Thế Nào Là Ma Nghiệp?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Thế Nào Là Ma Nghiệp?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Bạn hãy đọc kinh "kim cang bát nhã ba la mật"đi để thấy tu hạnh bồ tát thật khó:bố thí mà không thấy mình bố thí ,không thấy người đc bố thí ,không thấy vật bố thí đó mới là bố thí mang nhiều công đức nhất. .,., .,., .,., .,.,


Xin hỏi, phải làm sao thấy được như thế ?
....
Câu trả lời trong kinh Phật dạy:

Kinh Kim Cang
"Lại nữa,Tu-bồ-đề :Bồ Tát theo đúng pháp nên lấy tâm không chỗ trụ mà làm việc bố thí,chẳng nên trụ nơi âm thanh,hương thơm,mùi vị,cảm xúc,pháp tướng mà bố thí

"Tâm không chỗ trụ"
1.là chỗ TRỤ TÁNH, không trụ sắc thanh hương vị xúc pháp....mà hành pháp bố thí (Chỗ "trụ tánh" này thì của Bồ Tát rùi, chỗ này là đã ...) (nói ví dụ dễ hiểu là giáo viên tốt nghiệp đi dạy luôn)
2. hoặc thấp hơn là chỗ hướng tới Tánh, tuy chưa Trụ Tánh nhưng vẫn đang hướng về, là chỗ chứng từng phần, cũng là chỗ "vô trụ (không trụ các tướng) mà hành bố thí". Là chỗ nương giáo lý mà khởi tu (tu tập quán tưởng mà chứng nhập từng phần). (nói ví dụ dễ hiểu là giáo viên đứng lớp dạy nhưng vẫn còn thực tập, chưa tốt nghiệp)

Pháp nói là Không, Giả thì phá Không, Trung phá Giả, không, Kim Cang nhân đây hiển Ngã...

A Di Đà Phật...
Chúc đạo hữu an lạc.


Hình ảnh
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Thế Nào Là Ma Nghiệp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Lâm Nghĩa đã viết:
Hồng Nhật đã viết:Bạn hãy đọc kinh "kim cang bát nhã ba la mật"đi để thấy tu hạnh bồ tát thật khó:bố thí mà không thấy mình bố thí ,không thấy người đc bố thí ,không thấy vật bố thí đó mới là bố thí mang nhiều công đức nhất. .,., .,., .,., .,.,
Xin hỏi, phải làm sao thấy được như thế ?
Con chào Thầy Lâm Nghĩa, con mạo muôi trả lời câu hỏi Thầy thế này. Trước tiên, con thấy câu hỏi của Thầy rất giống với nhiều người khác. Vì chúng ta sống trong cuộc đời thường phải sử dụng nhiều đến “tai, mắt, trí, não…” để giao tiếp xử lý chuyện này, chuyện kia. Nên 1 cách vô thức tâm chúng ta bị mắc kẹt vào những cảnh sống đời thường đó (gọi là chấp tướng). Cái này rất thường tình, rất nhiều người khi mới nghe kinh đều thấy sượng sượng chỗ này giống như Thầy vậy đó. Mà con nghĩ cỡ 100 nghe thì chỉ khoảng 10 người hiểu và chỉ có 1 người làm được. Vì đây là Kinh Phật dạy cho các hàng Bồ Tát chứ không phải cho những người bình thường. Cho nên rất là khó cho những ai mới đến tìm tòi học hỏi về Kinh này. Còn Bồ Tát thì về mặt đạo đức ở bên ngoài đã thuần thiện, còn bên trong nội tâm thì đã thuần tịnh (tâm bất động) nên họ nghe chỗ này không có gì trở ngại. Ý nghĩa Phật nói Kinh này là ở chỗ nào? - Có vô số ý nghĩa mà con không thể nào kể hết được. Con xin mạo muội lấy sở học thấp kém của mình để chia sẻ cùng Thầy 1 số điều. Có gì sơ sót mong các Thầy rộng lòng bỏ qua. 1. Phá chấp công của hành giả khi thực hành bố thí, làm lợi cho đời. Chỗ này rất là quan trọng tại vì mình làm mà mình còn chấp công sẽ để lại nhiều hệ lụy không tốt: tâm còn vướng mắc vào những việc bố thí sẽ còn loạn tưởng và rất khó tu tập để đi vào thiền định, chỗ chấp công đó sẽ là chỗ để ma vương bám vào để phá hoại hành giả => cự cải, tranh giành nhau: tôi làm nhiều, anh làm ít… gây chia rẻ mất đoàn kết và nhiều hệ lụy nữa (cái này trong thực tế bị rất nhiều, lên các chùa hầu hết các Phật tử đều biết bố thí, cúng dường nhưng cũng chấp công hơn thua nhau ghê lắm :( ). 2. Phá chấp của hành giả vào thực trạng bố thí: nhiều người làm phước được tốt rồi thì bị mắc kẹt vào trạng thái bố thí, nghĩa là họ hoàn toàn không chấp công, không kể lể hơn thua với ai cả, chỉ 1 mình họ biết mà thôi nhưng họ vẫn ham thích, thèm muốn được làm phước lợi đợi, không có không được, nó giống như 1 dạng của nghiện. Cho nên tâm cũng không thanh tịnh luôn. :) 3. Tâm còn vướng vào hành trạng bố thí nên sẽ bị buôc phải hưởng phước mà mình đã làm (gọi là phước hữu lậu, không muốn hưởng cũng không được) vì thế không thể tích lũy công đức đến vô lượng để đến chỗ giải thoát hoàn toàn. 4. Vì chấp hình tướng nên hạnh bố thí không viên mãn, thí dụ trước mắt mình có 2 người thì người nào thân thiện, dễ gần hơn, dễ độ hơn thì mình sẽ hướng tâm độ cho người đó mà bỏ sót người bên cạnh hoặc cũng độ nhưng không hết lòng bằng… tương tự như vậy cho những trường hợp khác. Cái này hết 99.99% người thường chúng ta bị mắc kẹt. Bố thí mà chấp hình tương như vậy thì công đức không vô lượng, không đạt được cái gọi là CHÁNH ĐẲNG (công bằng bình đẳng tuyệt đối tự trong tâm) trong danh hiệu của Phật. Bới vậy, đứng trước 1 tên ma vương và 1 người tiên nữ thì con sẽ độ tên ma vương trước rồi dụ nó độ cho người tiên nữ kia luôn. Chứ con mà độ tiên nữ trước thì chắc bị dẫn lên trời say sẫm ở trển không biết chừng nào mới xuống tại vì con còn… lắm :( 5. Bố thí mà chấp vào vật thí thì tâm lượng còn hạn hẹp lắm, không khai mở được. Cho nên rất nhiều người muốn làm hạnh bố thí Phật dạy nhưng cứ than là khổ quá, thân mình chưa lo được làm sao bố thí giúp người... Đó là do chấp vào vật thí mà tâm lượng bị trói buộc. Phật dạy không ai nghèo đến nỗi không thể cứu sống 1 con kiến = 1 hạt cơm, không ai nghèo đến nỗi không thể cúng dường Chư Phật 1 cành hoa, 1 tấm lòng thành kính… Con tạm đưa ra công thức tính: công đức = vật thí x tâm lượng. Nghĩa là 1 tỷ phú làm từ thiện 1 tỷ USD cũng không bằng 1 người vô gia cư làm lợi giúp người chỉ 1triệu VND Vậy thì mới bình đẳng, chứ nếu một anh có phước nhiều đi làm từ thiện thì vĩnh viễn 1 anh kém phước hơn dù làm bao nhiêu điều từ thiện vẫn không bằng. Vậy thì đâu có Pháp nào bình đẳng với mọi chúng sinh, mọi loài Bởi vậy, Pháp Phật từ bi là vô lượng. Ai mà có lỡ nghèo thì xin hãy yên tâm :D …Và còn 1 tỷ ý nghĩa nữa mà con không thể kể ra hết được. Con xin nhờ các Thầy bổ khuyết dùm con. Tóm lại Phật thuyết Kinh này là giúp hành giả làm được 3 điều: 1. Giữ tâm không vướng mắc để đi vào thiền định giải thoát. Không vướng mắc không phải là không làm gì hết, mà làm rồi mà tâm vẫn không bị kẹt vào mới gọi là không vướng mắc, chứ không làm thì tâm vẫn bị vướng mắc vào trạng thái không làm đó, ngược với trạng thái nghiện làm phước bên trên. 2. Không chấp công nên sẽ không bị mắc kẹt vào phước hữu lậu mà phải vào ra sinh tử Luân Hồi, làm hưởng, làm hưởng, làm hưởng…không biết chừng nào giải thoát. 3. Không chấp điều gì cả nên ma vương không có chỗ bám để quấy nhiễu phá hoại, chia rẻ tán loạn… mà phá hỏng công đức, giữ cho đường tu được bền bỉ, lâu dài. Ý nghĩa to lớn không thể nghĩ bàn là như vậy nhưng mà làm có dễ không? Dạ, không dễ xíu nào. Thầy Lâm Nghĩa thì hỏi “phải làm sao để thấy được như vậy?” Con thì đặt ngược lại “tại sao chúng ta không thể thấy như vậy?” Là vì chúng ta bị ràng buộc bởi ngũ uẩn và 6 thức nên hành trì Pháp này cực kỳ khó. Nhưng xin hãy bình thản vâng theo lời Phật dạy mà đi từng bước một vững chắc. Phật dạy: “yêu thương tất cả mọi chúng sinh không điều kiện, không vụ lợi, không lý do, không phân biệt hình tướng...”. Nghĩa là chúng ta phải huân tập tâm từ bi mọi lúc, mọi nơi, mọi loài, mọi cõi. Nói như thế thì rộng quá nên con tạm lấy cuộc sống đời thường trong đối xử giữa con người với con người cho nó gần gủi. “Từ bi, yêu thương” là cái gì đó không diễn tả được, nó không có lời cũng không có ngôn ngữ để nói. Nó là “cảm giác” khi mình thấy người khác khổ thì mình “thương”, người khác sướng thì mình “mừng”, người khác sai thì mình “xót” mà người khác chết thì mình “khóc”...Có ai thấy người khác chết, mình cân nhắc suy nghĩ rồi mới khóc không? Không thể được. Vì đó là việc của "tâm" chứ không phải việc của "tướng”(hình tướng, tạo tác). Nó xuất phát từ "con tim" chứ không phải từ "trí não" suy luận rồi phát ra thành "hành động". Chúng ta hay vậy lắm, hễ gặp 1 ai đó là chúng ta quan sát, dò xét, đánh giá xem anh này tốt hay xấu, chị kia hiền hay dữ,... rồi chúng ta mới gần, mới chơi chứ chưa nói là "thương". Bởi vì chúng ta sợ họ gạt mình, họ chửi mình, họ lợi dụng mình... Chỗ này mới thấy "tình thương" của chúng ta còn hẹp lắm. Lúc nào cũng "sợ mình" bị thế này, "sợ mình" bị thế kia nên "lòng từ" của chúng ta không thể mở ra được. "Sợ mình" như vậy là vị kỷ hay vị tha, "sợ mình" như vậy thì chừng nào mới tu được chữ “từ bi” của Phật? Bởi vậy Đức Phật dạy mình quán thân vô thường là vậy đó. “Thân này rồi sẽ suy già. Thường hay bệnh tật lại hòa uế nhơ. Nên không khờ dại tôn thờ. Cái mà bệnh chết đang chờ lấy đi”. Ngay cả "cái thân" này cũng chỉ là tạm bợ, rồi sẽ trả lại cho thế gian thì còn cái gì để mà phải "sợ" mất. Nào là danh dự, tiền bạc, quyền lực, bị gạt, bị lừa... tất cả đều chỉ là hư giả không có cái nào nắm giữ được.Vậy thì chấp giữ làm gì? Chúng ta la vậy đó :) Công việc thì đơn giản hơn nhiều. Thay vì chỉ việc đem sẵn cái lòng "yêu thương" từ "tâm’ mình hễ gặp bất cứ ai là trao tặng cho người đó. Đằng này không, chúng ta hay bày vẽ ra đủ thứ chuyện. Đầu tiên là dùng "mắt" dòm dòm, ngó ngó coi anh này, chị kia ra làm sao. Anh này có tốt không, chị kia có mụn không? Rồi mới dùng "trí não" suy luận thế này thế nọ để xem mình có chấp nhận, có "thương" người đó được không. Vậy thì từ bi ở chỗ nào, trí tuệ ở đâu ra? Đức Phật đã dạy rất rõ là "yêu thương" không cần điều kiện, không cần lý do mà chúng ta chỉ “toàn làm ngược quy trình”. Thay vì "từ bi, yêu thương" là việc của "tâm" thì cứ đem "tâm" ra rải hết "yêu thương" cho mọi người thì chúng lại để cho "tai, mắt, trí, não..." xen vào làm rối đội hình đá không được, rồi la lên rằng"thương người" sao khó quá, gần như không thể làm được. Là tại chúng ta cả mà thôi. Nhưng mà nếu mình "thương người" rồi lỡ bị người chửi, người gạt thì làm sao, lúc đó cũng "đau" lắm sợ chịu không nỗi. Hihi :D cái đó còn lời nữa. Vậy thì chúng ta hãy rộng tay bố thí, xem coi người cần gì thì mình đem đến cho người trước đi, người chưa kịp gạt mình thì mình đã đem đến cho người trước rồi. Vậy là 1-0, xem ai nhanh hơn nào? Hehe :D vừa tu tập từ bi vừa được hạnh bố thí. 2 trong 1 ngon lành. Hoặc giả sợ người chửi mình thì mình tự thấy mình dở trước đi. Có ai trên đời này hết dở, hết ngu chưa ta? Chắc có, đang ngồi ở trên bàn thờ kia kìa. Vậy khi đến gặp người thì mình cứ "Dạ chào Cô Bác, con còn ngu lắm, còn nhiều cái dở lắm. Nhờ Cô Bác chửi con, ban cho con lời vàng ngọc để cho con bớt đần độn mà khôn ra. Con cảm ơn Cô Bác nhiều lắm". Tự mình biết chửi mình thì còn ai chửi mình được nữa. Chuyến này thôi là hết phiền ưu, khổ não lại còn thêm được chú "nhẫn nhục" + chú "tùy hỷ" đang dắt tay theo anh "khiêm hạ" nữa kìa. Bị người chửi mà không đau, không khổ là "nhẫn" được "nhục"; người ta chửi mình mà vẫn khen là "phun châu nhả ngọc"(xạo tàn canh gió lạnh lun :) ) nhưng mà được cái "tùy hỷ" với lời chê bai, nhục mạ; tự thấy mình còn dở, còn lỗi là biết "khiêm hạ". 3 trong 1 luôn mới chịu. Lời khẳm lun. Vậy đó, mà ở đời thường này không tu được thì tu ở đâu nữa giờ. Phân tích ra mới thấy là đủ thứ đường để chúng ta khỏi phải khổ, khỏi phải đau thế mà chúng ta cứ để cho nguyên 1 cục "ích kỷ" đè mình rồi nằm lăn ra than vãn tôi bị thế này, tôi bị thế kia, tôi đau quá, tôi khổ quá, sao tu khó quá.... Chẳng lẻ đợi đến khi lên núi lên rừng thì có ai ở trển để mà tu, lỡ gặp "rắn" nó hăm,"muỗi" nó đốt rồi ngồi đó mà "nhẫn" với nó cho dễ chịu :) hay là gặp "ma" nó nhát cho rồi nhe răng cười với nó để mà "tùy hỷ"... Đó là mấy điều con muốn chia sẽ với các Thầy để chúng ta có thêm cài nhìn về sự tu tập. Con phải nói dài dòng như vậy là vì thật sự có nhiều người không hiểu chữ “từ bi” của Phật. Nên bị kẹt vào hình tướng và tu tập không tiến bộ. Trên lý thuyết nghe rất là dễ nhưng bắt tay vào làm mới thấy khó. Thường thì ban đầu không ai có thể bỏ hẳn “tai, mắt, trí não...” để thực hành bố thí cả. Chúng ta phải sử dụng chúng nhưng phải có Chánh kiến để không thiên lệch về bên nào, không chấp vào đâu cả. Vì con người có nhiều đặc điểm, tích cách khác nhau nên phải có nhiều hình thức, phương tiện khác nhau để tiếp độ. Ví như độ 1 người giàu có không thể giống với 1 người nghèo khổ, độ 1 người học thức thì cũng khác với 1 người vô học... Đó là chỗ chúng ta phải dùng “tai, mắt, trí não...” để nhận định tình hình cho đúng. Rồi lâu dần điều đó sẽ trở thành bản chất và chúng ta sẽ là những chuyên gia đi cứu sinh độ đời. Lúc đó tự nhiên sẽ dần bỏ được “tai, mắt, trí, não..” mà đạt được cái gọi là “Tâm vô trụ tướng”. Nhưng phải từ từ mới được, đừng nôn nóng ! Còn Bồ Tát thì thấy tới “tâm” của chúng sinh ngay khi vừa tiếp xúc rồi. Con đường ban đầu sẽ rất gian nan và trắc trở. Mong các Thầy suy nghiệm thấu đáo và xác lập Tâm Bồ Đề vững chắc cho mình. Có thể tham gia trả lời chủ đề “3 câu hỏi lớn ???” mà con đã post trong diễn đàn. Ví như các Thầy đã độ được 1 triệu người đến với Đạo rồi, thì ngày mai có độ thêm được 5-7 người nữa vào Đạo các Thầy cũng sẽ thấy mình chẳng độ thêm được chúng sanh nào. Điều đó đến 1 cách tự nhiên, nhẹ nhàng không gắng gượng. Giống như 1 người đi leo núi, khi còn dưới chân núi thì thấy ngon núi thật cao, to và vô vàn trắc trở, người ấy dùng hết nổ lực của bản thân để leo lên từng bước, từng bước một. Đến khi lên tới đỉnh núi rồi thì thấy cả 1 trời bao la, tâm chan hòa tám hướng, không còn thấy mình đã vượt qua 1 ngọn núi nào, không còn núi nào để mà vượt và cũng không có người nào vượt. Đó gọi là “Tâm vô sở đắc” mà Chư Phật đã dạy. Mong các Thầy thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời. Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật ! kinhle kinhle kinhle


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Thế Nào Là Ma Nghiệp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Lâm Nghĩa đã viết:
Hồng Nhật đã viết:Bạn hãy đọc kinh "kim cang bát nhã ba la mật"đi để thấy tu hạnh bồ tát thật khó:bố thí mà không thấy mình bố thí ,không thấy người đc bố thí ,không thấy vật bố thí đó mới là bố thí mang nhiều công đức nhất. .,., .,., .,., .,.,
Xin hỏi, phải làm sao thấy được như thế ?
Con chào Thầy Lâm Nghĩa, con mạo muôi trả lời câu hỏi Thầy thế này. Trước tiên, con thấy câu hỏi của Thầy rất giống với nhiều người khác. Vì chúng ta sống trong cuộc đời thường phải sử dụng nhiều đến “tai, mắt, trí, não…” để giao tiếp xử lý chuyện này, chuyện kia. Nên 1 cách vô thức tâm chúng ta bị mắc kẹt vào những cảnh sống đời thường đó (gọi là chấp tướng). Cái này rất thường tình, rất nhiều người khi mới nghe kinh đều thấy sượng sượng chỗ này giống như Thầy vậy đó. Mà con nghĩ cỡ 100 nghe thì chỉ khoảng 10 người hiểu và chỉ có 1 người làm được. Vì đây là Kinh Phật dạy cho các hàng Bồ Tát chứ không phải cho những người bình thường. Cho nên rất là khó cho những ai mới đến tìm tòi học hỏi về Kinh này. Còn Bồ Tát thì về mặt đạo đức ở bên ngoài đã thuần thiện, còn bên trong nội tâm thì đã thuần tịnh (tâm bất động) nên họ nghe chỗ này không có gì trở ngại. Ý nghĩa Phật nói Kinh này là ở chỗ nào? - Có vô số ý nghĩa mà con không thể nào kể hết được. Con xin mạo muội lấy sở học thấp kém của mình để chia sẻ cùng Thầy 1 số điều. Có gì sơ sót mong các Thầy rộng lòng bỏ qua. 1. Phá chấp công của hành giả khi thực hành bố thí, làm lợi cho đời. Chỗ này rất là quan trọng tại vì mình làm mà mình còn chấp công sẽ để lại nhiều hệ lụy không tốt: tâm còn vướng mắc vào những việc bố thí sẽ còn loạn tưởng và rất khó tu tập để đi vào thiền định, chỗ chấp công đó sẽ là chỗ để ma vương bám vào để phá hoại hành giả => cự cải, tranh giành nhau: tôi làm nhiều, anh làm ít… gây chia rẻ mất đoàn kết và nhiều hệ lụy nữa (cái này trong thực tế bị rất nhiều, lên các chùa hầu hết các Phật tử đều biết bố thí, cúng dường nhưng cũng chấp công hơn thua nhau ghê lắm :( ). 2. Phá chấp của hành giả vào thực trạng bố thí: nhiều người làm phước được tốt rồi thì bị mắc kẹt vào trạng thái bố thí, nghĩa là họ hoàn toàn không chấp công, không kể lể hơn thua với ai cả, chỉ 1 mình họ biết mà thôi nhưng họ vẫn ham thích, thèm muốn được làm phước lợi đợi, không có không được, nó giống như 1 dạng của nghiện. Cho nên tâm cũng không thanh tịnh luôn. :) 3. Tâm còn vướng vào hành trạng bố thí nên sẽ bị buôc phải hưởng phước mà mình đã làm (gọi là phước hữu lậu, không muốn hưởng cũng không được) vì thế không thể tích lũy công đức đến vô lượng để đến chỗ giải thoát hoàn toàn. 4. Vì chấp hình tướng nên hạnh bố thí không viên mãn, thí dụ trước mắt mình có 2 người thì người nào thân thiện, dễ gần hơn, dễ độ hơn thì mình sẽ hướng tâm độ cho người đó mà bỏ sót người bên cạnh hoặc cũng độ nhưng không hết lòng bằng… tương tự như vậy cho những trường hợp khác. Cái này hết 99.99% người thường chúng ta bị mắc kẹt. Bố thí mà chấp hình tương như vậy thì công đức không vô lượng, không đạt được cái gọi là CHÁNH ĐẲNG (công bằng bình đẳng tuyệt đối tự trong tâm) trong danh hiệu của Phật. Bới vậy, đứng trước 1 tên ma vương và 1 người tiên nữ thì con sẽ độ tên ma vương trước rồi dụ nó độ cho người tiên nữ kia luôn. Chứ con mà độ tiên nữ trước thì chắc bị dẫn lên trời say sẫm ở trển không biết chừng nào mới xuống tại vì con còn… lắm :( 5. Bố thí mà chấp vào vật thí thì tâm lượng còn hạn hẹp lắm, không khai mở được. Cho nên rất nhiều người muốn làm hạnh bố thí Phật dạy nhưng cứ than là khổ quá, thân mình chưa lo được làm sao bố thí giúp người... Đó là do chấp vào vật thí mà tâm lượng bị trói buộc. Phật dạy không ai nghèo đến nỗi không thể cứu sống 1 con kiến = 1 hạt cơm, không ai nghèo đến nỗi không thể cúng dường Chư Phật 1 cành hoa, 1 tấm lòng thành kính… Con tạm đưa ra công thức tính: công đức = vật thí x tâm lượng. Nghĩa là 1 tỷ phú làm từ thiện 1 tỷ USD cũng không bằng 1 người vô gia cư làm lợi giúp người chỉ 1triệu VND Vậy thì mới bình đẳng, chứ nếu một anh có phước nhiều đi làm từ thiện thì vĩnh viễn 1 anh kém phước hơn dù làm bao nhiêu điều từ thiện vẫn không bằng. Vậy thì đâu có Pháp nào bình đẳng với mọi chúng sinh, mọi loài Bởi vậy, Pháp Phật từ bi là vô lượng. Ai mà có lỡ nghèo thì xin hãy yên tâm :D …Và còn 1 tỷ ý nghĩa nữa mà con không thể kể ra hết được. Con xin nhờ các Thầy bổ khuyết dùm con. Tóm lại Phật thuyết Kinh này là giúp hành giả làm được 3 điều: 1. Giữ tâm không vướng mắc để đi vào thiền định giải thoát. Không vướng mắc không phải là không làm gì hết, mà làm rồi mà tâm vẫn không bị kẹt vào mới gọi là không vướng mắc, chứ không làm thì tâm vẫn bị vướng mắc vào trạng thái không làm đó, ngược với trạng thái nghiện làm phước bên trên. 2. Không chấp công nên sẽ không bị mắc kẹt vào phước hữu lậu mà phải vào ra sinh tử Luân Hồi, làm hưởng, làm hưởng, làm hưởng…không biết chừng nào giải thoát. 3. Không chấp điều gì cả nên ma vương không có chỗ bám để quấy nhiễu phá hoại, chia rẻ tán loạn… mà phá hỏng công đức, giữ cho đường tu được bền bỉ, lâu dài. Ý nghĩa to lớn không thể nghĩ bàn là như vậy nhưng mà làm có dễ không? Dạ, không dễ xíu nào. Thầy Lâm Nghĩa thì hỏi “phải làm sao để thấy được như vậy?” Con thì đặt ngược lại “tại sao chúng ta không thể thấy như vậy?” Là vì chúng ta bị ràng buộc bởi ngũ uẩn và 6 thức nên hành trì Pháp này cực kỳ khó. Nhưng xin hãy bình thản vâng theo lời Phật dạy mà đi từng bước một vững chắc. Phật dạy: “yêu thương tất cả mọi chúng sinh không điều kiện, không vụ lợi, không lý do, không phân biệt hình tướng...”. Nghĩa là chúng ta phải huân tập tâm từ bi mọi lúc, mọi nơi, mọi loài, mọi cõi. Nói như thế thì rộng quá nên con tạm lấy cuộc sống đời thường trong đối xử giữa con người với con người cho nó gần gủi. “Từ bi, yêu thương” là cái gì đó không diễn tả được, nó không có lời cũng không có ngôn ngữ để nói. Nó là “cảm giác” khi mình thấy người khác khổ thì mình “thương”, người khác sướng thì mình “mừng”, người khác sai thì mình “xót” mà người khác chết thì mình “khóc”...Có ai thấy người khác chết, mình cân nhắc suy nghĩ rồi mới khóc không? Không thể được. Vì đó là việc của "tâm" chứ không phải việc của "tướng”(hình tướng, tạo tác). Nó xuất phát từ "con tim" chứ không phải từ "trí não" suy luận rồi phát ra thành "hành động". Chúng ta hay vậy lắm, hễ gặp 1 ai đó là chúng ta quan sát, dò xét, đánh giá xem anh này tốt hay xấu, chị kia hiền hay dữ,... rồi chúng ta mới gần, mới chơi chứ chưa nói là "thương". Bởi vì chúng ta sợ họ gạt mình, họ chửi mình, họ lợi dụng mình... Chỗ này mới thấy "tình thương" của chúng ta còn hẹp lắm. Lúc nào cũng "sợ mình" bị thế này, "sợ mình" bị thế kia nên "lòng từ" của chúng ta không thể mở ra được. "Sợ mình" như vậy là vị kỷ hay vị tha, "sợ mình" như vậy thì chừng nào mới tu được chữ “từ bi” của Phật? Bởi vậy Đức Phật dạy mình quán thân vô thường là vậy đó. “Thân này rồi sẽ suy già. Thường hay bệnh tật lại hòa uế nhơ. Nên không khờ dại tôn thờ. Cái mà bệnh chết đang chờ lấy đi”. Ngay cả "cái thân" này cũng chỉ là tạm bợ, rồi sẽ trả lại cho thế gian thì còn cái gì để mà phải "sợ" mất. Nào là danh dự, tiền bạc, quyền lực, bị gạt, bị lừa... tất cả đều chỉ là hư giả không có cái nào nắm giữ được.Vậy thì chấp giữ làm gì? Chúng ta la vậy đó :) Công việc thì đơn giản hơn nhiều. Thay vì chỉ việc đem sẵn cái lòng "yêu thương" từ "tâm’ mình hễ gặp bất cứ ai là trao tặng cho người đó. Đằng này không, chúng ta hay bày vẽ ra đủ thứ chuyện. Đầu tiên là dùng "mắt" dòm dòm, ngó ngó coi anh này, chị kia ra làm sao. Anh này có tốt không, chị kia có mụn không? Rồi mới dùng "trí não" suy luận thế này thế nọ để xem mình có chấp nhận, có "thương" người đó được không. Vậy thì từ bi ở chỗ nào, trí tuệ ở đâu ra? Đức Phật đã dạy rất rõ là "yêu thương" không cần điều kiện, không cần lý do mà chúng ta chỉ “toàn làm ngược quy trình”. Thay vì "từ bi, yêu thương" là việc của "tâm" thì cứ đem "tâm" ra rải hết "yêu thương" cho mọi người thì chúng lại để cho "tai, mắt, trí, não..." xen vào làm rối đội hình đá không được, rồi la lên rằng"thương người" sao khó quá, gần như không thể làm được. Là tại chúng ta cả mà thôi. Nhưng mà nếu mình "thương người" rồi lỡ bị người chửi, người gạt thì làm sao, lúc đó cũng "đau" lắm sợ chịu không nỗi. Hihi :D cái đó còn lời nữa. Vậy thì chúng ta hãy rộng tay bố thí, xem coi người cần gì thì mình đem đến cho người trước đi, người chưa kịp gạt mình thì mình đã đem đến cho người trước rồi. Vậy là 1-0, xem ai nhanh hơn nào? Hehe :D vừa tu tập từ bi vừa được hạnh bố thí. 2 trong 1 ngon lành. Hoặc giả sợ người chửi mình thì mình tự thấy mình dở trước đi. Có ai trên đời này hết dở, hết ngu chưa ta? Chắc có, đang ngồi ở trên bàn thờ kia kìa. Vậy khi đến gặp người thì mình cứ "Dạ chào Cô Bác, con còn ngu lắm, còn nhiều cái dở lắm. Nhờ Cô Bác chửi con, ban cho con lời vàng ngọc để cho con bớt đần độn mà khôn ra. Con cảm ơn Cô Bác nhiều lắm". Tự mình biết chửi mình thì còn ai chửi mình được nữa. Chuyến này thôi là hết phiền ưu, khổ não lại còn thêm được chú "nhẫn nhục" + chú "tùy hỷ" đang dắt tay theo anh "khiêm hạ" nữa kìa. Bị người chửi mà không đau, không khổ là "nhẫn" được "nhục"; người ta chửi mình mà vẫn khen là "phun châu nhả ngọc"(xạo tàn canh gió lạnh lun :) ) nhưng mà được cái "tùy hỷ" với lời chê bai, nhục mạ; tự thấy mình còn dở, còn lỗi là biết "khiêm hạ". 3 trong 1 luôn mới chịu. Lời khẳm lun. Vậy đó, mà ở đời thường này không tu được thì tu ở đâu nữa giờ. Phân tích ra mới thấy là đủ thứ đường để chúng ta khỏi phải khổ, khỏi phải đau thế mà chúng ta cứ để cho nguyên 1 cục "ích kỷ" đè mình rồi nằm lăn ra than vãn tôi bị thế này, tôi bị thế kia, tôi đau quá, tôi khổ quá, sao tu khó quá.... Chẳng lẻ đợi đến khi lên núi lên rừng thì có ai ở trển để mà tu, lỡ gặp "rắn" nó hăm,"muỗi" nó đốt rồi ngồi đó mà "nhẫn" với nó cho dễ chịu :) hay là gặp "ma" nó nhát cho rồi nhe răng cười với nó để mà "tùy hỷ"... Đó là mấy điều con muốn chia sẽ với các Thầy để chúng ta có thêm cài nhìn về sự tu tập. Con phải nói dài dòng như vậy là vì thật sự có nhiều người không hiểu chữ “từ bi” của Phật. Nên bị kẹt vào hình tướng và tu tập không tiến bộ. Trên lý thuyết nghe rất là dễ nhưng bắt tay vào làm mới thấy khó. Thường thì ban đầu không ai có thể bỏ hẳn “tai, mắt, trí não...” để thực hành bố thí cả. Chúng ta phải sử dụng chúng nhưng phải có Chánh kiến để không thiên lệch về bên nào, không chấp vào đâu cả. Vì con người có nhiều đặc điểm, tích cách khác nhau nên phải có nhiều hình thức, phương tiện khác nhau để tiếp độ. Ví như độ 1 người giàu có không thể giống với 1 người nghèo khổ, độ 1 người học thức thì cũng khác với 1 người vô học... Đó là chỗ chúng ta phải dùng “tai, mắt, trí não...” để nhận định tình hình cho đúng. Rồi lâu dần điều đó sẽ trở thành bản chất và chúng ta sẽ là những chuyên gia đi cứu sinh độ đời. Lúc đó tự nhiên sẽ dần bỏ được “tai, mắt, trí, não..” mà đạt được cái gọi là “Tâm vô trụ tướng”. Nhưng phải từ từ mới được, đừng nôn nóng ! Còn Bồ Tát thì thấy tới “tâm” của chúng sinh ngay khi vừa tiếp xúc rồi. Con đường ban đầu sẽ rất gian nan và trắc trở. Mong các Thầy suy nghiệm thấu đáo và xác lập Tâm Bồ Đề vững chắc cho mình. Có thể tham gia trả lời chủ đề “3 câu hỏi lớn ???” mà con đã post trong diễn đàn. Ví như các Thầy đã độ được 1 triệu người đến với Đạo rồi, thì ngày mai có độ thêm được 5-7 người nữa vào Đạo các Thầy cũng sẽ thấy mình chẳng độ thêm được chúng sanh nào. Điều đó đến 1 cách tự nhiên, nhẹ nhàng không gắng gượng. Giống như 1 người đi leo núi, khi còn dưới chân núi thì thấy ngon núi thật cao, to và vô vàn trắc trở, người ấy dùng hết nổ lực của bản thân để leo lên từng bước, từng bước một. Đến khi lên tới đỉnh núi rồi thì thấy cả 1 trời bao la, tâm chan hòa tám hướng, không còn thấy mình đã vượt qua 1 ngọn núi nào, không còn núi nào để mà vượt và cũng không có người nào vượt. Đó gọi là “Tâm vô sở đắc” mà Chư Phật đã dạy. Mong các Thầy thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời. Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật ! kinhle kinhle kinhle


Quang4311
Bài viết: 39
Ngày: 30/01/08 08:11

Re: Thế Nào Là Ma Nghiệp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Quang4311 »

hlich đã viết:tangbong
làm việc thiện mà không hồi hướng giải thoát thì được quả lên sáu trời cõi dục, tức lục dục thiên; Ma vương là chủ lục dục thiên; cho nên làm việc thiện như vậy cũng là ma nghiệp
:)
Nhưng cũng có vị tu thiền định nhưng không hướng về quả Bồ Đề cũng có thể sanh cõi sắc, hoặc vô sắc giới thì sao, những nới ấy Ma Vương đâu có làm chủ?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thế Nào Là Ma Nghiệp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Quang4311 đã viết:
hlich đã viết:tangbong
làm việc thiện mà không hồi hướng giải thoát thì được quả lên sáu trời cõi dục, tức lục dục thiên; Ma vương là chủ lục dục thiên; cho nên làm việc thiện như vậy cũng là ma nghiệp
:)
Nhưng cũng có vị tu thiền định nhưng không hướng về quả Bồ Đề cũng có thể sanh cõi sắc, hoặc vô sắc giới thì sao, những nới ấy Ma Vương đâu có làm chủ?
Với phàm phu thì sanh các cõi trời ở dục giới, sắc và vô sắc giới là người thiện lành, và các việc làm để dẫn đến quả họ được sanh thiên là nhân lành tốt.

Xong đối với người đi trên con đường của Bồ Tát, và tu tập Bồ Tát hạnh, thì dù có sanh đển trời cao nhứt là Phi Phi Tưởng Xứ Thiên cũng là con đường không đưa đến giác ngộ giải thoát khỏi Tam Giới (Dục, Sắc, Vô Sắc). Mà con đường nào không đưa đến giác ngộ giải thoát tức là đường Ma, việc làm nào không đưa đến giác ngộ giải thoát là việc làm của ma (nghiệp ma).

Đừng có giải thích theo kểu lên trời làm ma vương thì gọi đó là ma nghiệp. Vì nó khiến mình lẩn quẩn không rỏ vấn đề cho nên mới đặt câu hỏi như trên "những nơi ấy ma vương đâu có làm chủ".

Vấn đề không phải là gần với ma vương, dưới sự cai quảng của ma vương, mà vấn đề là giải thoát và giác ngộ như Phật. Nhân nào, việc làm nào không đưa đến giải thoát giác ngộ như Phật thì đối với người tu Bồ Tát đạo đều là việc làm của ma cả!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Thế Nào Là Ma Nghiệp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Quang4311 đã viết:
hlich đã viết:tangbong
làm việc thiện mà không hồi hướng giải thoát thì được quả lên sáu trời cõi dục, tức lục dục thiên; Ma vương là chủ lục dục thiên; cho nên làm việc thiện như vậy cũng là ma nghiệp
:)
Nhưng cũng có vị tu thiền định nhưng không hướng về quả Bồ Đề cũng có thể sanh cõi sắc, hoặc vô sắc giới thì sao, những nới ấy Ma Vương đâu có làm chủ?
Dạ, con cảm ơn Thầy Thánh_Tri đã dạy rất đúng ạ. kinhle Con xin tóm lại cho đơn giản dễ hiểu. Đối với "người" thì các cõi sắc, vô sắc giới...thật là an vui. Nhưng đối với "Phật" thì những cõi đó vẫn còn là ràng buộc, phiền não, chưa thanh tịnh. Ấy gọi là MA ạ ! kinhle kinhle kinhle

Mong các Thầy thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thế Nào Là Ma Nghiệp?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Nhưng cũng có vị tu thiền định nhưng không hướng về quả Bồ Đề cũng có thể sanh cõi sắc, hoặc vô sắc giới thì sao, những nới ấy Ma Vương đâu có làm chủ?
các thiện pháp trong câu hỏi của đ/h mình giả định là hữu lậu; nếu hữu lậu thì khi hưởng hết quả của các cõi sắc hoặc vô sắc thì sẽ trở lại cõi dục thôi?

còn nếu vô lậu thì "ma nghiệp" là một lối nói ám tỉ khi so sánh với bồ tát đạo vậy?
:)


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Thế Nào Là Ma Nghiệp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính các Đạo Hữu.
Xem đề mục này thấy vấn đề:
Bạn hãy đọc kinh "kim cang bát nhã ba la mật"đi để thấy tu hạnh bồ tát thật khó:bố thí mà không thấy mình bố thí ,không thấy người đc bố thí ,không thấy vật bố thí đó mới là bố thí mang nhiều công đức nhất. .,., .,., .,., .,.,


Xin hỏi, phải làm sao thấy được như thế ?
Theo thiển ý của Tễu: Nếu ta đã học,đã trải nghiệm và TIN là không có Pháp nào ĐỘC LẬP mà chỉ là Một TẬP HỢP của các yếu tố NƯƠNG TỰA VÀ HỖ TRỢ (Nhân&Duyên) mà tạm hình thành DANH, TÁNH, TƯỚNG !
Vậy:
-TA (Bản ngã 1 cá thể) CÓ PHẢI LÀ MỘT TẬP HỢP KHÔNG ???!!!
-Nếu LÀ MỘT TẬP HỢP thì CÁC ĐỐI TƯỢNG Có là TẬP HỢP CỦA TA không ???!!!
* Vậy nếu là TẬP HỢP CỦA TA ! Khì khì...Thì phải nghĩ và nói thế nào(Khi gọi là Bố Thí!) cho ĐÚNG đây ???! TẬP HƠP TA Bố Thí cho TẬP HỢP CỦA TA Chăng....!???
-Và Đã là TẬP HỢP-> BẢN CHẤT TẬP HỢP có CỐ ĐỊNH không ? khi nó LÀ TẬP HỢP hay CHỈ TẠM TẬP HỢP (Đủ duyên -> Thành ,Thiếu duyên thì-> Dị!)???!!!
Vậy:TẬP HƠP TA cho TẬP HỢP CỦA TA Nếu cho là đúng thì...Kỳ kỳ thế nào ấy .
@ Đức Phật đã chỉ cho Chúng Sanh chúng ta thấy sự MÊ lầm khi không nhận biết TA CHỈ LÀ MỘT TẬP HỢP TẠM CÓ !???
*Nếu còn NGHI ! Chúng Ta phải tìm hiểu cái TẬP HƠP CỦA TA ĐẾN ĐÂU thì Ta Ngồ Ngộ...Kỳ Kỳ đến đấy!
Thế Nào Là Ma Nghiệp?
-Còn nếu còn THẤY CÓ CÁI KHÔNG PHẢI LÀ TẬP HỢP thì vẫn còn là MÊ -> Là" Ma Nghiệp?"
*Vậy MA NGHIỆP có là Một Thành phần trong TÂP HỢP KHÔNG ???!
-Phật có là Thành Phần trong TẬP HỢP Không ???!
:-? Ôi Ồi... Nếu TẤT CẢ chỉ MỘT TẬP HỢP mà LÀ TẬP HỢP TẠM BỢ thì....
@ Vì Thế Đức Phật mới Dậy Chúng Sanh chúng ta từ TỪ :Thắp đuốc lên mà đi !
*Cái gì :BIẾT -TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU TRÊN !???CỦA AI !???và KHI BIẾT RÕ,TRẢI NGHIỆM,TRỰC NHẬN thì sẽ ra sao,còn lại gì...Và...Và...???!
...Hồi sau xin các Đạo Hữu tiếp tục.
Xin được sự góp ý và dẫn giải của Chư Đạo Hữu

Tễu : Kính kinhle


hhc
Bài viết: 138
Ngày: 18/11/10 04:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Tịnh độ

Re: Thế Nào Là Ma Nghiệp?

