Niệm là gì?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

khongdaubang
Bài viết: 7
Ngày: 01/09/10 04:11
Giới tính: Nam
Đến từ: adfasdf

Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi khongdaubang »

Tôi thường nghe người ta nói về chánh niệm và câu chuyện bồ đề đạt ma đạt đến cảnh giới vạn niệm đều không. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu lắm về niệm, có phải đó là âm thanh có trong đầu chúng ta mỗi khi chúng ta suy nghĩ không? Mong cao nhân trong diễn đàn giải đáp giùm tôi.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Niệm ở đây tức là ý niệm trong tâm khởi lên, cũng tức là nói niệm tức là vọng tưởng cái này nó rất vi tế khi vọng tưởng chẵng còn nữa tức là thành Phật

b. Chúng sanh vốn là Phật – vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà đọa lạc trong sáu nẻo, thập pháp giới

Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy rất rõ: ‘Hết thảy chúng sanh vốn thành Phật’. Chúng ta vốn là Phật, tại sao ngày nay biến thành ra như vầy? Vấn đề này chúng ta chẳng thể không nghiên cứu, suy nghĩ, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì? Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật vì chúng ta nói ra: ‘Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai’. Trí huệ của Như Lai rốt ráo, viên mãn, không có gì chẳng biết, không gì chẳng thể làm, không những biết thế giới hiện nay, thế giới ở phương khác cũng biết; quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung, không có gì chẳng biết, Phật dạy đây là bản năng của chúng ta.

Tại sao bản năng của chúng ta bị mất hết? Phật dạy: ‘Nhưng vì vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng được’. Ðức Phật nói rõ bịnh căn của chúng ta – có chấp trước, có phân biệt, có vọng tưởng. Vì vậy toàn bộ Phật pháp đều tập trung trên ba vấn đề này, ngàn kinh vạn luận đều có mục đích giúp chúng ta giải quyết vấn đề này, phá trừ những phiền não này. Vì chấp trước nên bạn biến Nhất Chân pháp giới thành sáu nẻo luân hồi. Sáu nẻo luân hồi là do chấp trước mà ra. Chấp trước là gì? Phần đông chúng ta gọi là ‘thành kiến’ – cách suy nghĩ, cách làm của mình -- Như vậy rắc rối lắm, vĩnh viễn chẳng thoát ra khỏi sáu nẻo luân hồi. [Nếu còn chấp trước thì dù] một ngày bạn niệm Phật đến mười vạn câu cũng vẫn kẹt trong sáu nẻo luân hồi; điều này hết sức phiền phức!

Chuyện gì đều có ‘Ngã’ (Ta) thì phiền lắm, cho nên Phật dạy chúng ta ‘Vô Ngã’. Bạn xem câu đầu tiên trong kinh Kim Cang dạy: ‘Không có tướng ta, không có tướng người, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả’. Chuyện gì cũng chấp trước là Ta thì hỏng ngay! Tu hành được giỏi cách mấy, giới luật có nghiêm chỉnh đến đâu, một khi ngồi xếp bằng nhập định có thể nhập định một trăm năm, nhưng chỉ cần bạn có ‘Ta’ thì hỏng liền. Công phu như vậy là công phu thiền định thế gian, vẫn không thể vượt ra khỏi lục đạo. Cho nên việc đầu tiên trong Phật pháp là phải ‘phá ngã chấp’. Mọi người đều biết sau khi phá ngã chấp thì chứng được quả vị A La Hán, ra khỏi tam giới, lục đạo đều không còn nữa. Ngoài lục đạo còn có Tứ Thánh pháp giới: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. Tứ Thánh pháp giới do đâu mà có? Do ‘Phân biệt’ mà có. Tuy không còn chấp trước nữa nhưng vẫn còn phân biệt. Trong Tứ Thánh pháp giới càng lên cao thì tâm phân biệt càng giảm bớt; tuy ít nhưng vẫn còn phân biệt nên ở phía ngoài còn thêm một giới hạn nữa gọi là thập pháp giới, bạn vượt thoát không nổi! Khi nào đoạn dứt hết phân biệt, vượt ra khỏi mười pháp giới thì đến Nhất Chân pháp giới.

Trong kinh Ðại thừa thường nói thành Phật cần phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp; ba A Tăng Kỳ kiếp bắt đầu tính từ ngày nào? Chẳng phải tính từ hiện nay, hiện nay chúng ta không đủ tư cách; là tính từ ngày hết thảy phân biệt chấp trước đều đoạn dứt, là tính từ ngày vượt thoát ra khỏi thập pháp giới. Lúc bạn còn chưa vượt khỏi thập pháp giới thì tất cả những gì bạn tu đều không kể, như vậy lục đạo chẳng cần bàn tới. Cho nên chứng được Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật quả trong thập pháp giới, ngay cả Phật cũng chẳng kể; Phật ở đây là Tạng Giáo Phật, Viên Giáo Phật trong Tông Thiên Thai, vẫn còn ở trong thập pháp giới, cũng chưa kể. Phân biệt, chấp trước thiệt đã đoạn dứt sạch sành sanh mới đến Nhất Chân pháp giới, chứng Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, Biệt Giáo Sơ Ðịa Bồ Tát, tính là tính từ lúc này, phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp nữa!

Ba A Tăng Kỳ kiếp để phá cái gì? Phá vọng tưởng. Lúc bấy giờ mới phá vọng tưởng, một phiền não trong ba thứ ‘vọng tưởng, phân biệt, chấp trước’. A Tăng Kỳ kiếp thứ nhất là để phá ba mươi phẩm -- Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng; A Tăng Kỳ kiếp thứ nhì phá bảy phẩm – Sơ Ðịa đến Thất Ðịa; A Tăng Kỳ kiếp thứ ba phá ba phẩm, càng trở về sau càng khó, đến Pháp Vân Ðịa Bồ Tát thì mới gọi là viên mãn thành Phật. Chúng ta chẳng thể không biết những thường thức căn bản này, chẳng thể không biết chúng ta tu cái gì, công phu của chúng ta ở tại đâu? Chúng ta phải hiểu rõ những chuyện này, sau đó quan sát tám vạn bốn ngàn pháp môn, đối với bất cứ pháp môn nào chúng ta đều không thể giải quyết vấn đề; đừng nói đến những vọng tưởng, phân biệt nhỏ bé, ngay cả tập khí nặng nhất là chấp trước, chúng ta đều đoạn không nổi, như vậy thì còn nói chi đến thành tựu!



c. Chắc thật niệm Phật, khỏi đoạn phiền não, một đời thành Phật.

Ngàn kinh vạn luận, vô lượng pháp môn, chúng ta nhìn nó mà than vắn thở dài, thiệt là không [có cách chi để] đạt được lợi ích!

[Bây giờ biết được vấn đề này] thì chẳng thể không cám ơn đức Phật A Di Ðà đã mở ra pháp môn ‘Ðới Nghiệp Vãng Sanh’ cho chúng ta, người xưa gọi là ‘môn dư đại đạo’ (con đường tắt để thành Phật ngoài tám vạn bốn ngàn pháp môn). Sự ích lợi của pháp môn này là không cần đoạn phiền não; cũng là nói bạn khỏi phải vượt thoát lục đạo, thập pháp giới, nhưng ngay trong đời này bạn có thể vãng sanh về Nhất Chân pháp giới (Cực Lạc thế giới tức là Nhất Chân pháp giới). Ðiều tiện nghi này quá to lớn vì vậy pháp môn này được gọi là ‘pháp khó tin’. Chẳng phải là chúng ta khó tin, chúng ta ai cũng đã tin; [Vậy thì] ai khó tin? Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật trong thập pháp giới đều chẳng tin; họ cho rằng làm sao có chuyện dễ dàng, tiện lợi như vậy! Một phẩm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước cũng chưa đoạn mà có thể vượt thoát lục đạo, vượt thoát thập pháp giới, làm sao có chuyện này!

Ðích thực trên lý luận không thể nào nói cho hợp lý được, nhưng đây là sự thật. Sự thật này đương nhiên cũng có nhân duyên. Tại sao có chuyện này? Chúng ta tìm được câu trả lời trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Vô Lượng Thọ; nhân duyên có hai thứ, thứ nhất là bổn nguyện oai thần của đức Phật A Di Ðà gia trì, thứ hai là thiện căn, phước đức, nhân duyên của mình đã chín muồi. Kinh A Di Ðà nói: ‘Chẳng thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên’. Tự mình đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên, và được bổn nguyện cùng oai thần của đức Phật A Di Ðà gia trì nên ngay trong đời này chẳng cần đoạn phiền não mà có thể đới nghiệp vãng sanh. Pháp môn này hết sức thù thắng, kỳ diệu đặc biệt, không thể nào kiếm ra pháp môn thứ hai nữa. Thế nên chúng ta sanh vào thời kỳ mạt pháp mà muốn ngay trong một đời này liễu sanh tử, xuất tam giới thì chỉ có con đường duy nhất này mà thôi. Ðây là điều chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng rồi sau đó chúng ta mới quyết tâm, tha thiết, chắc thật niệm Phật. Ðược vậy thì xin chúc mừng bạn, ngay trong một đời này sẽ làm Phật, không có gì thù thắng hơn việc này.
Tập tin đính kèm
7.jpg
7.jpg (110.51 KiB) Đã xem 2176 lần


Nam Mô A Di Đà Phật
khongdaubang
Bài viết: 7
Ngày: 01/09/10 04:11
Giới tính: Nam
Đến từ: adfasdf

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi khongdaubang »

thế là hóa ra phật cũng có ba giai đoạn à? Thế là nếu như kiếp trước tôi là phật, cũng chưa kể, tôi phải tu thêm a tăng kỳ kiếp nữa là thành phật thứ hai, và thêm a tăng kỳ kiếp nữa là thành phật thứ ba, viên mãn à? Có phải là như thế không? Thế a tăng kỳ kiếp này là bao nhiêu kiếp?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

khongdaubang đã viết:Tôi thường nghe người ta nói về chánh niệm và câu chuyện bồ đề đạt ma đạt đến cảnh giới vạn niệm đều không. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu lắm về niệm, có phải đó là âm thanh có trong đầu chúng ta mỗi khi chúng ta suy nghĩ không? Mong cao nhân trong diễn đàn giải đáp giùm tôi.
Chánh Niệm có nhiều cách giải thích tùy theo pháp môn nào.

Theo pháp Tứ Niệm Xứ thì chánh niệm là rõ biết cái thân, thọ, tâm, và pháp nó như thế nào ra làm sao. Muốn biết nên tìm Kinh Tứ Niệm Xứ đọc sẽ hiểu.

Theo pháp Niệm Phật thì chuyên chú tâm vào câu Phật hiệu.

Cái tâm lăng xăng nghĩ ngợi, tự ngôn tự ngữ văn vẳng trong đầu mình là Vọng Niệm, chứ chẳng phải Chánh Niệm.

Ông đừng hỏi gì xa sôi quá đến tận trời xanh mà vói không tới được.

Hãy chất thật mà Niệm Phật để tâm ông được yên định, tức là không những ông chánh niệm mà ông còn được chánh định.

Bớt cái suy nghĩ lung tung, các vọng niệm đó không có lợi ích, mà ngược lại là cái mà dẫn ông đi tạo nghiệp, luân hồi sanh tử.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

khongdaubang đã viết:thế là hóa ra phật cũng có ba giai đoạn à? Thế là nếu như kiếp trước tôi là phật, cũng chưa kể, tôi phải tu thêm a tăng kỳ kiếp nữa là thành phật thứ hai, và thêm a tăng kỳ kiếp nữa là thành phật thứ ba, viên mãn à? Có phải là như thế không? Thế a tăng kỳ kiếp này là bao nhiêu kiếp?
Thôi, đừng hỏi những điều vô ích, mà còn rối loạn cái tâm.

Chỉ cần ông biết mình có Tánh Phật, và ông tu Phật Pháp, thì chắc chắn sẽ thành Phật trong vị lai.

Vậy điều cần nhứt hiện giờ là Thực Hành, Tu Tập Phật Pháp, mới có ngày trong tương lai Thành Phật.

Nếu dẫu có Phật Tánh, mà chẳng tu hành Phật Pháp gì cũng chẳng thành Phật được, ví như Vàng có sẵn ở lòng đất, mà không đào ra, không mài rửa cho sạch, thì chẳng thể được vàng mà sử dụng.

Tu tức là sửa đổi ý nghĩ sấu, lời nói ác, việc làm bất thiện cho chúng được tốt đẹp mỹ mãn thiện lành. Thì đó chính là Tu rồi đấy.

Kinh Pháp Cú dạy:

Chẳng làm các việc ác
Vân làm các việc lành
Giữ Tâm Ý trong sạch
Đấy lời dạy chư Phật

Mong ông sáng suốt theo đó mà làm.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. nguyenlinhtam không nên đăng bài của HT Tịnh Không mà không kèm theo tên ngài. Người ta cứ tưởng là mình viết sanh ra hiểu lầm, và vì người ta ưa chuộn người xuất gia cho nên lời người xuất gia nói có giá trị hơn người tại gia.

Vì vậy nếu đăng bài HT Tịnh Không mà không có tên ngài kèm theo, thì người ta nghĩ là nguyenlinhtam viết. Và khi đó thì người ta khinh chê bài, thậm chí phỉ báng. Hóa ra chính mình làm cho bài HT Tịnh Không bị bôi nhọa, hơn là khen tặng, vậy có ích gì?

2. Nhân Quả phải dè dặc bởi vì không sai chạy, một lời nói sai, khiến người hiểu sai, tu sai thì 500 kiếp làm chồn đã là điển hình. Há chẳng đáng sợ sao? Do vậy đăng bài HT Tịnh Không thì lở HT có nói sai thì mình phải chịu hậu quả. Hoặc dẫu HT Tịnh Không nói đúng mà là đúng cho thính chung đang được HT Tịnh không giảng thì còn được, bây giờ đem vào diễn đàn để trả lời câu hỏi nầy, thì lại là trường hợp khác, thì dù đúng cũng có khi trở thành không đúng. Đúng là đúng với lúc đang giảng cho người đương cơ nghe, còn không thích hợp, không đúng cho người và chỗ khi đem đăng nơi khác, đặc biệt là chỗ mà người ta đặc câu hỏi khác.

3. Không nên đăng lung tung, người ta hỏi đâu thì đáp đó để giúp cho người ta được thông hiểu mà tu hành. Đôi khi người ta hỏi một câu, mà đăng bài không hợp thì không ai được lợi ích cả.

4. Đăng bài mà toàn bài đều "Bold" (in mực đậm) thì không hay, người ta vừa nhìn vào là thấy chối mắt, chẳng ai thích đọc, thế thì đăng có lợi ích gì khi người ta không đọc được. Hơn nữa "bold" những chỗ nào trọng yếu để nhấn mạnh để người đọc dễ nhớ cái chỗ chính yếu của bài viết, nội dung. Đó là mục đích của việc "bold". Còn cái nào cũng "bold" hết thì cái nào mới là cái trọng yếu? không có cái nào cả.

Vài dòng góp ý vì mong nguyenlinhtam được lợi ích thật sự. Còn nêu cho lời tôi nói không giá trị lợi ích thì xin hãy bỏ qua cho!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
khongdaubang
Bài viết: 7
Ngày: 01/09/10 04:11
Giới tính: Nam
Đến từ: adfasdf

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi khongdaubang »

Dẫu sao thì tôi cũng xin cám ơn hai bạn nguynlinhtam và thánh tri vì những bài viết bổ ích của các bạn. Chân thành cảm ơn.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Híc Vấn Đề này nói ra rất dài mong bạn hãy nghiên cứu kinh luận đi chính vì điều này mà đức Thế Tôn năm xưa giảng kinh 8 giờ đồng hồ rồng rã thuyết pháp suốt 49 năm

Xin trích kinh Lăng Nghiêm: VIII. Hành giả phải trải qua 55 địa vị mới đến qua Phật
A Nan, người tu hành khi ái dục khô khan, sáu căn không còn chạy theo sáu trần nhiễm trước, lúc bấy giờ chỉ có trí huệ khô khan, chưa thấm nhuần nước pháp của Phật. Ðây là địa vị đầu tiên tên Càn huê địa (huệ khô), lần lần tấn tu vào địa vị Thập tín (mười món tin):




1. Tín tâm trụ

2. Niệm tâm trụ

3. Tinh tấn tâm

4. Huệ tâm trụ

5. Ðịnh tâm trụ

6. Bất thối tâm

7. Hộ pháp tâm

8. Hồi hướng tâm

9. Giới tâm trụ

10. Nguyện tâm trụ






MÃN ÐỊA VỊ THẬP TÍN ÐẾN THẬP TRỤ

Phát tâm trụ
Trị địa trụ
Tu hành trụ
Sanh quý trụ
Phương tiện cụ túc trụ
Chánh tâm trụ
Bất thối trụ
Ðồng chơn trụ
Pháp vương tử trụ
Quán đảnh trụ
MÃN THẬP TRỤ ÐẾN THẬP HẠNH

1. Hoan hỷ hạnh

2. Nhiêu ích hạnh

3. Vô sân hận hạnh

4. Vô tận hạnh

5. Ly si loạn hạnh

6. Thiện hiện hạnh

7. Vô trước hạnh

8. Tôn trọng hạnh

9. Thiện pháp hạnh

10. Chơn thật hạnh

MÃN THẬP HẠNH ÐẾN THẬP HỒI HƯỚNG

1. Cứu độ nhứt thế chúng sanh, ly chúng sanh tướng hồi hướng

2. Bất hoại hồi hướng

3. Ðẳng nhứt thế Phật hồi hướng

4. Chí nhứt thế xứ hồi hướng

5. Vô tận công đức tạng hồi hướng

6. Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng

7. Tùy thuận đẳng quán nhứt thế chúng sanh hồi hướng

8. Chơn như tướng hồi hướng

9. Vô phược giải thoát hồi hướng

10. Pháp giới vô lượng hồi hướng

MÃN THẬP HỒI HƯỚNG ÐẾN TỨ GIA HẠNH

1. Noãn địa

2. Ðảnh địa

3. Nhẫn địa

4. Thế đệ nhứt địa

MÃN TỨ GIA HẠNH ÐẾN THẬP ÐỊA

1. Hoa hy địa

2. Ly cấu địa

3. Phát quang địa

4. Diệm huệ địa

5. Nan thắng địa

6. Hiện tiền địa

7. Viễn thành địa

8. Bất động địa

9. Thiện huệ địa

10. Pháp vân địa

(Khi mãn Thập địa đến địa vị Ðẳng giác, qua Ðẳng giác đến Diệu giác tức là Phật. Trừ địa vị Càn huệ ra, thì từ địa vị Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Tứ gia hạnh, Thập địa và Ðẳng giác, nghĩa là phải trải qua 55 địa vị này mới được quả Phật.

Song trong khi trải qua 55 địa vị này, phải gặp 50 món ma là những điều nguy hiểm nhứt trên đường tu hành).

http://quangduc.com/coban/25phpt07-7.html




Và cũng xin trích Kinh Hoa Nghiêm:

PHẨM A TĂNG KỲ

THỨ BA MƯƠI



(Hán bộ quyển bốn mươi lăm)

Bấy giờ Tâm Vương Bồ Tát bạch Phật rằng : "Bạch Thế Tôn ! Chư Phật Thế Tôn diễn nói a tăng kỳ, vô lượng, vô biên, vô đẳng, bất khả sổ, bất khả xưng, bất khả tư, bất khả lượng, bất khả thuyết, bất khả thuyết bất khả thuyết.

Bạch Thế Tôn ! Thế nào là a tăng kỳ nhẫn đến bất khả thuyết bất khả thuyết ? ".

Phật bảo Tâm Vương Bồ Tát : "Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện nam tử ! Nay ngươi muốn cho các thế gian nhập vào nghĩa số lượng của Phật đã biết mà hỏi đức Như Lai Ứng Ðẳng Chánh Giác.

Thiện nam tử lóng nghe lóng nghe ! Khéo suy gẫm, Phật sẽ vì ngươi mà nói".

Tâm Vương Bồ Tát kính vâng thọ giáo.

Phật nói : "Này Thiện nam tử ! Một trăm lạc xoa (1) làm một câu chi. Câu chi lần câu chi làm một a giu đa. A giu đa lần a giu đa làm một na do tha. Na do tha lần na do tha làm một tần bà la. Tần bà la lần tần bà la làm một căn yết la. Căn yết la lần căn yết la làm một a già la. A già la lần a già la làm một tối thắng. Tối thắng lần tối thắng làm một ma bã la. Ma bã la lần ma bã la làm một a bã la. A bã la lần a bã la làm một đa bã la. Ða bã la lần đa bã la làm một giới phần. Giới phần lần giới phần làm một phổ ma. Phổ ma lần phổ ma làm một nễ ma. Nễ ma lần nễ ma làm một a bã câm. A bã câm lần a bã câm làm một di già bà. Di già bà lần di già bà làm một tỳ lã già. Tỳ lã già lần tỳ lã già làm một tỳ già bà. Tỳ già bà lần tỳ già bà làm một tăng yết lã ma. Tăng yết lã ma lần tăng yết lã ma làm một tỳ tát la. Tỳ tát la lần tỳ tát la làm một tỳ chiêm bà. Tỳ chiêm bà lần tỳ chiêm bà làm một tỳ thạnh già. Tỳ thạnh già lần tỳ thạnh già làm một tỳ tố đà. Tỳ tố đà lần tỳ tố đà làm một tỳ bà ha. Tỳ bà ha lần tỳ bà ha làm một tỳ bạc để. Tỳ bạc để lần tỳ bạc để làm một tỳ khư đảm. Tỳ khư đảm lần tỳ khư đảm làm một xứng lượng. Xứng lượng lần xứng lượng làm một nhứt trì. Nhứt trì lần nhứt trì làm một dị lộ. Dị lộ lần dị lộ làm một điên đảo. Ðiên đảo lần điên đảo làm một tam mạt gia. Tam mạt gia lần tam mạt gia làm một tỳ đỗ la. Tỳ đỗ la lần tỳ đỗ la làm một hề bã la. Hề bã la lần hề bã la làm một từ tế. Từ tế lần từ tế làm một châu quảng. Châu quảng lần châu quảng làm một cao xuất. Cao xuất lần cao xuất làm một tối diệu. Tối diệu lần tối diệu làm một nê la bà. Nê la bà lần nê la bà làm một a lý bà. A lý bà lần a lý bà làm một nhứt động. Nhứt động lần nhứt động làm một ha lý bồ. Ha lý bồ lần ha lý bồ làm một ha lý tam. Ha lý tam lần ha lý tam làm một hề lỗ già. Hề lỗ già lần hề lỗ già làm một đạt lã bộ đà. Ðạt lã bộ đà lần đạt lã bộ đà làm một a lỗ na. A lỗ na lần a lỗ na làm một ma lỗ đà. Ma lỗ đà lần ma lỗ đà làm một sám mạc đà. Sám mạc đà lần sám mạc đà làm một y lã đà. Y lã đà lần y lã đà làm một ma lỗ ma. Ma lỗ ma lần ma lỗ ma làm một điều phục. Ðiều phục lần điều phục làm một ly kiêu mạn. Ly kiêu mạn lần ly kiêu mạn làm một bất động. Bất động lần bất động làm một cực lượng. Cực lượng lần cực lượng làm một a mạ đát la. A mạ đát la lần a mạ đát la làm một bột mạ đát la. Bột mạ đát la lần bột mạ đát la làm một già mạ đát la. Già mạ đát la lần già mạ đát la làm một na mạ đát la. Na mạ đát la lần na mạ đát la làm một hề mạ đát la. Hề mạ đát la lần hề mạ đát la làm một tỳ mạ đát la. Tỳ mạ đát la lần tỳ mạ đát la làm một bát la mạ đát la. Bát la mạ đát la lần bát la mạ đát la làm một thi bà mạ đát la. Thi bà mạ đát la lần thi bà mạ đát la làm một ế la. Ế la lần ế la làm một tiết la. Tiết la lần tiết la làm một đế la. Ðế la lần đế la làm một kệ la. Kệ la lần kệ la làm một túy bộ la. Túy bộ la lần túy bộ la làm một nê la. Nê la lần nê la làm một kế la. Kế la lần kế la làm một tế la. Tế la lần tế la làm một tỳ la. Tỳ la lần tỳ la làm một mế la. Mế la lần mế la làm một ta lã đồ. Ta lã đồ lần ta lã đồ làm một mế lỗ đà. Mế lỗ đà lần mế lỗ đà làm một khế lỗ đà. Khế lỗ đà lần khế lỗ đà làm một ma đỗ la. Ma đỗ la lần ma đỗ la làm một ta mẫu la. Ta mẫu la lần ta mẫu la làm một a dã ta. A dã ta lần a dã ta làm một ca mạ la. Ca mạ la lần ca mạ la làm một ma già bà. Ma già bà lần ma già bà làm một a đát la. A đát la lần a đát la làm một hê lỗ gia. Hê lỗ gia lần hê lỗ gia làm một tiết lỗ bà. Tiết lỗ bà lần tiết lỗ bà làm một yết la ba. Yết la ba lần yết la ba làm một ha bà bà. Ha bà bà lần ha bà bà làm một tỳ bã la. Tỳ bã la lần tỳ bã la làm một na bã la. Na bã la lần na bã la làm một ma lã la. Ma lã la lần ma lã la làm một ta bã la. Ta bã la lần ta bã la làm một mế lã lỗ. Mế lã lỗ lần mế lã lỗ làm một giả mạ la. Giả mạ la lần giả mạ la làm một đà mạ la. Ðà mạ la lần đà mạ la làm một bát lã mạ đà. Bát lã mạ đà lần bát lã mạ đà làm một tỳ già ma. Tỳ già ma lần tỳ già ma làm một ô ba bạt đa. Ô ba bạt đa lần ô ba bạt đa làm một diễn thuyết. Diễn thuyết lần diễn thuyết làm một vô tận. Vô tận lần vô tận làm một xuất sanh. Xuất sanh lần xuất sanh làm một vô ngã. Vô ngã lần vô ngã làm một a bạn đa. A bạn đa lần a bạn đa làm một thanh liên hoa. Thanh liên hoa lần thanh liên hoa làm một bát đầu ma. Bát đầu ma lần bát đầu ma làm một tăng kỳ. Tăng kỳ lần tăng kỳ làm một thú. Thú lần thú làm một chí. Chí lần chí làm một a tăng kỳ. A tăng kỳ lần a tăng kỳ làm một a tăng kỳ chuyển. A tăng kỳ chuyển lần a tăng kỳ chuyển làm một vô lượng. Vô lượng lần vô lượng làm một vô lượng chuyển. Vô lượng chuyển lần vô lượng chuyển làm một vô biên. Vô biên lần vô biên làm một vô biên chuyển. Vô biên chuyển lần vô biên chuyển làm một vô đẳng. Vô đẳng lần vô đẳng làm một vô đẳng chuyển. Vô đẳng chuyển lần vô đẳng chuyển làm một bất khả sổ. Bất khả sổ lần bất khả sổ làm một bất khả sổ chuyển. Bất khả sổ chuyển lần bất khả sổ chuyển làm một bất khả xưng. Bất khả xưng lần bất khả xưng làm một bất khả xưng chuyển. Bất khả xưng chuyển lần bất khả xưng chuyển làm một bất khả tư. Bất khả tư lần bất khả tư làm một bất khả tư chuyển. Bất khả tư chuyển lần bất khả tư chuyển làm một bất khả lượng. Bất khả lượng lần bất khả lượng làm một bất khả lượng chuyển. Bất khả lượng chuyển lần bất khả lượng chuyển làm một bất khả thuyết. Bất khả thuyết lần bất khả thuyết làm một bất khả thuyết chuyển. Bất khả thuyết chuyển lần bất khả thuyết chuyển làm một bất khả thuyết bất khả thuyết. Và bất khả thuyết bất khả thuyết lần bất khả thuyết bất khả thuyết làm một bất khả thuyết bất khả thuyết chuyển".



Thánh Trí: 1. nguyenlinhtam không nên đăng bài của HT Tịnh Không mà không kèm theo tên ngài. Uh


2. Nhân Quả phải dè dặc bởi vì không sai chạy, một lời nói sai, khiến người hiểu sai, tu sai thì 500 kiếp làm chồn đã là điển hình. Há chẳng đáng sợ sao? Do vậy đăng bài HT Tịnh Không thì lở HT có nói sai thì mình phải chịu hậu quả. Hoặc dẫu HT Tịnh Không nói đúng mà là đúng cho thính chung đang được HT Tịnh không giảng thì còn được, bây giờ đem vào diễn đàn để trả lời câu hỏi nầy, thì lại là trường hợp khác, thì dù đúng cũng có khi trở thành không đúng. Đúng là đúng với lúc đang giảng cho người đương cơ nghe, còn không thích hợp, không đúng cho người và chỗ khi đem đăng nơi khác, đặc biệt là chỗ mà người ta đặc câu hỏi khác. HT không nói sai đâu Đúng thì cả thảy đều bình đẳng đi đâu cũng vậy mà thôi chớ có phân biệt :">

3. Không nên đăng lung tung, người ta hỏi đâu thì đáp đó để giúp cho người ta được thông hiểu mà tu hành. Đôi khi người ta hỏi một câu, mà đăng bài không hợp thì không ai được lợi ích cả. Mình chỉ muốn bạn ấy hiểu thật tường tận mà thôi


Nam Mô A Di Đà Phật
thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Nhưng tôi vẫn chưa hiểu lắm về niệm, có phải đó là âm thanh có trong đầu chúng ta mỗi khi chúng ta suy nghĩ không?

" Những âm thanh trong đầu mỗi khi suy nghỉ " là Vọng Niệm . Những âm thanh vẫn luôn hiện diện mỗi khi chúng ta nhìn, nghe, ngửi, nếm... ,(thí dụ: khi ta thấy bông hoa, trong đầu sẽ có tiếng nói "bông hay hoa , mà chúng ta không nhận biết đó thôi) .

Thiền Minh sát dạy chúng ta khi thấy hoa, bước đầu tiên là Niệm Thầm trong đầu "thấy, thấy" , mục đích để tâm chúng ta đừng bị hình tướng đóa hoa kéo theo một chuỗi ý tưởng viễn vông, chuỗi ý tưởng này chính là "âm thanh trong đầu" mà đạo hữu nhận ra. Giữ được như thế khi gặp bất cứ đối tượng nào là có Chánh Niệm.

Đến một lúc nào đó thì chúng ta không cần Niệm thầm, mà tâm lặng lẽ "thấy" khi nhìn đóa hoa. Bấy giờ nếu tâm sâu sắc, chúng ta vẫn nhận ra được _ còn có tiếng nói vi tế "hoa" _ ở đâu đó trong đầu .

Và đến một lúc nào đó, khi nhìn thấy đóa hoa, "biết" có đóa hoa, mà trong đầu không hề khởi lên một niệm (không có tiếng nói), đó là Tánh biết.

Vài hàng chân thành chia xẻ .


khongdaubang
Bài viết: 7
Ngày: 01/09/10 04:11
Giới tính: Nam
Đến từ: adfasdf

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi khongdaubang »

ngay cả khi không suy nghĩ mà cũng có âm thanh à?


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bất cứ cái gì mống khởi lên trong tâm đều gọi là niệm.
nhiều niệm tạo thành một ý.

Bất cứ cái gì mổng khởi lên trong tâm đều buông bỏ, gọi là chánh niệm.
Thiền sư Huệ Hải nói "vô niệm " là niệm chánh , hữu niệm là niệm tà.

Chơn tâm không khởi niệm, khởi niệm là vọng tâm.
Cho nên không khởi niệm, thì ngay đó là chơn tâm, gọi là niệm chánh
Khởi niệm là đi theo vọng cảnh, đó là niệm tà.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Re: Niệm là gì?

Đ/h khongdaubang : "ngay cả khi không suy nghĩ mà cũng có âm thanh à?"

Khi nhìn một vật, trong tâm liền khởi lên tên của vật đó, "đó là âm thanh trong đầu" mà Đ/h nghe, nhưng thường chúng ta chỉ nhận ra nó khi ý tưởng đã dẫn đi xa, đã làm thành một câu chuyện, đúng như Đ/h binh viết ở trên.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách