Thờ Phật thế nào ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Thờ Phật thế nào ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Nhà tôi có bàn Phật, tuy nhiên nó rất nhỏ, tôi không cúng kiến gì vì chưa có ý định dọn dẹp lại. Bàn Phật không có lư hương hay nhang, muốn tụng kinh thì có cần thắp nhang, lễ vật gì không ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thờ Phật thế nào ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi có trả lời ở Topic nầy rồi:

viewtopic.php?f=43&t=2804

Tụng Kinh:
viewtopic.php?f=43&t=2804


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Thờ Phật thế nào ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cám ơn !


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thờ Phật thế nào ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tuy không cần hình thức.

Nhưng đối với ông, người mới vào đạo, chưa rành rẻ thì cần phải nên tập có hình thức một chút.

Lập bàn Phật, thời kính, cũng cúng dường Hoa, Quả, Nhan, Đèn, Nước để tu phước.

Bàn Phật nhỏ thì chỉ cần ba chung nước trong, đèn cầy và nhan cũng được. Thường quét dọn sạch, đừng nên để bụi bám dơ.

Nước phải thay mỗi ngày vào buổi sáng. Có thể lấy nước mà uống, không đổ bỏ.

Nước tượng trưng cho Thanh Tịnh
Đèn cầy hay đèn dầu tượng trưng cho Trí Tuệ
Nhan tượng trưng cho mùi Hương của Giới.
Hoa tượng trưng cho Nhân
Quả tượng trưng cho Quả

Khi ông làm mọi sự việc nầy bằng hành động và tâm ông nương vào đó để làm thì mới phơi bày được cái sự chân thật của lòng Tôn Trọng Phật, Thờ Kính Phật.

Ngay nơi cái hành động đó ông mới bớt được cái Ngã Mạn của mình, bỏ cái Ta ra, đem thân mạng quay về nương tựa Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng.

Mới vào đạo thì không nên học đòi theo kẻ khác nhìn Tượng Phật như đá, gỗ, mà sanh cái tâm khinh mạn. Vậy thì còn gì là Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng nữa! Còn gì cho mình là Phật Tử nữa!

Ông phải tưởng tượng Phật như là Phật đang ở trước mặt ông vậy. Hết lòng cung kính. Hết lòng thành kính. Có như vậy ông mới được lợi ích chân thật.

Tu học lâu rồi thì ông sẽ tự hiểu Phật bằng tượng mà mình lễ lạy lại chính là ông Phật trong Tâm mình.

Nhìn tượng Phật bên ngoài để nhớ, để thấy ông Phật bên trong.

Lễ bái Phật ngoài chính là lễ bái Phật trong.
Cung kính Phật ngoài chính là cung kính Phật trong.

"Năng lễ sở lễ tánh không tịch, cảm ứng đạo giao nan tư nghì"
"Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng, đạo cảm thông không thể nghĩ bàn"

Thế mới biết từ tướng mà đi vào tánh. Từ phật hình tướng bên ngoài để đi vào Phật tâm tánh bên trong.

Mới hay ông Phật tâm tánh của mình quý báo vô cùng mà ai cũng sẵn có, đừng tìm cầu bên ngoài là như vậy đó.

Nhưng khá chớ bảo rằng tìm cầu bên ngoài vì vốn chẳng có ông phật nào là bên ngoài mà cũng chẳng có ông phật nào bên trong.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.38 khách