Xin cho hỏi

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

huyenthoaigau
Bài viết: 17
Ngày: 04/09/10 03:49
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi huyenthoaigau »

Gởi Balamat.
Bài viết về Phương Liên Tịnh Xứ tương đối rỏ , tuy nhiên có một điều mà tôi không thấy đề cập cho đến bài viết nầy. Pháp tu chính về MẬT TÔNG ( có tôn tượng của Đức Phật TỲ LÔ GIÁ NA ). Vì đó là gốc của Sư Thầy và Sư Bà.
xin cho hỏi: với Balamat thế nào là thuyết trọn về NHÂN QUẢ .


Hình đại diện của người dùng
Balamật
Bài viết: 41
Ngày: 01/09/10 21:24
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Balamật »

Mật Tông mình không rành nên không dám nói. Huyenthoaigau có thắc mắc gì về Mật Tông cứ hỏi các đạo hữu bên Mật Tông.
Còn đây là thuyết luân hồi và nhân quả: http://tinhdo.net/nhan-qua/273-luanhoivanhanqua.html
Chúc như ý.


[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Lâm Nghĩa nè :"> Sao họ lại hiện hình trông rất đáng sợ ? Họ mà hiện hình tướng đáng sợ thì bạn chết lâu rồi
Xin trích trong Phật Học Tinh Yếu của HT Thích Thiền Tâm:
http://niemphat.net/Luan/phathoctinhyeu/thien2_2.htm
Bấy giờ ngài Bạt-Đà-La-Bà-Lê thưa: “Bạch Thế-Tôn! Các chúng-sanh ở Nại-lạc-ca thân hình có những màu sắc gì? Sự thọ thân như thế nào?”

Đức Phật bảo: “Nếu chúng-sanh nào nhiễm trước chỗ máu, thì thân thể đỏ như sắc máu. Nếu chúng-sanh nào nhiễm trước sông Tỳ-la-ni (Nan-độ-hà), thì thân thể như sắc mây không trắng không đen. Nếu chúng-sanh nào nhiễm trước Khôi-hà, thì thân thể có sắc vằn. Chúng-sanh ở những nơi đó thọ thân to lớn, cao tám chẩu rưỡi, râu ria cùng tóc rất dài, bàn chơn hướng về phía sau. Giả sử người ở cõi Diêm-phù được trông thấy hình tướng ghê gớm của các chúng-sanh ấy, cũng phải kinh sợ mà chết!” (Kinh Đại-Bảo-Tích).
Nại lạc ca tức là Địa Ngục

Và trích Kinh Địa Tạng: http://daitangkinhvietnam.org/tieu-bo-k ... ml?start=1

9/ Siêu Ðộ Vong Linh.

Lại nữa, này Phổ Quảng Bồ tát! Như những chúng sinh đời sau, hoặc trong giấc ngủ, hoặc trong chiêm bao thấy các hạng Quỉ, Thần nhẫn đến các hình lạ, rồi hoặc buồn bã, hoặc khóc lóc, hoặc rầu rĩ, hoặc than thở, hoặc hãi hùng, hoặc sợ sệt...

Ðó đều là vì hoặc cha mẹ, con em, hoặc chồng vợ, quyến thuộc trong một đời, mười đời, hay trăm đời nghìn đời về thuở quá khứ bị đọa lạc vào ác đạo chưa được ra khỏi, không biết trông mong vào phước lực nơi nào để cứu vớt nỗi khổ não, nên mới về mách bảo với người có tình cốt nhục trong đời trước cầu mong làm phương tiện gì để hầu được thoát khỏi ác đạo.

Này Phổ Quảng! Ông nên dùng sức oai thần, khiến hàng quyến thuộc đó đối trước hình tượng của chư Phật, chư Bồ tát chí tâm tự đọc kinh này, hoặc thỉnh người khác đọc đủ số ba biến hoặc đến bảy biến.

Như vậy kẻ quyến thuộc đương mắc trong ác đạo kia, khi tiếng tụng kinh đủ số mấy biến đó xong sẽ đặng giải thoát, cho đến trong khi mơ ngủ không còn thấy hiện về nữa.


Nam Mô A Di Đà Phật
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cảm ơn ! Bây giờ tui đã hiểu ! tangbong


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Phải nói gì trong Phật Pháp mà người khác mới thường nghe ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Tùy người nghe mà nói Phật Pháp. Thậm chí không cần phải nói! Khi nói hay không nói như vậy mà chẳng còn thấy có người nói và người nghe, mới gọi là nói Phật Pháp, nghe Phật Pháp. Nếu chưa được như vậy thì gọi là khuyến dụ lẫn nhau về Phật Pháp, vẫn có thể đạt lợi ích chân thật không khác.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Ví dụ như khi ta nói, trích lời kinh Phật để nói nhưng nói không đủ câu mà vẫn đủ nghĩa, đủ ý, đúng Pháp thì có sao ko ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Lâm Nghĩa đã viết:Phải nói gì trong Phật Pháp mà người khác mới thường nghe ?
Ý ông nghĩ thế nào? Phật Pháp có thể dễ thấy nghe chăng? dễ tìm cầu không?

Việc làm của ông, e chẳng giúp gì cho Phật Pháp được trường tồn, lại khiến người đời vô trí khinh chê xem thường, khiến cho họ bị đọa lạc. Chẳng những Phật Pháp không được trường tồn, người vô trí kia lại bị đọa lạc. Vậy đâu là Trí Tuệ? Đâu là Từ Bi nữa?

Lý do Vì Sao Phật Thích Ca Mâu Ni lại thị hiện Nhập Niết Bàn mà chẳng ở lâu nơi đời để cứu độ chúng sanh? Ông hãy tìm tra xem trong kinh như Pháp Hoa và Niết Bàn đi!

Tôi từng khuyên ông rằng:

Ông hãy tự mình đem lời Phật dạy mà khuyên lấy chính mình, tu lấy chính mình.

Khi ông thật làm được điều đó cho chính ông, ắc sẽ có phương tiện và biết khuyên người khác như thế nào.

Ông chưa xong, sao lại lo người khác? Nhà mình không quét, lại mong quét nhà người. Khuyên người khác ăn cơm mà tự mình không ăn thì cũng chẳng no được. Nào có ích gì.

Hãy bớt đi những câu hỏi vớ vẩn, chuyên vào việc lấy lời Phật thấp sáng tâm mình, tu nơi thân khẩu ý ba nghiệp để trừ những điều ác tham sân si.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Lâm Nghĩa đã viết:Ví dụ như khi ta nói, trích lời kinh Phật để nói nhưng nói không đủ câu mà vẫn đủ nghĩa, đủ ý, đúng Pháp thì có sao ko ?
>>> Lợi ích ở nơi chính nơi tâm tánh mình, chẳng phải nơi chữ nghĩa. Tâm thông, tánh thanh tịnh thì chữ nghĩa tự tuông chảy như tấm gương phản chiếu ánh sáng về chỗ của chúng mà chẳng nhọc công, chẳng làm hư hại. Muốn người khác không mê lầm thì trước tiên mình phải không mê lầm, nếu không sẽ truyền sai pháp, thậm chí phỉ báng lúc nào chẳng hay. Như vậy rút cục lợi ích hay không chính là sự tu hành và giải thoát nơi mỗi người.


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

=D> =D> =D>
cafene cafene cafene
tangbong tangbong tangbong
baibaibai baibaibai baibaibai
Kính
Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ
SIDDHARTHA GAUTAMA.


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cảm ơn lời nhắc nhở của Thánh_Tri ! Tôi sẽ chuyên cần hơn và bớt những câu hỏi vớ vẩn :">
Nhưng cho phép tôi còn một câu là sau khi ăn mặn thì đọc kinh được không ? (hoặc là nghi thức tụng niệm để niệm Phật) tangbong tangbong tangbong


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Pháp môn Niệm Phật là dạy cho mọi hạng người. Ai cũng có thể Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc.

Tuy nhiên Ông nên ăn chay một tháng vài ngày, hoặc nhiều hơn thì càng tốt.

Hiện tại chưa được thì nên tập và khi ăn mặn thì phải súc miệng cho sạch rồi tụng kinh niệm Phật.

Nên niệm Phật trong lúc ăn (tức là thầm niệm trong tâm khi đang ăn). Phải trưởng dưỡng lòng từ bi của mình đến mọi loại.

Thường khởi lòng từ nguyện cho chúng sanh sớm được giải thoát và giác ngộ.

Quan trọng nhứt là "Tâm tác Ý".

Tâm tạo ý nghĩ gì thiện thì làm nó tăng trưởng
Tâm tạo ý nghĩ gì ác thì làm cho nó dứt sạch


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách