Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Quy y Phật , bạn nên hiểu Phật chính là giác ngộ . Khi bạn thọ giới nguyện quy y Phật, bạn nên hiểu rằng Phật chính là giác ngộ . Thực ra chúng ta không chỉ quy y Đức phật thích Ca mà chúng ta còn quy y tâm giác ngộ của mình.Đây là tinh tuý của mười phương chư phật, tinh tuý của tất cả bồ tát thánh hiền và tinh tuý của chính bạn. Và chúng ta gọi đó là Phật, đây là thuật ngữ của Phật Pháp.

Giáo pháp thực sự là tiến trình hiểu biết của giác ngộ.Tất cả kinh điển đều được in bằng giấy mực nên không thể giúp đỡ và bảo vệ bạn. Đây chỉ là một phần đối tượng Pháp bảo mà chúng ta quy y.Pháp bảo chân thật nhất là toàn bộ tiến trình của trí tuệ giác ngộ. Chúng ta quy y nương tựa vào tiến trình hay con đường này.(cụ thể là con đường dẫn tới giác ngộ. Vì thế gian có nhiều con đường nhưng không giúp ta kiến tánh thì ta ko nên nương vào con đường đó mà đi)

Tăng bảo có nghĩa là tâm của bạn tập trung hoàn toàn vào con đường tâm linh.Khi tâm chúng ta tràn đầy ước nguyện chân thành tha thiết được thực hành con đường tâm linh để chứng ngộ bản chất tâm chân thật của chính mình (sự giác ngộ). Ước nguyện đó gọi là Tăng. Nói một cách khác , thời điểm này bạn có thể nói chính mình là Tăng.(Khoảnh khắc tâm hành giả tha thiết chân thành muốn thực hành pháp là thời điểm tâm hoàn toàn thanh tịnh và hoà hợp nên mới được gọi là Tăng - chú ý đây chỉ là phần lý không giống với phần Sự : Tăng phải là người xuất gia , thọ giới , đắp y, sống đời phạm hạnh).

Danh hiệu Tam Bảo là của đạo Phật , nhưng ý nghĩa về sự và lý của ba ngôi này có thể được thực hành và được thấu hiểu ngay cả với những người không phải là Phật Tử. Bởi vì ý nghĩa của Tam Bảo là "sự giác ngộ". Tịnh quang (hay tánh giác) phải được tìm thấy ở trong chính bạn. Đây là điều mà mọi người nên trân trọng , bởi đó là bản chất của vũ trụ. Cũng là cái mà tất cả mọi người đều có. Ngay cả mọi loài cho đến muỗi mòng cũng có. Đây là lý do tại sao gọi đó là chân lý vũ trụ, chẳng ảnh hưởng gì nếu bạn tin hay không tin. Hầu hết chúng ta chưa đạt được giác ngộ bởi vì vô minh, chúng ta đã không cảm nhận và không hiểu được điều này.

Giả sử thần kinh tôi có vấn đề bất ổn và tôi không phân biệt được mình đang đứng ngoài trời hay trong nhà , mặc dù chúng ta đang ở bên trong . Song các tri kiến của tôi cứ cho rằng tôi đang ở bên ngoài . Cho dù tôi có cố sức tranh cãi mình đang ở bên ngoài thì sự thật tôi vẫn đang ở trong nhà . Đây chỉ là một ví dụ. Khi nào bạn vẫn còn đang ở trong thế giới này , chân lý vũ trụ vẫn trải khắp như hư không và bạn không thể từ chối nó. Nó vẫn ở đó
.

Nhiều người nghĩ rằng làm gì có tam giới đó chỉ là chuyện bịa đặt của tôn giáo nhưng sự thật là họ đang nằm trong tam giới và chịu sự luân hồi sinh tử. Hoặc nhiều người cho rằng chết là hết làm gì còn có cái gì bên trong đó nữa mà còn tồn tại khi thân xác tan rã nên việc gì phải quy y cái gì cho mệt hãy sống hưởng thụ cho hết cuộc đời này. Dù chúng ta có tin vào điều đó tới đâu , có cố sức tranh cãi tới đâu thì bạn vẫn không thể đảo ngược được chân lý vũ trụ. Nên thây vì khăng khăng tin tưởng mù quán vào những gì mắt thấy tai nghe thì chúng ta mở rộng lòng đón nhận những gì chư Phật và chư Tăng đã chỉ dậy. Khi đã có một niềm tin chân xác vào điều đó thì chúng ta nên quy y tam bảo để thể hiện sự quyết tâm đi theo con đường dẫn ta tới giác ngộ chân lý không còn chạy theo lối sống hưởng thụ như trước kia. Cho nên quy y tam bảo là bước đầu tiên hướng tới giác ngộ.

Nói tới vấn đề này mình mới nhớ tới bài thuyết pháp của một thầy trong chùa có lần mình được nghe.
Chúng ta là một chúng sinh mang nhiều nghiệp chướng nặng nề.Như một hòn đá quăng xuống nước thì chìm nghìm. Nếu quy y Phật , Pháp , Tăng thì sẽ giống như chúng ta ném hòn đá đó lên con thuyền thì sẽ không bị chìm. Vậy tại sao chúng ta không quy y tam bảo
.

Nếu vì lý do này mà quy y tam bảo. Thì Tam Bảo trở thành đấng cứu rỗi cho các vong linh tội lỗi trở về nương tựa. Nghĩ lại cũng thấy nếu ai cũng quy y vì lý do này thì đạo Phật biến thành đạo Chúa lúc nào không biết. Nên cũng muốn chia sẽ với mọi người một quan niệm mà mình cho rằng chưa phải là chân thật quy y tam bảo.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

2. Xuất Thế Gian Tam Bảo

a. Quy Y Xuất Thế Gian Phật Bảo: nghĩa là trở về nương tựa chư Phật trong mười phương đã vược khỏi mọi ràng buộc của thế gian trong tam giới. Như đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương v.v...

Chúng ta thường cho rằng chỉ Quy Y một vị Phật Thích Ca Mâu Ni thôi vì không còn vị Phật nào khác. Kỳ thật đã như thế giới trong vũ trụ không cùng tận, chúng sanh không cùng tận, thì chắc chắn chư Phật cũng không cùng tận như Kinh Hoa Nghiêm đã dạy.

Đức Thích Ca Mâu Ni Phật là giáo chủ ở cõi Ta Bà vì vậy cõi nầy chỉ có đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong hiện tại. Nhưng mỗi cõi nước trong mười phương đều có mỗi chư Phật làm giáo chủ như cõi Cực Lạc thì có đức A Di Đà Phật, như cõi Tịnh Lưu Ly thì có đức Phật Dược Sư, cõi Chúng Hương thì có đức Phật Hương Tích v.v...

Lại nữa, đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng dạy trước và sau thời của ngài ở cõi Ta Bà đều có Phật, như Phật Quá Khứ Thí Khí Phật, Vị Lai có đức Di Lặc Tôn Phật.

Hơn nữa, Phật Thích Ca cũng từng dạy "Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành" tức là không phủ nhận chỉ có một đức Phật mà thôi.

Ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai, và mười phương đều có chư Phật như đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện ở cõi nầy, trong trái đất nầy gần 3000 năm về trước.

Vì vậy Quy Y Xuất Thế Gian Phật là Quy Y tất cả là trở về nương tựa chư Phật trong ba đời mười phương. Phải học hạnh Phổ Hiền lễ kính sát-trần chư Phật ở trong những thế giới nhiều như vi trần cùng khắp mười phương. Dẫu hư không cùng tận, nghiệp chúng sanh cùng tận, sự quy y xuất thế gian Phật không hề cùng tận.


b. Xuất Thế Gian Pháp Bảo: nghĩa là trở về nương tựa với những cái chánh pháp mà chư Phật đã, đang và sẽ dạy chúng ta cùng khắp ba đời mười phương. Bởi vì những giáo pháp của chư Phật có thể giúp cho chúng ta thoát khỏi mọi đau khổ và ràng buộc của thế gian, khiến chung ta nhận ra được cái hư vọng của tam giới và đồng thoát nhà lửa tam giới.

Không phải chỉ những giáo lý mà Phật Thích Ca đã dạy, mà nếu chúng ta sau nầy có sanh ra cõi Phật nào ta cũng phải học nương tựa theo những giáo lý đó của chư Phật trong các cõi Phật đó.

Chư đại Bồ Tát như đức Phổ Hiền trong Kinh Hoa Nghiêm có dạy "Thỉnh Phật chuyển pháp luân, thỉnh Phật trụ thế, Thường tùy Phật Học"

Nghĩa là ta nương tựa chư Phật ở mười phương ba đời, cung thỉnh các ngài thường trụ ở đời, thường nói chánh pháp, thường theo chư Phật mà tu học theo những giáo pháp mà chư Phật dạy.

Dẫu hư không cùng tận, dẫu thế giới cùng tận, nghiệp chúng sanh cùng tận, sự quy y Xuất Thế Gian Pháp Bảo không hề cùng tận.


c. Quy y Xuất Thế Gian Tăng Bảo:
nghĩa là phải trở về nương tựa các vị Hiền Thánh Tăng trong ba đời mười phương những ai đã chứng thánh Quả như Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát.

Như các ngài Trưởng lão Xá Lợi Phất, Maha Mục Kiền Liên, Maha Ca Diếp, Tôn giả Ananda, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí, Đại Sĩ Duy Ma Cật v.v...

Trong các vị Hiền Thánh Tăng đó, có vị thì hiện thân Thanh Văn, có vị hiện thân Duyên Giác, có vị hiện thân Bồ Tát, có vị hiện thân Xuất Gia, có vị hiện thân Tại Gia v.v...

Dẫu là hiện bao nhiêu thân hình đó chỉ vì nguyện độ sanh, nhưng các ngài đều là Xuất Thế Gian Tăng Bảo (dù là hiện thân xuất gia như ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, hay tại gia như ngài Duy Ma Cật, Quán Thế Âm) mà họ đều là Xuất thế gian Tăng cả. Các ngài đều là đệ tử của chư Phật mười phương.

Vì các ngài đã tu theo chánh pháp của Phật đặng giải thoát giác ngộ từng phần đều thoát nhà tam giới hư vọng, phiền não vô minh, nên đáng cho chúng ta quay về nương tựa học hỏi. Và vì các ngài cũng giúp Phật giáo hóa chúng sanh như chúng ta.

Vì vậy dẫu hư không cùng tận, nghiệp chúng sanh cùng tận, sự quy y Xuất Thế Gian Tăng Bảo của mình không cùng tận.

Hãy tự mình xét xem:
Ta Có Quy Y Xuất Thế Tam Bảo chưa?
Ta đã Quy Y Tam Bảo trọn vẹn chưa?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

3. Thế Gian Trụ Trì Tam Bảo

a. Quy Y Thế Gian Trụ Trì Phật Bảo: nghĩa là trở về nương tựa với Xá Lợi của Phật, hình, tượng Phật. Như vào chùa ở Chánh Điện có tượng Phật thì mình Kính Lễ, Cúng Dường như khi đức Phật còn tại thế hoặc như đức Phật hiện diện trước mình không khác.

Chớ nên khinh rẻ Xá Lợi, hình, tượng Phật. Cũng chớ nên chấp chặc quá.

Không Khinh Rẻ:


Xá Lợi, Hình, Tượng Phật phải nên kính trọng như là đức Phật đang hiện diện trước mình, để làm đối tượng để mình nhìn thấy và trở về nương tựa trên mặc hình tướng, là bởi vì mình sơ cơ mới vào đạo thì phải có cái gì biểu trưng mới theo đó mà từ từ quay về nương tựa.

Việc làm gì cũng có Nhân Quả cả, Ta mặt dù Kính Lễ, Cúng Dường Xá Lợi, Hình Tượng Phật bằng đá bằng giấy nhưng với tâm chân thành xem như là Phật thì ngay cái SỰ cúng dường bái lạy đó mình vẫn được cái quả báo tốt đẹp cũng như gieo trồng nhân lành với Phật Pháp về sau mà được độ thoát.

Kinh Pháp Hoa dạy: "Cúng dường, lễ lạy, đúc tượng, vẻ hình, cho đến các đồng tử chơi giỡn lấy cát đấp thành tháp Phật, vẻ hình tượng Phật, mỗi mỗi đều đã thành Phật đạo"

Kinh Lăng Nghiêm dạy: "5 Uẩn, 6 Nhập, 12 Xứ, 18 giới, 7 đại đều là Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh" bao hàm toàn thể hình tượng Phật, cho đến núi sông đất trời cây cỏ hoa lá đều là Như Lai Tạng Tánh. Há có thể khinh bỉ được sao?


Không Chấp Chặc:


Kinh Kim Cang dạy "Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng" hay "Tất cả pháp hữu vi đều như mộng, huyễn, bọt, bóng" hay "nếu dùng mắt thấy ta, thì không thể thấy được ta" hay "chẳng thể ở nơi 32 tướng mà thấy Như Lai".

Tâm Kinh Dạy "Soi Thấy Năm Uẩn Đều Không"

Kinh Lăng Nghiêm dạy "Căn, Trần, Thức đều là hư vọng"

Kinh Hoa Nghiêm: "Tất cả do Tâm tạo"

Kinh Niết Bàn: "Các hành vô thường là pháp sinh diệt"

Thế thì cũng chẳng nên chấp chặc quá về hình tướng, mà phải ngay nơi tướng trực nhận tâm tánh của chính mình.

Ngay nơi ông Phật bằng tượng hình, cũng chẳng ngoài tâm tính của mình mà có được. Thấy hình tượng Phật là thấy ông Phật nơi chính mình, lạy hình tượng Phật là kính lễ ông Phật nơi chính mình.

Nương vào Sự Tướng để Chứng Nhập Lý Tánh.

Nếu chấp chặc Sự Tướng quá thì e rằng sanh mê muội, thường kiến.
Nếu chấp chặc Lý Tánh quá thì e rằng sanh điên đảo, đoạn kiến.

Lấy Lý để tỏ Sự, lấy Sự để thông Lý.


b. Quy Y Thế Gian Trụ Trì Pháp Bảo: nghĩa là trở về nương tựa những gì Phật dạy trong Tam Tạng Giáo Điển Kinh, Luật, Luận.

Người Phật tử phải thường xem Kinh để biết đức Thế Tôn đã dạy những gì, và theo đó mà ứng dụng vào đời sống hằng ngày của mình. Nếu thấy bớt khổ đau, và ngày càng giác ngộ hiền từ ra, bớt tham sân si thì theo đó mà làm, bằng không thì có lẽ đi không đúng đường, tu tập không đúng pháp, phải sét lại.

Kinh Phật dạy là con đường là phương pháp giúp người tu hành giải thoát và giác ngộ. Không phải dùng để Hý Luận trên đầu môi chót lưỡi. Nên dùng để đối trị tham sân si và các phiền não mê muội hằng ngày.

Đọc Kinh, Tụng Kinh v.v.. nếu không hiểu thì có thể hỏi các bậc Tôn Túc hiện tại, hoặc xem chú giải của các vị Tổ Sư Thánh Hiền đã đi trước để lại.

Nên đọc thẳng ngay vào Kinh Phật mà suy tư quán chiếu học hiểu trước khi xem chú giải hay hỏi các vị Thiện Tri Thức. Bởi vì chưa đọc Kinh Phật, hay mới đọc vài trang là xem chú giải, hỏi lung tung thì không có lợi ích gì cả, rồi cũng chẳng biết rằng các chú giải và lời giảng dạy của chư Tôn Đức là cái mà họ đã giãi ngộ được rồi nói lại cho mình, chứ không phải là cái mình ngộ, do vậy không nên đem lời Tổ Sư ra nghêu ngao là mình đã ngộ được cái gì! chứng được cái gì! Hơn nữa kiến giải mỗi người mỗi khác, biết ai đúng ai sai? Hoặc đúng cho một đối tượng nào đó, hoặc sai cho một đối tượng khác. Cho nên học ngay trên lời Phật dạy trong Kinh trước.



c. Quy Y Thế Gian Trụ Trì Tăng Bảo: nghĩa là quay về nương tựa các vị Phàm Tăng xuất gia, nam thì gọi là Tỳ Kheo, nữ gọi là Tỳ Kheo Ni, còn có những chúng khác nữa.

Các vị nầy tuy Phàm Tăng nhưng đã xuất gia tu hạnh Phật, thấy họ như thấy Phật vậy vì họ là người đại diện cho Phật đi hoằng pháp lợi sanh.

Họ có học lời Phật dạy trong Kinh ở trường lớp, nên hiểu nhiều rộng hơn chúng ta, vì vậy ta phải nương tựa học hỏi.

Quy Y Tăng không phải là quy y một cá nhân nào, một ông thầy nào, hay Ni Sư nào, mà là quy y toàn thể tăng già hòa hợp thanh tịnh.

Nếu người ta hỏi: "anh Quy Y với ai vậy?"

Chớ nên nói bậy rằng "Tôi Quy Y với Thầy nầy... Cô kia..." Sai rồi!

Quy y Thế Gian Trụ Trì Tăng Bảo là quy y hết thẩy phàm tăng, không phải chỉ một vị nào đó thôi.

Các vị Tăng Ni đó đại diện cho Tam Bảo chứng minh và truyền trao Tam Quy Ngũ Giới cho quý vị, chứ không phải quý vị quy y một cá nhân nào.

Thầy của chúng ta là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng như chư Phật mười phương ba đời.

Hãy tự mình xét xem:
Ta Có Quy Y Thế Gian Trụ Trì Tam Bảo chưa?
Ta đã Quy Y Tam Bảo trọn vẹn chưa?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Lúc làm lễ Phát Nguyện Quy Y Tam Bảo, chúng ta có nguyện như sau:

Ðệ tử suốt đời quy-y Phật. (tức nguyện trọn đời chỉ Quy-y Phật)
Ðệ tử suốt đời quy-y Pháp. (tức nguyện trọn đời chỉ Quy-y Pháp)
Ðệ tử suốt đời quy-y Tăng. (tức nguyện trọn đời chỉ Quy-y Tăng)

Vậy hãy tự sét lấy mình xem mình có trọn đời Quy-Y Tam Bảo chưa? Hay là hôm nay Quy-y Tam Bảo, ngày mai lại Quy-y Thiên, Thần, Quỷ, Vật, Tà giáo, thầy tà, bạc ác?


Ðệ tử quy-y Phật rồi, khỏi đọa địa ngục. (Tin rằng khi đã Quy Y Phật thì thoát khỏi địa ngục)
Ðệ tử quy-y Pháp rồi, khỏi đọa ngạ quỷ. (Tin rằng khi đã Quy-y Pháp thì thoát khỏi ngạ quỷ)
Ðệ tử quy-y Tăng rồi, khỏi đọa súc sanh. (Tin rằng khi đã Quy-y Tăng thì thoát khỏi súc sanh)

Vậy hãy tự sét lấy mình xem mình có Quy-Y Tam Bảo rồi chưa? Có thoát khỏi Tam Ác Đạo chưa hay sẽ thoát Tam Ác Đạo? Hay sẽ đọa Tam Ác Đạo?

Quy-y Phật Pháp Tăng rồi trên hình thức mà làm những việc trái với Quy-y Tam Bảo thì chưa chắc đã Quy-y Tam Bảo, vẫn còn tạo nghiệp địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì phải theo nghiệp mà thọ quả báo.


Ðệ tử quy- Phật, nguyện trọn đời không quy y thiên, thần, quỷ, vật.
Ðể tử quy-y Pháp, nguyện trọn đời không quy-y ngoại đạo, tà giáo.
Ðệ tử quy-y Tăng, nguyện trọn đời không quy-y tổn hữu ác đảng.



Đã Quy-y Phật và nguyện trọn đời nầy không quy-y theo thiên, thần, quỷ, và vật thì chúng ta phải làm đúng với lời mình đã Phát Nguyện Quy-y. Không Quy-y Phật thì thôi mà một khi đã Quy-y Phật thì tuyệt đối suốt cuộc đời chỉ nương tựa Phật, không nương theo các loại trời, thần, quỷ, và vật (thực vật, động vật, khoáng vật v.v...)

Thờ trời, thần, quỷ thì chúng ta thấy nhiều, ngay cả thờ Vật cũng có nhiều lắm mà chúng ta không thấy đó thôi!

Có số người bái lạy thờ cúng cây, thờ cây.
Có số người bái lạy thờ cúng Chồn (hồ ly), Cợp (ông hổ) v.v...
Có số người bái lạy thờ cúng Dương Vật Đàn Ông (ở Nhật Bản) v.v...
Có số người bái lạy thờ cúng dòng sông, núi non, biển cả v.v...

Ôi còn nhiều lắm mà mình không biết tới đó thôi!

Không Quy-y Phật thì thôi chứ một khi Quy-y rồi thì chớ có khờ dạy đi quy-y những thứ tà kiến mê muội như vậy!

Không Quy-y Pháp thì thôi mà một khi đã Quy-y rồi thì trọn đời không quy-y theo ngoại đạo tà giáo. Kinh Điển Phật dạy mình nên tìm đọc học hỏi và tu tập. Nhưng sách vở khác của ngoại đạo tà giáo chớ nên xem.

Không Quy-y Tăng thì thôi mà một khi đã Quy-y rồi thì trọn đời không quy-y theo thầy tà bạn ác. Nên ở gần Thiện Tri Thức, vì "gần đèn thì sáng". Nếu theo thầy tà bạn ác thì lâu ngày nhiễm thối quen, thối tà kiến của họ vì "gần mực thì đen" vậy.


Nếu không có ai cùng chí hương, hoặc phần đông nhóm họp là thầy tà bạn ác, còn thiểu số hay một mình mình thì cũng không vì muốn có bạn mà phải theo những bọn ác đảng như thế.

Không ai cùng chí hương thì tự ta đi hướng của mình, Quy-y Phật, Pháp, Tăng.

Người Phật Tử tâm phải kiên định đối với Phật Pháp Tăng như thế.

Không ai làm bạn thì cùng chư Bồ Tát làm bạn lữ như câu "Nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ Trung, Cữu Phẩm Liên Hoa Vi Phụ Mẫu, Hoa Khai Kiến Phật Ngộ Vô Sanh, Bất Thối Bồ Tát Vi Bạn Lữ".

Người Phật Tử đâu có sợ cô đơn, càng một mình càng thanh tịnh càng giải thoát, bới thị phi nhân ngã bao phiền muộn giận hờn buồn ghét thương!

Mà ở một mình chưa chắc là cô đớn đấy nhé, vì mình có Tam Bảo thì làm sao mà cô đơn lẽ lôi được?

Ngược lại nhiều khi bạn bè kết lũ cho nhiều mà tâm không thanh tịnh, giận hờn ghét thương thị phi nhân ngã bao thứ chuyện, đấy chính là cô đơn đấy!

Không có chổ để quay về nương tựa thì chính là cô đơn!

Phật tử có Phật, Pháp, Tăng để quay về nương tựa thì làm gì mà cô đơn!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hôm nay tôi xin nói một vài việc về Phật và Pháp.

Pháp có hai nghĩa:

1. Con Đường đưa đến Chân Lý hay Nguyên Lý: tức là những pháp mà Chư Phật dạy cho mình vì chư Phật đã chứng được, những kinh điển mà Phật dạy củng chỉ là những "Con Đường" để đưa đến Chân Lý chứ không phải là Chân Lý. Vì vậy mà Phật ví dụ trong Kinh là "Ngón Tay Chỉ Mặt Trăng". Những lời Phật dạy giống như là ngón tay, còn Chân Lý là mặt trăng. Vậy ta nương theo lời Phật dạy, ngón tay của ngài để thấy được và trở về với chân lý mặt trăng.

2. Chân Lý hay Nguyên Lý: tức là sự thật chân tướng của vũ trụ nhân sinh, cái mà muôn đời không thay đổi.


Sâu sắc hơn:

Quy Y Pháp mới là chính yếu của Phật pháp. Bởi vì Quy Y Pháp tức gồm đủ Phật và Tăng trong đó.

Quy Y Pháp tức là trở về nương tựa với Chân Lý, sống thực với Chân Lý.

Chúng Ta Quy Y Chân Lý chứ không quy y một cá nhân nào.



Vì thế mới gọi là:

Quy Y Phật chứ không phải riêng một vị Phật nào, vì Phật là bậc Giác Ngộ.
Quy Y Pháp chư không phải riêng một Pháp nào, vì Pháp là Chân Lý.
Quy Y Tăng chứ không phải riêng một vị Tăng nào, vì Tăng là Đoàn Thể Thanh Tịnh Hòa Hợp.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »



Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Hồng Thái
Bài viết: 7
Ngày: 23/07/10 19:55
Giới tính: Nam
Đến từ: Nghệ An

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hồng Thái »

Em cũng xin mạn phép được đưa ra ý kiến của mình:

1. Nhân Duyên gì đã đưa bạn đến Phật Pháp? Hay làm sao bạn biết được Phật Pháp mà tìm đến học hỏi?

Nếu hỏi nhân duyên gì đưa em đến phật pháp thì em hoàn toàn không thể trả lời được,em cũng ko nhớ rõ lắm là tại sao em biết đến Phật Pháp nhưng em vẫn nhớ là ngay từ khi còn rất nhỏ em đã có sở thích vẻ hình của Đức Phật, xem phim Phật Giáo cũng như nghe kể các sự tích về Phật. Lớn lên một chút, khi biết đọc là em đã bắt đầu mượn các quyển sách viết về Phật pháp về đọc và cho đến tận bây giờ, mỗi lần lên Nhà Sách Thành Phố thì gian sách đầu tiên em đến chính là Phật Học sau đó mới đến các gian sách khác để mua sách phục vụ cho việc học tập.


2. Sau đó có cái gì tốt đẹp hay ho khiến quý vị phải Quy Y Tam Bảo? Tại sao quý vị Quy Y Tam Bảo?

Quy Y Tam Bảo không nhất thiết là cứ phải có cái gì hay ho, chủ yếu là phát từ tâm của mỗi người thôi.


3. Theo bạn hiểu biết, thì Quy Y Tam Bảo nghĩa là gì?

Theo em thì Quy Y Tam Bảo chính là trở về nương tựa nơi Tam Bảo. Em hoàn toàn không tán thành với ý kiến của một số người ( hoặc có thể em hiểu sai) là phải xuất gia mới gọi Quy Y Tam Bảo .


4. Thực hành như thế nào hằng ngày mới đúng thật là mình Quy Y Tam Bảo?

Cách thực hành của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, nó phụ thuộc vào điều kiện của mỗi người. Nhưng điều quan trọng nhất đó chính là Thành Tâm; em từng nghe và rất tâm đắc với câu nói: " Phật Tại Tâm" . Chỉ cần tâm luôn hướng đến Phật, luôn tròn ý niện Quy Y Tam Bảo mong sớm diệt tận cùng gốc rể vô minh .

5. Từ khi các bạn tìm hiểu Phật Pháp, Quy Y Tam Bảo, thực hành lời Phật dạy, các bạn cảm thấy thế nào? Có được chút nào lợi ích, an vui, giải thoát, hạnh phúc, thanh tịnh, sáng suốt hơn lúc chưa tìm hiểu, quy y, thực hành lời Phật dạy hay không?

Tìm hiểu Phật Pháp và thực hành lời phật dạy khiến cho tâm hồn chúng ta thanh thản, tìm đến được với điều lành, tránh xa điều ác. Biết hướng thiện, cứu người; biết yêu thương và chia sẽ; biết cảm thông với số phận của bao kiếp chúng sanh. Tự khắc sẽ thấy thanh tịnh mà thôi.


[color=#FF0000][b]Muốn ra khỏi biển luân hồi
Quả kia phải hái xong rồi đừng gieo
Dừng chân là bóng chẳng theo
Dừng tay là nghiệp chẳng đeo thân mình.[/b][/color]
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

c. Tam Quy trong Tịnh Tông: A Di Ðà Phật, kinh Vô Lượng Thọ, Bồ Tát Quán Âm và Thế Chí.

Quy y Tam Bảo nghĩa là từ hôm nay trở đi tôi phát nguyện chánh thức làm một học trò của đức Phật, tôn Phật làm thầy. Bạn phát nguyện tôn Phật làm thầy, chúng sanh trong chín pháp giới kể cả những thiên thần nhìn thấy bạn đều tôn kính bạn. Bạn là học trò của Phật, chẳng phải là người thường, đặc biệt nếu bạn là học trò của A Di Ðà Phật thì càng tôn quý hơn, hết thảy chư Phật Như Lai đều đặc biệt tiếp đãi bạn, là nể Phật A Di Ðà đấy. Nhưng bạn phải thiệt là học trò của A Di Ðà Phật mới được, nếu là giả mạo thì bạn chẳng đáng một xu. Tuy Phật, Bồ Tát chẳng trách bạn nhưng thần hộ pháp sẽ khiến bạn bị rắc rối. Thần hộ pháp là cảnh sát, là người chấp hành pháp luật, họ đối với bạn chẳng khách sáo gì cả, nếu bạn giả mạo làm đệ tử Phật thì bạn đã phạm pháp rồi.

Tôi đặc biệt kết hợp sự quy y của đồng tu chúng ta với giáo giới của Tịnh Tông. Chúng ta quy y Phật thì tôn A Di Ðà Phật làm thầy, quy y Pháp thì lấy kinh Vô Lượng Thọ làm nền tảng, đây là kinh số một của Tịnh Tông. Những lời dạy của đức Phật trong kinh chúng ta phải hiểu rõ, nhận thức, nhớ nằm lòng, và phải thực hiện những lời này trong đời sống. Chúng ta hy vọng cách dụng tâm của mình giống như đức Phật A Di Ðà; chúng ta phát nguyện cũng phải giống nguyện của đức Phật A Di Ðà, mỗi nguyện trong bốn mươi tám lời nguyện của đức Phật A Di Ðà đều nhằm đem lại lợi ích cho chúng sanh, đều chẳng vì mình. Ðức Phật A Di Ðà dạy chúng ta phải sửa đổi hết thảy tập khí phiền não từ vô lượng kiếp đến nay. Một đoạn rất dài từ phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy [trong kinh Vô Lượng Thọ] dạy về vấn đề này. Trong đó là những lời giải thích hết sức cụ thể của ngũ giới và thập thiện, chúng ta phải biết làm thế nào y giáo phụng hành, làm theo lời dạy của Phật; thực sự nương tựa thì sẽ được lợi ích!

Tăng bảo thì chúng ta học theo Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát -- Bồ Tát Tăng. Hai vị đại Bồ Tát này tượng trưng cho những gì?

Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, nói theo hiện nay thì từ bi nghĩa là quan tâm, thương mến, và giúp đỡ, trong đó hoàn toàn chẳng có điều kiện gì hết thì gọi là đại. Ðối với hết thảy người, hết thảy chúng sanh, chúng ta phải quan tâm, thương mến họ. Khi họ gặp khó khăn thì phải giúp đỡ họ, đây tức là Quán Âm. Nếu bạn thường giữ tâm niệm này để đối người, tiếp vật thì bạn tức là Quán Thế Âm Bồ Tát.

Ðại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ cao độ; tuyệt đối chẳng dùng tình cảm để xử sự, đãi người, tiếp vật, dùng lý trí mà chẳng dùng cảm tình tức là Ðại Thế Chí Bồ Tát. Ðại từ đại bi lấy trí huệ làm cơ sở, chẳng dùng cảm tình. Dùng cảm tình thì có thể có nhiều rắc rối nên phải dùng lý trí để phán đoán. Ý nghĩa của việc quy y Tam Bảo là như vậy, đây mới thiệt là chỗ quay về, nương tựa của chúng ta. Cho nên Tam Bảo trong Tịnh Tông được thể hiện qua ‘A Di Ðà Phật, kinh Vô Lượng Thọ, Quán Âm và Thế Chí Bồ Tát’. Nếu phàm phu chúng ta chẳng có nơi nương tựa thì sẽ cảm thấy trống rỗng, thiếu thốn; khi bạn hiểu được những đạo lý và phương pháp này thì bạn đã kiếm được chỗ nương tựa. Từ mê hoặc, điên đảo, sai lầm quay lại nương tựa vào Tam Bảo thì bạn mới thực sự quy y.

Trong đề kinh ‘Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác’ của kinh Vô Lượng Thọ, Thanh tịnh là Giới Học, Bình đẳng là Ðịnh Học, Giác là Huệ Học. Tam Học đầy đủ trong đề kinh này; Chẳng những Tam Học đầy đủ, Tam Bảo cũng đầy đủ, Thanh tịnh là Tăng Bảo, Bình đẳng là Pháp Bảo, Giác là Phật Bảo


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.58 khách