Phật bảo Vô Thường !

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Phật bảo Vô Thường !

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Bạn hãy quán xét sự VÔ THƯỜNG ngay trong cuộc sống của bạn, lợi ích rất lớn!

Đức Phật đã dạy: KHỔ - KHÔNG - VÔ THƯỜNG - VÔ NGÃ.

Hãy khéo quán xét và thường xuyên cho đến thuần thục thì ngại gì không giải thoát.


Lê Công Danh
Bài viết: 6
Ngày: 02/06/10 20:49
Giới tính: Nam
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Phật bảo Vô Thường !

Bài viết chưa xem gửi bởi Lê Công Danh »

Vô thường là sự biến đổi không ngừng của mọi vật, là một sự thật. Bạn hãy quán xét trong cuộc sống xung quanh xem. Vì dụ bạn hãy xem nhận thức của bạn so với cách đây 10 năm, hãy xem các mối quan hệ cảu bạn so với cách đây vài năm, hay là bạn hãy xem một trái xoài trong vườn chẳng hạn, không bao giờ nó ở trên cây mãi, bạn không hái, ngày nào đó nó cũng rụng....và nhiều thứ khac nữa, vô thường là vậy. Tuy nhiên sống thì cần vươn lên, theo tôi thì mình cố gắng và bắt mọi việc phải theo đúng ý mình thì mới đi ngược vô thường, nhưng nếu cố gắng hết mình và kết quả xảy ra là tùy duyên thì đúng với nghĩa vô thường. Ví như bạn trồng cái cây trong vườn nhà, bạn cố chăm sóc cho nó, bón phân...còn việc lớn nhanh chậm thì tùy duyên vậy, mình chờ kết quả thôi. Bạn bệnh thì đi chữa bệnh, còn chữa hết không hay khi nào bị bệnh tiếp thì đành chấp nhận vậy (khi đó đi chữa tiếp), chứ không phải khi bạn bệnh, bạn nói là "vô thường mà", thì dễ chết lắm đó :D ,. Có gì momng mọi người góp ý :D


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật bảo Vô Thường !

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

luân hồi sinh tử
Sanh rồi lại chết, chết đi rồi lại sanh cứ mãi mãi như thế trong sáu đường (trời, người, atula, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục). Đời nay làm người, chết đi do nghiệp duyên gì đó mà có thể đọa làm súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục (ba đường ác), hoặc có khi sanh lên cõi trời, atula, hoặc làm người trở lại (ba đường lành). Sự tuần hoàn sống rồi chết, sanh rồi diệt như thế mãi ra vào trong Lục Đạo thì gọi là Luân Hồi.

Luân là bánh xe
Hồi là trở lại

Chỉ cho sự tuần hoàn luân chuyển của sanh diệt sống chết trong sáu đường không ngừng nghĩ.

Sự sanh rồi chết, chết rồi sanh thì có thể tìm hiểu qua Thập Nhị Nhân Duyên. Mỗi một thứ nhân duyên trong 12 Nhân Duyên, cái nào cũng là nhân, là duyên cho tất cả 12 nhân duyên. Muốn bắc đầu từ đâu cũng được. Thường thì bắc đầu từ Vô Minh. Ở đây không đi chi tiếc. Xin tự tìm đọc 12 nhân duyên hay quyển "Phật Học Phổ Thông" của cố HT Thiện Hoa.

Ở đây xin lấy Vô Minh trong 12 Nhân Duyên mà tạm bàn luận.

Nói chung là do Vô Minh mà ta phải chịu sanh tử và luân hồi trong sáu nẻo.

Vô Minh nghĩa là không sáng tức đồng nghĩa với tối tâm, mờ mịt, ngu si, không có trí tuệ.

Vô Minh rộng lớn lắm, không thể nào nói hết cho được hai chữ "Vô Minh" bởi vì Từ Vô Thủy đến nay chúng ta bị vô minh che lắp tâm tánh đến trùng trùng điệp điệp hàng hàng lớp lớp dầy đặc.

Gở hay làm sạch cái lớp vô minh nầy thì vẫn còn lớp vô minh khác.

Bồ Tát còn phải tiếp tục phá sạch vô minh hoặc kia mà!

1. Kiến Hoặc
2. Tư Hoặc
3. Trần Sa Hoặc
4. Vô Minh Hoặc

là những hoặc mà người tu hành cần phải phá sạch mới viên thành Chánh Giác. Mà trong mỗi hoặc đó lại có nhiều những hoặc khác nữa nhiều lắm!

Kinh Lăng Nghiêm, Phật bảo ông Anan "Các ông là loại người mê nhiều lớp". :) Nói Các ông mà cũng tức là nói chúng mình đấy!

Không biết Phật, Pháp, Tăng là Vô Minh
Không biết Ngũ Giới (vì sát, đạo, dâm, vọng) là Vô Minh
Không biết Thập Thiện là Vô Minh
Không biết Tứ Đế (và Bát Chánh Đạo) là Vô Minh
Không biết Tứ Vô Lượng Tâm (từ, bi, hỷ, xã) là Vô Minh
Không biết Thập Nhị Nhân Duyên là Vô Minh
Không biết Lục Ba La Mật (cho đến Thập Ba La Mật) là Vô Minh
Không biết Tâm Tánh Bồ Đề là Vô Minh

Nói chung, không biết, không tu Văn Tuệ, Tư Tuệ, Tu Tuệ là vô minh

Nói chung, muốn hết vô mình thì phải tu học Phật Pháp, phải Văn, phải Tư, phải Tu!


Phải rèn luyện và chuyển hóa Thân, Khẩu, Ý (ba nghiệp) từ bất thiện cho đến hoàn thiện.

Khi hết vô minh rồi thì ta mới có thể hoàn toàn giác ngộ, mà khi ta đã hoàn toàn giác ngộ thì ta mới hoàn toàn giải thoát.

Hôm nay đến đây thôi. Kỳ tới sẽ nói về vì sao ta bị sanh tử và luân hồi? (nói thêm phần vô minh)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Phật bảo Vô Thường !

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cảm ơn công sức của Thánh_Tri. =D>
A Di Đà Phật kinhle


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Phật bảo Vô Thường !

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

bài viết của đ/h THANH TRI CHÍNH XÁC XIN tặng đ/h 10 tangbong


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật bảo Vô Thường !

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thánh_Tri đã viết:Kỳ tới sẽ nói về vì sao ta bị sanh tử và luân hồi? (nói thêm phần vô minh)
Luân Hồi Theo Kinh Lăng Nghiêm (dịch bởi Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám):
Phật dạy: "Hay thay, A-nan, các ông nên biết hết thảy chúng-sinh từ vô-thủy đến nay sống chết nối luôn, đều do không biết thể-tính trong-sạch sáng-suốt của thường-trụ chân-tâm mà lại chỉ dùng các vọng-tưởng, vì vọng-tưởng đó không chân-thật nên mới có luân-hồi.
Vì sao chúng ta có sinh tử luân hồi?

Chỉ vì không biết được chân tâm thường trụ thể tánh tịnh minh của mình, mà chạy theo vọng tưởng điên đảo. Đã là tâm vọng tưởng thì không chân thật, sanh diệt luôn luôn, theo cái tâm sanh diệt luôn luôn thì phải theo nó mà sinh tử luân hồi.


Phật bảo ông A-nan: “Tất-cả chúng-sinh từ vô-thủy đến nay điên-đảo nhiều cách, giống nghiệp tự-nhiên nhóm lại như chum quả ác-xoa. Những người tu-hành không thành được đạo vô-thượng Bồ-đề, đến nỗi lại thành Thanh-văn, Duyên-giác hoặc thành ngoại-đạo, chư Thiên, Ma-vương hay bà con Ma, đều do không biết hai chữ cỗi-gốc, tu-tập sai lầm, cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dầu trải qua nhiều kiếp như vi-trần, rốt-cuộc vẫn không thể thành được. Thế nào là hai thứ cỗi-gốc? A-nan, một là cái cỗi-gốc sống chết vô-thủy, tức như ông ngày nay cùng các chúng-sinh dùng cái tâm phan-duyên mà làm tự-tính. Hai là cái thể bản-lai thanh-tịnh Bồ-đề Niết-bàn vô-thủy thì như hiện nay cái tính bản-minh thức-tính của ông, sinh ra các duyên ma lại bị bỏ rơi. Do các chúng-sinh bỏ rơi cái bản-minh ấy nên tuy cả ngày sống trong tính bản-minh mà không tự-giác, oan-uổng vào trong lục đạo.

Từ vô thỉ đến nay, chúng sanh ai ai cũng bị điên đảo nhiều cách, tu hành sai lầm không thành được Phật Quả là vì không biết hai thứ cội gốc.

1. Cội gốc Vô thủy sinh tử
2. Cội gốc Vô thủy Bồ Đề

Vì sao gọi là cội gốc vô thủy sinh tử? bởi vì từ vô thủy chúng sanh dùng cái tâm phan duyên mà làm tự tánh của mình, theo tâm phan duyên sinh diệt mà có sanh tử luân hồi.

Vì sao gọi là cội gốc vô thủy Bồ Đề? bởi vì từ vô thủy chúng sanh đã có sẵn cái tâm tánh Bồ Đề mà do chạy theo tâm phan duyên mà bỏ rơi đánh mất.

Cả ngày sống trong tính bản minh mà không tự giác, chạy theo vọng tưởng, Vì vậy mà oan uổng luân hồi sinh tử, ra vào trong Lục Đạo (sáu đường).

Ví dụ:

Con mắt thấy cô gái đẹp hay chàng trai tuấn tú thì tâm phan duyên ra bên ngoài mà khởi bao thứ tâm ưa thích, ái yêu. Ngay khi khởi tâm ưa thích là cái sắc của cô gái hay chàng trai đã lôi mình đi luân hồi sanh tử rồi! Cái tâm ngay lập tức đã bị luân hồi sanh tử rồi, chưa nói đến cái thân.

Rồi đòi yêu cho bằng được, hai bên thề non hẹn biển, nói những lời giả dối gạt nhau "anh yêu em cho đến nước cạng đá mòn cũng không phai", hay "em yêu anh mãi mãi" v.v...

Lấy nhau vài năm thì từ từ tan rả, cãi vả nhau, thập chí đánh nhau, ngoại tình, yêu người khác, ly dị v.v...

Ôi ngoài đời đầy khắp những chuyện như thế!

Chính vì sự hận thù của đời nầy, mà lại làm cái nhân sinh tử tìm nhau trả thù đời sau. Thế thì thử hỏi thề non hẹn biển có phải là gạt nhau chẳng?

Kinh Vô Lượng Thọ dạy:
Người sống trong cõi đời, cha con, anh em, vợ chồng, họ hàng, nội ngoại, phải kính thương nhau, không được tị hiềm, nên giúp đỡ lẫn nhau, không được tham xẻn; phải giữ hòa thuận, vui vẻ từ lời nói đến cử chỉ không nghịch chống nhau, không lòng tranh chấp, hận thù. Lòng tranh chấp, oán hận trong cõi đời này, chỉ nóng lên một chút mà trở nên thù oán dữ dội đến đời sau. Vì gây oán thù nên mưu hại lẫn nhau, tuy hiện tại không hành động ngay được, nhưng sự dồn nén vào cay độc của oán hận trong tinh thần, khiến khắc ghi trong tạng thức chẳng rời nhau được. Do đó, khi chết đi, cùng lúc tái sinh tìm nhau báo oán, trả thù!
Dù có thật yêu nhau đến trọn đời, thì cũng phải chia ly vì sanh ly tử biệt, đâu thể nào mãi mãi yêu nhau. Đời nầy yêu nhau, đời khác sẽ là kẻ thù của nhau, mãi mãi tuần hoàn ân ân oán oán duyên duyên nợ nợ chẳng lúc nào ngừng nghĩ.

Kinh Vô Lượng Thọ dạy:
Người đời thường thương yêu dây dưa ham muốn, nên trôi lăn trong vòng sinh tử, lại sinh một mình, tử một mình, đi một mình, lại một mình, buồn khổ hay vui sướng tự mình làm mình chịu, chẳng ai thay thế được. Thiện ác biến hóa, họa phúc đi theo, sinh vào chốn khác, mờ mờ mịt mịt, chẳng hay biết được; mỗi người mỗi ngả, vĩnh viễn chia lìa, mong gặp lại nhau, thật khó lắm vậy! Nay được gần gũi, sao chẳng bỏ mọi chuyện vô ích, gắng sức chuyên cần tu thiện, lúc còn khỏe mạnh tinh tiến nguyện độ chúng sinh để được thọ mệnh lâu dài.

Lợi ích như thế, sao chẳng cầu đạo vô thượng mà còn đợi chờ chi nữa? Người đời thường chẳng tin làm lành thì gặp lành, tu đạo sẽ chứng đạo; chẳng tin bố thí thì được phúc, người chết lại sinh ra. Vì không tin thiện ác, cho mình là phải, lại nghe lời nhau, từ cha đến con, kẻ trước người sau, tổ tiên ông bà, chẳng biết đạo đức; thần thức ngu tối, tâm ý nhiễm ô, chẳng hiểu sinh tử, thiện ác, cát hung, họa phúc thế nào, nên hành động liều lĩnh. Sống chết lẽ thường, cùng nhau nối tiếp. Hoặc cha khóc con, hoặc con khóc cha, vợ chồng anh em thương khóc lẫn nhau. Tráo trở trên dưới, cội rễ vô thường, đều phải đi qua, chẳng giữ thường được. Lời Phật dạy bảo, ít người chẳng tin, cho nên trôi quanh trong đường sinh tử; không bao giờ ngừng. Những người như thế, đần độn ngu tối, chẳng tin kinh pháp, tâm không lo xa, ý khoái lạc thú, ngu si mê hoặc, ham dục tham tài, kiêu căng giận dữ. Ðó là vì chẳng hiểu đạo đức tu hành đắc đạo, nên chịu ác thú, sinh tử không cùng, thật đáng thương thay!
Yêu đương dây dưa là cội gốc của sinh tử luân hồi.

Tâm yêu đương cũng là vô thường, thì chẳng thể tin lời thề "Anh yêu em mãi mãi".

Mình sinh một mình, tử một mình, qua lại một mình, không ai thay thế cho nhau được. Dù tình yêu có sâu đậm đến đâu chồng cũng không thay thế cho Vợ được, Vợ cũng không thay thế cho chồng được. Cho dù có thể thay thế cho nhau, khi vào địa ngục, chịu cực hình ai nấy cũng rùng mình, thật chẳng dám thay thế cho nhau!

Ôi chạy theo tâm phan duyên, cho nó là mình, là tự tánh mình nên theo nó sanh diệt mà luân hồi sinh tử.

Chẳng biết mình vốn sẵn có tâm tánh Bồ Đề, từ xưa đến nay bất động, sáng suốt, bất nhiễm, thường trụ ở khắp mười phương.

Vì vậy hiểu cội gốc sinh tử thì tập không chạy cảnh trần bên ngoài, cho tâm phan duyên là mình. Tu tập để giữ vững chánh niệm, có chánh kiến, không bị mê mờ lôi đi bởi vọng niệm sanh diệt.

Đường lối tu hành thì có nhiều cách, chỉ tự mình chọn mà tu tập thôi.

Hôm nay chỉ viết đến đây vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật bảo Vô Thường !

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

cho nên việc quan trọng là triệt đường sinh tử thoát khỏi Vô Thường (đi tu) và lại nữa, trần thế với Ngũ dục lôi kéo chúng sanh tạo nghiệp Vô Minh làm không sao thoát khỏi luân hồi, cho nên chúng ta phải chấm dứt Ngũ dục đó và cầu đến Niết bàn.
Đáng lý tôi phải cắc từng phần trong đoạn trên mà lập ra nhiều bài viết nữa, nhưng tôi không có thời gian và sức người cũng có hạng, cũng như việc đọc bài của mỗi người cũng có hạng, khéo dày quá thì lạc mất chủ đề. Nên tôi gọp chung mà nói đại ý tổng quát.

Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển bánh xe chánh pháp lần thứ nhứt sau khi ngài thành Phật (ở dưới cây Bồ Đề ở Ấn Độ) ở Vườn Lộc Uyển (Sarnath). Lần đầu tiên ấy ngài nói Tứ Diệu Đế cho 5 anh em vị Kiều Trần Như, là những đệ tử đầu tiên của Phật.

Tứ Diệu Đế:

Khổ Đế
Tập Đế
Diệt Đế
Đạo Đế

Muốn thoát sanh tử luân hồi là phải hiểu rỏ Tứ Diệu Đế nầy. Theo quá trình đó mà đi. Không kể là Đại Thừa, Trung Thừa, Tiểu Thừa.

1. Phải nhận rỏ các pháp trong cuộc đời mình là "Khổ", kinh nghiệm thật sự cái khổ thì đó gọi là Khổ Đế.

2. Đã biết cuộc đời là Khổ thì không phải làm ngơ, đỗ tội lỗi cho người, than với trời, hay tìm thú vui dục lạc khác để quên đi cái khổ như uống rượu, thuốc phiện, v.v... hay đi tự sát kết liễu đời mình vô cớ ngu muội. Mà Phật dạy chúng ta hãy bình tỉnh đối diện với "Sự Thật" của cuộc đời, biết nó là khổ, và phải tìm cho được cái "Nguyên Nhân" của khổ đó. Ai làm mình khổ? Vì sao mình Khổ? Vì sao các pháp mọi sự vật hiện tượng trên đời là Khổ? v.v... nói chung là cái Nguyên Nhân của khổ. Thì đây gọi là Tập Đế.

3. Đã biết Nguyên Nhân vì sao mình khổ rồi, vì sao các pháp là khổ rồi thì ta phải làm sao? Ta phải bỏ nó đi, tránh tạo cái nguyên nhân dẫn đến đao khổ thì tự nhiên ta sẽ hết khổ. Thì đây gọi là Diệt Đế.

4. Mà cách tu hành hay phương pháp để bỏ để tránh tạo nhân ác dẫn đến khổ là cách nào, phương pháp gì, làm sao? Đạo là con đường dẫn đến sự diệt khổ, hết khổ. Phật dạy có nhiều pháp nhiều con đường để dẫn đến diệt khổ thì đây gọi là Đạo Đế.

Thông dụng và nói tổng quát toàn Bộ Phật Pháp thì có 8 con đường chánh gọi là Bát Chánh Đạo: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định

Trong Tám con đường Chánh Đạo nầy đưa đến diệt khổ thì mỗi mỗi cái nào cũng đều là "Nhân" mà cũng đều là "Duyên", cũng đều là "Quả" cho nhau cả.

Thí dụ: Không có Chánh Kiến làm "nhân" thì chẳng có cái "quả" 7 thứ chánh đạo kia. Chẳng có cái "Nhân" của 7 thứ kia thì không có cái quả "chánh kiến". Các Chánh Đạo kia cũng đều như vậy.

Mỗi người phải TỰ TÌM HIỂU về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo vì đây là nền tảng của Phật Pháp.
Không hiểu biết những thứ nền tảng nầy thì học các pháp khác khó vững lắm như sây nhà trên không, như cây không góc rễ vậy. Khó mong được lợi ích thật sự.

Không phải nói tìm đường triệt sinh tử là tìm được đường, và triệt được sinh tử là triệt liền được đâu!

Ví như đem binh đi đánh giặc mà không biết giặc ở đâu, như thế nào và ra làm sao thì làm sao mà đánh, làm sao mà triệt sinh tử!


Nhưng có người lại nói, nếu ngừng Ngũ dục thì chẳng phải bỏ danh tiếng, tài sản, không thèm làm gì nữa sao ? Không phát triển thì thụt lùi sao ? Đi đến lạc hậu sao ? Vậy Đức Phật dạy Vô Thường thì phải thoát ra, mà thoát ra thì không thèm Ngũ dục, mà không thèm Ngũ dục thì lại chẳng cầu gì, mà chẳng cầu gì thì lạc hậu.
Người đó nói tầm bậy rồi đó! Không hiểu Phật Pháp nói càng nói bậy, khiến chúng sanh lầm lạc, đó là cái nhân của luân hồi sinh tử đó!

Đức Phật Thích Ca vốn là một vị Thái Tử xuất gia, rồi tu đạo thành Chánh Giác, được an vui giải thoát vô cùng, có trí tuệ siêu tuyệt vậy mà lạc hậu thì lạc hậu ở chổ nào?

Ngay chính cái phát triển tinh tiến của thời đại lại chính là cái Lạc Hậu rồi đó! (nhưng cũng tùy theo là sự phát triển gì)

Phật đã Giác Ngộ về Vũ Trụ Nhân Sinh từ gần 3000 năm về trước, mà bây giờ khoa học mới bắc đầu tìm hiểu và chứng minh cho lời Phật dạy. Vậy là Phật Pháp lạc hậu hay sao?

Tu Tập con đường Phật pháp là Phát Triển Trí Tuệ, mà Phát Triển Trí Tuệ là lạc hậu sao? là trái nghịch với phát triển sao? vì cũng phát triễn kia mà?

Có coi phim "Người Giàu Cũng Khóc" chưa? có biết "người giàu cũng khóc" chưa? Có đấy, mà còn nhiều nữa! Có tiền giàu mà không phải vui sướng gì đâu nhé! Đau Khổ Tràng Ngập! Khó mong giải thoát!

Mà hễ có đau khổ thì chính là trạng thái sống trong Địa Ngục rồi đó! Chứ không cần phải đợi chờ ngày chết rồi mới đọa vào địa ngục.

Vì vậy Thái Tử Tất Đạt Đa mớ rời bỏ Tiền Tài Danh Vọng Quyền Lực v.v... mà chỉ một thân, ba y, một bát. Giải Thoát Vui Sướng Hạnh Phúc Vô Cùng!

Nói theo lý lẽ sơ sơ ở trên thì đã sai be bét rồi. Huống chi là nói về Phật Pháp cặn kẻ hơn.

Bây giờ nói về cái hiểu sai cái nhìn sai ở trên.

1. Ngũ Dục là tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghĩ

2. Người tu Phật Pháp lìa ngũ dục vì nhận sét tư duy quán chiếu đúng đắng biết nó là Khổ vì nó Vô Thường, Vô Ngã! (cái nầy cần phải tu quán chiếu mới hiểu rỏ)

Biết "ngũ dục là Khổ" là Khổ Đế.
Mà ngũ dục cũng có thể hiểu là nguyên nhân đưa đến khổ đau thì gọi là Tập Đế.
Từ Bỏ ngũ dục nguyên nhân của khổ là Diệt Đế.
Cách từ bỏ ngũ dục là quán chiếu (Chánh Kiến, Chánh Tư Duy) nó là khổ, vô thường, vô ngã đây cũng gọi là Đạo Đế.


Nó dẫn cho chúng ta đi đến con đường Trụy Lạc, tiếp tục sống trong giất mộng lớn Vô Minh. Thế thì cũng chẳng thể bảo là theo Ngũ Dục là đưa đến Phát Triển, không còn lạc hậu.

Ngược lại theo con đường Ngũ Dục là đưa đến sự đau khổ tràng ngập, không giải thoát, đọa đài trong tâm địa ngục khổ đau, làm cho ta mãi sống trong vô minh lâu dày, càng lún xuống bùn lầy. Vậy là Phát Triển ở chổ nào khi nó dần dần đưa chúng ta xuống bùn lầy vô minh đau khổ?


3. Nói cho Cao siêu hơn thì khi nói "Lìa Bỏ" không có nghĩa là hoàn toàn bỏ hẳn mà có nghĩa là Không Chấp Không Vướn (có thể phàm phu chưa làm nỏi, nhưng cũng có thể tập làm được chút chút nào đó).

Đối với Phật Tử Tại Gia, như chúng ta và Ông Cấp Cô Độc, Phật đâu cấm ông ta đừng đi buôn bán kiếm tiền để nuôi sống bản thân, cúng dường hộ trì tam bảo, bố thí kẻ cô độc nghèo nàn? Phật đâu cấm không cho ông ta làm giàu, có tiền có bạc?

Phật đâu cấm cư sĩ không được có vợ chồng con cái như người xuất gia,

Đâu cấm người Phật Tử không được ăn ngon mặt đẹp? đâu cấm người Tại Gia không được cúng dường thức ăn ngon, y áo tốt cho Tăng chúng?

Nhưng Phật dạy các Phật Tử dù là Xuất Gia hay Tại Gia phải "Thiểu Dục Tri Túc" (ít muốn, biết đủ). Đừng ham muốn nhiều quá, phải biết đủ.

Người giàu như ông Cấp Cô Độc, như các vị Vua vẫn được ăn ngon mặt đẹp theo khả năng của người giàu nhưng phải biết "thiểu dục tri túc" cũng như "đừng vướn vào cái ngon cái đẹp" mà sanh bao thứ tâm niệm ưa thích chán ghét.

Có đồ ăn ngon áo đẹp đủ khả năng của mình thì vẫn ăn vẫn mặt, nhưng không có thì thôi, không đủ khả năng thì thôi, không có sanh cái tâm ưa muốn và tìm cầu cho được, hay đua đồi với người ta!

Và khi ăn ngon mặt đẹp cũng không chấp là mình ăn ngon mặt đẹp mà sanh tâm vui thích, còn ăn giở mặt xấu thì sanh tâm buồn bả.

Phải đối với tất cả đều Tự Tại, thì mới không bị ràng buộc, mới không có đau khổ, mới được giải thoát yên vui.

Nói hoài còn hoài, không hết được vấn đề nầy, tôi chỉ tạm nói đến đây thôi, phải tự học hỏi Phật Pháp thêm thì mới được.

Không gắp, từng bước một mà đi.

Chúc an lành


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Phật bảo Vô Thường !

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

A Di Đà Phật ! Cảm ơn rất nhiều kinhle


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]3 khách