a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Nguyen Thuong Hien
Bài viết: 15
Ngày: 18/09/10 13:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Vuong quoc Ha lan

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Thuong Hien »

Thân gửi quý đạo hữu!
Chúng ta đang sống ở thời mạt-pháp cho nên việc học Kinh điển Phật không chỉ là để lợi ích cho mình mà còn làm lợi ích cho người, việc khuyến thỉnh, động viên cổ vũ những người có chí nguyện như Ngài Huyền Trang là hoằng pháp lợi sinh rất cần thiết. Đức độ, công lao sự nghiệp của Ngài Huyền Trang thật đáng cho mọi người Phật-tử nên học tập noi theo. Vì thế việc các Phật-tử tìm hiểu sâu về Ngài là điều nên kích lệ.
Bổn hạ mong rằng sẽ có thêm nhiều Ngài Huyền-Trang khác xuất hiện, đem Kinh điển giáo lý của Phật hay những chuyện lịch sử, tiều thuyết có tính sử học hay Phật giáo sẽ giúp chúng ta có thêm năng lực diễn đạt, trình bầy, phương tiện để hoằng pháp lợi sinh, để chỉ bầy các Kinh điển giáo lý của Phật cho mọi người, có vậy Phật pháp mới trường tồn và phát triển đi lên. Điều mà các đạo hữu mong được hiểu về Ngài Huyền Trang như thế là điều đáng quý, vậy quý đạo hữu lo làm gì? Đạo hữu nên mừng thay vì nên lo. Tôi tin là đạo hữu sẽ mừng vui và thay cho cái lo người người muốn tìm hiểu về Ngài Huyền-Trang. Vì sao? Vì mỗi một người sau khi học tập về Ngài, lại học luôn chí nguyện hoằng pháp lợi sinh như Ngài thì đó là Viên kim cương thật cho dù là còn nhỏ bé nhưng là viên kim cương thật...Thật đáng tán thán, hoan hô lắm!
Đức Phật dạy: " Chúng sinh vô lượng thệ nguyện độ, Pháp môn vô lượng thệ nguyện hoc..." học nhiều Kinh điển giáo lý nhà Phật và các truyện lịch sử, văn học ... chỉ làm bồi bổ khả năng diễn thuyết, tăng trưởng trí huệ và tâm đức vị tha, hoằng pháp mà thôi. Học tấm gương của Ngài Huyền Trang thì chính là lo làm Phật vậy.
Tất nhiên Tây Du Ký là truyện mang tính lịch sử và đậm nét Phật giáo nên có nhiều phần hư cấu, nhưng cái chính vẫn là tư tưởng Phật Đạo Đại-Thừa bao trùm lên tất cả, nếu chúng ta biết gạt bỏ đi những yếu tố đó thì người đọc sẽ tìm thấy viên ngọc lung linh của Phật đạo mà tư tưởng từ bi, lòng mong muốn cứu vớt chúng sinh khỏi bể sinh tử luân hồi của bậc Đại trí giầu lòng Từ bi Pháp sư Huyền-Trang đã là tấm gương cho mọi người chúng ta học tập.
Thực tế, xưa nay, đã có bao vị khi tu chứng quả vị Thanh Văn, A-La-Hán đã sợ không dám phát nguyện để quay về thế giới Ta-Bà khổ cực đầy phiền não để cứu vớt chúng sinh vì sợ nhiễm ô. Còn những người có chí nguyện độ sinh, giầu lòng từ bi thì lấy đây là mảnh đất để hoằng dương Phật pháp, độ người và tiến tu trên con đường Phật đạo thành bậc Chánh-Đẳng Chánh-Giác. Họ như Hoa sen sống trên bùn lầy mà chẳng sợ hôi tanh vẫn tỏa hương thơm ngát, thanh tịnh. Đức Phật đã phê phán tư tưởng tiểu-thừa này và Ngài gọi những người đó là núi lớn mà là núi giả, sao bằng viên kim cương nhỏ kia mà thật? Tấm gương Đường-Tam-Tạng quả là có giá trị vô cùng lớn cho mọi người noi theo.
Còn chúng ta đâu có sợ tâm này bị chi phối bởi lý do này hay lý do khác nếu quý đạo hữu đã chuyên tâm học Kinh điển Phật thì những gì Tây Du Ký có những hư cấu chỉ làm cho cuộc đời tu hành thêm sinh động tươi đẹp lên mà thôi, chẳng sợ phân tâm, đâu lo thối chuyển?
Bổn hạ kết thúc phần góp lời này bằng sự tán thán các đạo hữu trẻ hãy đừng lo ngại khó khăn, phiền não trên đường tu hành Vì sao? "Vì chúng sinh tức Phật, phiền não tức Bồ-Đề". Chính trên mảnh đất của phiền não lại là nơi thử thách cao nhất về sự trưởng thành của chúng ta. Vì vậy, đức Thích Ca Mâu-Ni đã chọn Ta-Bà khổ này làm nơi Ngài trụ xứ và giáo hóa chúng sinh, độ mọi người tại sao Ngài lại không chọn thế giới khác?
Đức Phật đã hết lời ca ngợi những vị tu hành " những người tuy chưa độ được mình nhưng đã độ được người" Ngài cho đây là những hạt giống Phật và không tin là những người như thế lại lui sụt địa vị của mình, trái lại càng vững tâm đi trên con đường thẳng đến quả vị Chánh-Đẳng Chánh-Giác.
Bổn hạ nếu có gì chưa tròn trĩnh, xin cac vị cao minh hạ cố.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Công Đức Phật.
Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.

Kính cẩn:
Nguyễn Thượng Hiền.
Sửa lần cuối bởi Nguyen Thuong Hien vào ngày 29/09/10 11:59 với 2 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Muốn tìm hiểu hành trình thỉnh kinh của ngài Huyền Trang thì đừng có đọc truyện giả thuyết "Tây Du Ký" của tác giả ngô thừa ân. Xin hãy có chánh kiến chánh tín! Đã biết là truyện phù phiếm, mà vẫn tin là thật là nghĩa làm sao!

Hãy tìm đọc "Đại Đường Tây Vực Ký" do chính ngài Huyền Trang Pháp Sư viết và do HT Như Điển dịch.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Đ/H Nguyen Thuong Hien đã hiễu lầm ý tôi muốn nói.... :D

Cám ơn Đ/H Thánh Tri đã trã lời giùm. :D

Chúc Đ/H an lac.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Nguyen Thuong Hien
Bài viết: 15
Ngày: 18/09/10 13:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Vuong quoc Ha lan

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Thuong Hien »

A-Di-Đà Phật.
Phật tổ dạy: " tất cả các pháp đều là Phật pháp", cho đến núi sông vạn vật, vũ trụ nhân sinh và cả những chuyện mà người ta biết lấy trí tuệ để lưu chuyển, tiêu hóa nó thì nó đều là có lợi cả. Còn ngồi yên vị không dám đụng chạm bất gì điều gì lo giữ mình thanh tịnh thì một tiếng gió thổi, một chiếc lá vàng rơi về cội hay tiếng cá bên suối đau đẻ, tiếng chim kêu lìa đàn, tiếng nam, tiếng nữ v.v...đều có thể làm tâm lay động và bất an cả.
Truyện Tây Du Ký hay như vậy là một trong những kiệt tác di sản của văn học thế giới đã bao nhiêu thế hệ qua yêu thích nó, lại mang đậm nét Phật giáo thì lại cho là phù phiếm thì thật uổng cho danh nhân quá! Đạo hữu đâu có biết, mỗi người cảm thụ một nghĩa khác nhau. Từ bao đời nay nhiều người yêu quý hình ảnh Ngài Đường Tăng từ bi, hiền dịu, lắng trong và hết mình mẫu mực hy sinh về Phật đạo mà đã gây cảm động, lôi cuốn họ đến với đạo Phật. Cho nên sức lôi cuốn của truyện đã đi sâu vào lòng bạn đọc, vì thế nói là chuyện phù phiếm thì thật là uổng công cho tiền bối xưa lắm! Tình trạng đó, cũng chẳng khác chi bản So-nat Ánh Trăng của nhạc sỹ thiên tài Bethoven khiến bao người yêu quý lại có thể khiến cho một vài vị thấy đau tai, thật cũng uống phí vô cùng! Cũng giống người bụng yếu khi được người ta trân trọng dâng lên những món cao lương mỹ vị, do bụng mình yếu, ăn chẳng sao tiêu hóa được thì tự mình bảo các thức ăn quý đó đều là đồ bỏ đi cả. Điều quan trọng là hãy làm gì để cho cái dạ có sức tiêu hóa tất cả cũng tương tự như thế làm sao cho cái đầu cũng biết tiêu hóa và nhận biết tất cả. Cái hay thì nhận lấy cái dở thì bỏ qua, đó là ý nghĩa của buổi thảo luận này.
Theo bổn hạ, khi đánh giá một côn người, một tác giả, một tác phẩm nghệ thuật nhất là nó lại là kiệt tác văn hoc, một di sản thế giới thì hãy thận trọng, nếu có khả năng phê bình, cảm thụ tốt thì tham gia, còn không thì nên để cho bạn đọc tự đánh giá nó.
Trí tuệ con người là có hạn, mà thế giới là vô hạn, như cây gỗ khô kia hay cái bàn trong nhà người ta bảo nó là vật vô tri, là củi, là đồ dùng, nhưng lấy trí mà luận suy thì nó là cả một thế giới. Với con mọt thì thanh củi , cái bàn kia nó là nhà, là kho lương thực. Cho nên Phật tổ dạy: " Tất cả các pháp đều là Phật pháp" là đạo lý này.
Bao nhiêu thế kỷ đã qua, đã có bao nhiêu người biết đến đạo Phật và đi vào đạo chân chính này chính từ ảnh hưởng và sức lôi kéo của Truyện Tây Du Ký. Họ yêu quý nhân vật Đường Tam Tạng với dáng uy nghi, điềm đạm, giầu lòng từ bi không ngại gian khổ nguy nan xả thân vì Phật đạo. Vậy nó là chuyện phù phiếm chăng? Các nhân vật như Tề Thiên Đại Thánh, Trư Ngộ Năng, Sa Tăng, Bạch Mã dù là tác giả dùng hình thức nghệ thuật nhân cách hóa nhưng nó để diễn tả ngũ uẩn của mỗi chúng ta. Diệt trừ các phiền não, các thói xấu này là hành giả có thể trưởng thành đi lên, từ phàm lên Thánh, rồi tiến lên thành Bồ-Tát và sau cùng là thành Phật. Ý nghĩa của tác giả viết cuốn truyện này có ý nghĩa cao cả là như vậy mà gọi đó là truyện phù phiếm sao?
Trong khi đó nhiều người tưởng mình xa dời những văn hóa nghệ thuật, những cái trong đời sống thường nhật hôm nay lại cho là dễ vào chánh đinh, chánh niệm. Than ôi ! đa số những hành giả đó đâu phải ai cũng là bậc A-La-Hán, Duyên-Giác hay Bồ-Tát, vì thế nên ngồi trên non cao, hay vào ở nơi rừng sâu, xa dời trần thế tự cho là bằng cách này có thể tránh được phiền não vào sâu trong chánh định v.v... nhưng ngồi đó mắt nhắm nghiền để khỏi nhìn ngoại cảnh xung quanh, không để ngoại cảnhchi phối, thì khổ thay cái tai, cái mũi lại thính hơn lên, nên vẫn nghe và hát cải lương từ dưới chân núi vọng lên, hay mùi hành tỏi bữa ăn nhà ai nấu bay về như thường và khổ nhất là sau một thời gian dài dùng công phu ấy, ngài cứ tưởng mình tránh được phiền não, đã vào chánh định, nhưng một hôm, khi xuống núi va quyệt người dân, bị người ta nhìn với ánh mắt lạ, họ lại buông mấy lời bất nhã, thế là sân hận bao năm đè nén, chưa có dịp sửa sang nay bổng nổi lên bừng bừng, khiến ngài phải quay về núi tức thì.
Ồ! Hóa ra những tham, sân, si và tà tri,tà-kiến các thứ phiền não khác qua những ngày xa lánh nó đâu đã bỏ được? Nó chỉ là do chưa có dịp thể hiện ra mà thôi. Vì sao? Vì sống trên núi bên cạnh chỉ toàn đạo hữu thân yêu, tính khí hiền hòa, tâm lắng trong, nhẫn chịu nên chẳng có dịp thử thách để biết trừ diệt nó. Cho nên nói: " Phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ-Đề" là ở nghĩa này. Hãycuws đi vào đời sống bình thường và lấy đây là nơi để huân tu diệt trừ phiền não. Xin hãy đừng nhìn một vài khía cạnh nhỏ nhoi của người hay vật mà đánh giá toàn thể, đừng nhìn vài yếu tố phóng đại, nhân cách hóa của cuốn truyện mà cho đó là chuyện phù phiếm. Muốn đánh giá nó phải đi vào cái bản chất ở bên trong, nhìn cái cỗi lỗi, cái tiến bộ và tác dụng với xã hội nhân quần để thừa nhận hay phủ nhận. Đó là chưa kể dù một con người mà nhân gian có gọi đó là thế nào đi nữa thì người Phât-tử cũng nên nhìn họ theo hạnh của Phổ Hiền là nhìn cái tốt của họ, bỏ cái xấu đi, trâng trọng nâng niu tất cả, gạn đục khơi trong. Cũng tương tự như thế, một tác phâmt nghệ thuật, khi nó đã là kiệt tác, là vĩ đại thì sự đánh giá không chuẩn mực, không đúng, chẳng khách quan về nó sẽ tự làm khổ chính mình vì bạn đọc là những người trẻ hôm nay sức nhận biết rất khá, họ được ăn học cao hơn ta rất nhiều. Hãy cẩn trọng!
A-Di-Đà Phật.
Thưa quý đạo hữu! Trong mấy ngày hàn huyên mạn đàm Phật pháp, bổn hạ bỗng nhiên phải tự nhìn lại chính mình và ngôn từ khi nói khỏi phạm phải lời bất nhã, không tịnh mà thân tưởng giữ được, ý chưa kìm nổi lại tạo khẩu nghiệp không tịnh thì "nguy to" nói gì đến chuyện Phật pháp? Vì thế, nếu có gì khiến cho quý đạo hữu chưa được đẹp lòng thì xin quý vị hạ cố, bỏ qua. Còn với thế gian thì Đường Tam Tạng và Tây Du Ký nó vẫn sống mãi như đã sống từ trước đến hôm nay, chẳng phù phiếm chút nào và bao nhiêu người trước đây, hôm nay và mai sau vẫn tiếp tục đọc nó và họ cũng nguyện rằng được như nhập cuộc vào hành trình của Đường Tam Tạng về nơi đất Phật để thỉnh kinh, hoằng dương Phật pháp. Nếu Đạo hữu có gặp đoàn người đó, xin chớ bảo là họ gàn dở là những người vì đã nghe chuyện phù phiếm này nhé! Vì sao? Vì họ đã lấy tấm gương Đường Tam Tạng đã được Truyện Tây Du Ký ca ngợi để làm gương học tập cho bao người noi theo. Như chuyện bổn hạ tâm sự hôm nay với các quý đạo hữu cũng là Phật pháp đâu có phù phiếm phải không?
Hãy tiến về nơi đất Phật như Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh Kinh đâu sợ chông gai hay phiền não đang đợi chờ, chẳng sợ tâm không định, chẳng sợ ta không vào chánh đạo.
Kính cẩn.
Sửa lần cuối bởi Nguyen Thuong Hien vào ngày 30/09/10 10:40 với 3 lần sửa.


hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

@Hien: Có người đã tìm hiểu mà nhận ra tác phẩm của Ngô Thừa Ân quả là có giá trị về Nghệ Thuật lẫn Đạo và Lý tiềm ẩn của nó. Có lẽ, bạn là một trong những người được tiếp cận những bình luận, những khám phá tính kỳ diệu của nó, hoặc thậm chí bạn tự nghiệm ra như thế. Điều đó quả thật là may mắn cho nhãn quan của mỗi người. Tuy nhiên, những gì thầy Thánh Trì nói hoàn toàn là chính xác. Đã hiểu ra truyện là phù phiếm (huyễn, nghĩ ra..) thì không nên tin, với lại muốn tìm hiểu về cuộc đời Đường Tam Tạng thì không phải trong truyện Tây Du Ký. Chỉ là không tin về cuộc đời Trần Huyền Trang là như thế. Chứ có gì khác hơn đâu bạn. Nếu mình bàn thêm những khía cạnh khác thì lại chẳng liên quan gì đến nhưng cuộc đời Trần Huyền Trang nữa vậy. Ánh trăng tà với 3 ngôi sao vẫn còn đó, chẳng mất đi theo lời của ai cả bạn ạ, không nên lấy đó mà làm buồn lắm... :-)


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nguyen Thuong Hien đã viết:A-Di-Đà Phật.
Phật tổ dạy: " tất cả các pháp đều là Phật pháp", cho đến núi sông vạn vật, vũ trụ nhân sinh và cả những chuyện mà người ta biết lấy trí tuệ để lưu chuyển, tiêu hóa nó thì nó đều là có lợi cả. Còn ngồi yên vị không dám đụng chạm bất gì điều gì lo giữ mình thanh tịnh thì một tiếng gió thổi, một chiếc lá vàng rơi về cội hay tiếng cá bên suối đau đẻ, tiếng chim kêu lìa đàn, tiếng nam, tiếng nữ v.v...đều có thể làm tâm lay động và bất an cả.
Truyện Tây Du Ký hay như vậy là một trong những kiệt tác di sản của văn học thế giới đã bao nhiêu thế hệ qua yêu thích nó, lại mang đạm nét Phật giáo thì lại cho là phù phiếm thì thật uổng cho danh nhân quá! Đạo hữu đâu có biết, mỗi người cảm thụ một nghĩa khác nhau mà nói là chuyện phù phiếm thì thật là uổng công cho tiền bối xưa lắm! Cũng chẳng khác chi bản So-nat Ánh Trăng của Bethoven khiến bao người yêu quý lại có thể khiến cho một vài vị đau tai, thật uống phí quá!
Cuối cùng thì giống người bụng yếu ăn các thức ăn ngon,lạ chẳng sao tiêu hóa được thì tự mình bảo các thức ăn quý đó đều là đồ bỏ đi cả. Điều quan trọng là hãy làm gì để cho cái dạ có sức tiêu hóa tất cả và làm cho cái đầu cũng biết tiêu hóa nhận biết tất cả.Đó là ý nghĩa của buổi thảo luận này. Đánh giá một kiệt tác văn hoc, một di sản thế giới thì hãy để cho bạn đọc tự đánh giá nó. Như cây gỗ khô kia người ta bảo nó là vật vô tri, là củi, là đồ bỏ, nhưng lấy trí mà luận suy thì nó là cả một thế giới của con mọt và là nhà, là kho lương thực của nó vây. Bao nhiêu thế kỷ đãqua, đãcos bao nhiêu người biết đến đạo Phật và đi vào đạo chân chính này chính từ Tây Du Ký. Họ yêu quý nhân vật Đường Tam Tạng với dáng uy nghi, điềm đạm, giầu lòng từ bi không ngại gian khổ nguy nan xả thân vì Phật đạo. Vậy nó làchuyeenj phù phiếm chăng? Trong khi đó nhiều người tưởng mình ngồi trên non cao, hay rừng sâu xa dời trần thế lại cho là để tránh phiền não, nhưng ngồi đó vẫn nghe và hát cải lương như thường và khổ nữa là cứ tưởng mình tránh được phiền não, đã vào chánh định nhưng khi xuống núi va quyệt người dân, bị người ta nhìn với ánh mắt lạ hay nói lời bất nhã,thế là nổi xung lên, sân hận bừng bừng phải quay về núi tức thì. Ồ! Hóa ra mình những tham, sân, si và các thứ phiền não khác đâu đã bỏ được mà là chưa có dịp thể hiện ra mà thôi. Sống trên núi bên cạnh chỉ toàn đạo hữu tính khí hiền hòa, nhẫn chịu nên chẳng có dịp thử thách để biết trừ những phiền não này, nay xuống núi mới hay mình chưa thực phá bỏ.
A-Di-Đà Phật.
Trong mấy ngày hàn huyên mạn đàm Phật pháp, bổn hạ bỗng nhiên phải tự nhìn lại chính mình và ngôn từ khi nói khỏi phạm phải lời bất nhã, không tịnh mà thân tưởng giữ được, ý chưa kìm nổi lại tạo khẩu nghiệp không tịnh thì nguy to nói gì đến chuyện Phật pháp? Vì thế, nếu có gì khiến cho quý đạo hữu chưa được đẹp lòng thì xin quý vị hạ cố bỏ qua. Còn Đường Tam Tạng và Tây Du Ký thì nó vẫn sống mãi chẳng phù phiếm chút nào và bao nhiêu người trước đây, hôm nay và mai sau vẫn tiếp tục cuộc hành trình về nơi đất Phật để thỉnh kinh, hoằng dương Phật pháp. Nếu Đạo hữu có gặp đoàn người đó, xin chớ bảo là họ gàn dở vì đã nghe chuyện phù phiếm nhé! Vì sao? Vì họ đã lấy tấm gương Đường Tam Tạng đã được Truyện Tây Du Ký ca ngợi để làm gương học tập cho bao người noi theo. Như chuyện bổn hạ tâm sự hôm nay với các quý đạo hữu cũng là Phật pháp đâu có phù phiếm?
Hãy tiến về nơi đất Phật như Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh Kinh đâu sợ chông gai hay phiền não đang đợi chờ, chẳng sợ tâm không định,không vào chánh đạo.
Kính cẩn.
Chẳng ai phủ nhận sự vĩ đại của Ngài Huyền Trang bao giờ.

Có điều muốn tu hành và giải thoát thì phải tu hành theo chánh pháp mà Đức Thế Tôn tuyên thuyết.

Ngài Huyền Trang cũng vì muốn phát dương điều này đến mọi chúng sanh mà có hạnh nguyện như thế: thỉnh chân Kinh từ Thế Tôn.

Muốn cứu người thì mình phải có năng lực liễu sanh thoát tử, cũng như muốn cứu người chết đuối thì ta phải biết bơi, nếu không chỉ là chết chung.

Từ Bi và Trí Tuệ không thể tách rời.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Phật tổ dạy: " tất cả các pháp đều là Phật pháp"
Chưa đến được cảnh giới "Tất cả pháp đều là Phật Pháp" thì chớ có lạm bàn, khiến cho chính mình và hậu nhân chấp vào đấy mà chẳng thể phân biệt được chánh tà, cho rằng đạo nào cũng như đạo nấy thì Phật Thích Ca Mâu Ni còn xuất hiện ra nơi đời để làm gì nữa?
cho đến núi sông vạn vật, vũ trụ nhân sinh và cả những chuyện mà người ta biết lấy trí tuệ để lưu chuyển, tiêu hóa nó thì nó đều là có lợi cả.
Con người chỉ sống bởi tình thức chứ chẳng phải trí tuệ. Dù nói, dù nín tất cả đều là chấp trước phàm thức. Cho nên mới có hai danh từ "Phật Đà" và "Chúng Sanh". Chúng sanh đồng thể tánh với Phật vậy mà Phật là người sống được với Tánh Phật của mình nên Trí Tuệ Sáng Suốt nên mới gọi là Phật Đà, còn chúng sanh thì đánh mất Chân Tâm, chạy theo trần cảnh khởi vọng tâm, nên mới luân hồi sanh tử mà gọi là Chúng Sanh.

Ông há chẳng biết những gì tác giả đã ghi ra thành chữ nghĩa ngôn từ trên giấy sách đều là tình thức suy nghĩ mà viết ra chứ chẳng phải là Chân Trí Tuệ hay sao, mà cho rằng nhà văn có trí tuệ lưu chuyển? Dẫu là Trí, thì cũng chỉ là Trí Thế Biện Thông, chứ nào phải là Chân Trí Tuệ!
Còn ngồi yên vị không dám đụng chạm bất gì điều gì lo giữ mình thanh tịnh thì một tiếng gió thổi, một chiếc lá vàng rơi về cội hay tiếng cá bên suối đau đẻ, tiếng chim kêu lìa đàn, tiếng nam, tiếng nữ v.v...đều có thể làm tâm lay động và bất an cả.
Khi tu hành chưa đến lúc Thõng Tay vào Chợ Búa mà bảo rằng có thể thông dong thì chỉ là lời nói Phét.

Ông đã trích dẫn Kinh văn: "Tất cả Phật Pháp đều là Phật Pháp", vậy mà ở đây lại cho tiếng gió thổi, lá vàng rơi, chim kêu, tiếng nam nữ làm cho tâm ông lay động hay sao?

Phải chăng đây là theo thời mà biện minh cho mình? Nhưng dù sao ở đây Ông hiểu biết thế là đúng, vậy chớ có bảo bảo rằng "cái gì cũng là Phật pháp" khi chưa công phu tới mức độ đó!

Nhưng tôi cũng chẳng ngại đáp lại rằng chư tổ từ xưa, chỉ nghe tiếng gió, lá rơi, chim kêu v.v... mà ngộ đạo. Thế nên các ngài mới đảm nhận được câu nói "Tất cả pháp đều là Phật Pháp" vậy.
Truyện Tây Du Ký hay như vậy là một trong những kiệt tác di sản của văn học thế giới đã bao nhiêu thế hệ qua yêu thích nó, lại mang đạm nét Phật giáo thì lại cho là phù phiếm thì thật uổng cho danh nhân quá! Đạo hữu đâu có biết, mỗi người cảm thụ một nghĩa khác nhau mà nói là chuyện phù phiếm thì thật là uổng công cho tiền bối xưa lắm! Cũng chẳng khác chi bản So-nat Ánh Trăng của Bethoven khiến bao người yêu quý lại có thể khiến cho một vài vị đau tai, thật uống phí quá!
Ở trên ông chẳng phải đã nói tiếng gió, lá rụng, chim kêu v.v... đều làm cho tâm lay động cả sao? Thế thì những bài văn như Tây Du Ký lại chẳng làm cho tâm ông lay động sao? Nếu tâm ông chẳng lay động, sao lại bảo rằng "yêu thích"! "Yêu quý"!

Ba lần bốn lược lời nói đều trái nghịch nhau, theo thời. Đã bị vật chuyển, đánh mất chân tâm như thế mà còn tôn Vật làm Phật thì thật đáng thương sót!

Ông chẳng biết Nhà Văn viết truyện cũng không ít thì nhiều vì Tiền vì Danh vì Lợi. Mà cho là "uổng công cho tiền bối xưa lắm" là nghĩa làm sao?

Nhạc, Văn chỉ có thể làm cho con người hiểu được và phẩm định cái nào hay cái nào không hay, chứ chẳng làm cho còn người đau hay êm tai được. Người Phật Tử tất phải có Trí Phân Biệt đâu là Chánh, đâu là Tà, đâu là Chân, đâu là Vọng, đâu là Thiện, đâu là Ác. Chẳng phải cái gì cũng nghe mà khen hay vì êm tai.

Người đời thì luôn thốt lên lời "uổng phí quá" đối với người chưa nghe được nhạc hay, văn hay.

Nhưng người Phật Tử thì phải luôn thốt lên lời "uổng phí quá" đối với người vẫn chưa nhận biết đâu là chánh tà, chân vọng, thiện ác, cứ mãi lảng phí cả một cuộc đời tu hành chạy theo việc đời hư vọng của thế gian.
Cuối cùng thì giống người bụng yếu ăn các thức ăn ngon,lạ chẳng sao tiêu hóa được thì tự mình bảo các thức ăn quý đó đều là đồ bỏ đi cả. Điều quan trọng là hãy làm gì để cho cái dạ có sức tiêu hóa tất cả và làm cho cái đầu cũng biết tiêu hóa nhận biết tất cả
Cuối cùng thì, người bụng yếu phải biết mình bụng yếu mà tránh ăn những thứ độc hại không thể tiêu hóa được mới là ổn thỏa hơn cả. Nếu không, một tình cố chấp sẽ khiến cho mình mất mạng vì cái miệng của mình.

Đã biết mình bụng yếu không thể ăn và tiêu hóa cao lương mỹ vị, thì bất tất phải đổ bỏ sao? Vì vậy xin nhường những thức ăn ấy đến những người có bụng tốt có thể tiêu hóa được!

Ôi bao tử của ta! ngươi thật là vĩ đại! miệng cho gì ngươi ăn nấy, có thể nhẫn chịu mọi điều mà không một lời than thở để chìu cho được cái miệng. Miệng ngươi chẳng biết thương ngươi nên mới cho ăn bao thứ đồ đọc hại đến nỏi ngươi chẳng thể nào tiêu hóa được mà thành bịnh. Ôi ngươi đã bịnh thì miệng còn có thể ăn nữa sao!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Nguyen Thuong Hien
Bài viết: 15
Ngày: 18/09/10 13:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Vuong quoc Ha lan

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Thuong Hien »

A-Di-Đà Phật.
Thưa quý đạo hữu! Như đã nói ở bài trước, việc đánh giá tác phẩm văn học tức là đánh giá tác giả, đánh giá con người vậy, vì đó là sản phẩm của chính con người đó đã làm ra. Việc tự cho mình là người trí cao coi người cổ xưa tài giỏi viết truyện phù phiếm mà trong thực tế có hàng triệu triệu người yêu quý nó chỉ có vài vị không lĩnh hội được cái hay mà chê. Chuyện Tây Du Ký là truyện mang dấu ấn Phật giáo và văn học cũng như sử học đâu đơn thuần như mấy vị đã đánh giá hời hợt về nó. Tất nhiên nó là truyện chứ không lẫn lộn với Kinh điển nhưng là truyện viết về Phật giáo,lại vì những lời các đạo hữu hỏi về Ngài Huyền Trang trong truyện Tây Du Ký cho nên bổn hạ mới đề cập đến đề tài này. Còn bổn hạ dù đức hèn, tài sơ, chưa tu hành được bao nhiêu, chẳng phải ngồi trên non cao, sống đời phàm tục nhưng cũng mạnh dạn góp lời đến đại lão, xin đừng mộ phạm, coi thường cố nhân, người đã hàng ngàn năm qua gieo vào lòng người hướng tâm về Phật giáo, lại cho là người viết chuyện phù phiếm. Lời nói như vậy lại ở nơi diễn đàn Phật pháp là không hợp chỗ, đáng nhẽ bổn hạ không nói ra vì nghĩ rằng đã ai đọc qua Tây Du Ký để mà nhận xét thì muốn tự soi mình, soi người hãy nhìn qua kính chiếu yêu của ngài Cự-Lang-Thần, tự người soi vào đó thì sẽ tự xét được mình, được người. Hành giả không cần qua kính chiếu yêu thì cũng tự điều soát được mình, quán về mình để kiểm soát thân khẩu ý ba nghiệp cho thanh tịnh. Nhưng vì đọc qua lời viết sau đây, thấy văn phong lời lẽ giờ của nhị vị, đã có lửa bốc cao và cố chí không thấy khẩu nghiệp đang có nguy cơ vượt qua ranh giới cửa Sa môn để đi đến xã hội thị trường nên bổn hạ khép mình mà nhắc lời này. Xưa nay làm thầy, có cái oai, cái quý của người thầy là như được sống nơi đài cao bao nhiêu người trọng, nhưng lại có cái thiệt thòi là ít ai ai dám nói những gì đã thấy, bởi có khi cho là mình mộ phạm, hay cho rằng đã là thầy thì những gì thầy nói ra đều là vàng ngọc cả, nếu vô tình có nhắc nhở lại mắc tội chăng? Hay cũng có thể vì vía họ quá nhỏ hay vì lòng nhẫn quá lớn chăng? Bổn hạ nép mình mà nói lời vậy, xin đại lão xem xét lại lời mình có được chăng? Tự vượt lên trên chính mình đã là điều khó, thế mới biết Ngài Huyền Trang đi Tây Trúc vạn dặm xa vời thỉnh Kinh đã lại khó hơn nhiều. Viết được về những gì qua Tây Du Ký để lại bài học cho đời quả là chẳng phải là phù phiếm mà đáng nên xem. Chỉ riêng miêu tả hình ảnh cái kính chiếu yêu được nhân cách hóa từ chính sự tự quán thân mình đã là một giá trị đạo đức rồi chẳng cần nói đến nhiều điều đạo lý từ người viết truyện này. Chỉ nhìn vào đó ta thấy con người có hai hình ảnh trái ngược đó là Thánh và mặt kia là Yêu ma. Thật là kỳ diệu đâu có là truyện phù phiếm phải không quý vị?
Thưa các quý đạo hữu! Chắc các đạo hữu giờ cũng đã như bổn hạ đều thấy rằng không nên bàn thêm nữa vì mọi cái đã sáng tỏa, Ngài Huyền Trang mà các đạo hữu hỏi đã được giải bầy thỏa đáng. Thế là xong việc mạn đàm. Nói chuyện nghe vậy căng thẳng quá chẳng nên, giờ sau chuyện Phật pháp, ta dành vài giây đi vào chuyện Tây Du Ký chút cho vui, lấy nhân vật đã được tác giả hư cấu viết ra mà các quý vị thích thú thì bổn hạ có vài lời này:
"Giờ các đạo hữu và tôi chỉ nghe thấy rõ có vị chuyển bụng ầm ầm như là Trư Ngộ Năng khi xưa qua vùng đất của Vạn yêu quốc, ăn phải quả lạ rồi, đầu bốc hỏa, chắc tiêu hóa chẳng nổi không khéo lại sinh vạ, ra khỏi vòng hộ thân mà Tề Thiên Đại Thánh vẽ ra, dễ bị yêu tinh hại lắm!"
Nếu những ngày qua bổn hạ có điều gì không phải xin các bậc đại lão lượng thứ.
Kính cẩn


hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

Dù có hiểu biết ít nhiều về truyện Tây Trúc Du Ký, nhưng càng nghe mọi người giải bày hochoi càng thâm thía. Đặc biệt lời bày tỏ chân thành của bạn Hiền, cũng như lời chỉ dẫn nghiêm túc, kỷ luật để giữ mình của thầy Thánh Trì, cùng cái góp ý tế nhị của các bạn khác. Có khi chỉ là một lời lặp lại trong truyện thôi, trong kinh, trong những lời di huấn của tổ, thậm chí có khi chỉ trong sự hiểu biết của kí ức mỏng mảnh thôi, nhưng cảm nhận sự thấm thía mỗi ngày mỗi khác, mỗi ngày một ăn sâu, mỗi ngày đưa mình trở về nơi vắng lặng hơn, an ổn hơn. Ở mọi người đều là những đều đáng học hỏi cả. Cám ơn mọi người chia sẻ vì những bài học bổ ích. :-)


letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

:D đúng vậy!! :D


khà khà
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách