Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Nirvana123
Bài viết: 21
Ngày: 27/03/10 17:40
Giới tính: Nữ
Đến từ: Tphcm

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Nirvana123 »

Tất cả nương vào một câu "A Di Đà Phật" ...đủ để đi tiếp không?


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Có năm vô gián chủng tánh. Thế nào là năm? Nghĩa là Thanh văn thừa vô gián chủng tánh, Duyên giác thừa vô gián chủng tánh, Như Lai thừa vô gián chủng tánh, bất định chủng tánh, các biệt chủng tánh. Do chủng tử vô thủy huân cùng hiện hạnh tạo tập mà thành chủng tánh.

Thế nào là biết Thanh văn thừa vô gián chủng tánh? Nếu khi nghe nói được ấm giới nhập tự tánh cộng tướng đoạn liền biết, toàn thân lông dựng lên, an ổn vui mừng và ưa tu tướng trí, chẳng tu tướng duyên khởi phát ngộ, ấy gọi là Thanh văn thừa vô gián chủng tánh. Bát địa chứng ngã không chân như, chẳng khởi diệt định, mười phương Như Lai đồng âm khuyến phát, bảo : Tam-muội của ông Nhị thừa cũng được.

Đại Huệ! Duyên giác thừa vô gián chủng tánh, nếu nghe nói mỗi cái duyên khác vô gián,toàn thân lông dựng lên, rơi lệ dầm dề, họ tin chắc rất thâm thiết, có chỗ chẳng chấp các thứ tự thân, các thứ thần thông, hoặc ly hoặc hiệp, các thứ biến hóa. Khi nghe nói lời ấy, tâm họ tùy nhập.Nếu biết họ là Duyên giác thừa vô gián chủng tánh rồi, tùy thuận vì họ nói Duyên giác thừa. Ấy gọi là tướng Duyên giác thừa vô gián chủng tánh. Duyên giác quán mười hai nhân duyên mà được đạo. Mười hai nhân duyên ba đời xoay quanh,nên nói vô gián. Duyên giác độ sanh phần nhiều dùng sức thần thông, chẳng dùng lời nói.

Như Lai thừa vô gián chủng tánh kia có bốn thứ: 1) Tự tánh pháp vô gián chủng tánh,2) Ly tự tánh pháp vô gián chủng tánh, 3) Đắc tự giác thánh vô gián chủng tánh, 4) Ngoại sát thù thắng vô gián chủng tánh.có đại hóa và tùy loại hóa, mỗi thứ có hiện cõi nước. Như Lai tự giác thánh trí chứng được, thấy tự tâm hiện ra tất cả chúng sanh thế giới, lìa ngôn ngữ và suy nghĩ, bất khả tư nghì. Đại Huệ! Nếu người nghe bốn việc này, khi nói mỗi thứ, và khi nói tự tâm hiện thân tài kiến lập cảnh giới bất tư nghì, tâm không kinh sợ, ấy gọi là tướng Như Lai thừa vô gián chủng tánh.

Đại Huệ! Bất định chủng tánh là, khi nói ba chủng tánh kia, tùy nghe nói mà vào, tùy kia mà thành. Đại Huệ! Đây là sơ trị địa, là chủng tánh kiến lập, vì tiến lên vào vô sở hữu địa, tạo ra kiến lập ấy.Bất định là, trước kia không có chủng tập các thừa, cho nên hay tùy nói mà vào. Nói chủng tánh sai biệt vốn vì người mới vào Bồ-tát địa,khuyên họ tiến lên cứu kính, chẳng để họ rơi vào quyền tiểu, mà lại khuyến dụ quyền tiểu phát tâm đại thừa. Chẳng phải bảo chủng tánh quyết không thể dời đổi vậy. chứng biết thức thứ tám là Như Lai tàng thì, khi phiền não tập kia được sạch tự nhiên thấy được pháp vô ngã, tuy ưa trụ tam-muội của Thanh văn,đều có thể được thân tối thắng Như Lai.

Đại Huệ! Các biệt vô gián là, ngã nhân chúng sanh thọ mạng trưởng dưỡng sĩ phu. Các chúng sanh kia khởi giác như thế cầu vào Niết-bàn.Lại có ngoại đạo khác nói thảy do tác giả, thấy tất cả tánh rồi, nói đây là vào Niết-bàn. Khởi giác như thế, đối với pháp vô ngã thấy họ vô phần, họ không có giải thoát. Đại Huệ! Đây là chư Thanh văn thừa vô gián ngoại đạo chủng tánh, chẳng xuất mà tưởng là xuất. Vì chuyển ác kiến cho những người này nên phải tu học.
Chắc mình thuộc loại bất định chủng tánh rồi.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

="thanhnghiem"]Thưa đ/h Hlich, rất tri ân đ/h chỉ cho chỗ sai của TN.

- TN muốn nói lên những tương duyên do tâm, không có Sắc thì không có tâm. Trong 6 Thức đã có 6 cảnh (sắc). Trong 12 đúng là chỉ 2 xứ: Ý duyên cảnh Pháp thuộc Tâm. Trong 18 cũng đến 10 cảnh Sắc rồi. Chỗ này cám ơn đ/h nhiều.
Hlich nói cũng đúng nếu phân ra rỏ ràng thì như thế có sắc và tâm.

Nhưng nếu TN muốn nói "Tâm" ở đây là "Tâm Tánh" thì cũng không cần phân biệt 6 nhập, 12 xứ, 18 giới là sắc hay tâm (thức), hay phần nào sắc phần nào tâm thức, bởi vì tất cả vốn đều là Như Lai Tạng Tánh duyên sinh biến hiện ra như Kinh Lăng Nghiêm đã nói.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

="thanhnghiem"]
TN xin phép lấy Pháp căn bản Tứ Diệu Đế làm sườn để viết bài kết luận, trong đó thể hiện tất cả Giáo Pháp của Đức Thế Tôn.
- KHỔ : Ngũ uẩn, Vô thường, Ta Bà, Thế giới, Khổ khổ, Hoại khổ, đặc biệt là Hành khổ.
- TẬP : 12 Nhân duyên, Ngã, Tam độc.
- DIỆT : hết Nhân duyên, Minh, Vô Ngã, Niết bàn, Tịnh độ, Chân không, Chân tâm, Phật tánh.........
- ĐẠO : Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ, Thiền, Niệm Phật, Lạy Phật, Trì chú, Quán tưởng, Lục độ, Từ Bi Hỉ Xã
Nếu nói theo Tinh Thần Pháp Hoa thì chư Phật ra đời không ngoài "Khai, Thị, Ngộ, Nhập" Phật Tri Kiến cho chúng sanh.

Khai: là vén màn phủ ám vô minh của cả căn phòng, xóa sạch đám mây dầy đặc của vô minh chẳng thấy được mặt trời mặt trăng, vì vậy lầm nhận đám mây là mình, nhận vọng làm chân mà vô lượng kiếp theo nó lưu chuyển sanh tử. Các Khổ Sanh Già Bệnh Chết là do cái vô minh nầy mà ra! Không thấy được chân tánh tròn sáng như Nhựt Nguyệt của chính mình mà lầm nhận đám mây dầy phủ ám là mình.

Thị: khi đã xóa sạch đám mây mờ, lại chỉ thẳng ngay cái Chân Tâm Thường Trú Thể Tánh Tịnh Minh như Nhật Nguyệt vốn sưa nay tròn đầy thanh tịnh trong sáng sẵn có nơi chính mình. Tri Kiến Phật là cái ánh sáng chiếu soi của Nhật Nguyệt, là ánh sáng của Chân Tâm Thường Trú Thể Tánh Tịnh Minh.

Ngộ: Nhờ ân Phật đã Khai Thị cho chúng ta cái Chân Tánh của chính mình vốn sẵn có, mà ngay nơi đó thấy được rỏ ràng và nhận được thật sự Chân Tánh của mình, không còn bị mê hoặc nữa bởi những đám mây màn vô minh che lấp.

Nhập: là khi đã ngộ biết Tâm Tánh của mình rồi thì trở về với Tâm Tánh của chính mình, ngay nơi đó tức Bồ Đề và Niết Bàn đầy đủ.

Tôi chỉ hiểu bấy nhiêu chia sẽ bấy nhiêu thôi!

Tóm tắc bằng Khổ, Tập, Diệt, Đạo cũng được mà nói Khai, Thị, Ngộ, Nhập cũng được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Xin cám ơn mọi người chia sẽ, giúp tôi hiểu thêm về mọi người. Hôm nay tôi cũng mong góp ý kiến để giúp mọi người tiến bộ.

Tôi mở chủ đề nầy để xem xét và học hỏi sự hiểu biết của mọi người, tôi cũng có mở cùng đề tài nầy ở diễn đàn khác. Xin được nói thiệt như sau:

1. Diễn đàn nầy, mọi người ở đây có thái độ rất "hòa nhã" khi trao đổi học hỏi so với diễn đàn khác rất nhiều. Tôi rất vui và tán thán mọi người ở đây.

2. Diễn đàn nầy mọi người cũng kể như là có căn bản về Phật Pháp, cũng như có công phu một chút so với diễn đàn khác. Tôi vui và tùy hỷ tất cả mọi người ở đây.

3. Hai việc trên là khen, bây giờ tới chê đây. Nói chê mà đừng bỏ trong lòng, mà ngược lại phải tu sửa để tiến bộ thêm.

a. Mọi người vẫn còn nắm nhiều cái cao siêu mơ mộng nơi nào mà không có góc rể vì vậy rất dễ bị lung lay. Căn bản còn yếu, phải gắng tìm hiểu học hỏi nhiều hơn nữa nhứ là Tam Quy, Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ, Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Nhân Duyên Sinh. Phải làm sao học hỏi trao dồi mấy cái pháp nầy và nắm chắc được nó thì học Phật mới mong lợi ích, ngay cả tôi cũng vậy thôi. Còn cái gì cao siêu như là Tâm Tánh hãy gát qua một bên, sau nầy rỏ các pháp vừa nêu trên thì mới bàn tới.

b. Tôi vẫn thấy người mới học Phật phải đọc sách "Phật Học Phổ Thông" của HT Thiện Hoa để làm căn bản, để tìm hiểu Phật Pháp từ cạn đến sâu.

c. Thường đọc Kinh Phật, không kể là Nam Tông hay Bắc Tông, mỗi ngày đọc vài trang thôi cũng đủ rồi, không cần phải đọc sai mê đắm đuối nhanh nhanh cho hết một Bộ Kinh. Đọc từ từ mà tư duy quán chiếu, như uống trà nóng phải nhíp môi từ từ thưởng thức cái mùi vị của nó. Nếu không dễ bị chán.

d. Không đọc Kinh thì cũng nghe băng đọc kinh hay giảng Kinh của các vị Tôn Đức đi trước.

e. Hằng ngày phải có thời khóa thực hành pháp mình đã chọn tu.

Hằng ngày có học có thực hành thì mới mong tiến bộ. Như là ăn cơm hằng ngày mới có sức tiếp tục sống và làm viẹc không thể thiếu vậy.

Xem TV, Phim, đi chơi v.v... nên bớt lại nếu nói là không có thì giờ. Việc giải thoát sanh tử phải chủng bị thôi, đợi đến bao giờ. Hoặc thay gì lên mạng tìm nầy tìm nọ cho qua ngày, mình lợi dụng nó mà vào diễn dàn Phật Pháp như ở đây để trao đồi kiến thức, học hỏi Phật Pháp của mình. Lâu lâu đọc lại bài củ xem mình có tiến bộ chút nào không?

Có bớt tham một chút không? bớt sân và bớt si một chút nào không??

Trí Tuệ có tăng trưởng không? hay là lùi? v.v...

Một lần nữa tôi học hỏi được nhiều từ quý vị và cũng mong quý vị tìm được lợi ích nơi đây để giúp mình tiến tu giải thoát.

Chúc an lành.

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

TN xin trân trọng ghi nhận những lời của Thánh_Tri . Và sẽ luôn cố gắng thực hiện những lời của Thiện Tri Thức dành cho TN và cho tất cả chúng ta .


Nirvana123
Bài viết: 21
Ngày: 27/03/10 17:40
Giới tính: Nữ
Đến từ: Tphcm

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Nirvana123 »

Bạn Thánh_tri nói đúng. Xin tán thán, tán thán....


nanakindi
Bài viết: 13
Ngày: 02/05/10 09:25
Giới tính: Nữ
Đến từ: chưa rõ
Nghề nghiệp: being

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi nanakindi »

Có nhiều câu trả lời quá và con thấy câu nào cũng hay hết á. Đọc câu hỏi của chú Thánh Tri, con nghĩ đến câu trả lời: tu hành Phật đạo để tìm về bản tâm thanh tịnh vốn có của mình. Cho nên Phật pháp chỉ ra các phương tiện bắc cầu cho hành giả "về nhà".

Trả lời xong con lại tự thấy mâu thuẫn : đã gọi là vốn có thì sao lại còn cần tìm về nữa?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Vốn có mà đánh mất nên tìm về thôi.

Như ông vốn là con của Vua, nhưng lúc bé bỏ gia đình trốn đi bụi đời đến nỏi phải nghèo nàng ăn xin. Bây giờ lớn khôn giác ngộ mới hay ông vốn thật là con Vua, bây giờ chỉ trở về Triều để đăng ngôi Vua thay cha mà thôi!

Có gì là mâu thuẫn?

Thành ra nói tu hành thành Phật chứ kỳ thật không có tu hành gì hết mà chẳng có thành gì hết. Chỉ thuận theo thế gian mà thấy có tu có chứng có hành có thành mà nói vậy đó thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

Chào các Bác.
Minh thiện đã đọc một giai thoại về hai thầy trò(Lâu rồi nên không nhớ trong tài liệu nào)
Người học trò thắc mắc về cảnh giới của sự Giác ngộ và Giải Thoát cùng cách để tiến tới đạt được.Người Thầy bằng mọi cách lý giải bằng NGÔN NGỮ cho người hoc trò hiểu,nhưng cũng không sao làm cho người học trò hiểu được.Ông mới nghĩ ra một cách:
Người Thầy bảo người học trò
-Con hãy vác bao gạo 50kg kia lên tận đỉnh núi phía trước,và nhớ là phải đi một mạch không được dừng nghỉ,lên đó con sẽ thấy và sẽ giải quyết được mọi điều con còn vướng mắc.
Người học trò vui mừng nghe lời chỉ đẫn của thầy,anh ta vác bao gạo băng băng leo núi.Nhưng dốc cao,đường dài nên đến khi Mặt Trời đứng bóng rọi cái nóng chói chang thiêu đốt thì quá mệt mỏi mặc dù cố gắng hết sức nhưng cuối cùng anh chàng cũng phải buông bao gạo xuống,nằm thẳng cẳng giang tay giang chân ra để...Thở!Lúc này ý niệm mong cầu Giác Ngộ cùng Giải Thoát thôi thúc trong tâm trí anh ta biến hết-Kể cả ý thức thở!
Sau một hồi thư giãn hết mệt và hoà mình vào không gian...Anh ta chợt bật cười như điên lẩm bẩm:Ra thế này đây.Rồi thong thả anh chàng xuống núi.
Các Bác nghĩ thế nào???
- Nói được chăng !!! :-?

Minh Thiện: Kính Chào và... tangbong


hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

Bố sung vào "bộ sưu tập" của thầy Thánh Tri, dù chủ đề cũng hơi cũ, hochoi cũng đem chút sở học Phật pháp ra để gợi lại chia sẻ vậy. Cũng không hẳn là nói về Phật Pháp cho người khác hiểu mà xem như góp ý vào những kinh nghiệm chung cho bộ sưu tập vậy.

Như kinh điển, Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu thuyết bài thuyết đầu tiên là Tứ Đế trải qua hơn 40 năm hành đạo, và được tổng kết trong các kinh quyển. Có rất là nhiều thể loại kinh. Mặc dù lúc Phật còn tại thế thì tuy duyên tùy cảnh mà thuyết nhưng sau khi ra đi thì hầu như ai cũng có thể tiếp xúc kinh điển. Điều đó không khiến khỏi ngộ nhận từng ý tứ từng lời nói của Phật dẫn đến mê lầm không đáng. Thậm chí đến "tam sao thất bổn", "mỗi người một tính", chín người mười ý.. Phần chấp nhận nào đó, chúng ta có thể hiểu rằng người dịch, người viết sao chép lại kinh chẳng có ý làm sai lệch ý nghĩa của nó nhưng cũng không khỏi văn phong lẫn lộn vô tình chen vào mà chẳng lường được hậu quả. Dù không căn dặn gì bằng lời nói, nhưng kinh di giáo (cũng là kinh) cũng có "ấn chứng" rõ (Như Thị Ngã Văn).. "Tất cả các kinh Phật phải bắt đầu bằng Như Thị Ngã Văn" (dịch thoáng Như vậy tôi nghe). Hochoi may mắn được lĩnh hội ý nghĩa này từ các thầy ở Viet Nam, giờ chia sẻ lại cũng tất cả vậy. Lời nói này khá hàm ý sâu sắc.. có thể nói tất cả các kinh điển gói gọn trong 4 chữ này. Mỗi chúng ta, khi học Phật Pháp, nên xem những chữ đầu tiên như Phật Ấn, còn lại "không có" là "giả kinh". Như nếu mình đọc kinh nghiên cứu kinh điển mà không thực sự dùng tâm như vậy như vậy mà nghe, mà đọc mà hiểu thì dễ rơi vào sự không phù hợp. Dù tin Phật Pháp là cứu cánh, đôi lúc mình đọc kinh sẽ có điểm mù tịt, thoáng lên nhức đầu, tư duy không thấu đáo hết, không phù hợp quan điểm tư tưởng (ví dụ siêu hình hay ko siêu hình.. từ bi hay chẳng từ bi..) hoặc có thể kinh điển dài wa'.. mà bỏ đi.. chẳng đọc thêm nữa.. ý kinh chấp vá.. như vậy đối với mình, tâm Phật bị che khuất.. thành ra kinh đọc được toàn là "kinh giả". Còn khía cạnh khác là đọc xong cảm thấy phù hợp với quan điểm tư tưởng của mình, phù hợp với sự hiểu biết, thể nghiệm của mình, phù hợp với .. rất nhiều loại phù hợp như thế.. đôi lúc sẽ sinh ra: Đối với các kinh điển khác có sự nghi ngờ.. vì chưa nương tựa được.. Một lần nữa những ý niệm như thế làm kinh Phật trở thành "kinh giả".

Trong điển tích Phật Giáo (không nhớ lầm thì ở VN), có nhà sư đến cung vua giảng giải Phật pháp,
vị Quốc sự chặn lại hỏi "Vô cung làm gì ?"
Vị Sư trả lời: Để Giảng Kinh
Vị Quốc Sư hỏi tiếp: Giảng Kinh Gì ?
Vị Sư trả lời Kinh kim Cang ?
Vị Quốc Sử hỏi: 2 chữ đầu của kinh ý nghĩa là gì ?
Nhà sư ngơ ngác không trả lời được.

Thật ra, vị Quốc Sư (vốn là một thiền sư) không phải kiểm tra kiến thưc vị sư, mà muốn nhà sư, đặc biệt là người giảng kinh kim cang phải rõ những kinh điển mà nhà sư thuyết là "thật kinh" như thông qua cách hiểu thâm ý mà Phật để lại vậy.

Ý hochoi trong bài viết này chẳng phải là mình phải giữ tâm không phan duyên mới đọc kinh. Xem như quyển sổ tay cho người học tập nghiên cứu kinh điển mà cũng được tâm an định, không sợ sệt. Với lại khi mình có cơ hội đọc kinh là may mắn, hiểu được phần nào của kinh là Phước Đức. Nếu mình không khéo thọ trì thì kinh vô tình bị làm giả, còn mình cố gắng khéo thọ trì thì được công đức vô lượng vậy (mỗi kinh đều có phần này.. :-)) .

Những gì hochoi viết trong bài này cũng nhờ những ý tứ lãnh hội từ các thầy hành thâm Phật Pháp mà truyền lại. Có thể các bạn cũng đã biết rồi, chỉ gợi nhớ lại như thế nếu bài viết không quá dư thừa.. Cám ơn tất cả!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Có Kinh có đề "Như Thị Ngã Văn" mà chưa chắc là Kinh Phật.

Biết đâu người ta viết bậy bà gì đó rồi đem mấy câu đó để ở trước như các Kinh Phật khác.

Cho nên cũng không nên chấp vào những câu đầu của Kinh mà cho đó là Kinh Phật.

Mà phải đọc toàn bộ kinh đó xem coi nó có hợp với những Bộ Kinh mà Phật đã dạy hay không? có hợp lý hay không? có lợi ích cho mình và người hay không? v.v...

Đôi khi bốn chữ "Như Thị Ngã Văn" cũng chỉ nên hiểu đơn giản thôi, tức là "Như vậy tôi nghe" hay "Như vầy chúng tôi được nghe". Không nên phan ra nhiều điều kỳ ảo.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách