Trang 1 trên 1

Không đề

Đã gửi: 03/08/10 21:40
gửi bởi svastika
Kinh đạo bổn từ bi
Gieo ác như hà cứu
Nên hiểu sao cho đúng?

Re: Không đề

Đã gửi: 04/08/10 20:26
gửi bởi dct87
Câu hỏi trên là muốn dịch ý hay là giảng nghĩa vậy ???

Re: Không đề

Đã gửi: 05/08/10 23:25
gửi bởi svastika
giản nghĩa

Re: Không đề

Đã gửi: 06/08/10 00:17
gửi bởi dct87
Kinh điển vốn là từ bi
Tạo ác làm sao cứu.


Kinh điển là lời đức Phật giảng dạy để cứu chúng sanh thoát khổ, từ chúng sanh Địa Ngục cho tới cáv vị Bồ tát.
Kinh điển có thể đưa chúng sanh thoát khổ nên gọi nó là Từ Bi.

Nếu chúng sanh thì làm cách nào để cứu??? Trong kinh Phật có giảng rất nhiều phương cách để cứu chúng sanh, cứu chúng sanh thượng ác, cho tới chúng sanh hạ ác ...Còn là "chúng sanh" thì kinh điển vẫn có thể cứu.

Theo dct nghĩ... 2 câu trên phải nên đảo ngược lại ...

Vì câu dưới là câu hỏi ... Câu trên là câu trả lời ...

Nam Mô A Di Đà Phật.

Re: Không đề

Đã gửi: 06/08/10 00:28
gửi bởi nguynlinhtam
“Xem hết kinh Di-Ðà.

Tụng xong chú Ðại-Bi.

Trồng dưa thì được dưa.

Trồng đậu lại được đậu.

Kinh chú vẫn quý lành.

Kết oán làm sao cứu?

Soi lại lòng bản lai.

Người tạo, người phải chịu.

Mình làm mình thọ quả”.

Re: Không đề

Đã gửi: 07/08/10 06:49
gửi bởi svastika
Đh nguynlinhtam đã trả lời đh dct rồi đó câu nói nguyên văn như vậy. Ví như có người nào đó đi trộm tiền người nào chưa bị bắt do người đó chưa bị bắt nên về đọc kinh sám hối, người đó đọc kinh sám hối vài ngày sau di trộm bị bắt người đó nghĩ: lúc trước ta không đọc kinh đi trộm không sao nay ta đọc kinh đi trộm lại bị bắt như vậy người đó nghĩ kinh không giúp được ta vậy ta không đọc nữa. Như thế có đúng kinh từ bi không?

Re: Không đề

Đã gửi: 08/08/10 02:21
gửi bởi nguynlinhtam
Hoằng Nhất đại sư nhắc nhở người tu hành nên chú ý ‘công và tội không thể bù đắp cho nhau’ (công không chuộc nổi tội) thì mới phù hợp với đạo lý nhân quả. Nếu không thì [những tư tưởng sai lầm như] ‘người đã làm việc thiện to lớn thì dù có làm chuyện ác cũng chẳng bị báo ứng’, ‘bây giờ làm việc ác chỉ cần sau này làm việc thiện để bù đắp, bù trừ thì được rồi!’, đây là những sự hiểu lầm về nhân quả, là những thiên kiến sai lầm. Người tu hành đoạn ác là sau này không tái phạm trở lại, là cắt đứt nhân ác, duyên ác. Tu thiện tức là tu nhân thiện, duyên thiện, tích lũy công đức, phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành thánh.

Re: Không đề

Đã gửi: 08/08/10 06:34
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Vì những người có tư tưởng dùng việc thiện bù cho việc ác, hồng chạy tội nên Ngài Hoằng Nhất mới khai thị " công và tội không thể bù đắp cho nhau".

Chứ chẳng phải "công và tội không thể bù đắp cho nhau".