “Theo chỗ thấy của sơn tăng này thì không như nhiều kẻ khác: cứ việc bình thường, mặc áo ăn cơm, vô sự qua ngày. Các ông ở khắp nơi đến đây đều là có lòng cầu Phật, cầu Pháp, cầu giải thoát, cầu vượt ra khỏi ba cõi. Lũ ngu! Các ông muốn ra khỏi ba cõi mà đi đâu?”

:))


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Thánh_Tri đã viết:Trong Phật Giáo còn có cái gọi là "Bất Nhất, Bất Nhị", "Một là Tất Cả, Tất Cả là Một".

Như hộp vuông thì có hư không vuông, hợp tròn thì có hư không tròn. Như kỳ thật cái hư không trong hợp vuông, và hợp tròng tuy hai mà đồng nhau chẳng khác. Mở toát cái hộp tròn, hộp vuông thì mới rỏ vốn chỉ là một mà thôi.
Bất Nhất có nghĩa là không phải là một,thế mà chứng minh một hồi thì thấy vốn chỉ là một thì chả khác nào Thánh_Tri tự vả mồm mình :))
Thánh_Tri đã viết:Ta chấp cho thân nầy là mình, nên thấy có thân nầy và thân kẻ khác. Vì vậy Phật dạy Quán Vô Ngã để lìa cái chấp thân nầy là mình, của mình, tự ngã của mình. Giống như mở toát hộp tròn hộp vuông vậy.
Nếu thân nầy không phải là mình,là của mình thì nó là ai,là của ai ? :D
Thánh_Tri đã viết:Khi đã hoàn toàn mở toát ra rồi thì mới chứng thật được tâm tánh của mình là như thế nào.
Ai chứng khi Thánh_Tri đã cho rằng thân nầy không phải là mình,là của mình ? Vậy thì mình là cái gì đây ? :)
Thánh_Tri đã viết:Trên chỉ là lý thuyết và ví dụ, khi chúng ta chưa chứng thật được nó thì những gì nói ra cũng không đúng về nó cả.
Nếu chưa chứng thật được nó thì những gì nói ra cũng không đúng về nó,thì người chứng thật được nó quả có nói ra đúng về nó chăng ?
_ Nếu đúng thì lấy gì làm tiêu chuẩn để biết nói đúng ?
_ Nếu sai thì người chứng cũng đâu có gì khác với người chưa chứng ?

Thánh_Tri đã viết:Xin Trích Lời của Tổ Ngẫu Ích:
Thực tướng là cái gì? Thực tướng là tâm tính của con người ta. Tâm tính của con người ta nó chỉ hiện ra trong một niệm (một loáng) (2). Ðối với không gian nó chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa. Ðối với thời gian, nó chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại, chẳng phải vị lai. Ðối với mầu sắc, nó chẳng xanh, vàng, đỏ, trắng… Ðối với hình thức, nó chẳng phải dài, ngắn, vuông, tròn… Ðối với phẩm chất, nó chẳng phải Hương, chẳng phải Vị, chẳng phải Xúc, chẳng phải Pháp… Tìm nó mãi chẳng thể thấy được, mà chẳng khá bảo rằng nó là cái không thực có; nó tạo ra được đủ 100 pháp giới, 1.000 cái Như Thị (3), mà chẳng khá bảo rằng nó là cái thực có. Nó không phải là hình tướng của những cái mình suy nghĩ, phân biệt, nhận biết bằng lời nói, bằng chữ viết, câu văn; thế mà những cái mình suy nghĩ, phân biệt, nhận biết bằng lời nói, chữ viết, câu văn đều không có tự tính nếu không có nó. Tóm lại, nó chẳng phải là hết thảy mọi hình tướng, mà nó tức là hết thảy mọi pháp (mọi sự, mọi vật). Vì nó chẳng phải là mọi hình tướng, cho nên nó không có hình tướng; nhưng nó tức là mọi pháp cho nên hình tướng nào nó cũng có. Bất đắc dĩ, chẳng biết gọi nó là gì, phải miễn cưỡng gọi nó là “Thực tướng” vậy. Thể chất của Thực tướng chẳng phải yên lặng (tịch), chẳng phải soi sáng (chiếu), lại vẫn yên lặng mà thường soi sáng, vẫn soi sáng mà thường yên lặng (tịch chiếu, chiếu tịch).
những cái mình suy nghĩ, phân biệt, nhận biết bằng lời nói, chữ viết, câu văn đều không có tự tính nếu không có nó.