Bài viết chưa xem gửi bởi hhc »

Tễu đã viết:tangbong
Kính các Đạo Hữu.
Xem đề mục này thấy vấn đề:
Bạn hãy đọc kinh "kim cang bát nhã ba la mật"đi để thấy tu hạnh bồ tát thật khó:bố thí mà không thấy mình bố thí ,không thấy người đc bố thí ,không thấy vật bố thí đó mới là bố thí mang nhiều công đức nhất. .,., .,., .,., .,.,


Xin hỏi, phải làm sao thấy được như thế ?
Theo thiển ý của Tễu: Nếu ta đã học,đã trải nghiệm và TIN là không có Pháp nào ĐỘC LẬP mà chỉ là Một TẬP HỢP của các yếu tố NƯƠNG TỰA VÀ HỖ TRỢ (Nhân&Duyên) mà tạm hình thành DANH, TÁNH, TƯỚNG !
Vậy:
-TA (Bản ngã 1 cá thể) CÓ PHẢI LÀ MỘT TẬP HỢP KHÔNG ???!!!
-Nếu LÀ MỘT TẬP HỢP thì CÁC ĐỐI TƯỢNG Có là TẬP HỢP CỦA TA không ???!!!
* Vậy nếu là TẬP HỢP CỦA TA ! Khì khì...Thì phải nghĩ và nói thế nào(Khi gọi là Bố Thí!) cho ĐÚNG đây ???! TẬP HƠP TA Bố Thí cho TẬP HỢP CỦA TA Chăng....!???
-Và Đã là TẬP HỢP-> BẢN CHẤT TẬP HỢP có CỐ ĐỊNH không ? khi nó LÀ TẬP HỢP hay CHỈ TẠM TẬP HỢP (Đủ duyên -> Thành ,Thiếu duyên thì-> Dị!)???!!!
Vậy:TẬP HƠP TA cho TẬP HỢP CỦA TA Nếu cho là đúng thì...Kỳ kỳ thế nào ấy .
@ Đức Phật đã chỉ cho Chúng Sanh chúng ta thấy sự MÊ lầm khi không nhận biết TA CHỈ LÀ MỘT TẬP HỢP TẠM CÓ !???
*Nếu còn NGHI ! Chúng Ta phải tìm hiểu cái TẬP HƠP CỦA TA ĐẾN ĐÂU thì Ta Ngồ Ngộ...Kỳ Kỳ đến đấy!
Thế Nào Là Ma Nghiệp?
-Còn nếu còn THẤY CÓ CÁI KHÔNG PHẢI LÀ TẬP HỢP thì vẫn còn là MÊ -> Là" Ma Nghiệp?"
*Vậy MA NGHIỆP có là Một Thành phần trong TÂP HỢP KHÔNG ???!
-Phật có là Thành Phần trong TẬP HỢP Không ???!
:-? Ôi Ồi... Nếu TẤT CẢ chỉ MỘT TẬP HỢP mà LÀ TẬP HỢP TẠM BỢ thì....
@ Vì Thế Đức Phật mới Dậy Chúng Sanh chúng ta từ TỪ :Thắp đuốc lên mà đi !
*Cái gì :BIẾT -TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU TRÊN !???CỦA AI !???và KHI BIẾT RÕ,TRẢI NGHIỆM,TRỰC NHẬN thì sẽ ra sao,còn lại gì...Và...Và...???!
...Hồi sau xin các Đạo Hữu tiếp tục.
Xin được sự góp ý và dẫn giải của Chư Đạo Hữu

Tễu : Kính kinhle
tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D> HAY QUÁ tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thế Nào Là Ma Nghiệp?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Hoa Nghiêm Dạy
Không Phát Tâm Bồ Đề
Tu Hành Các Thiện Nghiệp
Thảy Đều Là Ma Nghiệp

Kinh Đại Bát Niết Bàn Nói Tu Thiện Nghiệp Mà Mong Cầu Hưởng Quả Báo Trong 3 Cõi Là Ma Nghiệp.

Chử Ma Đây Không Phải Là Ma Quỷ Mà Là Nghĩa Sanh Diệt Bởi Ma Đây Là Mara = Sanh Diệt Trong 3 Cõi.

Nếu Không Phát Tâm Bồ Đề Nghĩa Là Phát Tâm Tu Hành Thành Phật Thì Nếu Có Tu Bao Nhiêu Điều Thiện Thì Ở Đời Sau Hưởng Quả Báo Thiện Rồi Lại Dễ Sanh Tâm Làm Ác.

Tại Sao Vì Hưởng Quả Báo Thiện Mà Không Có Tâm Bồ Đề Hướng Dẫn Thì Sẽ Bị Cái Phước Nó Làm Mê Tâm Sanh Tham Sân.

Thí Dụ Các Người Nổi Tiếng Ác Trong Lịch Sử Như Là Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo, Thành Cát Tư Hãn, Napoleon, Hitler...Đều Là Vua Chúa Có Quyền Sanh Sát Rất Lớn Đây Là Do Cái Phước Đời Trước Nhưng Vì Đời Trước Không Phát Tâm Bồ Đề Cho Nên Khi Hưởng Phước Báo Thì Tạo Nghiệp Ác.

.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Thế Nào Là Ma Nghiệp?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Ma này là nói về khía cạnh "Tà Hạnh", chớ chẳng phải người hành thiện bình thường vì lòng thương người.

Tà hạnh ấy là: nhân danh từ "THIỆN" mà rộng làm mọi việc đến chúng sanh nhưng chỉ là để có thêm sức mạnh thõa được nhiều dục vọng hơn, thống trị thiên hạ theo sự cuồng si dục vọng và khuyến dụ chúng sanh chìm đắm trong dục vọng.

Những kẻ đó tâm ý rộng lớn, sâu rộng nhưng không phải hướng đến sự GIẢI THOÁT, mà hướng đến sự cai trị cuồng si theo dục vọng thế gian, trói buộc chúng sanh trong dục vọng.

Ke hành động như vậy, tạo nghiệp gọi là Ma Nghiệp: cái nghiệp hướng mình và chúng sanh vào ngu si cuồng vọng, tự mình cuồng si và lôi kéo kẻ khác cuồng si thông qua cái gọi là thiện.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thế Nào Là Ma Nghiệp?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tu Thiền Định Và Nghiệp Thiện Nhưng Tâm Còn Mong Cầu Hưởng Quả Báo Trong 3 Cõi Thì Kinh Phật Gọi Là Ma Nghiệp Vì Là Còn Muốn Ở Trong Sanh Tử Luân Hồi.

Tu Bao Nhiêu Thiền Định Và Nghiệp Thiện Mà Không Phát Tâm Ra Khỏi Sanh Tử Thì Đều Là Ma Nghiệp.

Tu 10 Thiện, 4 Thiền Định Mà Không Phát Tâm Ra Khỏi Sanh Tử Thì Vẫn Gọi Là Ma Nghiệp.

Ma Đây Là Si Mê Không Phải Là Nói Tà Ác.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách