Đâu là vô vi, đâu là hữu vi

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Đâu là vô vi, đâu là hữu vi

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Câu hỏi:
Con thưa thầy, bản chất của hành hữu vi là khổ, nhưng trong cuộc sống đời thường có nhiều trách nhiệm mà bản thân mỗi người phải cố gắng làm. Chẳng nhẽ cứ quán sát thực tại như nó đang là, mà không cần phải hành động gì là đủ rồi sao? Cứ lặng lẽ hồn nhiên quán sát là pháp tự vận hành, tự giải quyết mà không cần bản thân phải gia công cố gắng gì sao? Hành + hữu vi => bản chất là khổ; Hành + vô vi => sáng suất, định tĩnh, trong lành. Vậy chúng khác nhau về "sự" như thế nào, có chuyển hóa cho nhau không và có thì chuyển hóa thế nào? Và "vô vi" với "chỉ cần quán sát mà không cần phải gia công làm gì cả vì bản chất của hành là khổ" nó có khác nhau không? Con cảm ơn thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:

Câu hỏi: "Chẳng nhẽ cứ quán sát thực tại như nó đang là, mà không cần phải hành động gì là đủ rồi sao? Cứ lặng lẽ hồn nhiên quán sát là pháp tự vận hành, tự giải quyết mà không cần bản thân phải gia công cố gắng gì sao?" chứng tỏ con chưa thấy rõ thực sự hữu vi và vô vi là gì. Ai nói vô vi là không hành động, không trách nhiệm, không cố gắng? Đức Phật và các bậc Thánh đã vô vi tuyệt đối (được gọi là hành động duy tác) sao vẫn lợi lạc quần sanh vô ngã vị tha? Các Ngài có vô trách nhiệm với bản thân và cuộc sống không? Hữu vi trong nghĩa tạo tác nghiệp do bản ngã vô minh ái dục thì chắc chắn là khổ rồi. Còn vô vi (vô hành, vô tác, vô nguyện, vô thủ hữu) không phải là "không hành động hay không cố gắng gia công gì cả" như con nghĩ, mà là hành động hay cố gắng gia công thuận pháp chứ không thuận theo bản ngã vô minh ái dục (như hành động hữu vi, hữu ngã).

Bây giờ thầy lấy một ví dụ để con xem hành động nào có trách nhiệm với mình và người hơn. Nếu một bác tài đang lặng lẽ lái xe với tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành (hoặc khi cần thì thận trọng, chú tâm, quan sát rõ ràng), biết rõ tình trạng đang điều khiển xe của mình, biết rõ tình trạng lưu thông trên đường... mà vẫn rất thoải mái tự nhiên trọn vẹn với việc lái xe. Như vậy con có cho là bác tài không trách nhiêm, không cố gắng làm gì cả không? Trong khi một bác tài khác, đang lái xe mà cứ hậm hực nghĩ cách trả thù một kẻ đã hại mình ngày hôm qua, hoặc mãi mê tính toán một kế hoạch làm ăn trong tuần tới, hoặc đang bị thu hút vào một bản tin thời sự nóng bỏng gây lo lắng bất an... vì vậy, nhiều khi anh ta lái xe trong tình trạng vô thức, khả năng gây tai nạn hay cản trở giao thông là rất cao. Như vậy không phải hành động hữu vi hữu ngã của anh ta không những làm khổ mình mà còn làm khổ người nữa hay sao? Tài xế thứ nhất hoàn toàn trọn vẹn với thực tại, tâm không lăng xăng tạo tác, không bị tham sân si chi phối, khả năng tự động điều chỉnh rất cao, như vậy là hành động vô vi thuận pháp. Tài xế thứ hai, không trọn vẹn với thực tai, bị quá khứ, tương lai và hiện tại chi phối, bị tham sân si dẫn dắt, nên tâm luôn lăng xăng tạo tác, hành động đó gọi là hữu vi thuận ngã. Hữu vi như vậy không khổ là gi, phải không?

Con muốn chuyền hóa một hành động hữu vi sang vô vi thì chỉ cần trở lại thận trọng, chú tâm, quan sát thực tại - trạng thái thân tâm đang là, hay công việc đang làm. Như vậy không những hành động hữu vi, hữu ngã được chuyển hóa mà còn làm công việc ấy chu đáo hơn nhiều trong vô vi vô ngã. Một người đang chăm chú lau nhà rất thoải mái tự nhiên và an lạc, bỗng thấy em mình đi chơi về giẫm lên sàn làm bẩn đi. Người chị nổi giận, bây giờ việc lau nhà trở nên bực bội không thoải mái nữa. Đó là chiều chuyển biến ngược lại từ hành động vô vi vô ngã thành hữu vi hữu ngã, từ an lạc đến khổ đau. Tóm lại, vô vi ở đây là thái độ hành động sáng suốt vô ngã, an lạc tự nhiên, thoát khỏi thái độ toan tính đầy lo lắng, sợ hãi, bất an của cái ta vô minh ái dục, chứ không phải là không hành động gì cả. Hãy chiêm nghiệm thật kỹ lưỡng chính hoạt động hàng ngày của con thì con sẽ thấy ngay đâu là vô vi, đâu là hữu vi.

http://trungtamhotong.org/index.php?module=faq



[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

không sai tức là tự nó đã đúng

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Con đã vào chùa và đã làm những điều có lỗi với nhà chùa. Giờ con muốn đi tu lại thì có được không? Và con phải làm như thế nào?
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:

Đức Phật dạy trong Kệ Kinh Pháp Cú: " Người nào trước làm ác, sau làm lành, như mặt trăng ra khỏi mây che". Khi chưa hiểu biết đúng thì hành động sai lầm là chuyện bình thường. Cái đúng do rập khuôn theo một mẫu mực nào đó mình cho là đúng không bằng cái đúng do thấy ra được sai lầm của mình. Tu hành chính là quá trình tự động điều chỉnh từ nhận thức ra cái sai, đó là sự điều chỉnh chân thực. Không tự biết mình sai mà chỉ cố gắng làm theo một quan niệm mình cho là đúng thì chẳng khác nào một người hôi hám bẩn thỉu, không tự biết mình để tắm rửa cho sạch mà cứ xức dầu thơm vào thì muôn đời vẫn dơ. Con thấy ra lỗi lầm của mình, tự biết ăn năm sám hối, tự biết từ bỏ lỗi lầm đó chính là tu chứ con nói tu gì nữa? Con nhớ rằng không sai tức là tự nó đã đúng rồi. Nếu con theo một quan niệm nào đó mà con cho là đúng để làm theo thì coi chừng vẫn có thể sai đấy. Hãy học cái đúng cái sai ngay trên thực tế, xem nó có hại mình hại người không, chứ không nên chỉ biết áp dụng một khuôn mẫu đạo đức một cách máy móc thụ động con nhé.


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

chánh niệm tỉnh giác thì nó liền tự diệt

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Câu hỏi:
Kính thưa thầy! Con rất thích hai câu thơ của Thầy: "Tự do là ung dung trong ràng buộc. Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau" Thưa thầy, hai chữ "ràng buộc" trong câu đầu phải chăng là nhân quả, nghiệp duyên, hay một ý khác là định mệnh? Và tất cả các pháp sinh ra đều có tính tương tác, ràng buộc lẫn nhau trong một qui định chặt chẽ mà chúng ta không thể cố gắng thoát ra bằng bản ngã. Chỉ có như thị, chấp nhận không điều kiện, không động cơ, thì khi đó mới được tự do hoàn toàn? Kính thầy khai thị cho con!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:

Có hai loại ràng buộc:

- Một là loại ràng buộc của pháp tự nhiên như con đã nói: "là nhân quả, nghiệp duyên, ...là định mệnh (từ quả của nghiệp). Và tất cả các pháp sinh ra đều có tính tương tác, ràng buộc lẫn nhau trong một qui định chặt chẽ mà chúng ta không thể cố gắng thoát ra bằng bản ngã. Chỉ có (thấy) như thị, chấp nhận không điều kiện, không động cơ, thì khi đó mới được tự do hoàn toàn".

- Hai là ràng buộc mà đức Phật gọi là kiết sử, triền cái, tức là các phiền não bên trong do bản ngã vô minh ái dục tạo ra. Giải thoát chính là thoát khỏi sự ràng buộc này. Như vậy, khi thoát khỏi sự ràng buộc của bản ngã tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, hôn trầm, trạo cử, nghi hoặc, thất niệm, bất giác, vô tàm, vô quí v.v... thì đồng thời có thể ung dung tự tại trong những ràng buộc tự nhiên giữa cuộc đời (loại ràng buộc thứ nhất). Vì vậy chư Phât, chư Thánh nhân, Bồ-tát mới ung dung tự tại như vậy. Các ngài không những có khả năng tự giác mà còn có thể vào đời, sống thuận pháp tùy duyên, thong dong vô ngại, với tâm nguyện vô ngã vị tha.

Tuy nhiên, cần lưu ý một điều: dù là ràng buộc của kiết sử hoặc triền cái, cũng không phải giải thoát bằng cách đem bản ngã tham sân si ra mà lăng xăng giải quyết hay tìm cách loại bỏ, diệt trừ theo quan niệm chủ quan, mà vẫn phải ung dung tự tại mới thấy ra được nó. Loại ràng buộc thứ hai này, thực chất chỉ là hư ảo do vọng tưởng của bản ngã tạo ra, nên không cần phải diệt mà chỉ cần thấy ra bằng trí tuệ (tuệ tri) trong chánh niệm tỉnh giác thì nó liền tự diệt. Hành thiền theo Vipassanà chỉ có nghĩa là thấy ra minh bạch chứ không cố gắng để giải quyết gì cả. Còn lấy nỗ lực của bản ngã mà giải quyết, diệt trừ thì chính là tạo tác trong quỹ đạo tham sân si, nên chỉ làm tăng thêm sức mạnh của ràng buộc mà thôi.

Ví dụ, khi ảo tưởng của bản ngã thấy sợi dây là con rắn liền phát sinh sợ hãi, rồi lại lăng xăng tìm cách giải quyết, hoặc diệt con rắn hoặc diệt sợ hãi. Hành động đó cũng là biểu hiện của bản ngã tham sân si nên chẳng giải quyết được việc gì. Nhưng chỉ cần trầm tĩnh sáng suốt (thái độ ung dung tự tại) nhìn kỹ thấy rõ sợi dây là sợi dây thì không cần lăng xăng giải quyểt gì cả mà con rắn và sợ hãi đều tự biến mất.


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Đâu là vô vi, đâu là hữu vi

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Câu hỏi:
Con thưa thầy. Có phải buông bỏ tất cả để trở về thực tại tức là xả bỏ hết phương tiện, niềm tin, niềm vui, mục đích... như con được đọc trong những cuốn sách của thầy không? Để giáp mặt với thực tại - trọn vẹn như nó đang là, với hai bàn tay trắng, không cần phải đòi hỏi thêm tài năng hay điều kiện gì cả. Ở đó mọi buồn vui được mất của cuộc sống muôn đời mà ta sống hòa trong đó - có những giọt nước mắt và có cả những nụ cười... Và điều quan trọng nhất còn lại sau khi đã bỏ phương tiện, bỏ cứu cánh đó là "tánh biết" thấy rõ những giọt nước mặt và nụ cười đó là 1 điều hiển nhiên của tự nhiên, của sự sống, của nhân quả muôn đời. Để rồi 1 ngày kia "tánh biết" đó đủ dũng lực, sáng suốt sẽ ôm trọn nước mắt và nụ cười trong trạng thái im lặng tuyệt đối, vô ngại đi vào dòng đời, sống có ích cho mình và những người xung quanh, chỉ với thực tại đang là và hai bàn tay trắng. Con thưa thầy đó có phải là mục đích của thiền?
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Buông bỏ cái gì để trở về thực tại khi ngay đó chính là thực tại? Chỉ có buông bỏ cái ta ảo tưởng trong thái độ ứng xử với thực tại mà thôi. Cái ta luôn tạo ra phương tiện và mục đích để đạt tới ở tương lai, rồi bỏ quên thực tại. Bỏ quên thực tại gọi là thất niệm hay bất tại. Quên thực tại nên không thấy thực tánh pháp, đó là thất giác hay vô minh. Buông cái ta ảo tưởng xuống thì ngay đó có chánh niệm tỉnh giác. Có chánh niệm tỉnh giác thì cần gì phải buông bỏ vui buồn. Nếu buông bỏ hết vui buồn v.v... thì làm sao thấy được thực tánh của vui buồn v.v... ngay nơi thực tại? Vì vậy, không phải buông bỏ vui buồn... mà là buông bỏ thái độ lăng xăng của bản ngã đối với trạng thái vui buồn đó. Tất cả cái gọi là tài năng chỉ là công cụ của bản ngã dùng để chọn lựa pháp theo tư ý tư dục hay vô minh dục vọng của mình. Nói cách khác tài năng chỉ để bản ngã thực hiện phương tiện và mục đích nó đã đề ra. Chính là buông tất cả tiểu xảo đó của bản ngã để tánh biết trong sáng tự nhiên thấy ra bản chất thật của vạn pháp. Như vậy buông bỏ chính là mục đích chứ không phải buông bỏ là phương tiện đạt đến mục đích nào khác. Khi buông bỏ thì không có bản ngã, không có bản ngã thì ngay đó đã là chân đế rốt ráo rồi. Nhớ rằng khi bản ngã đã được buông xuống thì lập tức tánh biết tự phát huy trọn vẹn sự trong sáng tự nhiên vốn đã đầy đủ, chứ không cần đợi đến một ngày kia đủ dũng lực trong sáng mới tự tại vô ngại trong vạn pháp. Buông sự tạo tác lăng xăng của bản ngã để tánh thấy tự chiếu đó là thiền, là sống thuận pháp, vô ngã vị tha.


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Đâu là vô vi, đâu là hữu vi

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Câu hỏi:
Thưa Thầy, hiện nay có nhiều truyền thống dạy thiền Vipassanà. Làm sao để chúng con nhận biết phương pháp thực hành nào là đúng theo lời Đức Phật dạy?
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:

Đây là một câu hỏi hay. Nhiều người nghe hành thiền Vipassanà có kết quả nhanh và tốt thì cứ việc tin tưởng và hành theo mà không hề biết phương pháp của người dạy mình đúng hay sai, thật hay giả. Nguyên nhân là vì thiếu nhận thức cơ bản về pháp học. Pháp học ở đây không phải là học hết Tam Tạng kinh điển, mà là có nhận thức đúng cốt lõi của giáo Pháp, nhất là tính chất và mục đích của pháp hành thiền tuệ. Đặc biệt trong thiền tuệ, không những có một số phương pháp sai lầm, cho dù phương pháp đúng mà chỉ hiểu sai một ly thôi cũng không còn là thiền tuệ nữa. Hiện nay thiền Vipassanà đang phổ biến trên thế giới, nhưng cũng chính vì thế mà sinh ra tình trạng vàng thau lẫn lộn. Điều đó là tất nhiên thôi, nhưng người học thiền thì nên đề cao cảnh giác không nên vội vàng cả tin. Hãy đọc lại cho thật kỹ bài kinh Kalama, để thấy chính đức Phật đã cảnh báo như thế nào về việc tin và hành.

Nhiều người sống chẳng ra gì nhưng lại tự mình cho mình là thiền sư, mà thực chất chỉ là đang thực hiện ý đồ danh lợi... Đơn giản là họ chỉ qua Thái Lan, Miến Điện, Tây Tạng hay Nhật Bản gì đó, hoặc thậm chí chỉ cần nghe được một vài điều từ người khác, và nếu chưa phải là nhà sư thì họ xin tu gieo duyên, rồi sẵn có phương pháp trong tay, nghiễm nhiên trở thành một ... "thiền sư"! Chính trong thời mạt pháp này người học Pháp cần phải hết sức cẩn trọng, đừng tự hại mình và tiếp tay cho kẻ phá hoại Phật Pháp. Thầy nói lên sự thật này không phải để chỉ trích ai, mà chỉ nhằm mục đích giúp cho những người đang tìm Đạo không bị đánh lừa.

Có những điều sau đây giúp con thấy ra đúng và sai trong khi tu học:

- Tri kiến (thấy biết) là trụ cột của thiền Vipassanà, tri kiến đúng là hành đúng, tri kiến sai là hành sai.

- Vipassanà có nghĩa là thấy biết như thực, vậy không có gì để hành ngoài thấy biết trực tiếp và chân thực, không qua bất kỳ khái niệm nào. Nói cách khác thấy biết như thực tức là đang hành thiền Vipassanà .

- Dựng lên phương pháp rồi áp dụng để hành và dựng lên đối tượng rồi lấy đó để quán là không phải thiền Vipassanà. Vì cái gì được dựng lên đều là khái niệm, không phải là thực tánh pháp tự nhiên.

- Có hứa hẹn sở đắc không phải là thiền Vipassanà. Hứa hẹn là tương lai, trong khi thiền Vipassanà hoàn toàn xảy ra trong hiện tại. sở đắc tức có ngã và ngã sở, hay nói cách khác là đồng hóa ngã với pháp (ngã chiếm hữu pháp), thì không thể nào thấy được ba tính chất vô thường, khổ, vô ngã của Pháp tánh tự nhiên.

- Phương pháp nào nhằm diệt khổ được lạc không phải là thiền Vipassanà, ngược lại, hành Vipassanà phải loại bỏ mục đích diệt khổ để được lạc, vì ý muốn diệt khổ là tâm sân, ý muốn được lạc là tâm tham. Pháp thiền Vipassanà dạy rằng khi chánh niệm tỉnh giác không để tham sân xen vào. Nếu không, không phải là hành thiền theo Đạo Đế mà đang hành theo Tập Đế. Nói rõ hơn là đang hành theo tiếng gọi của bản ngã tham sân si.

- Không áp dụng bất cứ kiến thức nào để hành thiền Vipassanà, dù đó là kiến thức Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), trừ phi kiến thức đó không còn là khái niệm mà là thực tại hiện tiền. Ví dụ như không phải kiến thức về thân, thọ, tâm, pháp mà là trực nhận thân trên thân, thọ trên thọ, tâm trên tâm, pháp trên pháp.

- Không áp dụng bất cứ khuôn khổ, phương pháp hay ý niệm nào đã định sẵn vào pháp hành Vipassanà, vì như vậy là lấy quá khứ chụp mũ pháp, bóp méo pháp hiện tại chứ không phải tôn trọng pháp nguyên vẹn như nó là để thấy ra thực tánh. Pháp gì bị khuôn định sẵn thì không phải là pháp thực tại vận hành tự nhiên. Không bao giờ có thể thấy thực tánh ngoài pháp thực tại tự nhiên. Phương pháp chỉ có thể đem đến lợi ích tục đế nhưng không thể chứng ngộ chân đế.

- Tất cả những pháp thấy ra trong khi thiền định (mà người ta thường lầm là thiền tuệ!) đều do tưởng sinh, tuyệt đối không phải là thực tánh pháp. Thực tánh Pháp không phải là ảo ảnh, dù đó là ảo ảnh do định sinh, trừ phi thấy bản chất của nó là tưởng.

- Nếu có người nói họ đã đắc pháp này pháp nọ, thì dù có thực đó cũng chỉ là kinh nghiệm. Trí tuệ Vipassanà không phải để thu thập kinh nghiệm mà chính là hóa giải mọi kinh nghiệm sở đắc, vì kinh nghiệm chỉ làm giàu bản ngã.

- Đừng vội tin những gì thiền sư nói mà hãy xem những gì thiền sư ấy thể hiện trong đời sống hàng ngày. Một vị thiền sư không thể dạy đúng khi tự mình không sống đúng. Đó là lý do vì sao trong Thiền Tông người ta dùng từ khám nghiệm để chỉ sự khám phá chính mình hay khám phá một thiền sư thực ngộ hay chỉ là giả ngộ.

- Một vị thiền sư có đạo đức chưa hẳn đã giác ngộ, nhưng thiền sư giác ngộ luôn luôn đạo đức. Người đạo đức là tốt và đáng kính nhưng nếu chưa giác ngộ thì chưa hẳn dạy thiền đúng. Cần phải phân biệt rõ hai điều này.

http://trungtamhotong.org/index.php?module=faq&page=2


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Đâu là vô vi, đâu là hữu vi

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Hữu vi chẳng dính thì đó là vô vi. Vô vi chẳng nhập, chẳng xuất, chẳng chứng, chẳng phải không chứng hay với hữu vi chẳng diệt, chẳng sanh thì đó là chẳng phải hữu vi, cũng chẳng phải vô vi, đấy là nhất tướng vốn sẵn có ở tất cả ở hữu tình chúng sanh, vô tình chúng sanh, tất cả chư thánh.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đâu là vô vi, đâu là hữu vi

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Hữu vi chẳng dính thì đó là vô vi. Vô vi chẳng nhập, chẳng xuất, chẳng chứng, chẳng phải không chứng hay với hữu vi chẳng diệt, chẳng sanh thì đó là chẳng phải hữu vi, cũng chẳng phải vô vi, đấy là nhất tướng vốn sẵn có ở tất cả ở hữu tình chúng sanh, vô tình chúng sanh, tất cả chư thánh.
:)) Học bài thì nên HIỂU chứ đừng nên THUỘC.Bác cứ học thuộc lòng để trả bài thì đúng là công cốc ! Trong đoạn bác vừa nói em chỉ vạch ra 2 ý cho bác sáng con mắt :D

1) Thế nào là "Hữu vi chẳng dính,hữu vi chẳng diệt,chẳng sanh" ?
2) "Vô vi chẳng nhập, chẳng xuất",vậy thì "hữu vi có nhập có xuất" ? Thế còn "chẳng phải hữu vi, cũng chẳng phải vô vi" thì "nhập xuất" ra làm sao ?

_ "nhất tướng" có nghĩa là 1 tướng,nhưng bác nói hay quá nên chẳng thấy 1 tướng đâu,chỉ thấy có đến 3 tướng : Hữu vi , Vô vi , chẳng phải hữu vi, cũng chẳng phải vô vi.Bác còn thiếu 1 em nữa,nói "vừa là hữu vi vừa là vô vi" cho nó đủ bộ :))


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Đâu là vô vi, đâu là hữu vi

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nếu có chỗ sáng để vạch thì chưa được ĐẠO. Huống chi là vạch cái gì, lại càng xa xôi.

VHBK không thích lý luận vẩn vơ, tốn thời giờ mà thôi.
Nếu bạn thích lý luận, bắt mí thì tùy ý bạn.

Chướng Ngại lớn nhất chính là bản thân mình. Đó lời khuyên.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Đâu là vô vi, đâu là hữu vi

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Nếu có chỗ sáng để vạch thì chưa được ĐẠO. Huống chi là vạch cái gì, lại càng xa xôi.

VHBK không thích lý luận vẩn vơ, tốn thời giờ mà thôi.
Nếu bạn thích lý luận, bắt mí thì tùy ý bạn.

Chướng Ngại lớn nhất chính là bản thân mình. Đó lời khuyên.
Bác không hiểu em nói gì hay sợ quá không dám nói tiếp ? :D

_ Chính bác đưa ra cụm từ "Hữu vi chẳng dính,hữu vi chẳng diệt,chẳng sanh" thì giả như có người thắc mắc thì bác phải biết cách giải thích chứ,nếu không thì người ta nghĩ rằng bác chỉ là con két :D
_ bác nói "đấy là nhất tướng vốn sẵn có..." nhưng có ai thấy nhất tướng ở chỗ nào đâu,chỉ em ? Chỉ thấy bác nói đến tam tướng thì có :))

Chẳng phải là lý luận,bác chỉ mới trình bày mà đã thủng lỗ chỗ ; em chỉ ra mấy chỗ thủng thì bác lại giả lơ,còn ngụy biện rằng "VHBK không thích lý luận vẩn vơ, tốn thời giờ mà thôi" :))


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Đâu là vô vi, đâu là hữu vi

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Hữu: Có, trái với Vô là không. Vi: làm. : không.

Nghĩa đen: Hữu vi là có làm, Vô vi là không làm.

Hữu vi là có làm, tức là có tạo tác, có nhân duyên tạo tác, có can thiệp vào tự nhiên, có suy nghĩ tính toán, từ đó phát sanh tình cảm. Hữu vi thì vô thường. Trái với Hữu vi là Vô vi.

Thí dụ như ta muốn thuyết đạo cho hay, ta cố công biên soạn trước bài thuyết đạo, đó là Hữu vi. Còn khi đột nhiên tùy cơ mà nói đạo để hóa độ người, thì đó là Vô vi.

Bố thí mà trông phước báo đáp lại, ấy là Hữu vi; còn bố thí một cách tự nhiên, không hề tưởng đến quả báo, đó là Vô vi.

Như thế, Hữu vi là Hữu lậu, còn phiền não, còn trìu mến. Còn Vô vi là Vô lậu, tự nhiên không phiền não.

Bài kệ nổi tiếng về Hữu vi trong Kinh Kim Cang:

Nhứt thiết Hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ, diệc như điển,
Ưng tác như thị quán.

Nghĩa là:

Hết thảy các pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, ảnh,
Như sương, cũng như ánh chớp,
Nên quan sát như vậy đó.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Đâu là vô vi, đâu là hữu vi

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tạo tác ở đây được hiểu là tạo nghiệp; ba cõi (dục, sắc, vô sắc) và sáu đường (địa ngục cho đến trời) là hữu vi vậy; hết nhân duyên tạo nghiệp (hết tham sân si) ấy là niết bàn (vô vi)

bố thí trông phước báo là hữu lậu, bố thí không vì phước báo là vô lậu

cho nên hữu vi có thể là hữu lậu hoặc vô lậu; phật pháp là hữu vi vô lậu
:)


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Đâu là vô vi, đâu là hữu vi

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

langtu đã viết:
VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Nếu có chỗ sáng để vạch thì chưa được ĐẠO. Huống chi là vạch cái gì, lại càng xa xôi.

VHBK không thích lý luận vẩn vơ, tốn thời giờ mà thôi.
Nếu bạn thích lý luận, bắt mí thì tùy ý bạn.

Chướng Ngại lớn nhất chính là bản thân mình. Đó lời khuyên.
Bác không hiểu em nói gì hay sợ quá không dám nói tiếp ? :D

_ Chính bác đưa ra cụm từ "Hữu vi chẳng dính,hữu vi chẳng diệt,chẳng sanh" thì giả như có người thắc mắc thì bác phải biết cách giải thích chứ,nếu không thì người ta nghĩ rằng bác chỉ là con két :D
_ bác nói "đấy là nhất tướng vốn sẵn có..." nhưng có ai thấy nhất tướng ở chỗ nào đâu,chỉ em ? Chỉ thấy bác nói đến tam tướng thì có :))

Chẳng phải là lý luận,bác chỉ mới trình bày mà đã thủng lỗ chỗ ; em chỉ ra mấy chỗ thủng thì bác lại giả lơ,còn ngụy biện rằng "VHBK không thích lý luận vẩn vơ, tốn thời giờ mà thôi" :))
>>> Đó chẳng phải là chỗ để giải thích. Một đầu óc nặng trĩu kiến thức "Phật pháp", đó không phải là lợi ích chân thật. Càng nói càng xa :D.

Mà văn từ VHBK nói có nhiều vế liền mạch. Chớ chẳng phải chia tách, phân mãnh như bạn đã trích dẫn. Đâu bạn hãy đọc lại nguyên văn VHBK viết rồi so sánh với phần bạn trích ra xem. Đó là ý của bạn chẳng phải của VHBK. Bạn chưa hiểu ý người khác thì chớ nên như thế. Thôi uống nước trà nè anh bạn
cafene
cafene . Đừng tự làm khổ mình nữa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.35 khách