Cái gì tái sanh?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Quang4311
Bài viết: 39
Ngày: 30/01/08 08:11

Cái gì tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Quang4311 »

Xin hỏi rằng cái gì theo mình vào kiếp sau nhỉ? Chẳng hạn như tái sanh làm người, liệu tính tình, năng khiếu... có đi theo? Chẳng hạn có người sinh ra có những bẩm tánh sẵng (ví dụ hiền lành hay hung tợn, rộng lượng hay ích kỷ.....) phải chăng người đó kiếp trước đã huân tập những tính đó? Hoặc có người sinh ra có những năng khiếu bẩm sinh (thần đồng chẳng hạn), phải chăng những kỹ năng đó đã được tập dợt từ kiếp trước?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Cái gì tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nghiệp tức là hành động, tạo tác xuất phát bởi tâm tham sân si từ thân, từ miệng, ý của mình đã từ vô thỉ đến nay theo mình, dẫn mình đi luân hồi sanh tử.

Tuy hành động đã tạo đã qua, nhưng dấu tích của chúng vẫn được giữ lại lưu lại trong Tàng Thức, chỉ cần duyên đến thì nó hiện lưu lộ ra, mình phải chịu cái quả báo mà mình đã gieo nhân dù đó là thiện hay ác.

Một hành động do thối quen lập đi lập lại thì gọi là Tập Khí.

Do nghiệp mà có thân nầy, sanh ra tùy theo nhân nào thì sẽ được quả đó tức sanh trong gia đình giào sang hay nghèo khổ đều có cái nhân quá khứ đã tạo.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Cái gì tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Đời này thông minh bởi vì sao ?
Đời trước hay tụng kinh, niệm Phật!
(Kinh nhân quả ba đời)

Kiếp này học nhiều, nhớ lâu thì đến kiếp sau sẽ thông minh hơn người. Nhưng ko phải 1 kiếp là được, như các nhà bác học từ vô thỉ kiếp họ đã học rất nhiều rồi nên mới thành một danh nhân như ngày nay được!

Tiền tài vật chất, sắc đẹp danh vọng khi ta chết chúng chẳng theo ta, duy chỉ có nghiệp như bóng chẳng rời hình!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Cái gì tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Đời này thông minh bởi vì sao ?
Đời trước hay tụng kinh, niệm Phật!
Phải hiểu ý của Phật chứ sao không đọc đoạn này:http://niemphat.net/Luan/phathoctinhyeu/thien3_8.htm
Người thông minh tài trí, hiểu suốt thâm pháp, từ nơi nhân tu huệ mà đến.
Do giới được định do định khai huệ.

Phải lấy tam phước làm giới, nghe kinh cho nhiều, niệm Phật cho nhiều để đè vọng tưởng, thì trí huệ sẽ phát sanh. Trí huệ bát nhã vốn có trong tự tánhhien65 tiền thì sẽ thông minh thôi :">



Các nhà bác học là do họ ít vọng tưởng đấy và cũng là do họ tu pháp bố thí rất nhiều từ kiếp trước


Nam Mô A Di Đà Phật
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Cái gì tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

nguynlinhtam đã viết:
Đời này thông minh bởi vì sao ?
Đời trước hay tụng kinh, niệm Phật!
Phải hiểu ý của Phật chứ sao không đọc đoạn này:http://niemphat.net/Luan/phathoctinhyeu/thien3_8.htm
Người thông minh tài trí, hiểu suốt thâm pháp, từ nơi nhân tu huệ mà đến.
Do giới được định do định khai huệ.

Phải lấy tam phước làm giới, nghe kinh cho nhiều, niệm Phật cho nhiều để đè vọng tưởng, thì trí huệ sẽ phát sanh. Trí huệ bát nhã vốn có trong tự tánhhien65 tiền thì sẽ thông minh thôi :">



Các nhà bác học là do họ ít vọng tưởng đấy và cũng là do họ tu pháp bố thí rất nhiều từ kiếp trước
Hừm! Vậy chứ ý nguylinhtam là gì ? Ý tui giống nguylinhtam mà ???


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Cái gì tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

........phải chăng những kỹ năng đó đã được tập dợt từ kiếp trước?
Ờ...tất cả cũng do tiền kiếp (vô lượng kiếp về trước) mà nay trổ quả...
Nhưng cũng nói về phước đức của người đó nữa...
Hừm! Vậy chứ ý nguylinhtam là gì ? Ý tui giống nguylinhtam mà ???
LamNghia đã viết đúng rồi...còn nói thêm "ý tui giống ý ai đó" ...là trật liền đó...
Đời này thông minh bởi vì sao ?
Đời trước hay tụng kinh, niệm Phật!
Uhm... Cái này là do công đức tu hành mà được...

Có những người họ thường dạy điều hay lẽ phải cho người khác, đem lại kiến thức cho người khác (thầy giáo chẳng hạn) đó là NHÂN...Dạy bao nhiêu người thì phước bấy nhiêu...

Tương lai họ được người khác dạy dỗ lại ...dạy nhiêu tiếp nhận nhiêu...
Như mình bây giờ biết được Phật Pháp mình hướng dẫn người khác thì đó là nhân, tương lai mình sẽ được người khác dìu dắt dạy dỗ lại, đó là quả...

Trong nhà Phật mình có câu chuyện của Châu Lợi Bàn Đặc... vì sao Tôn Giả đó lại là người có sức trí nhớ kém ... tới mức kinh dị.???
Vì do tiền kiếp không dạy người ta Phật Pháp, hoặc dạy mà chỉ dạy một ít, chừa lại vì sợ người ta biết hết kiến thức của mình...Cho nên quả báo ...thảm vậy đó.

Cho nên bây giờ mình thấy người nào biết cái hay cái tốt mà ưa "dấu nghề". Thì phải biết quả báo người đó trong tương lai của người đó sẽ không thông minh.
Cho nên dct biết cái gì hay thì chỉ cặn kẽ, nhất là về Phật Pháp...không dám dấu gì ráo, biết tới đâu nói tới đó. Chẳng phải vì sợ tương lai bị....ngu ...mà vì lợi ích mọi người.
dct đi học thấy mấy đứa bạn ... thầy dạy nhiêu nó hiểu nhiêu, mình thì không hiểu phải hỏi người này người kia. Biết là do nghiệp, cho nên ...cũng đành chịu. Phải bỏ cái thói đó thì mới thành tựu được pháp.

Chúng sanh và mình là 1 thể, giúp đỡ chúng sanh chính là giúp đỡ mình, khinh rẻ chê bai chúng sanh là tự chính mình khinh rẻ chê bai mình vậy.

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình ảnh
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Cái gì tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Xin hỏi rằng cái gì theo mình vào kiếp sau nhỉ?
nói "theo mình" thì không hẳn là vậy mà là "duyên" cho kiếp sau; tâm niệm trước khi qua đời là cái duyên trực tiếp cho kiếp sau; thường thì người thế nào trong cuộc đời thì tâm niệm họ cũng như vậy trước khi qua đời; tuy nhiên nếu tỉnh ngộ thì chẳng bao giờ muộn
liệu tính tình, năng khiếu... có đi theo?
thường thì tùy vào nghiệp đã tạo trong cuộc đời, nghiệp thiện sẽ tăng trưởng cái tốt hoặc giảm cái xấu, nghiệp bất thiện, trừ khi tỉnh ngộ, sẽ giảm cái tốt hoặc đưa đến quả báo sinh vào các cõi súc sanh, ngạ quỉ, ...

như đ/h dct87 kể,
Cho nên bây giờ mình thấy người nào biết cái hay cái tốt mà ưa "dấu nghề". Thì phải biết quả báo người đó trong tương lai của người đó sẽ không thông minh.
người thông minh mà xấu tánh thì kiếp sau sẽ không thông minh, năng khiếu của kiếp này đã chẳng còn do xấu tánh
:)


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Cái gì tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Quang4311 đã viết:Xin hỏi rằng cái gì theo mình vào kiếp sau nhỉ? Chẳng hạn như tái sanh làm người, liệu tính tình, năng khiếu... có đi theo? Chẳng hạn có người sinh ra có những bẩm tánh sẵng (ví dụ hiền lành hay hung tợn, rộng lượng hay ích kỷ.....) phải chăng người đó kiếp trước đã huân tập những tính đó? Hoặc có người sinh ra có những năng khiếu bẩm sinh (thần đồng chẳng hạn), phải chăng những kỹ năng đó đã được tập dợt từ kiếp trước?
Nghiệp NHÂN đã tạo, gốc của nó là VÔ MINH.

Kinh NHÂN - QUẢ ba đời: http://thuvienphatphap.com/diendan/show ... Di&p=10091


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Cái gì tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Xin hỏi rằng cái gì theo mình vào kiếp sau nhỉ? Chẳng hạn như tái sanh làm người, liệu tính tình, năng khiếu... có đi theo? Chẳng hạn có người sinh ra có những bẩm tánh sẵng (ví dụ hiền lành hay hung tợn, rộng lượng hay ích kỷ.....) phải chăng người đó kiếp trước đã huân tập những tính đó? Hoặc có người sinh ra có những năng khiếu bẩm sinh (thần đồng chẳng hạn), phải chăng những kỹ năng đó đã được tập dợt từ kiếp trước?

http://niemphat.net/Luan/phathoctinhyeu/thien3_8.htm
Trong kinh Luân-Chuyển-Ngũ-Ðạo, Đức Phật bảo:

- Nầy A-Nan! Muôn vật giữa đời đều có túc duyên. Người được quả báo hào quý làm bậc quốc-vương, trưởng-giả, từ nơi nhân lễ kính, phụng sự Tam-bảo mà đến. Người được quả báo giàu có, của cải vô hạn, từ nơi nhân bố thí mà đến. Người được quả báo sống lâu, không đau bịnh, thân thể mạnh khoẻ cao lớn, từ nơi nhân giữ giới mà đến. Người được quả báo đoan trang xinh đẹp, nước da trắng tươi sáng rỡ, ai thấy cũng đều ưa thích mến chuộng, từ nơi nhân nhẫn nhục mà đến. Người tánh nết siêng năng mau mắn, ưa làm việc phước thiện, từ nơi nhân tinh tấn mà đến. Người dáng điệu an nhàn, lời và hạnh đều có suy nghĩ, chừng mực, chắc chắn, từ nơi nhân thiền định mà đến. Người thông minh tài trí, hiểu suốt thâm pháp, từ nơi nhân tu huệ mà đến. Người được tiếng nói thanh thao rõ suốt, ai cũng ưa nghe, từ nơi nhân tụng kinh, ca ngợi Tam-bảo mà đến. Người dáng vẻ sáng sạch hiền hòa, không đau yếu, ai thấy cũng mến, từ nơi nhân từ tâm mà đến.

Ngài A-Nan thưa: - Bạch Thế-Tôn! Sao gọi là “từ tâm”?

Ðức Phật bảo: “- Từ tâm có bốn điều: 1- Thương tất cả chúng-sanh như mẹ thương con. 2- Thấy chúng-sanh khổ, xót xa muốn cứu độ. 3- Thấy chúng-sanh hiểu đạo, biết làm lành, hướng về nẻo giải thoát, sanh lòng vui mừng. 4- Thường ái hộ chúng-sanh, chẳng những săn sóc giữ gìn thân mạng, mà còn không có lời vô ý làm cho người bất mãn, buồn rầu. Ấy là những tướng trạng của từ tâm.

- Lại nầy A-Nan! Kẻ nào thân thể cao lớn, là do nhân ưa lễ bái, khiêm nhường, cung kính tất cả mọi người. Kẻ nào lùn thấp, là do nhân khinh mạn, tự cao. Kẻ nào dung mạo thô xấu, là do nhân giận hờn, nóng nảy. Kẻ nào sanh ra ngây ngô kém hiểu biết, là do nhân không thích học hỏi. Kẻ nào ngu si, là do nhân không chịu dạy dỗ người. Kẻ nào câm ngọng, là do nhân khinh ngạo, chê bai người. Kẻ nào đui điếc là do nhân hủy báng Tam-bảo, không chịu nghe chánh-pháp. Kẻ nào làm thân tôi đòi là do nhân mắc nợ không trả, hoặc không kính lễ Tam-bảo. Kẻ nào thân hình đen xấu, là do nhân che ánh sáng của Phật. Kẻ nào sanh ra ở nước Lõa-hình, là do nhân ăn mặc hở hang vào tinh-xá, hay đến trước chỗ Phật. Kẻ nào sanh vào nước Mã-đề (thân người, bàn chân ngựa), là do nhân mang giày dép đi trước chỗ Phật. Kẻ nào sanh ở nước Xuyên-hung (mọi người đều xoi hông), là do nhân bố thí làm phước mà sanh lòng hối tiếc.

