Trang 17 trên 18

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Đã gửi: 10/06/10 06:07
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Langtu viết: "Phật Thích Ca vẫn chưa có khả năng khiến tất cả chúng sanh cũng được siêu vượt luân hồi như mình.Vậy là còn khiếm khuyết,chỉ an trụ trong giải thoát đó thì chưa được gọi là Niết bàn hả ?"

>> Đức Phật có độ hay không độ chúng sanh?
-Nếu nói Đức Phật có cứu độ chúng sanh thì chẳng khác gì nói Phật thấy có chúng sanh, có xấu - tốt, vậy làm gì có giải thoát mà trụ. Huống gì là độ hết hay không hết.
- Nếu nói không độ thì Ngài không cần thị hiện ở cõi ta bà này và thuyết pháp, cũng chẳng cần tu tập gì cả.

Nếu ai đoán biết được về Phật thì chẳng phải Phật nữa.

Thoát khỏi luân hồi sanh tử còn chưa chắc thành Phật. Huống chi chưa thoát. Nay phải khéo học, khéo tu trì mà chóng thành tựu.

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Đã gửi: 10/06/10 07:20
gửi bởi binh
Ai nói Niết Bàn do duyên khởi ?
Nếu Niết Bàn mà do duyên khởi thì nó chẳng có thật.
Niết Bàn đó chắc của ngoại đạo. Và chẳng bao lâu nữa nó sẽ chấm dứt.

Niết Bàn của Phật giáo là trạng thái an trụ thanh tịnh, viên mãn của tâm, của thanh tịnh pháp thân. Nó thường trụ, bất diệt, không do nhân quả mà có.

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Đã gửi: 10/06/10 08:20
gửi bởi kimcang
Duyên Khởi = Sanh Diệt

Nói Niết Bàn Do Duyên Khởi Tức Là Nói Niết Bàn Bị Sanh Diệt.

Niết Bàn Không Phải Nhân Duyên (Duyên Khởi), Không Phải Tự Nhiên, Không Phải Nhân, Không Phải Quả

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Đã gửi: 10/06/10 11:38
gửi bởi hlich
tangbong
khi muốn phê phán một hệ thống tư tưởng thì trước hết mình phải hiểu các định nghĩa về ngôn từ của hệ thống đó; đ/h langtu không có ý xấu gì về đạo phật nhưng vì không rành các định nghĩa ngôn từ nên hiểu khác đi thôi

chẳng hạn, mình trích định nghĩa duyên khởi từ kinh mà đ/h nói là trật; rồi ví von ra "má cu B chết" duyên "cu B sống", thiệt là không hiểu thế nào là duyên

đ/h lại trích Trung Luận; Trung Luận là một bước nhảy sau cùng của giáo thuyết, nếu không thật sự hiểu các bước đầu thì không thể hiểu Trung Luận; đ/h nói đến sự quan trọng của "người" và "vật" là đã thấy không hiểu các bước đầu vì khởi đầu của giáo thuyết là không có người và không có vật mà chỉ có các pháp danh sắc

cũng như chỗ người ta nói toán boolean với 1+1=1 thì một người không biết đầu đuôi nhảy vào khăng khăng 1+1=2 :D

nếu đ/h cho mình nói xấu đ/h thì coi như là mình nhỏ nhen những điều đ/h chê mình sai hoặc chê mình thiếu trí nhớ nhe, mình chỉ là một kẻ phàm phu
:)

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Đã gửi: 10/06/10 12:12
gửi bởi langtu
Vô Ngã Của Đạo Phật Không Phải Là Rống Không Không Có Gì Mà Gọi Là Vô Ngã.

Thế Gian Nghe Lý Vô Ngã Của Đạo Phật Thường Hiểu Sai Lạc Vô Ngã = Không Có Gì Cả.

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Đã gửi: 10/06/10 12:26
gửi bởi langtu
hlich đã viết: đ/h lại trích Trung Luận; Trung Luận là một bước nhảy sau cùng của giáo thuyết, nếu không thật sự hiểu các bước đầu thì không thể hiểu Trung Luận; đ/h nói đến sự quan trọng của "người" và "vật" là đã thấy không hiểu các bước đầu vì khởi đầu của giáo thuyết là không có người và không có vật mà chỉ có các pháp danh sắc
_ Long Thọ viết "Trung Luận" chỉ là để dùng lý luận diệt lý luận,xem như là lấy độc trị độc :D (PG gọi là dùng huyễn diệt huyễn).Còn "bước nhảy sau cùng" thì vô ngôn,vì Đệ nhất nghĩa đế là "bất khả thuyết,bất khả tư nghì" !

_ Vật chất xung quanh ta được PG gọi là danh sắc.Trước đây bạn nói mọi thứ chỉ là danh từ rỗng,nhưng yêu cầu giải thích thì im re :D Bạn nói vậy mà không hiểu mình nói gì sao ?

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Đã gửi: 10/06/10 12:58
gửi bởi langtu
langtu đã viết: _ Long Thọ viết "Trung Luận" chỉ là để dùng lý luận diệt lý luận,xem như là lấy độc trị độc :D (PG gọi là dùng huyễn diệt huyễn).Còn "bước nhảy sau cùng" thì vô ngôn,vì Đệ nhất nghĩa đế là "bất khả thuyết,bất khả tư nghì" !
Trích lại một đoạn LUẬN GIẢI TRUNG LUẬN cho thấy sự giới hạn của tư tưởng - ngôn ngữ :D

http://www.thuvienhoasen.org/luangiaitrungluan-205.htm

TÁNH KHỞI VÀ DUYÊN KHỞI

5. Nhân duyên Pháp giới
Vô ngã tức Đại Bi.

Phương pháp thứ ba nhằm chứng minh các pháp vượt ngoài hết thảy ngôn thuyết và tư duy thông tục. Hai cách để thực hiện: đoạn hoặc và chứng chân. Cách đầu, đoạn hoặc, được áp dụng như sau.

Hỏi: Các pháp duyên khởi là có?

Trả lời: Không, các pháp duyên khởi không có. Chúng đồng nhất với tánh Không; hết thảy mọi pháp duyên khởi đều vô tự tính nên Không.

Hỏi: Vậy các pháp duyên khởi là không?

Trả lời: Không, chúng có. Bởi vì các pháp do quan hệ phát sinh đã có từ vô thỉ. Nếu không thời câu hỏi vừa rồi không thể đặt ra.

Hỏi: Như thế, chúng là cả hai, có và không?

Trả lời: Không, bởi vì Không và có hỗ tương nhiếp nhập thành một. Trong cảnh giới Không và có hỗ tương nhiếp nhập tất cả các pháp duyên khởi đều không sai khác. Không mảy may dấu vết phân hai. Điều này có thể minh chứng bằng ẩn dụ đồ trang sức bằng vàng và vàng dùng làm chất liệu cho đồ trang sức.

Hỏi: Vậy chúng chẳng phải không chẳng phải có?

Trả lời: Không, bởi vì cả hai, có và Không, cùng có một lúc, một chỗ (câu hữu) mà không trở ngại lẫn nhau. Đó là do sự hỗ tương nhiếp nhập mà các pháp duyên khởi đồng thời câu khởi.

Hỏi: Như thế, rốt cuộc tất cả chúng rõ ràng là không?

Trả lời: Không, do có và Không hỗ tương nhiếp nhập nên cả hai đều biến mất. Các pháp đều Không khi nhìn từ quan điểm Tánh Không phủ định sự hiện hữu; chúng hiện hữu khi nhìn từ quan điểm Có phủ định tánh Không. Nhìn từ hai quan điểm đồng thời phủ định thời cả hai diện, có và Không, đều biến mất. Nhìn từ hai quan điểm hỗ tương câu khởi thời cả hai diện, có và Không, đều hiện có.

Điều đáng lưu ý ở đây là không cần biết đến sự thay đổi lập trường và cách đặt câu hỏi, Hoa nghiêm vẫn một mực giữ lập trường “đoạn hoặc”, nhất thiết phủ định trong mọi câu trả lời! Lý do: Mọi quan điểm đều là kiến tư hoặc hay phiến diện, lộ bày mặt này nhưng che lấp mặt khác.

Bây giờ hãy đọc đoạn kế tiếp nói về cách thực hiện chứng nhập Chân như bằng “chứng chân”. Các câu hỏi vẫn như trước, không thay đổi, nhưng các câu trả lời lần này hoàn toàn trái nghịch với lần trước, luôn luôn xác quyết khẳng định.

Hỏi: Các pháp duyên khởi là có?

Trả lời: Phải, bởi vì giả hữu là không phải phi hữu.

Hỏi: Vậy các pháp duyên khởi là không?

Trả lời: Phải, bởi vì chúng vô tự tính nên Không.

Hỏi: Như thế, chúng là cả hai, có và không?

Trả lời: Phải, bởi vì có và không không trở ngại lẫn nhau, cái này không che lấp cái kia.

Hỏi: Vậy chúng chẳng phải không chẳng phải có?

Trả lời: Phải, bởi vì có và không hỗ tương phủ định nên cả hai đều bị loại trừ. Tóm lại, chính do duyên khởi mà vạn pháp hiện hữu; chính do duyên khởi mà vạn pháp không hiện hữu; chính do duyên khởi vạn pháp chẳng những hiện hữu mà còn là không hiện hữu; và chính do duyên khởi mà vạn pháp chẳng phải hữu chẳng phải phi hữu. Cùng một lối diễn tả như vậy, một là một, một là không một, một là cả hai, một và không một, và một chẳng phải một chẳng phải không một; nhiều là nhiều, nhiều là không nhiều, và là cả hai, nhiều và không nhiều, và chẳng phải nhiều chẳng phải không nhiều. Như thế, vạn pháp là nhiều; vạn pháp là một; vạn pháp là cả hai, nhiều và một; và vạn pháp chẳng phải nhiều chẳng phải một. Tứ cú về đồng nhất và dị biệt cũng theo mẫu hình lý luận tương tợ. “Đoạn” và “chứng” hỗ tương nhiếp nhập viên dung vô ngại, được như vậy là do tự thể của duyên khởi hoàn toàn giải thoát khỏi mọi trói buộc. :)

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Đã gửi: 10/06/10 14:52
gửi bởi hlich
tangbong
Vật chất xung quanh ta được PG gọi là danh sắc.Trước đây bạn nói mọi thứ chỉ là danh từ rỗng
đ/h có cái xấu là khi tranh luận hay chụp mũ, hoặc là chế riễu, mình không nói mọi thứ mà chỉ nói "con người", "cái bàn", "hlich", là danh từ rỗng, trong giáo thuyết gọi là "danh chế định"; đ/h nói vật chất xung quanh ta được PG gọi là danh sắc thì lại càng không hiểu pháp danh sắc là thế nào

Trung Luận hiển dương tánh không nhưng không vì đó mà nói niết bàn do duyên khởi; đây là điểm duy nhất mình tranh luận với đ/h, các trích đoạn của đ/h chẳng biện hộ cho kiến lập của đ/h tí nào

mình có thể trích thêm Trung Luận về niết bàn không do duyên khởi nhưng nghĩ đ/h đã thiếu căn bản giáo thuyết, chỉ thêm tranh luận vô ích
:)

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Đã gửi: 10/06/10 15:05
gửi bởi Thánh_Tri
Đã là Tính Không thì nói sao cũng bị kẹt.

Nói Tứ Cú cũng kẹt
Nói Lìa tứ cú cũng kẹt

Nhưng nói để cho mình hiểu mà theo đó rời xa chấp trước.

Ông nói không thì tôi nói có, ông nói có thì tôi nói không, vòng vòng như thế cũng chẳng ích gì, chỉ cần đôi bên hiểu biết không chấp trước là được rồi.

Tính Không chỉ có thể hiểu rỏ ràng khi thật chứng.

Kinh Viên Giác và Kinh Lăng Nghiêm nói như mười bệnh nhậm mắt thì thấy hoa đớm trên không, khi hết bệnh thì hoa đốm chẳng còn, mới biết vốn chẳng có hoa đớm.

Hoa đớm chẳng từ nơi nào mà có, cũng chẳng từ hư không mà sanh, chẳng qua do bệnh nhậm mắt mà thấy hoa đớm thôi.

Chúng ta ở đây chưa hết bệnh mà bàn luận hoa đớm là duyên sinh, hư không sinh thì cũng sai be bét hết thôi.

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Đã gửi: 10/06/10 22:46
gửi bởi tietphuochung
>:D<
Xin tổng chào những nhà lý luận phật pháp trong chủ đề ĐỀ thi phật pháp

Xin được gốp ý như sau : 1 .tieeu chuẩn chấm điểm 2 . ai là người chấm điểm

Riêng tôi xin đống góp tiêu chuẩn chấm điểm như sau :

# . Ngộ VÔ THƯỜNG
# . NGỘ KHÔNG
# . NGỘ TỊNH
# . NGỘ NĂNG
# . NGỘ NHẬN

Về phần thứ 2 . Thì tôi không có ý kiến xin dành cho người NGỘ TÁNH ( KIẾN TÁNH )

Xin Quí vị tiếp tục cho ý kiến
>:D<

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Đã gửi: 11/06/10 06:22
gửi bởi ho trong khanh
Cảm ơn đ/h Thanh Tri đã chỉ tỏ.
Nguyện cố gắng "làm hết mọi điều lành, tránh hết mọi điều ác" . để không phụ công bác Thanh Tri đã giảng giải.

Re: Đề Thi Phật Pháp? Mời vào!

Đã gửi: 11/06/10 20:42
gửi bởi tuniemphat
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT
Đề thi này đã kéo rất nhiều chư vị vào với mục này, thảo luận rất nhiều nhưng có lẽ nên chú tâm niệm phật đi thì hơn, nên dừng lại thôi.

Nam Mô A Di Đà Phật