Nói vậy nghĩa là nhờ có nó nên mấy thứ trên có tự tính ? Ủa,nếu thế sao phật giáo nói các pháp đều không có tự tính ? :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
niết bàn nó nằm ở bên ngoài thế gian hả hlich ?
mình biết xảo thuật này của đ/h rồi, nhàm lắm; nhàn đàm với nhau đi; nếu đ/h không biết đ/h làm gì hay có ý gì với câu hỏi đó thì miễn bàn
hlich có thể giải thích cho tôi hiểu được không ?
đ/h thuận theo lời yêu cầu của mình trước đã
:)


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

hlich đã viết:tangbong
niết bàn nó nằm ở bên ngoài thế gian hả hlich ?
mình biết xảo thuật này của đ/h rồi, nhàm lắm; nhàn đàm với nhau đi; nếu đ/h không biết đ/h làm gì hay có ý gì với câu hỏi đó thì miễn bàn
Tôi đã nói niết bàn nó nằm ở thế gian,vì giác ngộ thuộc về thế gian,mà người nào đã giác ngộ thì ngay đó tức là Niết bàn.Mà bạn cũng từng đồng ý như vậy,có cần tôi trưng ra bằng chứng không ?
hlich đã viết:
hlich có thể giải thích cho tôi hiểu được không ?
đ/h thuận theo lời yêu cầu của mình trước đã
:)
Tôi đã giải thích Niết bàn nằm trong duyên khởi rồi mà,hình như hlich do tuổi già nên mau quên chăng ? :D


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Cái tư tưởng của ông không phải tư tưởng của Đại Thừa.

Bởi vì theo Đại Thừa thì phải hiểu rằng tất cả chúng sanh đều có có Phật Tánh, cũng gọi là Tính Không. Mà cái Phật Tánh đó thì bất sinh bất diệt.

Thành ra nói tiếp thì như ông nói gà bà nói vịt thôi. Không lợi ích gì. Ai cũng đã có cái tư tưởng riêng của mình rồi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
đ/h là người không đồng ý câu nói của đ/h TN, đ/h cho niết bàn là do duyên khởi

đ/h cho đó là vì Trung Luận nói niết bàn = thế gian và thế gian thì do duyên khởi, cho nên niết bàn là do duyên khởi

mình trích câu này trong Trung Luận,
Vì thọ chấp các nhân duyên nên xoay vần (luân chuyển) trong sanh tử. Không thọ các nhân duyên, đó chính là niết bàn.
và hiểu câu này có nghĩa niết bàn không do duyên khởi; yêu cầu đ/h giải thích câu này nhưng đ/h bảo chờ; đó là lời yêu cầu của mình; đ/h hiểu lầm chớ mình chẳng quên đâu :D

mình chẳng nói niết bàn nó nằm bên ngoài thế gian nhưng đ/h hỏi "niết bàn nó nằm ở bên ngoài thế gian hả hlich ?"; mình cho đó là xảo thuật, chẳng phải thật tình đàm luận, thế thôi
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

langtu đã viết:
Nói vậy nghĩa là nhờ có nó nên mấy thứ trên có tự tính ? Ủa,nếu thế sao phật giáo nói các pháp đều không có tự tính ? :D
Tính Không của Đại Thừa phải có hai nghĩa:

1. Các pháp không có tự tính vì duyên khởi sinh ra.
2. Tính không lại chính là tự tính của các Pháp

Cho nên Tâm Kinh dạy "Sắc tức là không, không tức là sắc".

Bản thể của sắc tức là Tính Không, Tính Không là bản thể của Sắc, cho để Thọ, Tưởng, Hành, Thức, cũng đều như vậy.

Sắc tức là các hiện tượng của Tính Không
Tính Không tức là bản thể của Sắc

Tính Không là do Tổ Long Thọ đề xướng dựa theo Bát Nhã Tâm Kinh, dạy chúng ta phải Trung Quán. Không nên theo nhị biên, tức là chấp có ngã, và chấp không ngã mà phải ở Trung Đạo.

Không có Bản Thể Tính Không thì không thể có Hiện Tượng các Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

Bản Thể Tính Không tức là Một hay Bất Nhị.
Các hiện tượng nhiều được duyên khởi sinh ra tức là Nhiều, Bất Nhất.

Các pháp đồng nhau chẳng khác, bất nhị, là một vì đều đồng một bản thể Tính Không.
Các pháp không đồng, khác nhau, bất nhất, là nhiều vì hiện tượng thiên hình vạn trạng khác nhau.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

lâu lâu có lãng tử vào đây làm trò hề , diễn đàn cũng được vui lên :)) .
tiếp tục đi lãng tử. :D
cafene cafene cafene

( nhưng hãy đọc kĩ nội quy nhe )

nội quy diễn đàn : viewtopic.php?f=4&t=435
viewtopic.php?f=4&t=3065


_()_
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Duyên Khởi Là Pháp Sanh Diệt Đối Đãi Cho Nên Nói Niết Bàn Là Duyên Khởi Tức Là Nói Niết Bàn Là Sanh Diệt.

Kinh Đại Bát Niết Bàn Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
Vì thể của Niết Bàn chẳng phải sanh, chẳng phải xuất, chẳng phải thiệt, chẳng phải hư, chẳng phải tạo tác mà có, chẳng phải là pháp hữu lậu hữu vi, chẳng phải nghe, chẳng phải thấy, chẳng phải đọa, chẳng phải chết, chẳng phải tướng biệt dị, cũng chẳng phải tướng đồng, chẳng phải qua, chẳng phải lại, chẳng phải quá khứ, vị lai , hiện tại, chẳng phải một và nhiều, chẳng phải dài và vắn, chẳng phải tròn và vuông, chẳng phải nhọn và méo, chẳng phải có tướng và không tướng, chẳng phải danh và sắc, chẳng phải nhơn và quả, chẳng phải ngã và ngã sở. Do những nghĩa nầy nên Niết Bàn là thường không biến đổi. Phải tu tập pháp lành trong vô lượng kiếp để tự trang nghiêm rồi mới được thấy.


Như Vậy Niết Bàn Chẳng Phải Là Pháp Duyên Khởi



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

tqh009
Cảnh giới như vậy là cảnh giới gì ? Thọ giáo cái gì ? Để làm gì
Là cảnh giới không phải lắng nghe nữa . Vì lắng nghe là còn ta và cảnh bên ngoài ta hay nói cách khác là không gian và thời gian là vọng kiến của Tâm mà người còn mắc kẹt trong vô minh thì còn thấy xa , thấy gần nên thấy không gian, thời gian đối với họ rất là Thực. Chẳng hạn muốn đi từ a đến b thì phải tốn một thời gian bằng quảng đường chia cho vận tốc. Nhưng ngày nay khoa học đã chứng minh thực tế lại không như vậy. Rất nhiều sự đo đạc ngày nay đã chứng minh điều đó. không gian bị uống cong, hoặc hiện tượng quả lắc hay hiện tượng cánh bướm(Nếu rãnh thì tìm hiểu he) hoặc thời gian chỉ là tương đối khi đi với tốc độ cao thì thời gian thây đổi nên phải đưa công thức của thuyết tương đối vào áp dụng thì mới chính xác được. Để thấy rằng với quy tắc "cảnh thực , việc thực" thì không thể nào lý giải được những vấn đề trên.Những đạo lớn trên thế giới cũng đã sớm thấy được điều này. Họ nói "Khi chúng ta về nhà là chúng ta hòa làm một với thượng đế." ở nơi thượng đế không có không gian và thời gian. Họ đã thấy thời gian và không gian là không thực. Nhưng hình như còn mắc kẹt vào "Đại Ngã" là cái vượt ra ngoài không gian và thời gian. Cái này không rành lắm chỉ là đoán thôi. Còn câu nói
Không biết có ngoại đạo nào đạt tới cảnh giới này chưa. Nếu có thì mình cũng xin thụ giáo."

Là chỉ muốn cho thấy vị trí độc tôn của đạo phật. Đây là tông chỉ của đạo Phật(Một ý kiến chủ quan. hy vọng là đúng). Nếu ngoại đạo nào có cùng tông chỉ này tức là đạo Phật.

hình như bác tqh009 đang có một định kiến, thành kiến về lối tu tập thì phải. Hình như bác cho rằng đại thừa chỉ dành cho những vị bồ tát đã thoát khỏi sanh tử. Còn hạng phàm phu thì không có phần mà nên tu học theo Phật giáo nguyên thủy. Cái gì cũng có quy luật của nó từ điểm A không thể tới liền điểm B được. Mà phải có sự tu tập từ từ. Cái quan điểm này không biết có nằm trong kinh điển nào của đạo Phật không Vì đệ mới tìm hiểu đạo Phật nên không rành. Hay đây là quan điểm riêng của đ/h. Còn đệ thì lúc rãnh rỗi không có việc gì làm thì lấy đạo Phật ra đọc chơi thôi . Chứ chưa dám tu tập theo đường lối nào vì còn nhiều tật xấu quá. Mục tiêu của đệ trước mắt bây giờ là "đói thì ăn, mệt thì nghĩ" Chỉ cần nhìn vào sự tinh tấn hoặc sử trãi nãi của mình là biết mình đang có sáng kiến hay là tà kiến liền. Nhưng còn định kiến , thành kiến thì rất khó nhận ra vì đôi khi nó cũng giúp mình tinh tấn đó nhưng chỉ nhất thời .Vì định kiến , thành kiến là cái thành giam hãm trói buột mình dù đúng hay sai thì cái đúng sai đó chỉ là tương đối Không nên cố chấp vào nó vì càng chấp thì càng cứng càng lâu thì càng bền. Nhận ra được sớm chừng nào thì tốt chừng nấy.
Sửa lần cuối bởi ho trong khanh vào ngày 07/06/10 23:00 với 3 lần sửa.


Lê Công Danh
Bài viết: 6
Ngày: 02/06/10 20:49
Giới tính: Nam
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Lê Công Danh »

BUÔNG XẢ. Thực hiện cái này không dễ, nhưng lại rất quan trọng


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"ho trong khanh"]
hình như bác tqh009 đang có một định kiến, thành kiến về lối tu tập thì phải. Hình như bác cho rằng đại thừa chỉ dành cho những vị bồ tát đã thoát khỏi sanh tử. Còn hạng phàm phu thì không có phần mà nên tu học theo Phật giáo nguyên thủy. Cái gì cũng có quy luật của nó từ điểm A không thể tới liền điểm B được. Mà phải có sự tu tập từ từ.
Phật dạy trong các Kinh Đại Thừa thì Phật Tử chúng ta đều có thể tu Tập, chứ không phải là không có phần, mà cái chúng ta tu tập có thể bị giới hạng ở một phạm vi nào đó thôi mà chúng ta có thể làm được.

Bồ Tát có hai nghĩa:

1. Vị có tâm Bồ Đề, trên cầu Phật Quả dưới độ Chúng Sanh, nhưng hiện chưa chứng được địa vị Bồ Tát.
2. Vị đã chứng được địa vị Bồ Tát và đang tiếp tục tiến bước tu hành để lên ngôi Chánh Giác.

Mình tuy chưa chứng được một địa vị Bồ Tát nào, chưa tự tại như các ngài, nhưng chúng ta có Tâm Bồ Đề, Phát Tâm Bồ Đề thì nương vào cái Tâm, cái Nguyện Bồ Đề đó mà quyết chí học hành Phật Pháp và bắc đầu đi, tiến bước đến quả Vô Thượng Bồ Đề.

Tuy nhiên ở đây cũng hiểu "chúng mình" không phải là nói cho tất cả mọi người, mà chỉ cho người thật sự cầu Phật Đạo, hay đạo Nhứt Thừa.

Còn có người tu hành là vì mong quả báo của Nhân, của Thiên, của Thanh Văn, của Duyên Giác.

Thành ra có Ngũ Thừa Phật Pháp là vậy: tu Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, và Phật Bồ Tát thừa.

Không phải ai ai Phật Tử nào cũng tu Phật Bồ Tát thừa cả. Có người tu hành làm phước, giữ năm giới, tu thập thiện chỉ vì muốn đời sau được tốt đẹp hơn thôi như sanh làm người lại hưởng vui, hay sanh lên cõi trời hưởng thụ.

Cũng có người Phật tử tu để chứng quả Thanh Văn đến A La Hán là cao tột, có người thì tu chứng Duyên Giác quả.

Cũng có một số người Phật Tử tu Phật Bồ Tát thừa.

Thành ra khó nói lắm, có người Phật Tử muốn tu Nhân, Thiên thừa thôi mà ép họ học các thừa khác thì không được, cho thuốc độc rồi!

Có Phật Tử chỉ muốn tu Thanh Văn, Duyên Giác Thừa (Nhị Thừa) mà nói họ nghe về pháp Đại Thừa hay Nhân Thiên thừa thì cũng không được.

Có Phật Tử đã phát tâm Bồ Đề đi con đường Phật Bồ Tát thừa, mà không chịu đem pháp Phật Bồ Tát thừa dạy, lại đem các pháp khác cho họ thì cũng không hợp lý. Nhưng nếu mà họ đã hiểu, đã phát tâm Bồ Đề thì pháp nào chẳng phải Đại Thừa? Dẫu có pháp mình đã chọn tu, mà học hỏi thêm những pháp khác cũng không có gì đáng ngại nếu biết cách.

Trên diễn đàn nầy thì tôi thấy cả Năm Thừa kể trên đều có người tu. Thành ra cũng khó nói lắm! Làm sao mà vừa lòng được ai!

Nhưng nếu hiểu thì pháp mình vừa là Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, mà cũng là Phật Bồ Tát Thừa nữa! Ăn thua là cái Tâm mình nó hướng về thừa nào thì cái quả vị tu hành sẽ ở thừa đó, và sự hiểu biết của mình sâu hay cạn về pháp mình tu đó thôi!

Còn đệ thì lúc rãnh rỗi không có việc gì làm thì lấy đạo Phật ra đọc chơi thôi . Chứ chưa dám tu tập theo đường lối nào vì còn nhiều tật xấu quá. Mục tiêu của đệ trước mắt bây giờ là "đói thì ăn, mệt thì nghĩ" Chỉ cần nhìn vào sự tinh tấn hoặc sử trãi nãi của mình là biết mình đang có sáng kiến hay là tà kiến liền.
Tật Xấu nhiều thì nên tu tập nhiều để bỏ tật sấu. Chứ sợ, không dám tu tập thì rốt cuộc tật xấu vẫng không bỏ được.

Tu hành chính là sửa đổi cái thân làm ác, cái miệng nói lời ác, cái ý nghĩ việc ác để được Thân, Khẩu, Ý Thanh Tịnh đấy vậy!

Câu "đói thì ăn, mệt thì nghĩ" là của Thiền Tông, trong việc đi đứng nằm ngồi họ đều chánh niệm giác tỉnh, chứ không phải như ông nghĩ và mọi người nghĩ là cứ hễ đói thì ăn, rồi mệt thì nghĩ như kẻ tiêu cực chẳng làm gì cả đâu! Phải rất cẩn thận!

Vì ông nói "Còn đệ thì lúc rãnh rỗi không có việc gì làm thì lấy đạo Phật ra đọc chơi thôi"

Và đem câu Thiền Tông ""đói thì ăn, mệt thì nghĩ"

Thì tôi nghĩ ông đã hiểu lầm câu nói của thiền tông đó rồi!

Học Phật có lợi ích lắm, mỗi ngày học phật thì mỗi ngày thắm nhuần cái Chánh, cái Thiện Lành rời xa cái Tà, cái Ác Xấu.

Dẫu rằng nói không thực hành, nhưng nhiều lúc khi chúng ta đã thắm nhuần Phật Pháp hằng ngày do học, thì ý khởi ác ta liền biếc ác mà trừ, miệng nói xấu ta liền nhớ Phật dạy chớ nói lời ác mà trừ, thân làm ác nhớ Phật dạy liền bỏ ác. Đấy cũng là thực hành rồi đó.

Cho nên có thể nói Học Phật tức là Thực Hành nếu Phật Pháp đã nhiễm, đã thắm nhuần cả tâm trí của mình, cho đến lúc ý có nghĩ thiện, nghĩ ác thì phật pháp, lời phật dạy liền hiện theo để mà biết nên làm lành, tránh xa ác ngay lập tức.

Đó là cái mà tôi Kinh Nghiệm được, đôi khi ý tôi nghĩ ác, thì những câu Kinh Phật, lời Phật dạy liền hiện ra để cảnh cáo tôi "no.. no.. no.." nhờ vậy tôi nhớ biết mà lìa cái ý nghĩ ác đó, hết muốn nghĩ tiếp việc ác đó.

Văn Tuệ
Tư Tuệ
Tu Tuệ

Học Phật Pháp tức có Văn Tuệ vì mình do nhờ nghe Kinh Phật dạy mà mình có giác ngộ, cái giác ngộ đó là do Phật Bồ Tát chứng được rồi dạy lại cho mình, làm sáng mình.

Cho nên khi Học Phật Pháp thì chính là TU Văn Tuệ rồi đó!

Nhưng nếu không Tư và Tu thêm thì Văn Tuệ sẽ trở thành cái gì đó xa lạ không có liên quan gì đến mình, không hiểu rỏ ràng, không biết, không thấy rỏ ràng.

Nếu không học Phật nữa thì Văn Tuệ sẽ từ từ bị lưu mờ đi, bị mất (vì đây là ánh sáng tri tuệ của Phật soi sáng mình, chứ mình chưa thực chứng được cái ánh sáng trí tuệ đó, vì vậy nếu một ngày không học Phật thì mình sẽ bị mờ đi một chút, giống như trong nhà tối có cây đèn ở gần mình nên chung quanh mình sáng ra, còn đem cây đèn đó đi xa thì chung quanh mình lại mờ đi vậy)

Cho nên Phải Lấy Tri Tuệ Ánh Sáng của Phật mà soi sáng mình hằng ngày, và tu hành cho đến khi nào mình thật chứng được trí tuệ như chư Phật thì đèn của mình tự soi sáng.

Chúng ta chưa phải là bậc Thánh cho nên phải dựa vào Ánh Sáng Trí Tuệ của Phật Bồ Tát qua Kinh Văn mà các ngài đã dạy để dùng ánh sáng đó mà soi tỏ đường đi của mình. Nếu không thì mờ mờ mịt mịt chẳng biết đường đâu mà đi, đi càng đi bậy chỉ xa hùm xụp hố mà thôi!

À nói Học Kinh Phật để soi sáng, tức không phải đọc rồi hiểu theo cái ý tầm bậy của mình mà không có Thầy, Thiện Trí Thức nào dạy hay ấn chứng cái hiểu mình là hợp với lời Phật dạy trong Kinh. Đó cũng là đi lầm đường.

Vì vậy có câu: "Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật Oan""Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết"

Ở diễn đàn nầy hai loại người trên đều có rồi đó! Cẩn Thận! Cẩn Thận!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách