Trang 1 trên 2

TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI

Đã gửi: 04/09/10 07:28
gửi bởi huyenthoaigau
Kính quý thầy, cô và các bạn.
Lời Phật dạy: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI.
Xin cho hỏi: nếu thấy vực thẳm thì sao ?

Re: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI

Đã gửi: 04/09/10 07:36
gửi bởi Thánh_Tri
huyenthoaigau đã viết:Kính quý thầy, cô và các bạn.
Lời Phật dạy: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI.
Xin cho hỏi: nếu thấy vực thẳm thì sao ?
Nếu thấy vực thẳm thì vực thẳm mất.

Hỏi có ích lợi gì, lăng xăng thôi!

Mình phải lấy lửa Trí Tuệ của Phật mà thắp sáng ngọn đèn của mình. Khi đèn trí tuệ của mình đã sáng thì những câu hỏi vớ vẩn nầy chẳng có chỗ dung thân.

Re: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI

Đã gửi: 04/09/10 17:12
gửi bởi binh
Không thắp đuốc lên mà đi thì mới sợ sa chân xuống vực thẳm chứ. Nếu đã thắp đuốc lên rồi, đã thấy vực thẳm rồi mà không tránh tự mình lao đầu xuống đó thì còn trách ai được nữa.
(Ở đây vực thẳm dụ cho ngũ dục của thế gian) Nếu đã đam mê ngũ dục rồi thì làm sao thoát khỏi luân hồi, sớm muộn gì cũng rơi xuống địa ngục mà thôi.

Re: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI

Đã gửi: 04/09/10 18:35
gửi bởi nguynlinhtam
huyenthoaigau đã viết:
Kính quý thầy, cô và các bạn.
Lời Phật dạy: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI.
Xin cho hỏi: nếu thấy vực thẳm thì sao ?

Thì bạn cứ nghĩ mình đi nếu bạn đang mù đi gần vực thẩm bỗng nhiên mắt sáng ra thấy mình còn 1 bước nữa là đi té xuống chết thảm hỏi bạn có dám đi ko hả X-(

Cần phải có ngọn đèn trí huệ để bạn phá tan phiền não để rồi đến cảnh giới Niết Bàn tức cảnh giới không sanh không diệt

Re: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI

Đã gửi: 05/09/10 05:24
gửi bởi huyenthoaigau
" Lời PHẬT dạy: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI "
Xin cho hỏi: TRÍ TUỆ có phải là CÁI HIỂU BIẾT không ?.

Re: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI

Đã gửi: 05/09/10 05:36
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Không phải! Hiểu biết mà chẳng thấy có người hiểu biết và cái được hiểu biết thì mới có Trí Tuệ.

Re: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI

Đã gửi: 05/09/10 05:52
gửi bởi huyenthoaigau
"Gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 Ngày 05/9/'10, 19:36

Không phải! Hiểu biết mà chẳng thấy có người hiểu biết và cái được hiểu biết thì mới có Trí Tuệ."
Xin cho hỏi: vậy có phải đó là CÁI THỨC hay là CÁI TƯỞNG?.

Re: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI

Đã gửi: 05/09/10 21:10
gửi bởi nguynlinhtam
" Lời PHẬT dạy: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI "
Xin cho hỏi: TRÍ TUỆ có phải là CÁI HIỂU BIẾT không ?.
Xin trích:từ http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật vì chúng ta nói ra: ‘Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai’. Trí huệ của Như Lai rốt ráo, viên mãn, không có gì chẳng biết, không gì chẳng thể làm, không những biết thế giới hiện nay, thế giới ở phương khác cũng biết; quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung, không có gì chẳng biết, Phật dạy đây là bản năng của chúng ta.

Tại sao bản năng của chúng ta bị mất hết? Phật dạy: ‘Nhưng vì vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng được’. Ðức Phật nói rõ bịnh căn của chúng ta – có chấp trước, có phân biệt, có vọng tưởng.



Xin cho hỏi: vậy có phải đó là CÁI THỨC hay là CÁI TƯỞNG? Không Phải nó là cái chân tánh của bạn, chân thân của bạn, cái đó gọi là mặt mũi vốn có trước khi cha mẹ chưa sanh ra bản lai diện mục.

Xin trích: http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk1.htm

Tam Ðức ‘Pháp thân, Bát Nhã, Giải thoát’, đây là tam đức tự tánh vốn sẵn có, mỗi mỗi đều đầy đủ ‘Thường - Lạc - Ngã - Tịnh’. Thế nên chúng ta gọi Thường - Lạc - Ngã - Tịnh là Tứ Tịnh Ðức. Thường là vĩnh hằng chẳng biến. Lạc là lìa hết thảy khổ, người thế gian chúng ta nói về khổ lạc, khổ lạc là tương đối, hết thảy những thứ khổ lạc tương đối đều mất hết, đều đoạn dứt hết. Ngã có nghĩa là chủ tể, tự tại, chân chánh có thể làm chủ, thực sự được đại tự tại. Tịnh là thanh tịnh, mảy trần chẳng nhiễm, tâm địa không tịch.
Phật dạy chúng ta trong chân tâm có đầy đủ tam đức. Pháp thân là chân thân của chúng ta, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng đến chẳng đi, chẳng cấu (dơ) chẳng tịnh, trong Thiền Tông gọi ‘mặt mũi vốn sẵn có lúc cha mẹ chưa sanh ra’ [3] chính là cái này. Ðáng tiếc là chúng ta từ vô thỉ đến nay khi khởi tâm động niệm, vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại mất quang minh và đức dụng của tự tánh, tác dụng hiện tiền này chịu tổn thất lớn lao. Trong một trăm phần tác dụng, những gì hiện nay chúng ta có thể cảm thọ được chẳng đến một phần trăm, chín mươi chín phần trăm tác dụng chẳng thể hiện tiền, bạn nói việc này có đáng tiếc hay chăng! Tại sao lại có hiện tượng này? Vì mê mất rồi, chẳng biết tự mình vốn có đầy đủ vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng; mê mất rồi, mê quá lâu, mê quá sâu đậm, mê quá rộng lớn. Phật thấy chúng ta như vậy nên sanh tâm thương xót, giúp chúng ta giác ngộ, giúp chúng ta khôi phục. Việc này cần phải có tu hành. ‘Nhân tu vạn hạnh, quả viên vạn đức’, phương pháp tu hành vô lượng vô biên. Trong vô lượng vô biên phương pháp thì có pháp phương tiện, cũng có pháp chẳng phương tiện, hết thảy đức Phật đều nói cả rồi. Thế nên Phật vì chúng sanh diễn thuyết vô lượng pháp môn, trong tứ hoằng thệ nguyện nói đến ‘Pháp môn vô lượng thệ nguyện học’. Tại sao đức Phật phải dạy vô lượng pháp môn? Vì căn tánh chúng sanh chẳng giống nhau, căn tánh của chúng sanh cũng là vô lượng vô biên. Giáo học thuận theo căn tánh chúng sanh thì học tập sẽ dễ thành tựu; nếu chẳng thuận theo căn tánh chúng sanh thì sự tu học của họ sẽ khó khăn. Vả nữa, trong hết thảy pháp môn, pháp phương tiện nhất, ổn đáng nhất, dễ dàng nhất thì chẳng gì hơn pháp môn Niệm Phật. Trong kinh này đức Phật dạy chúng ta niệm Phật, chí tâm xưng danh, và trong kinh Vô Lượng Thọ dạy ‘Phát Bồ Ðề tâm, nhất hướng chuyên niệm’, [cả hai đều] cùng chung một đạo lý, chung một sự việc. Nếu chúng ta không thể tiếp nhận pháp môn này, nghi hoặc pháp môn này, Phật lại mở ra pháp môn phương tiện khác cho bạn, đây chính là Phật dạy người pháp môn hạng nhất.

Re: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI

Đã gửi: 06/09/10 04:42
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
huyenthoaigau đã viết:"Gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 Ngày 05/9/'10, 19:36

Không phải! Hiểu biết mà chẳng thấy có người hiểu biết và cái được hiểu biết thì mới có Trí Tuệ."
Xin cho hỏi: vậy có phải đó là CÁI THỨC hay là CÁI TƯỞNG?.
Thức và Tưởng cũng lại như vậy!

Re: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI

Đã gửi: 06/09/10 08:38
gửi bởi huyenthoaigau
((( Gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 Ngày 06/9/'10, 18:42

huyenthoaigau đã viết:
"Gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 Ngày 05/9/'10, 19:36

Không phải! Hiểu biết mà chẳng thấy có người hiểu biết và cái được hiểu biết thì mới có Trí Tuệ."
Xin cho hỏi: vậy có phải đó là CÁI THỨC hay là CÁI TƯỞNG?.

Thức và Tưởng cũng lại như vậy! )))

Xin cho hỏi: có phải chăng tận cùng là TRÍ TUỆ ???.

Re: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI

Đã gửi: 07/09/10 19:23
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Còn thấy cái "tận cùng" thì chưa có Trí Tuệ Thật Sự. Chỉ có Phật mới có Trí Tuệ Thật Sự,đấy là tận cùng thật sự.

Re: TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI

Đã gửi: 08/09/10 01:34
gửi bởi mymamut
Cái đúng lẻ là: CÁI YÊN LẶNG THƯỜNG HẰNG.
Kính.
Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ
SIDDHARTHA GAUTAMA.