Xin cho hỏi

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Hay lắm ! Cảm ơn bạn nhiều ! kinhle


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người cư sĩ tại gia thì đời và đạo phải song đôi.

Làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình trong xã hội ngoài đời. Nhưng áp dụng lời Phật dạy theo cách làm khi đối người tiếp vật của mình.

Thí Dụ: Đi Làm trong sở

1. Mình hằng ngày vào công ty, hay sở làm thì làm tròn bổn phận, vui vẻ với mọi người, không gian lận dối trá, khi có chuyện phải bình tâm, cố gắng đừng nỏi sân mà giải quyết vấn đề cho hợp lý. Thì ngay nơi đó mình đã có áp dụng Phật Pháp vào công việc làm hằng ngày.

2. Còn nếu như buông lung, làm biến, gian lận, dối trá, hay sân giận với mọi người vv... thì ngay nơi đó không có Phật Pháp áp dụng vào công việc làm hằng ngày.

Đó là sự khác việc giữa việc làm hằng ngày của người có tu tập và không tu tập, giữa người Phật Tử và không phải Phật Tử.

Người tự cho mình là Phật Tử mà như người số 2 ở trên thì cũng không thể gọi là Phật Tử.
Người dù không phải là Phật Tử mà làm như người số 1 ở trên thì cũng có thể gọi là Phật Tử rồi vậy!

Chứ đừng tưởng tôi có quy y bằng cấp là tôi Phật Tử. Có quy y mà không làm đúng với cái mình quy y thì chỉ là quy y trên tờ dấy hình thức, khong phải thật quy y.

Ngược lại dù người ta chưa quy y, mà người ta làm đúng với tinh thần Phật Giáo, hợp với chân lý, thì người ta đã quy y rồi đó.

Cho nên Phật Pháp là bao trùm khắp pháp giới mười phương. Không có giới hạn.

Phật pháp là chân lý. Ai làm đúng chân lý, sống đúng chân lý là Phật Tử.

Phật pháp không có giới hạn nến không có phân biệt đây là đạo Phật còn kia là đạo khác. Chỉ có hợp với chân lý hay khong hợp với chân lý mà thôi! (tuy nói vậy, nhưng chỉ để cho chúng ta hiểu rộng về phật pháp, chứ kỳ thật phải biết rỏ chánh tà, đâu là lời phật dạy, đâu không phải là lời phật dạy)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Thế ví như mình muốn vạch trần một người làm tội ác, nhưng người đó dọa giết, dọa đánh thì vẫn phải bảo vệ công lý, không buông đúng không ạ ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Khi tôi ăn mặn hoặc đi ăn cùng người thân (món mặn), khi nhìn vào chén hay đồ đựng thịt con vật, tôi thấy thật đau lòng và cảm thương nó hoặc chẳng muốn ăn hoặc là khi thấy Phật thì tôi bỗng an vui, khi làm gì mà quên niệm Phật lại thấy bứt rứt muốn niệm. Cho hỏi đó có phải là điềm lành hay nếu khác thì sao ạ ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đó gọi là được chuyển hóa từ từ bởi Phật Pháp, bởi câu Niệm Phật.

Chỉ nên tiếp tục học hỏi thêm về Phật Pháp và niệm Phật thêm.

Đừng nên chê trách kẻ khác. Họ ăn mặn là việc của họ. Khởi tâm thương sót chung sanh là việc của mình. Thầm niệm Phật trong lúc ăn cơm cầu những chúng sanh đó sớm giải thoát và giác ngộ.

Tôi ăn chay trường, người nhà ăn mặn, khi đi ăn nhà hàng cùng bàn, họ kêu đồ mặn, tôi kêu đồ chay. Phần mặn họ ăn, phần chay tôi ăn. Không gì chướng ngại. Nguyện tất cả đồng thành Phật đạo.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cảm ơn ! :)


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Có thể nói người biết Phật Pháp và người thông minh nhưng ko biết Phật Pháp thì người biết PP thông minh hơn người thông minh mà ko biết PP ko ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
timdao
Bài viết: 34
Ngày: 08/01/10 23:28
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi timdao »

Lâm Nghĩa đã viết: 3. Có nên lấy vợ không ?
Tình cờ đọc qua bài này, mình cũng có chung 1 thắc mắc. Mình hiện tại sống một mình lo việc học hành. Sau khi học xong thì có ý định về sống đời cạnh cha mẹ để lo tròn chữ Hiếu và niệm Phật, chứ không có ý muốn cưới vợ. Vì sợ cái cảnh gia đình bất hòa, vợ con là oan gia trái chủ. Nhưng nghe pháp thường nghe người ta có gia đình, con cái để mà lo việc hộ niệm và hậu sự. Nghĩ tới cảnh mai này mình già yếu, sợ lúc lâm trung không có người hộ niệm.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

timdao đã viết:
Lâm Nghĩa đã viết: 3. Có nên lấy vợ không ?
Tình cờ đọc qua bài này, mình cũng có chung 1 thắc mắc. Mình hiện tại sống một mình lo việc học hành. Sau khi học xong thì có ý định về sống đời cạnh cha mẹ để lo tròn chữ Hiếu và niệm Phật, chứ không có ý muốn cưới vợ. Vì sợ cái cảnh gia đình bất hòa, vợ con là oan gia trái chủ. Nhưng nghe pháp thường nghe người ta có gia đình, con cái để mà lo việc hộ niệm và hậu sự. Nghĩ tới cảnh mai này mình già yếu, sợ lúc lâm trung không có người hộ niệm.
Tôi viết bài nầy không phải cấm ai không được lấy vợ lấy chồng, bởi vì đó là nghiệp của mỗi người thôi. Đồng nghiệp với nhau thì làm người sống cùng trái đất, đất nước và sống chung một nhà, rồi vai trả, trả vai với nhau cho đến khi nào hết mới thôi.

Nhưng tôi viết bài nầy để trừ cái suy nghĩ của ông rằng có vợ con thì mới được có người hộ niệm sau nầy.

Trời hơi đâu mà ông đi lo chuyện không ai hộ niệm sau nầy.

Liệu ông lấy vợ con sẽ đường bền chắc cho đến khi ông chết không? Hay là ly dị, con cái hư đốn bỏ nhà đi báo oán. Hay vì một chuyện gì đó mà vợ con không ở cạnh ông lúc ông chết, ví như đi xa nhà v.v... Chuyện đời không ai biết trước được.

Nhưng đôi lúc cũng có người được gia đình hạnh phúc, nhưng không bảo đảm.

Chết có nhiều cách và chết nhiều nơi, ngoài đường, biển cả, v.v... đều có người chết, đâu phải là chỉ chết ở nhà thôi đâu!

Hãy chuyên làm lành lánh dữ, Học Phật Pháp, một lòng niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, việc cần phải trả thì trả, việc cần phải làm thì làm, trả xong rồi, làm xong rồi thì thôi, trọn đời như thế tâm chí mãnh liệt không thay đổi thì lo gì mà không được vãng sanh?

Mỗi ngày khi niệm Phật hồi hướng phải nguyện sanh Cực Lạc, và nguyện con được biết trước ngày giờ ra đi, đến giờ lâm chung thân không bệnh khổ, tâm không tham luyến, như vào thiền định, được Phật cùng thánh chúng tay bưng đài vàng đến tiếp dẫn con, trong khoảng sát na sanh ra trước Phật, đủ đạo hạnh Bồ Tát, rộng độ khắp chúng sanh, đồng thành Phật đạo (có bài phát nguyện nầy, tự tìm mà đọc).

Nếu được vậy thì không cần ai phải hộ niệm cũng được, nhưng tôi nghĩ gieo nhân tốt lành ắc sẽ có người đến hộ niệm giúp cho. Không cần phải nghĩ ngợi gì cả.

Chúc an lành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Có người sắp chết mà trong cuộc đời chưa từng biết Phật, tin Phật hay hiểu biết về Phật Pháp nhưng có người khuyên niệm Phật (trong lúc hấp hối), thế thì họ có được Phật A Di Đà rước không ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Ở Cần Thơ có một nơi chuyên cung cấp thịt bò (lớn nhất Cần Thơ), mỗi ngày giết mấy trăm con bò, ông chủ thì làm việc thiện rất nhiều (giảm nghiệp), và rất khó nghỉ làm vì tạo việc làm cho gần cả trăm công nhân. Như thế có giảm được nhiều nghiệp không ? Nếu nghỉ có được không ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Lâm Nghĩa đã viết:Có người sắp chết mà trong cuộc đời chưa từng biết Phật, tin Phật hay hiểu biết về Phật Pháp nhưng có người khuyên niệm Phật (trong lúc hấp hối), thế thì họ có được Phật A Di Đà rước không ?

Không thể trả lời được vì có nhiều trường hợp nếu họ chịu niệm Phật vì để an tâm hồn ngay lúc đó cho hết sợ thì đâu được, chỉ là tạo một chút nhân lành để đời sau được gặp Phật pháp thôi.

Nếu người khuyên rõ về pháp môn Tịnh Độ, và dạy phải tin, nguyện và niệm Phật, rồi phải tùy thuộc vào người đó lòng tin, lòng nguyện, và sự niệm Phật như thế nào nữa.

Nói chung không thể trả lời được vì không biết tình trạng kể trên như thế nào.

Cũng có người cả đời chưa biết Phật, mà đến lúc lâm chung được gặp thiện tri thức khuyên bảo niệm phật cầu sanh tịnh độ, họ chịu và làm đúng thì họ được vãng sanh.

Nhưng hiếm lắm... cả đời niệm phật có người còn không thể vãng sanh vì lòng tin không thiết tha, chí nguyện không vững bền, và sự niệm phật không có công phu đắc lực. Huống chi là người chưa biết Phật Pháp cả đời tạo nghiệp hay sao?

Do vậy tu hành là ngay lúc còn sống, đừng để già chết rồi mới tu hành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]26 khách