Giải nghi vấn về Long Hoa Hội Thượng

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

nhocvuive
Bài viết: 52
Ngày: 03/08/09 01:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp HCM
Nghề nghiệp: Sinh Viên

Giải nghi vấn về Long Hoa Hội Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi nhocvuive »

Chào các Phật tử,

Ở diễn đàn này chúng ta luận đạo với nhau không ngoài cái biết và cái muốn hiện tại của mỗi người nên các đạo hữu tại sao lại khẳng định cái BIẾT của mình đúng.


Ở đây mình không nói đúng sai, chỉ luận đạo để tự mỗi người tìm cho mình một con đường đúng đắn.

Cớ sao bạn nguoihocphat cứ vương vấn chính tà, tà chính hoài thế? Admin đã nói là VÔ PHÂN BIỆT ĐẠO mà!


Mình là một chân tử trong Long Hoa Hội Thượng Thời Hai xin trả lời 2 câu hỏi sau:

1) Tại sao Long Hoa Hội Thượng ra đời khác với thời gian trong kinh Phật hiện tại nói?

- Các bạn đã biết Phật truyền tâm ấn lấy tâm ấn chứng tâm không thể bằng ngôn từ được cho nên mỗi đời từ Đức Bổn Sư đều có một vị lãnh đạo Tâm Ấn của Ngài đi hành đạo...

Tương tự, 1 nước có nhiều tiến sĩ giỏi có 1 ông được thủ tướng đương nhiệm trao cho con ấn thủ tướng đời kế tiếp thì ông này lên làm thủ tướng. Mấy ông khác tuy cùng là tiến sĩ nhưng lệnh ông thủ tướng tiến sĩ này ban ra đều phải thi hành theo.

Đạo Phật cũng đặng như thế. Cho nên dù vị nào tu giỏi đến đâu khi đắc phẩm gì đều phải đến trước vị lãnh Tâm Ấn Tam Thế Phật để được ấn chứng( Như cái bằng tốt nghiệp ĐH,Cao Học,...) nếu không thì phải chạy vòng vòng trong lục đạo chờ Vị Phật lãnh Tâm Ấn khác hiện thể mới được chứng minh.

Theo dòng lịch sử Trung Hoa về sau, các tổ sư, các thiền sư ngày càng nhiều tu chứng... Nhưng bậc lãnh Tâm Ấn đã không truyền thừa nữa vì lạc pháp quá nhiều! Các vị tu theo ý muốn của mình nằm trong Tâm Thức đảo điên nên về sau... Lạc Pháp.

Ví dụ: mấy cô ở quê có tin tức gì đều truyền nhau nghe, thêm mắm thêm muối tới tai mình nghe là câu chuyện từ bé hóa ra... Vĩ đại!!!

Tóm lại, mình muốn nói Kinh hiện nay các bạn đọc không sai nhưng khi tới các bạn lại sai vì các bạn dựa theo ý muốn, cái thích của mình mà luận nói ra làm lầm lẫn bậc học Phật.

Quay lại câu hỏi 1 mình xin đính chính Long Hoa Hội Thượng đã ra đời rồi!

2) Tại sao có Phật Thích Ca rồi mà Đức Di Lạc còn ra đời?

-Khi Long Hoa Hội Thượng ra đời, các chư tổ thời Đức Bổn Sư, các vị vua thời Lý, Trần đã từng theo Phật nay cũng Tu với Đức Di Lạc hạ lai kì này với hình tướng cư sĩ tại gia. Trong đó có Tổ Bồ Đề Lạt Ma. Khi đó có ông hòa thượng Thích Thanh Từ hay cầm cây gậy giống Tổ, Long Hoa ra đời người ta biết ông giả Tổ. Ông tức giận nên cho Phật tử của mình rêu rao các nơi VN, Mỹ, Anh,... Rao rằng:

Đức Phật Thích Ca và kinh điển Ngài còn thì Đức Di Lạc không xuống, khi nào chùa chiền, kinh điển diệt hết Đức Di Lạc mới xuống Vì sao vậy? Vì Vạn Phật Đại Đồng nên Đức Di Lạc xuống là Dư.

Xin đáp:
+Chùa Chiền, kinh điển còn nhưng không ai dạy Tăng Ni Tu Tự Tánh Tỏ Tánh chỉ thích tu theo ý muốn của mình, tụng kinh, ngồi thiền nhưng không biết Tánh Của mình diễn hóa điên đảo.

+Đức Di Lạc là Bậc Vô Thượng Đẳng Chánh Giác dụng pháp vô sanh thì làm gì có Dư

Cho nên, Đức Di Lạc xuống để chỉnh trang lại thời Mạt Pháp, dạy cho Tăng Ni Phật Tử tu Tự Tánh Tỏ Tánh mới hoàn giác.

Mình đã trả lời xong 2 câu hỏi trên.

Phải có đủ công năng công đức tu tập từ nhiều kiếp mới nhận được Long Hoa Hội Thượng.
Các bạn tin thì sẽ tìm được và tu theo, còn không tin thì khỏi theo vì còn chữ DUYÊN.
Vì đây là luận đạo nên đừng nói đúng sai điên đảo thị phi hãy để mọi người đọc và bàn luận tìm cho mỗi người một con đường đến Chân Như.

Kính chào các Phật Tử

NAM MÔ LONG HOA TĂNG CHỦ DI LẠC TÔN PHẬT
NAM MÔ ĐẠI HIẾU ĐẠI TRUNG MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT HẠ SANH ĐỒNG ĐỘ

Tâm Nhất


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Giải nghi vấn về Long Hoa Hội Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Phật Tử Không Y Theo Kinh Phật Mà Tu Hành Thì Sẽ Đi Lạc Vào Tà Ma Ngoại Đạo.


Kinh Về Hội Long Hoa Đức Phật Đã Nói Rất Rõ Ràng Cho Nên Những Ai Nói Hội Long Hoa Sắp Đến Phật Di Lặc Sắp Ra Đời Đều Là Lời Tà Là Đệ Tử Của Thiên Ma.


Phật Tử Phải Lấy Kinh Phật Làm Y Cứ Ấn Chứng Cho Sự Tu Hành.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Nói Đời Mạt Pháp Tà Sư Nhiều Như Cát Sông Hằng.

Thời Phật Thì Thiên Ma Ba Tuần Còn Có Thể Biến Thành Hình Phật Có 32 Tướng 80 Vẻ Đẹp Gạt Ngài A Nan Nói Chi Là Trong Thời Mạt Pháp Này.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Giải nghi vấn về Long Hoa Hội Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

PHẬT THÍCH CA NÓI KINH DI LẶC HẠ SANH THÀNH PHẬT
(Ngài Tam Tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đời nhà Đường phụng chiếu dịch ra chữ Hán)
Tịnh Tú sưu tầm



Nguồn: KINH NHẬT TỤNG – NXB Tôn Giáo (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam)



Ta nghe như vầy : Một thuở nọ Đức Bạc Già Phạm ở tại núi Thứu Phong, trong thành Vương Xá, cùng với các bậc đại Bí-sô đều câu hội đông đủ.



Khi ấy, đại trí Xá Lợi Tử là bậc tối thắng trong hàng pháp tướng, vì nặng lòng thương cõi thế gian, nên từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai bên hữu, và gối bên mặt quỳ xuống sát đất, chắp tay cung kính mà bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con nay muốn thưa hỏi một ít chuyện, xin Phật vui lòng nghe cho.



Phật nói với Xá Lợi Tử : "Tùy theo chỗ ngươi hỏi Ta sẽ nói cho mà nghe". Tức thời, Xá Lợi Tử đọc bài tụng mà hỏi Thế Tôn rằng : "Đức Đạo sư thọ ký cho Phật hạ sanh sau này, danh hiệu Từ Thị, như trong Kinh đã nói : xin đấng Nhơn Trung Tôn, phân biệt lại lời tụng, con nay vui muốn nghe, thần thông oai đức kia".



Phật bảo Xá Lợi Tử phải định tâm lắng nghe : "Ta vì ngươi bày tỏ chuyện Từ Thị sau này".



Lúc ấy, nước biển lớn giảm dần dần ba ngàn, ba trăm du-thiên-na, rõ rộng đường Luân vương, châu Nam Thiệm rộng dài, cả vạn du-thiên-na, hữu tình ở trong ấy, chỗ nào cũng sung mãn, quốc độ đều giàu có không hình phạt tai ách, các hạng người nam nữ, do nghiệp lành sanh ra; địa cầu không gai gốc, mọc những cỏ xanh mềm, chân đi giẫm lên trên, ví như bông vải mịn, tự nhiên có nếp hương, mỹ vị đều sung túc, các cây sanh áo mặc, đủ các thứ trang nghiêm, cây cao ba câu-xá, hoa quả thường sung mãn.



Khi ấy, người trong nước đều sống tám muôn tuổi, không có các tật khổ, khỏi não, thường an vui, thân tướng thảy đoan nghiêm, sắc lực đều viên mãn, mạng người khi gần hết, tự đến rừng Thi lâm.



Kinh thành Diệu Tràng Tướng, chỗ Luân vương đóng đô, dọc mười hai do tuần, rộng bảy do tuần lượng, dân cư trong thành ấy, toàn trồng sẵn nhân lành. Thành ấy có đức “thắng”, người ở đều vui mừng, lầu đài chỗ khước địch, dùng bảy báu xây thành, then chìa với cửa nẻo, mỗi mỗi đều bằng báu, hào rãnh chung quanh thành, xây bằng món diệu trân, bông quý thảy đều đủ, chim tốt bay đậu luôn, bảy hàng cây đa-la, vòng quanh vây bốn phía, đủ thức báu trang nghiêm, đều treo lưới chuông mõ, gió nhẹ thổi cây báu, diễn ra những tiềng mầu, dường như đánh bát âm, người nghe sanh vui mừng, đâu cũng có ao hồ, tạp sắc đều giăng phủ, vườn tược cây thơm ngát, trang nghiêm thành quách này.



Trong nước có Thánh chúa, tên hiệu là Hướng Khư, làm vua thông bốn châu, giàu có nhiều oai lực. Vua ấy sẵn phước đức, mạnh mẽ gồm bốn binh, bảy báu đều thành tựu, có cả ngàn người con, bốn biển đều yên lặng, không có cuộc chiến tranh, Chánh pháp chạy quần sanh, giáo hóa đều bình đẳng.



Vua có bốn kho lớn, đều ở trong các nước, mỗi kho có chứa trữ trân bảo trăm muôn ức... Trong nước Yết-lăng-già, có kho Băng-kiệt-la, trong Mật-si-la, có kho Bác-trục-ca; kho Y-la-bác-la, ở về nước Kiền-đà, còn kho Hướng khư ở nước Ba-tư-nặc-tư.



Các kho phục tàng ấy, thuộc về vua Hướng Khư, nhờ có trăm phước nghiệp, quả báo đều thành tựu.



Quan đại thần giúp nước, Thiện Tịnh Bà-la-môn, hiển đạt cả bốn minh, làm Quốc sư tại trào, rộng thông các tạp luận, nghe thiện giáo thọ trì, huân giải với thiên minh, đều có nghiên cứu cả. Có hiền nữ Tịnh Diệu, phu nhân của đại thần, danh tướng đều đoan nghiêm, ai nấy cũng vui đẹp; Từ Thị đại trượng phu, từ cõi trời Hỷ Túc, thác, thứ vào phu nhân, mượn chỗ sanh thân mình. Bà mang thai Đại Thánh, đầy đủ trong mười tháng, ngày kia Từ tôn mẫu, ra dạo vườn diệu hoa, lúc đi đến vườn kia, không ngồi cũng không nằm, thủng thỉnh vịn cây bông, bỗng sanh Đức Từ tôn.



Khi ấy, Tối Thắng tôn, ra bên hông hữu rồi, như mặt trời lố mọc, phóng ánh sáng khắp nơi, không nhiễm xúc bào thai, như sen ra khỏi nước, sáng soi trong ba cõi, đều ngưỡng ánh đại từ. Đương khi vừa sanh ra, trời Đế Thích thiên nhãn, tự mình nâng Bồ-tát, (mừng gặp Đức Đại giác), Bồ-tát trong lúc dó, tự nhiên đi bảy bước, mà ở hai chân có, mọc sẵn hoa sen báu, xem khắp cả mười phương, bảo cho trời người biết : thân này là thân chót, không sanh chứng Niết-bàn. Rồng phun nước trong sạch, tắm rửa thân Đại bi, trời ngọc khen rải hoa, từ hư không sa xuống; chư Thiên cầm lọng báu, che Đức Đại Bi tôn, mỗi người được tâm lành, nhứt định theo Bồ-tát. Bảo mẫu nâng Bồ-tát, thân ba mươi hai tướng, đầy đủ các ánh sáng, bồng ẵm trao cho bà, ngự giá đem xe báu, dùng đủ thứ trang nghiêm, mẹ con ngồi vào trong, các trời xúm lại đẩy, ngàn thứ tiếng nhạc mầu, dẫn đường mà về cung; Từ Thị vào đô thành, trời dâng hoa cúng dường.



Ngày Từ Tôn đản sanh, hàng thể nữ có thai, đều được thân an ổn, đều sanh con khôn ngoan. Thiện Tịnh cha Từ Tôn, thấy hình con kỳ diệu, đủ ba mươi hai tướng, trong tâm rất vui mừng, theo phương pháp xem xét, biết con có hai tướng, ở tục làm Luân vương, xuất gia thành Chánh giác.



Bồ-tát đã thành lập, thương xót các quần sanh, trong các khổ hiểm nạn, luân hồi mãi không dứt. Thân vàng chói sáng lòa, tiếng như giọng Đại phạm, mắt giống lá sen xanh, chi thể đều viên mãn, mình dài tám mươi chẩu, vai rộng hai mươi chẩu, mặt rồng độ mười chẩu, đoan nghiêm như trăng tròn.



Bồ-tát thông nhiều nghề, khéo dạy kẻ thọ học, số trẻ nhỏ xinh học, tám vạn bốn ngàn người.



Thuở ấy vua Hướng Khư, kiến lập thất bảo trang, cao độ bảy mươi tầm, rộng sáu mươi tầm chẵn. Tạo bảo tràng xong rồi, vua phát lòng đại xả, thí cho Bà-la-môn, và lập vô giá hội. Khi ấy bọn phạm chí, có tới số ngàn người, được tràng báu mầu này, trong giây lát hư hoại. Bồ-tát thấy vậy rồi, nghĩ thế tục đều vậy, sanh tử khổ trói nhốt, lo tìm cách xuất ly, duy có đạo tịch diệt, âu bỏ tục xuất gia, cứu chúng sanh ra khỏi, vòng sanh lão bệnh tử.



Ngày Từ Tôn phát nguyện, tám vạn bốn ngàn người, đều sanh lòng nhàm chán, cùng theo tu phạm hạnh, trong đêm mới phát tâm, bỏ tục mà xuất gia, lại cũng đêm đó, mà lên bậc Đẳng giác.



Thuở ấy, có cây Bồ-dề tên gọi là Long Hoa, cao bốn du-thiên-na, sầm uất và tươi tốt, cành lá phủ bốn bề, che mát sáu cu-lô.



Từ Thị Đại Bi tôn, ngồi dưới cây thành Phật, bậc Tối thắng trong đời, đủ tám giọng Phạm âm, nói pháp độ chúng sanh, khiến ra khỏi phiền não, khổ và khổ sanh tử, tất cả dều trừ diệt, hay tu Bát Chánh dạo, lên bờ Niết-bàn kia.



Vì các hàng Thanh Tín, nói bốn Chơn đế ấy, nghe như pháp được rồi, chí thành mà vâng giữ.



Ở trong vườn Diệu Hoa, thính chúng như mây nhóm, đầy khoảng trăm do tuần, quyến thuộc đều sung mãn, vua Luân vương Hướng Khư, nghe pháp thâm diệu rồi, nguyện xả hết của báu, lòng ham mộ xuất gia, không quyến luyến cung phi, chỉ cầu sự xuất ly tám muôn bốn ngàn chúng, đều theo mà xuất gia. Lại tám muôn bốn ngàn, đồng tử Bà-la-môn, nghe vua xả trần tục, cũng đến xin xuất gia. Tam tạng thần trưởng giả, tên gọi là Thiện Tài, với một ngàn quyến thuộc, cũng đến xin xuất gia. Bảo nữ Ty-xá-khư với bao nhiêu tùng giá, tám vạn bốn ngàn ngưòi, cũng đến xin xuất gia. Lại có số trăm ngàn, người thiện nam thiện nữ, nghe Phật nói pháp mầu, cũng đến xin xuất gia.



Vô thượng thiên nhơn tôn, Đại từ bi Thánh chúa, quán khắp tâm chúng rồi, mà diễn thuyết pháp yếu, chúng ngươi cần nên biết, Từ Bi Thích Ca chủ, dạy người tu Chánh đạo, thì sanh trong pháp Ta; hoặc lấy hương tràng hoa, phướn phan lọng nghiêm sức, cúng dường Mâu Ni chủ, thì sanh trong pháp Ta, hoặc uất-kim nước trầm, hương nê dùng tô phết, cúng dường tháp Mâu Ni, thì sanh trong pháp Ta; hoặc quy y Tam Bảo, cung kính thường thân cận, phải tu các hạnh lành, thì sanh trong pháp Ta; hoặc trong những pháp Phật, thọ trì theo chỗ học, khéo giữ không thiếu sót, thì sanh trong pháp Ta; hoặc với Tăng bốn phương, thí y phục ẩm thực, dâng cho những thuốc hay, thì sanh trong pháp Ta; hoặc trong bốn thời chay, và những tháng thần thông, vâng giữ tám

chi giới, thì sanh trong pháp Ta; hoặc dùng ba thứ thông, thần cảnh ký truyền dạy, hóa đạo chúng Thinh-văn, khiến trừ hết phiền não.



Hội ban đầu thuyết pháp, rộng độ hàng Thinh-văn, chín mươi sáu ức người, khiến khỏi phiền não chưóng.



Hội thứ hai thuyết pháp, rộng độ hàng Thinh-văn, chín mươi bốn ức người, vượt khỏi biển vô minh.



Hội thứ ba thuyết pháp, rộng độ hàng Thinh-văn, chín mươi hai ức người, khiến lòng hay điều phục.



Ba lần chuyển pháp rồi, người trời đều trọn sạch, dẫn các chúng đệ tử, vào trong thành khất thực,

đã vào thành Diệu Tràng, đường nẻo đều nghiêm sức, vì lễ cúng dường Phật, trời rải bông Mạn-đà, bốn vua cùng thiên chúng, dâng hương hoa cúng dường, cung kính Đức Đại bi.



Các trời đại oai đức, rải những y phục mầu, khắp cả trong thành ấp chiêm ngưỡng Đại y vương, lấy hương hoa mầu báu, rải khắp các nẻo đường, giẫm đạp di lên trên, ví như bông vải mịn, âm nhạc và tràng phan, bày hàng giáp hai bên.



Người trời chúng Đế thích, xưng tán Đại Bi tôn : Nam mô Thiên Thượng Tôn, Nam mô Sĩ Trung Thắng. Lành thay ! Bạc Già Phạm, hay thưong xót thế gian.



Có trời đại oai đức, đưống làm vua chúng ma, quy tâm mà đảnh lễ chiêm ngưỡng Đức Đạo sư.



Phạm Vương các thiên chúng, quyến thuộc mà vi nhiễu, đều dùng giọng Phạm âm, xiển dưong pháp nhiệm mầu. Ở trong thế giới ấy phần nhiều là La-hán, trừ sạch nghiệp hữu lậu, hằng sa phiền não khổ, người trời và Long thần, Càn-thát, A-tu-la, La-Sát và Dược-xoa, đều hoan hỷ cúng dường.



Khi ấy, các đại chúng, dứt chướng trừ nghi hoặc, siêu việt dòng sanh tử, hay tu hạnh trong sạch. Khi ấy, các đại chúng, lìa nhiễm xả của báu, không lòng ngã, ngã sở, hay tu hạnh trong sạch. Khi ấy, các đại chúng, hủy phá lưới tham ái, trọn vẹn lòng vắng lặng, hay tu hạnh trong sạch.



Từ Thị thiên nhơn tôn, thương xót loài hữu tình, hẹn sống sáu muôn tuổi, nói pháp độ quần sanh, hóa đạo trăm nghìn ức, khiến qua biển phiền não, có duyên được chẩn tế, mới vào cõi Niết-bàn.



Từ Thị Đại Bi tôn, vào Niết-bàn về sau, Chánh pháp trụ thế gian, cũng đủ sáu muôn năm, nếu ở trong pháp Ta, thâm tâm tin chịu được, ngày hạ sanh sau này, được thờ Đại Bi tôn.



Nếu có người thông tuệ, nghe nói việc như thế, ai lại chẳng vui mừng, nguyện gặp Đức Từ bi. Nếu cầu người giải thoát, trông gặp hội Long Hoa, thường cúng dưòng Tam Bảo, siêng năng đừng phóng dật.



Khi ấy, Đức Thế Tôn, vì Xá Lợi Tử, Đại chúng, thọ ký việc Từ Thị đương lai hạ sanh rồi, lại kêu

Xá Lợi Tử, dùng diệu âm nói răng :



Nếu có người thiện nam, thiện nữ nào, nghe pháp này, rồi thọ trì đọc tụng và giảng nói cho kẻ khác nghe, y như lời của Ta mà tu hành, dùng hương hoa cúng dường, hoặc chép Kinh này mà

lưu bố, thì những người ấy sau này ắt được gặp Đức Từ Thị hạ sanh, và ở trong ba hội mà nhờ phần cứu độ.



Thuở ấy Đức Thế Tôn nói bài tụng rồi, Xá Lợi Tử cùng các đại chúng vui mừng tin chịu đảnh lễ

vâng làm. Phật nói Kinh Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật xong.



NAM MÔ LONG HOA GIÁO CHỦ ĐƯƠNG LAI HẠ SANH DI LẶC TÔN PHẬT.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Giải nghi vấn về Long Hoa Hội Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Đức Di Lặc hiện nay vẫn là Bồ Tát chưa thành Phật. Nhưng vị Phật tiếp theo thị hiện nơi thế gian này, chính là Đức Bồ Tát ấy kế vị.

Chỉ khi nào Đức Di Lặc giáng sanh thành Phật thì Hội Long Hoa mới chính thức bắt đầu.

Thời mà Đức Di Lặc giáng sanh thành Phật thì tuổi thọ bình quân của con người khoảng 84000 tuổi.

Thế gian này đang ở gia đoạn kiếp giảm, hiện nay từ tuổi thọ chung 100 tuổi dần dần giảm xuống từng chút ít rồi chỉ còn khoẳng 10 tuổi, sau đó lại trãi qua bao thứ thảm họa, tiêu rụi hết mọi thứ, trái đất trở nên trơ trọi, ....., rồi cho đến khi mọi thứ dần dần chậm chạp bắt đầu lại hình thành từ từ nên một thế giới mới và cho đến khi như trong Kinh Đức Di Lặc Hạ Sanh nói thì Đức Di Lặc giáng sanh thị hiện thành Phật.


hhc
Bài viết: 138
Ngày: 18/11/10 04:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Tịnh độ

Re: Giải nghi vấn về Long Hoa Hội Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi hhc »

Có phải cầu nguyện, đức tin và sự cứu rỗi của 1 vị toàn năng là đặc điểm của tất cả các TÔN GIÁO ngoại trừ Đức Thích Ca ??? Vì ngài không bao giờ kêu THỜ PHỤNG, CÚNG TẾ hay cầu SỰ CỨU RỖI từ ngài, ??????????????????????????? CÓ PHẢI ĐÓ CHÍNH LÀ ĐỨC PHẬT THÍCH CA HÀNG HIỆU KHÔNG ????????????????????

Nếu tranh luận để tìm cho ra nghi vấn thì mình tặng bạn 1 số kiến giải của các bậc thầy về tu học để rộng đường tham khảo, cái này ko phải mình viết do đó bạn có ý kiến giải gì cứ đưa ra cho mọi người tham luận tangbong

:-? :-? :-? Thấy các bạn tranh luận 1 bên hăng 1 bên có vẻ đuối vì do chữ nhẫn chăng ???? Sẵn đây có 1 chút góp vui :D Hàng này hàng sưu tầm không phải hàng tự sản xuất do đó hok có bảo hành chịu trách nhiệm nhen

Đức Phật trong hơn 40 năm thuyết pháp độ sanh, Người đã chỉ dạy phần lớn những điều mà trí hữu hạn chúng ta có thể với tới được. Những điều người dạy như nắm lá cây trong tay so với rừng lá cây là những gì Người biết. Chúng ta hãy dùng năng lực tư duy của mình để hiểu Phật Pháp chứ đừng nên vội tin một cách mù quáng do sợ hãi một điều gì đó. Đó thiết nghĩ cũng là tâm nguyện thiết tha của người. Nghi vấn không phải là phