Triệu người Tu,Ngàn người Niệm Phật,Mấy Ai được Vãng sanh

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Triệu người Tu,Ngàn người Niệm Phật,Mấy Ai được Vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Mình là hạng phàm phu chỉ mong đề ra mục tiêu trước mắt không dám nghĩ đến mục tiêu xa xôi, sợ nhiều khi lại quên đi cái mục tiêu trước mắt là niệm phật để nhất tâm bất loạn. Cũng chẳng dám nghĩ rằng mình sẽ được Phật adida tới rước chỉ mong sao được nhất tâm bất loạn là mãn nguyện lắm rồi."
Nghĩ Như Vậy Rất Là Sai Lạc.

Mục Tiêu Của Pháp Môn Niệm Phật Là Vãng Sanh Cõi Cực Lạc Chứ Không Phải Là Được Nhất Tâm Bất Loạn.

Được Vãng Sanh Hay Không Chính Là Do Tín Nguyện.

Nhất Tâm Bất Loạn Thuộc Về Hạnh.

Hạnh Sâu Cạn Thì Quả Chứng Sâu Cạn Khác Nhau.

Niệm Phật Là Phải Tin Chắc Chắc Mình Được Vãng Sanh Nếu Không Tin Mình Được Vãng Sanh Thì Chỉ Được Phước Báo Trời Người.

Được Nhất Tâm Bất Loạn Mà Không Tin Mình Được Vãng Sanh Thì Cũng Giống Như Người Tu Thiền Định Chuyên Tâm Một Cảnh Được Nhất Tâm.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Triệu người Tu,Ngàn người Niệm Phật,Mấy Ai được Vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

cảm ơn mọi người đã góp ý cho mình.

Hãy thấy đúng như nó là
Nếu tâm chúng sinh, nhớ Phật, tưởng đến Phật, thì đời nầy, đời sau, nhất định thấy Phật.
Họ đã cách Phật không xa, nên không nhờ vào phương tiện mà được tâm khai ngộ.
Như người xông hương thì thân thể có mùi thơm. Đó gọi là hương quang trang nghiêm.
Vạn pháp vốn là không mà đâu phải tu hành khổ cực mới có chứng đắc chỉ cần hương quang trang nghiêm xông vào người là khai ngộ rùi. Nhưng mình phát hiện thêm một điều là mình thấy nhiều người lại đặt quá nặng vào tín, nguyện , hạnh mà quên mất bồ đề tâm. Bồ đề tâm là tinh túy của chư Phật . Muốn thành Phật mà không có tâm thương xót chúng sinh thì thật là phí lý. Chúng ta phải phát bồ đề tâm ngay thôi. Ngoài ra, tương lai là người tịnh độ chúng ta cũng phải sống theo cách sống người tịnh độ không thì Phật cũng sẽ không rướt qua đâu.
Nếu chúng ta muốn ngay trong một kiếp này thật sự thành tự được công phu niệm Phật, thì lúc sử thế tiếp xúc với người và vật, cái tâm duy nhứt mà chúng ta cần phải có đó là chân tâm.

Khi bị người khác lừa dối hiếp đáp, chúng ta phải nghĩ như vầy : Đó là chuyện của họ, không dính dáng gì tới tôi cả. Việc của tôi là phải dùng tâm chân thật để đối xử lại. Vì sao ? Bởi vì tôi quyết định trong một kiếp này cầu vãng sanh Tịnh độ. Làm thế nào để cầu sanh Tịnh độ ? Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói rất rõ : « Phát bồ đề tâm nhất hướng niệm Phật ». Nếu chúng ta không phát bồ đề tâm, chỉ nương vào nhất hướng chuyên niệm, kết quả không vãng sanh. Điều này chúng ta nên thận trọng.

Ngài Lý Bỉnh Nam nói : « Một vạn người niệm Phật, thật sự vãng sanh chỉ có vài, ba người ». Vì sao số người vãng sanh quá ít như vậy ? Vì không phát tâm bồ đề, nên tâm không thanh tịnh. Bởi tâm không thanh tịnh nên còn thị phi, nhân ngã, tham, sân, si, mạn, nghi. Những thứ này không tương ứng với thế giới Cực Lạc một chút nào. Tây phương Cực Lạc là nơi tụ hội của chư thượng thiện nhân, tức là chỗ của những người thiện lành bậc nhất. Cho dù chúng ta niệm Phật rất siêng năng đến đâu, hoặc một ngày có thể niệm đến trăm ngàn lần, nhưng tâm của chúng ta không thiện, làm sao có thể lên Tây phương ở cùng chỗ của các bậc thượng thiện nhân ?

Do đó phát bồ đề tâm quan trọng hơn cả việc nhất tâm chuyên niệm là như vậy. Người thật sự phát bồ đề tâm, khi lâm chung một niệm hoặc mười (10) niệm, quyết định sẽ được vãng sanh. Vì sao ? Vì họ đã là thượng thiện nhân rồi, đầy đủ phước đức rồi, chỉ cần chợt khởi tâm muốn vãng sanh là được ngay.

Cho nên những lời nói trong kinh điển chúng ta phải hiểu lý, suy nghĩ kỹ lưỡng, tuyệt đối không nên tụng niệm một cách hàm hồ.

Đoạn văn trên, chúng ta nói đến chân tâm. Chân tâm là thể của bồ đề tâm. Kế tiếp nói đến thâm tín là dụng của bồ đề tâm. Tự dụng đối với chính mình là luôn giữ tâm hiền thiện hiếu đức, tức là thích làm điều thiện. Đối với chúng sanh thì đại từ đại bi, nhân từ hiền thiện. Hiếu đức là việc làm không thể miễn cưỡng, hoặc làm cho có hình thức bên ngoài, mà nó phải lưu xuất một cách tự nhiên từ bên trong. Cho nên người phát tâm bồ đề, mỗi khi khởi tâm động niệm đều nghĩ đến việc làm lợi ích cho chúng sanh. Nghĩ đến việc giúp đỡ phá mê khai ngộ, thoát khỏi cảnh khổ, được an vui, không hề có một niệm nghĩ đến lợi ích cho cá nhân mình, Nếu còn một niệm ích kỷ tự lợi là còn ngã chấp nặng nề. Ngã chấp là gốc rễ của lục đạo luân hồi. Không bứng sạch gốc rễ này thì không cách nào ra khỏi lục đạo. Cho nên ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải buông xả. Phải nghĩ tới người khác, nghĩ tới chúng sanh, đến những người đang đau khổ, đang gặp nạn trên thế giới. Tuyệt đối không nên nghĩ đến chuyện lợi ích cho riêng cá nhân mình nữa.

Trong suốt thời gian thuyết pháp đã qua, tôi nhiều lần nhắc quý vị phải phát bồ đề tâm. Trong kinh điển, đức Thế Tôn cũng từng lập đi lập lại không biết bao nhiều ngàn lần, vì sao Thế Tôn không ngừng lập lại như vậy ? Bởi vì chúng sanh vẫn còn chưa thức tỉnh, vẫn còn u mê, cho nên Thế Tôn vẫn phải lập đi lập lại một cách không mệt mỏi để kêu gọi, thức tỉnh chúng ta. Một khi chúng ta phát khởi bồ đề tâm liền được chư Phật hộ trì, vì tâm của chư Phật là tâm bồ đề. Tóm lại, như vậy tâm của chúng ta, cùng tâm chư Phật, không hề khác nhau, và mục đích duy nhất của Ngài là mong chúng ta một đời có thể thành Phật.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Triệu người Tu,Ngàn người Niệm Phật,Mấy Ai được Vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Đà Phật...

Ho Trong Khanh ...xem ra cũng hiểu chút chút về Phật Pháp rồi..

Nhưng mà....cũng phải nên bỏ cái bệnh .... không biết mà ham nói ...
dct học Phật cũng bị cái bệnh này, hầu như ai cũng vậy ....mới học Phật là nó như vậy đó... ghê lắm ...hihi.
Cho nên có người càng học càng đọa lạc....
Chư Tổ sư xưa nay...càng học cao, càng giác ngộ thì càng tỏ ra cung cung kính kính...thậm thì giả khờ...hoặc...khùng luôn...Chứ không có cống cao ngã mạn như chúng sanh ngày nay đâu.

Trích kinh thì cũng phải nên viết tên kinh ra ...ví dụ như lời dạy của Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát ở kinh Lăng Nghiêm ..
Vạn pháp vốn là không mà đâu phải tu hành khổ cực mới có chứng đắc chỉ cần hương quang trang nghiêm xông vào người là khai ngộ rùi. Nhưng mình phát hiện thêm một điều là mình thấy nhiều người lại đặt quá nặng vào tín, nguyện , hạnh mà quên mất bồ đề tâm.
Ngay chỗ Hương Quang Trang Nghiêm trong kinh Lăng Nghiêm rất hay, thiệt ra mà nói...nguyên đoạn văn của Ngài Đại Thế Chí chỗ nào cũng nói về lý rất sâu, nguyên đoạn văn đó đã nói tóm tắt tất cả Phật Pháp đó. Lý nghĩa sâu vô cùng tận.

Nói thiệt ...dct khẳng định rằng đó không phải do bạn phát hiện...mà là do bài thuyết pháp của Tịnh Không Pháp Sư giảng...nên bạn mới thấy mà nói vậy thôi... Người chưa hề biết rõ Phật Pháp Đại Thừa thì làm sao phát hiện ngay cái "sâu sắc" đó được chứ ...
Bồ đề tâm là tinh túy của chư Phật . Muốn thành Phật mà không có tâm thương xót chúng sinh thì thật là phí lý. Chúng ta phải phát bồ đề tâm ngay thôi. Ngoài ra, tương lai là người tịnh độ chúng ta cũng phải sống theo cách sống người tịnh độ không thì Phật cũng sẽ không rướt qua đâu.
Phát Bồ Đề Tâm ....nói ngắn gọn sơ sài là: Trên cầu Phật đạo, dưới độ quần sanh.
Làm thế nào để cầu sanh Tịnh độ ? Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói rất rõ : « Phát bồ đề tâm nhất hướng niệm Phật »
Phát Bồ Đề Tâm ....thì có nhiều cách để phát lắm... đôi khi họ tu Đại Thừa Pháp mà họ chẳng phát Bồ Đề Tâm, họ phát Bồ Đề Tâm rồi mà vẫn chưa tu Phật Pháp, hoặc họ tu Phật Pháp Vô Thượng Bồ Đề mà họ chẳng biết đó đã là phát Bồ Đề Tâm ...
...Nếu chúng ta không phát bồ đề tâm, chỉ nương vào nhất hướng chuyên niệm, kết quả không vãng sanh...
Cái này chỉ đúng duy nhất dành cho Nhị Thừa thôi đó bạn....chứ không dành cho hàng phàm phu ngu phu ngu phụ như mình đâu...Mình không có tâm chướng đạo, chướng nguyện, chướng duyên như họ...cho nên chi tiết đó không là thứ yếu để vãng sanh...
« Một vạn người niệm Phật, thật sự vãng sanh chỉ có vài, ba người ». Vì sao số người vãng sanh quá ít như vậy ? Vì không phát tâm bồ đề, nên tâm không thanh tịnh. Bởi tâm không thanh tịnh nên còn thị phi, nhân ngã, tham, sân, si, mạn, nghi. Những thứ này không tương ứng với thế giới Cực Lạc một chút nào. Tây phương Cực Lạc là nơi tụ hội của chư thượng thiện nhân, tức là chỗ của những người thiện lành bậc nhất. Cho dù chúng ta niệm Phật rất siêng năng đến đâu, hoặc một ngày có thể niệm đến trăm ngàn lần, nhưng tâm của chúng ta không thiện, làm sao có thể lên Tây phương ở cùng chỗ của các bậc thượng thiện nhân ?
Thật sự mà nói... đây cũng chỉ là lời khuyến tấn cho những chúng sanh giãi đãi lúc tu hành, biếng nhác khi niệm Phật thôi...
Đó không phải là định nghĩa cứu cánh của pháp môn Tịnh Độ, và nó cũng không là giáo lý quy cũ của pháp môn Tịnh Độ.

Phải nên tìm học những sách của chư vị Tổ Sư Tịnh Tông....

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.37 khách