- A-Nan! Chúng-sanh nào làm loài hươu nai, là do kiếp trước ưa làm cho người sợ hãi. Chúng-sanh nào sanh làm loài rồng, là do kiếp trước ưa bỡn cợt và giận hờn, làm cho người phiền muộn. Kẻ nào nơi thân bị bịnh lác, ghẻ độc làm cho đau nhức khó chịu, chữa trị không lành, là do kiếp trước ưa đánh đập chúng-sanh. Kẻ nào mọi người trông thấy đều vui mừng cảm mến, là do kiếp trước khi thấy người, niềm nở vui mừng cảm mến. Kẻ nào mọi người trông thấy đều chán ghét, là do kiếp trước khi thấy người, rẻ rúng chán ghét. Kẻ nào thường bị gông cùm tù ngục, là do kiếp trước hay trói buộc hoặc giam nhốt chúng-sanh trong lồng chậu, khiến cho nó không được tự do. Kẻ nào bị rách miệng sứt môi, là do kiếp trước ưa câu cá.

- A-Nan! Kẻ nào trong hội thuyết pháp không để ý lắng nghe, lại nói trái ngược làm loạn ý người khác, kiếp sau sanh làm con lừa tai dài, hoặc loài chó xụ tai. Kẻ nào kiêu căng bỏn sẻn tham lam, thích lén ăn uống, chỉ hưởng thụ riêng một mình không đoái hoài đến người thân sơ, hạng nghèo khổ; lúc chết rồi bị đọa vào Địa-ngục, kế làm loại Ngạ-quỷ, khi được sanh làm người thì nghèo hèn đói khát, mặc chẳng kín thân, ăn không no bụng. Kẻ nào thường ăn riêng thức ngon, cho người món dở, kiếp sau bị đọa làm loài chó, lợn, bọ hung. Kẻ nào thường tách mai, đánh vảy, lột da loài vật, đời sau làm sanh vật bị quả báo y như hành động của mình kiếp trước. Kẻ nào ưa giết hại, kiếp sau sẽ bị đọa vào Tam-đồ, cho đến làm con phù du trên mặt nước, sớm sanh chiều chết. Kẻ nào trộm cướp, kiếp sau sẽ làm thân tôi tớ, hoặc trâu bò, lừa, ngựa để trả nợ người. Kẻ nào hay nói dối, nói đâm thọc, mắng chửi, nói lời cay độc, bêu rêu việc xấu của người, khi chết sẽ sa xuống Địa-ngục, bị rót nước đồng sôi vào miệng, hoặc bị cắt lưỡi, cày lưỡi, sau lại làm thân ác điểu, người nghe tiếng kêu đều kinh sợ bảo là điềm quái gở, nguyền rủa muốn cho nó chết. Kẻ nào quyến rũ dâm loạn vợ chồng con cái người, khi chết đọa vào Địa-ngục, nam ôm cột đồng lửa, nữ nằm giường sắt nóng, sau lại làm loài thú đa dâm, hoặc làm loài ngỗng, vịt. Kẻ nào ưa uống rượu, phạm nhiều tội ác, lúc chết bị đọa vào Địa-ngục, sau sanh làm loài dã nhơn, khi được thân người lại ngu si khờ dại. Kẻ nào vợ chồng không biết nhường nhịn hòa thuận, thường hay tranh cãi, nặng lời xua đuổi nhau, kiếp sau đọa làm thân chim cưu (tu hú), chim bồ câu. Kẻ nào ưa lạm dụng sức người, kiếp sau sanh làm loài voi, bị người dùng sức lại.

- Nầy A-Nan! Trừ những vị làm quan, y theo pháp luật, hạch hỏi xử phạt một cách công minh, thì không tội. Nếu hạng quan liêu ỷ quyền thế xâm đoạt tài sản của dân, hoặc ăn hối lộ dung túng kẻ ác, tra tấn, gông cùm, xử hiếp người vô tội hay không đáng tội, thì khi chết sẽ bị đọa vào Địa-ngục chịu thống khổ ngàn muôn kiếp, sau lại sanh vào loài trâu bò bị xỏ mũi, đánh đập, mang kéo nặng nề để đền tội trước.

- Lại nữa, A-Nan! Người nào từ thân thể đến cách ăn ở, lôi thôi không sạch sẽ, do từ loài lợn mà đến. Người nào tham lam bỏn sẻn không ưa bố thí, do từ loài chó mà đến. Người nào ngược ngạo, tự tung tự tác không chịu nghe lời ai, do từ loài dê mà đến. Người nào tánh lao chao, gặp việc không nhẫn nại, do từ loài khỉ vượn mà đến. Người nào có tâm độc ác ngầm, do từ loài rắn rết mà đến. Người nào thích ăn ngon, hung dữ, ưa khủng hại chúng-sanh, không có tâm lành, do từ loài cọp, sói, mèo, chồn mà đến...”


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Cái gì tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Thánh_Tri đã viết:Nghiệp tức là hành động, tạo tác xuất phát bởi tâm tham sân si từ thân, từ miệng, ý của mình đã từ vô thỉ đến nay theo mình, dẫn mình đi luân hồi sanh tử.

Tuy hành động đã tạo đã qua, nhưng dấu tích của chúng vẫn được giữ lại lưu lại trong Tàng Thức, chỉ cần duyên đến thì nó hiện lưu lộ ra, mình phải chịu cái quả báo mà mình đã gieo nhân dù đó là thiện hay ác.

Một hành động do thối quen lập đi lập lại thì gọi là Tập Khí.

Do nghiệp mà có thân nầy, sanh ra tùy theo nhân nào thì sẽ được quả đó tức sanh trong gia đình giào sang hay nghèo khổ đều có cái nhân quá khứ đã tạo.
tangbong tangbong tangbong


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Cái gì tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Quang4311 đã viết:Xin hỏi rằng cái gì theo mình vào kiếp sau nhỉ? Chẳng hạn như tái sanh làm người, liệu tính tình, năng khiếu... có đi theo? Chẳng hạn có người sinh ra có những bẩm tánh sẵng (ví dụ hiền lành hay hung tợn, rộng lượng hay ích kỷ.....) phải chăng người đó kiếp trước đã huân tập những tính đó? Hoặc có người sinh ra có những năng khiếu bẩm sinh (thần đồng chẳng hạn), phải chăng những kỹ năng đó đã được tập dợt từ kiếp trước?
Lành thay, thật hoan hỷ thay thưa thiện hữu. Với câu hỏi này của thiện hữu, ngu tui xin được giải đáp

Này thiện hữu, ai cho rằng: năng khiếu, bẫm tánh sẵn có ở đời này không do huân tập mà có được, nó luôn đi theo ta từ vô thủy, vô chung cho đến nay, là tà kiến sai lầm, bởi tất cả đều phải sanh diệt

Này thiện hữu, ai cho rằng: năng khiếu, bẫm tánh sẵn có ở đời này do huân tập mà có được, nó có ở kiếp này khi và chỉ khi được trải nghiệm từ kiếp trước, là ý niệm mong muốn từ kiếp trước, là hiểu lý nhân quả, nhưng chỉ mới là kết quả của một tiền đề nhỏ

Này thiện hữu, ai cho rằng: năng khiếu, bẫm tánh sẵn có ở đời này do vô minh làm chủ, dẫn đến thức, hành,....(theo lý 12 nhân duyên), đẫn đến sanh diệt, theo một vòng tròn tạo hóa, là hiểu rõ ngọn nguồn, không buồn và không vui khi kiếp này, ta có những biệt tài khác thường, không bận lòng với sự được mất thoáng qua, tâm tự tại an nhiên, là hiểu rõ được ngọn nguồn của chánh pháp thế tôn
tangbong


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Cái gì tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Không có linh hồn,vây khi chết cái gì đi tái sanh?
Nếu không có linh hồn, coi như một thực thể đơn thuần, không biến đổi, thì cái gì tái sanh?

Vua Milinda hỏi Đại Đức Nagasena:

"Kính bạch Đại Đức, phải chăng có sự tái sanh mà không có gì chuyển sinh thân nầy đến xác thân khác?"

- Đúng như vậy, sự tái sanh diễn tiến không cần có cái gì chuyển sinh thân nầy đến thể xác khác?"

- Xin Ngài ban cho một thí dụ.

- Tâu Đại Vương, thí dụ người nọ dùng lửa của cây đèn nầy để mồi cây đèn kia. Có phải ngọn lửa cây đèn nầy chuyển sang cây đèn kia không ?

- Kính bạch Ngài, không phải vậy.

- Đúng thế, tâu Đại Vương, tái sanh diễn tiến không cần có sự di chuyển của một cái gì từ nơi nầy đến nơi khác.

- Kính bạch Đại Đức, xin Ngài ban cho một thí dụ khác.

- Tâu Đại Vương, Ngài còn nhớ không, thửa nhỏ đi học, ông thầy dạy làm thơ đọc cho Ngài nghe vài vần thơ để Ngài đọc theo đến thuộc lòng.

- Bạch Ngài, có như vậy.

- Vậy, tâu Đại Vương, có phải lời thơ chuyển từ ông thầy sang trí nhớ của Đại Vương không?

- Bạch Ngài, không.

- Cùng một thế ấy, tâu Đại Vương, hiện tượng tái sanh diễn tiến mà không cần có cái gì chuyển từ chổ nầy sang qua nơi khác.

Và Đức vua Milinda hỏi tiếp:

- Kính Bạch Đại Đức, vậy thì cái gì tiếp nối từ kiếp nầy sang kiếp khác?

- Tâu Đại Vương, chính Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, cũng được sanh ra trong kiếp sống kế.

- Có phải cũng tâm và thể xác trước được di chuyển đến và sanh trở lại trong kiếp sống sau không?

-Tâu Đại Vương, không phải chính tâm và thể xác trong kiếp trước được được sanh trở lại trong kiếp sống nầy. Tuy nhiên, Danh và Sắc ở kiếp trước đã hành động, gây nhân , tạo nghiệp - thiện hay ác - và tùy thuộc nơi nghiệp ấy, tâm và thể xác được sanh ra trong kiếp nầy.

- Kính bạch Đại Đức, nếu không phải chính tâm và thân trước được sanh trở lại trong kiếp kế thì ta có thể tránh khỏi quả báo của những hành động bất thiện không?

- Nếu không có sự tái sanh thì ta không còn trả quả của những hành động bất thiện, nhưng tâu Đại Vương, ta đã tái sanh trong một kiếp sống khác thì tức nhiên phải còn chịu hậu quả của những hành động quá khứ.

- Kính thỉnh Đại Đức cho một thí dụ.

- Tâu Đại Vương, cũng như người nọ bẻ trái xoài của một người khác, bị chủ bắt, nạp cho vua và thưa: "Tâu Đại Vương, người nầy đã lấy của tôi một trái xoài", và người nọ trả lời: "Tâu Đại Vương, tôi không có lấy trái xoài của ông ấy. Trái xoài mà tôi bẻ không phải là trái mà ông ấy đã trồng ra cây xoài. Như vậy tôi không đáng bị trừng phạt." Vậy, Tâu Đại Vương, người lấy trái xoài có đáng bị phạt không?

- Kính bạch Đại Đức, dĩ nhiên người ấy đáng tội.

-Vì lẽ gì?

- Bạch Ngài, dầu có viện lẽ nào để chạy tôi, người ấy cũng đáng bị phạt vì trài xoài mà người ấy bẻ là do xoài của ông kia trồng ra cây.

- Cùng một thế ấy, Tâu Đại Vương, với tâm và thân nầy ta làm một điều gì - thiện hay ác - và do hành động ấy, một tâm và thân khác được sanh ra trong kiếp mới. Như ,vậy, ta không tránh khỏi sự ràng buộc của nghiệp quá khứ. [10]


Cùng một lối ấy - để dùng những danh từ thông thường - xác thân chết, và nghiệp lực tái sanh trong một cơ thể khác mà không cần có cái gì di chuyển từ kiếp sống nầy sang kiếp khác. Chúng sanh mới được sanh ra, không thể hoàn toàn là một, nhưng cũng không tuyệt đối khác hẳn với chúng sanh vừa chết, bởi vì cả hai cùng nằm trong một luồng nghiệp. chỉ có sự liên tục của dòng đời, triền miên thay đổi, tiếp diễn trong một thể xác mới, bất di bất dịch, chuyển sang từ thể xác nầy sang thân khác.

Đức Phật & Phật pháp http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp29.htm
Nhưng cách giải thích như vậy có mâu thuẫn với lời dạy của đức Phật không?

Bởi đức Phật và chư A-la-hán không còn tạo nghiệp mới nữa,và không còn tái sanh nữa nên khi các ngài nhập Niết-Bàn,nếu theo cách giải thích trên,thì coi như chấm hết không còn gì nữa->>rơi vào chủ nghĩa hư vô - chấp không. ~x( Vậy là trái với mô tả về Niết-bàn của đức Phật.

Mong các vị đh giải đáp dùm với?

Có bài luận nào của chư tổ nói về vấn đề tái sanh này không?


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]27 khách