Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Bởi vì muốn mọi người Phật Tử chúng mình có cái hiểu biết chính chắn về việc Quy Y Tam Bảo nên mới mở topic nầy để mọi người thảo luận và rút cái hay cái đẹp của những người chia sẽ khác để hiểu biết rộng thêm.

Mọi người vào đây ắc hẳng phần đông là Phật Tử, có Quy Y Tam Bảo rồi, một số ít thì còn đang tìm hiểu, và sẽ Quy Y Tam Bảo sau. Vậy mỗi người hãy tự trình bài theo cái hiểu biết của mình mà bấy lâu mình đã Quy Y Tam Bảo để xem ta có tiến bộ chút nào không?

Cứ trả lời thẳng những câu hỏi sau đây theo cái hiểu ngay hiện tại mà bạn đang có, không lật kinh, không lật sách giảng kinh, không copy and paste cái gì hết. Chỉ ngay hiện tại cái hiểu của mình chân thật mà trả lời. Đây là học hỏi chia sẽ cứ tự nhiên, không cần biết là mình có hiểu sai hay đúng, bởi vì sau khi đọc bài của mọi người chia sẽ thì ta sẽ tự hiểu rỏ hơn, nếu sai thì mình biết sai mà sửa đổi, nếu đúng thì mình lấy đó làm nền tản vững chắc. Hãy tiếp tục chia sẽ với tinh thần hòa nhã và học hỏi, không phải để thắng thua, ai cũng đang là người học mà thì làm gì có chuyện thắng thua, cái hiểu của mình cũng đừng chắp là đúng lắm, bởi vì đúng bây giờ mà mê muội sau nầy khi trí tuệ phát triển thì nhìn lại cái hiểu nầy chẳng là gì cả.

1. Nhân Duyên gì đã đưa bạn đến Phật Pháp? Hay làm sao bạn biết được Phật Pháp mà tìm đến học hỏi?

2. Sau đó có cái gì tốt đẹp hay ho khiến quý vị phải Quy Y Tam Bảo? Tại sao quý vị Quy Y Tam Bảo?

3. Theo bạn hiểu biết, thì Quy Y Tam Bảo nghĩa là gì?

4. Thực hành như thế nào hằng ngày mới đúng thật là mình Quy Y Tam Bảo?

5. Từ khi các bạn tìm hiểu Phật Pháp, Quy Y Tam Bảo, thực hành lời Phật dạy, các bạn cảm thấy thế nào? Có được chút nào lợi ích, an vui, giải thoát, hạnh phúc, thanh tịnh, sáng suốt hơn lúc chưa tìm hiểu, quy y, thực hành lời Phật dạy hay không?

Cứ chân thật mà trả lời, vài hàng mỗi câu hỏi cũng được, một đoạn mỗi câu hỏi củng được.

Rất cám ơn sự chia sẽ của mọi người, giúp tôi hiểu thêm từ mọi người.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nxphong
Bài viết: 11
Ngày: 06/04/10 21:03
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi nxphong »

Tôi xin trả lời theo hiện tại của cá nhân tôi:
1.Nhân Duyên gì đã đưa bạn đến Phật Pháp? Hay làm sao bạn biết được Phật Pháp mà tìm đến học hỏi?
- Tôi làm ăn bị lừa lọc, tình hình kinh doanh công ty đang đi xuống. Tôi chán nản, nhận thức ra nhiều điều của cuộc sống nên tôi đọc kinh Phật, chú Phật đã trong thâm tâm thanh thản, cầu mong công ty tôi đi lên, cầu mong gia đình tôi ( nội, ngoại ) sức khỏe bình an........ Tôi biết Phật Pháp từ lúc còn rất nhỏ, vì gia đình tôi theo Đạo Phật. Lúc còn rất nhỏ, tôi đã thuộc bài tán dương Đức Thế Tôn.

2.Sau đó có cái gì tốt đẹp hay ho khiến quý vị phải Quy Y Tam Bảo? Tại sao quý vị Quy Y Tam Bảo?
- Như đã trình bày, từ lúc còn rất bé, tôi đã được gia đình cho Quy Y Tam Bảo. Và 2 tháng gần đây, tôi mới chiêm nghiệm và tìm hiểu về Phật Pháp sâu hơn, hiểu biết hơn, chính chắn hơn khi mình đã là một Phật Tử.
3.Theo bạn hiểu biết, thì Quy Y Tam Bảo nghĩa là gì?
- Quy y tam bảo: Quy Y Phật, Pháp, Tăng.
4.Thực hành như thế nào hằng ngày mới đúng thật là mình Quy Y Tam Bảo?
- Hàng ngày, sáng và tối, tôi dành 45 phút mỗi thời để sám hối tội nghiệp của tôi....., Là một người kinh doanh, và đang là Phật Tử, tôi luôn nghĩ rằng, Đức Phật, Bồ Tát đang ở trên đầu của tôi, nên phần nào tôi hạn chế đến mức có thể để Tham, Sân, Si không trỗi lên.Khi trước, gặp một vị sư khuất thực, tôi không để ý. Nay, thì tôi đã cúng dường vị sư ấy, và chấp tay niệm A Di Đà Phật khi gặp vị sư ấy. Và tôi được vị sư ấy, cho tờ giấy ghi là: Chí Tâm Thành Đạo

5.Từ khi các bạn tìm hiểu Phật Pháp, Quy Y Tam Bảo, thực hành lời Phật dạy, các bạn cảm thấy thế nào? Có được chút nào lợi ích, an vui, giải thoát, hạnh phúc, thanh tịnh, sáng suốt hơn lúc chưa tìm hiểu, quy y, thực hành lời Phật dạy hay không?
- Tôi nghỉ rằng, thời gian 2 tháng để tôi niệm chú Phật ( Lục tự đại minh + Phổ cứu độ mẫu), tâm tôi thanh thản hơn. Khi cơn giận, nổi nóng lên thì tôi đã phần nào hạn chế được nó.

Đây là những gì trải nghiệm chân thật của tôi. Nếu có gì sai sót, mong huynh Thánh Tri chỉ giúp. Đa tạ huynh.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Rất cám ơn sự chân thành của ông. Để mọi người có diệp chia sẽ thì chúng ta sẽ hiểu thêm về việc Quy Y Tam Bảo của người khác, để bồi đắp kiến thức và làm nền tản cho chính mình trên bước đường Quy Y Tam Bảo, tu đạo giác ngộ giải thoát.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

1)- Nhân duyên: TN xa quê hương trên 20 năm, năm 1989 về thăm nhà, trong một lần ngồi nghe Ba mình tụng kinh Kim Cang, khi hết bài tụng thì biết mình đã khóc. Ba nói:_ đi theo con đường của Ba đi con_ . Từ đó TN tìm đến Phật Pháp qua sách vở, Kinh Điển, Và có nhận ra chính tâm mình hầu như hướng nhiều về Pháp Hành hơn Pháp Học. Nhưng cũng biết Hành mà không Học là Hành mù, nên vừa Hành và vừa Học. Quyển sách đầu tiên đọc là Đức Phật và Phật Pháp. Không hiểu gì nhiều nhưng cứ say mê.

2)- Tuy biết đôi chút Phật Pháp, thành tâm hộ niệm A Di Đà Phật cùng Ban Hộ Niệm địa phương cho những trường hợp cận tử, nhưng khi về nhà thì luôn luôn có cảm giác một cái gì thiêu thiếu ở trong tâm. Năm 2006 tham dự khóa tu Vô Ngã, chính lần này TN đã tìm ra được con đường trở về nhà, chính là phương tiện hành thiền. Sau khóa tu xin với Thầy cho Quy Y Tam Bảo.

3)- Quy Y Tam Bảo là trở về với Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo, trọn niềm tin vào Chánh Pháp để học và hành, khị đã có niềm tin vững mạnh vào Pháp, thì đồng thời có niềm tin sâu sắc vào Phật và Tăng.

4)- Thực hành: Trong đời sống nguyện giữ trọn Ngũ Giới. Lạy Phật, hành Thiền, cố gắng để mỗi ngày mỗi không mong cầu, ham thích (kể cả mong cầu chứng đạt) , bỏ chút thời giờ để học thêm Phật pháp, hiện giờ TN đang học kinh Kim Cang. Học thêm những Pháp mà trong khi Hành bị "mắc kẹt" hoặc chưa thấu hiểu.

5)-Từ khi hiểu Phât Pháp, Quy y Tam Bảo, hành theo lời Phật dạy, thì tâm rất thanh thản; ít suy nghĩ; về vật chất thì muốn bỏ bớt chứ không còn muốn thêm vào; không còn lo lắng, mơ tưởng những tương lai huy hoàng cho con cái, biết dạy các con sống, làm và học sao cho tốt đẹp trong hiện tại chính là lo cho tương lai; các cháu đã biết ngồi thiền khoảng 15 phút mỗi ngày và tự nhìn vào Phật Thích Ca trên bàn thờ, mỗi khi chúng bị la trách. Người bạn đời sau đó cũng tu tập, và giờ đây chúng tôi là bạn đạo.

Vài hàng kính chia xẻ. TN


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Theo lời trình bài của hai vị, chúng ta có thể tạm hiểu như vầy:

1. Có "Nhân Duyên" mới giúp mình tìm đến Phật Pháp.

2. Khi biết Phật Pháp thì chính mình "Tự Nguyện" Quy Y Tam Bảo, chứ không phải do một người nào ép buộc.

3. Quy Y Tam Bảo là Quy Y Ba Ngôi Báo Phật, Pháp, Tăng.

4. Cách thực hành của quý vị là Sám hối, hành thiền, tụng chú, Đọc, Tụng, Học Kinh Phật.

5. Từ khi đến tìm hiểu học tập và thực hành Phật Pháp thì mọi người cảm thấy an lạc thảnh thơi hơn, bớt tham sân si.

Tôi rãnh sẽ triễn khai thêm.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Nguyen_khoa
Bài viết: 184
Ngày: 11/01/10 05:54
Giới tính: Nam
Đến từ: tp Ho Chi Minh

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen_khoa »

tangbong Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tangbong Cũng như chư vị DH ở đây,tôi cũng là 1 người con Phật.Đối với tôi thì Phật Pháp thật nhiệm mầu,ko có những giáo lý chân thật của chư Phật,thầy tổ thì tôi ko biết bản thân mình sẽ là 1 người thế nào
Nhân duyên gì đưa tôi đến với Phật pháp: Hồi đó bản thân tôi rất sùng bái sự mầu nhiệm và linh ứng,rồi tìm đến với Đạo Phật qua những câu thần chú và thấy oai lực vô cùng to lớn nên khiến bản thân tôi ham muốn ngày đêm trì chú tụng kinh,rồi bản thân tôi chập chững đến chùa,với 1 ý nghĩ đơn giản là làm sao có nhiều phước báo để sau này làm giàu rồi và để tiêu nghiệp của mình đã tạo ra.Càng dến chùa gần Phật gần Pháp thì tôi mới hiểu ra rằng,sự mầu nhiệm của Phật Pháp ko phải là cái gì đó ghê gơm oai thần,mà cái quan trọng của đạo Phật là giúp con người ta bớt đi nhiều fien não,sống an lạc và giải thoát mọi đau khổ
Tại sao muốn dc quy y: Niềm đam mê và niềm tin vào Phật pháp khiến cho tôi thêm vững lòng hơn trong cuộc sống,Phật pháp như thay đồi đời tôi,nay tôi muốn dc quay về nương tựa Tam Bảo,
Thực hành: Đối với tôi,sống dc 1 ngày thì ráng tu 1 ngày,nói thì dễ lắm như mấy ai có thể làm dc,cuộc sống nó xoay vòng lôi kéo bản thân mình chạy theo Tham,sân,si khiến cho thân,khẩu,ý tạo nghiệp.Chính bản thân tôi nhiều mất đi chánh niệm cảm thấy hổ thẹn vì nghiệp mình tạo ra.Hằng ngày tôi chỉ ráng niệm Phật để giúp mình thức tỉnh trong mọi hành động suy nghĩ của mình,sám hối tội lổi mình gây ra,nếu rãnh thì tụng kinh hồi hướng,và hằng ngày mua 5000_10000 cá để phóng sanh.Nguyện giữ trọn lòng tin,lấy tín nguyện,hạnh làm hành trang mà về cõi Phật tangbong Nam Mô A Di Đà Phật tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Có "Nhân Duyên" mới giúp mình tìm đến Phật Pháp.

Lành thay chư Phật Tử!

Phật dạy trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương: "Thấy được kinh Phật là khó, Sinh vào thời có Phật là khó". Hoặc cũng có câu: "Nhân thân nan đắc, Phật Pháp nan văn" (được thân người là khó, được nghe phật pháp là khó".

Mà đời nầy chúng ta được sanh làm người, lại được gặp Phật Pháp thì thật không gì khó hơn. Nếu không từng gieo trồng nhiều thiện căn, nhiều nhân lành với Phật Pháp trong các thời quá khứ, thì làm sao mà có được cơ hội quý hiếm nầy!

Nay cái "nhân" có và cái "duyên" cũng có, kết "quả" là mình được làm người và được gặp Phật Pháp. Do vậy đến với Phật Pháp cũng không ngoài hai chữ "Nhân Duyên". Nên biết rằng người có nhân duyên với Phật Pháp thì có thể cứu, người không duyên thì khó cứu được. Vì vậy tuy đức Phật Thích Ca Mâu Ni là đấn Đại Từ Thế Tôn, Đại Giác Thế Tôn thị hiện ở xứ Ấn Độ gần 3000 năm về trước mà cũng chỉ độ được những người có duyên, vẫn có rất nhiều người ở xứ Ấn Độ thời Phật còn tại thế mà không nghe được tên Phật, không gặp được chánh pháp của Phật, dẫu có thấy có nghe, cũng chưa hẳng tin nhận theo học tu hành. Đấy là những người vô duyên, tức là những người chưa từng trồng căn lành với Phật Pháp.

Trên đời nầy, muôn loài muôn vật có đều do nhân duyên đầy đủ hòa hợp mà giả hiện. Không có vật gì có mà không phải là do Nhân Duyên! Có thể nói giáo pháp cả một đời đức Thế Tôn được gắn liền với hai chữ "Nhân Duyên" nầy.

Thế Nhân Duyên là gì?


Chúng ta có thể tạm hiểu như thế nầy:

Chữ "Nhân" có thể hiểu là hạt giống, là cái duyên CHÍNH.
Chữ "Duyên" có thể hiểu là những cái duyên Phụ giúp hạt giống chính nẩy nở.

Thí dụ: hột mít là cái nhân chính mới có cây mít và trái mít sau nầy. Còn đất, nước, người trồng mít, ánh mặt trời v.v... là duyên phụ để giúp cho hạt mít trưởng thành cây mít và kết thành hoa quả.

Đấy chỉ là tạm ví dụ, tam nói vậy thôi cho dễ hiểu về hai chữ Nhân Duyên, chứ kỳ thật đố ai tìm rỏ được nhân duyên!

Vì sao thế? Bởi vì:

1) Nhân Duyên Trùng Trùng! Nhân Duyên nầy chồng lên Nhân Duyên Khác, Nhân nầy lại là Duyên của kia, Duyên kia là Nhân của nầy.

2) Nhân Duyên chính nó cũng không thật có! Các nhân, các duyên vốn là giả thì nhân duyên làm sao thật được!

Tạm nói ngắn gọn và tóm lược thế ở đây.

Trở lại vấn đề.

Thế thì Nhân Duyên có đủ mình mới được thân người và được biết Phật Pháp. Như vậy thì thật là quý lắm! hiếm có lắm!

Chúng ta đã biết Nhân Duyên nầy khó có được và quý hiếm lắm, thì chúng ta phải thuận theo nhân duyên đã đến mà nắm chặc lấy cơ hội quý hiếm nầy, cũng như hoa nở trong vườn thật đẹp cũng là do nhân duyên khó có được, ta không nên cắc bỏ, mà cứ đệ nó tự nhiên, và mình cứ thưởng thức cái hoa đó. Quán sét nhân duyên rỏ ràng từ đâu mà có hoa nầy, thì chúng ta mới biết quý vạn vật ở bên mình, không xem thường mọi loài mọi vật mình có nhân duyên được biết được gặp.

Tôi nói vậy quý vị chớ hiểu lầm là tôi bảo quý vị "Chấp vào mọi thứ trên đời sai mê đắm đuối chúng"! Cái nghĩ như vậy là sai lầm!

Đã biết rằng mọi vật trên đời là do Nhân Duyên giả hợp mà có. Thế thì dĩ nhiên nó sẽ có ngày hủy diệt, thì tại sao còn đi chấp chặc, sai mê đắm đuối chúng làm cái gì?

Mà ý tôi nói đây là quý vị quán Nhân Duyên, ý thức được nhà cửa ruộng vườn, vợ chồng con cái, bạn bè, v.v.... đều là nhờ "Nhân Duyên" mới có được, mới hội ngộ và gặp nhau. Thế thì dù là gặp nhau lành, hay gặp nhau để đồi nợ dữ với nhau thì đó cũng là do nhân duyên thôi. Có rồi sẽ không, hợp rồi sẽ tan. Như vậy chấp nhứt với nhau để làm gì, mà ngược lại phải biết quý cơ hội gặp nhau do nhân duyên nầy, vì biết rằng một ngày kia sẽ tan ra, không còn gặp lại. Thế thì sống trong hiện tại phải an hòa, quý tiếc, đừng nên dùng thời gian để tranh hơn thua, cảnh nhau, cải vả v.v... Cũng có thể nhờ quý tiếc mà người nghịch mình cũng trở thành người thuận, bạn tốt.

Nếu ai cũng hiểu hai chữ "Nhân Duyên" khó gặp nầy thì mới biết quý lẫn nhau. Và cũng hiểu gặp nhau là do nhân duyên, sau nầy ra đi thì cũng là chuyện thường, không chấp nhất, xã, không đau khổ nhiều, vật đến thì quý tiếc chiêm ngưỡng, vật đi thì thôi, nhưng còn vật khác bên cạnh. Sống như vậy phải chăn thảnh thơi nhẹ nhàn hơn không? an lạc hạnh phúc hơn không?

Có nhiều khi hoa ngoài vườn nở, quý vị xem thường, không quý tiếc, nhưng đó có đó để mình thưởng thức ngắm nhìn cũng là một cái nhân duyên không nhỏ, khó được lắm!

Tôi nói nhân duyên không nhỏ nghĩa là nhiều nhân nhiều duyên lắm chằng chịt với nhau mà được chứ không phải một nhân một duyên đâu!

Không chỉ loài hoa, mà ngay cả mọi vật, mọi người xung quanh quý vị cũng thế, cũng đều có nhân duyên không nhỏ, khó được gặp lắm!

Rồi đây, Phật Pháp cũng lại như thế cũng đều có nhân duyên không nhỏ, khó được gặp lắm! Chúng ta cũng phải biết quý tiếc cái nhân duyên được làm người và được gặp biết Phật Pháp. Nắm lấy cơ hội nầy để tìm hiểu, học hỏi, và đem Phật Pháp áp dụng vào đời sống để chuyển hóa thân tâm, từ ác thành thiện, từ tà thành chánh, từ mê thành ngộ.

Chúng ta hội ngộ như thế nầy ở đây cùng nhau học tập cũng là do nhân duyên không nhỏ, khó được lắm vậy! Cớ gì chẳng biết quý tiếc, ngược lại cải vả với nhau, hơn thua với nhau, giận hờn với nhau để làm gì mất thời gian. Ngược lai sáo không quý tiếc nhân duyên gặp gỡ mà học tập Phật Pháp hòa nhã với nhau?

Hôm nay đến đây thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Xuân đã về,
muôn hoa cùng đua nở

Hãy ngắm nhìn,
cảnh đẹp của nhân duyên

Nên quý tiếc,
những gì nhân duyên tạo

Là bởi vì,
chẳng phải một nhân duyên

Nhưng chẳng bảo,
là chấp chặc không buông

Vì vạn vật,
do nhân duyên hòa hợp

Vậy mai nầy,
tất phải có biệt ly

Còn đâu nữa,
mà sai mê đắm đuối


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Xin cám ơn Thánh_Trí. Thật quả là nhân duyên hội ngộ này không nhỏ, nếu biết quí những gì có được ỏ hiện tại, thì không lo sợ những gì sẽ mất ở tương lai. TN cũng bắc chước Thánh_Trí thân kính tặng Quí vị 4 câu thơ dưới đây :

Ai hay hoa lại nở trong tâm,
Không hương, không sắc, một thể đồng,
Không sanh, không diệt, không ngày tháng.
Hoa nở bao lần, vẫn chữ Không.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
không hoa hiện ở tâm không
phải chăng duyên khởi cũng đồng giả danh?
:D


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

2. Khi biết Phật Pháp thì chính mình "Tự Nguyện" Quy Y Tam Bảo, chứ không phải do một người nào ép buộc.

Phật Pháp rất là tự do, ai muốn đến thì đến, ai muôn đi thì đi. Phật không bắc buộc phải theo Phật. Nếu ta nhận thấy lời Phật dạy có lý, hữu ích giúp mình và người được an lạc, giải thoát, giác ngộ thì mình theo. Nếu không mình có quyền không theo.

Không ai ép buộc quý vị phải theo Phật Pháp, quy y Tam Bảo. Chỉ tự mình quý vị tự ý, tự nguyện mà làm đó thôi!

Cho nên đến với Phật Pháp rồi thì đừng có trách móc, có đòi hỏi cái gì như là bắc buộc phải giảng và giải thích theo Khoa Học, thế giới hình thành như thế nào, vũ trụ có từ bao giờ, cứu chửa bệnh tật thế gian để sống hoài không chết v.v.. những câu hỏi vớ vẩn vô ích chẳng giúp gì cho việc giải thoát giác ngộ cả.

Nếu Phật Pháp không trả lời được những câu hỏi vớ vẩn của quý vị thì quý vị sẽ bỏ đi tầm đạo khác?

À vậy thì quý vị tự do đi, không ai bắc buộc quý vị cả! Đến là do quý vị, mà đi cũng là do quý vị mà thôi!

Nhưng đã tự nguyện theo tu học Phật Pháp rồi thì phải cố gắng học gắng tập theo lời dạy của Phật.

Phật Pháp chú trọng hai chữ "Nhân Duyên".

Người học Phật thường hay quán các pháp do Nhân Duyên hòa hợp mà có, rồi lại do nhân duyên biệt ly mà không. Cho nên không cố chấp đấm nhiễm, luôn thấy rỏ ràng, buông xã.

Thế thì việc đến với Phật pháp của quý vị, rồi việc rời khỏi của quý vị cũng là do nhân duyên hòa hợp và biệt ly mà thôi. Chuyện quá bình thường, có gì mà buồn giận thương ghét!

Quý vị Phật tử cũng phải tập như vậy, bởi vì tôi thấy còn nhiều Phật tử thấy ai đến với Phật Pháp thì vui khen ngợi, ai rời khỏi Phật Pháp thì chỉ trích, chê bai, nói sấu, nói những lời tạo nghiệp!

Đến thì đến, đi thì đi, có cái gì đâu mà khổ sở!

Người ta xuất gia, hay người ta hoàn tục thì đó là chuyện của người ta, nhân duyên đến đi đó mà! Quý vị cần gì phải theo đó mà buồn vui giận ghét thương! Vậy là chưa quán kỹ Nhân Duyên rồi đó! ngay chổ quý vị buồn vui giận ghét thương, khen chê là phải tu sửa lại!

Quý vị đến với diễn đàn nầy cũng là tự nguyện đến, rồi quý vị giận bỏ đi hay bất kỳ lý do gì bỏ đi cũng là tự nguyện. Không ai có thể ép buộc quý vị, chỉ là do chính quý vị lựa chọn mà thôi!

Cho nên tôi nói thường quán các pháp do Nhân Duyên Sinh, rồi do Nhân Duyên Diệt, nó hay vô cùng! nó giúp chúng ta giải thoát an lạc tự tại giác ngộ vô cùng!


Là Phật Tử thì phải từ căn bản nầy mà tu! Tiểu Thừa hay Đại Thừa đều tu pháp nầy!

Tôi rất mong mọi người cô gắng hằng ngày thường hay tu "Quán Nhân Duyên".

Quơ đại một vật gì cầm được, hay mắt mở thấy cái hình vật gì nên quán "Nhân Duyên" chúng từ đâu có, nhân gì, duyên gì hòa hợp mà thành, đã do nhân duyên hòa hợp thành thì mai nầy cũng do nhân duyên biệt ly mà mất. Quán sét kỷ càng. Ngồi quán sét, đi quán sét, đứng quán sét, nằm quán sét đều được cả. Đừng nhắm mắt tưởng tưởng, mà phải mở mắt nhìn thẳng vào đối tượng quán, nếu vật có thề cầm được thì cầm mà ngắm nhìn tư duy quán sét như cây viết, tiền giấy, nhẫn vàng v.v...

Hằng ngày chỉ cần chọn một vật để quán cũng được, rồi vẫn cứ tu theo pháp môn mình đã chọn. Lâu ngày thì quý vị sẽ thấy an lạc thảnh thơi giải thoát, giác ngộ ra nhiều lắm!

Mong là quý vị phải tập làm, đừng chỉ nghe tôi nói.

Hãy nghe bài kệ:

Phật pháp đến đi đều tự tại
Chẳng ràng chẳng buộc chẳng sầu đau
Hãy quán Nhân Duyên tan rồi hợp
Các pháp vốn không vốn chẳng không

Chúc quý vị an lạc!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

3. Quy Y Tam Bảo là Quy Y Ba Ngôi Báo Phật, Pháp, Tăng.

Đã như quý vị thật sự tự nguyện Quy Y Tam Bảo rồi, không phải ai ép buộc quý vị cả, quý vị chịu quy y tam bảo rồi, thì chúng ta tiếp tục học.

Vậy thế nào là:

1. Quy y Phật Bảo?
2. Quy Y Pháp Bảo?
3. Quy Y Tăng Bảo?

Mời quý vị tiếp tục chia sẽ.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách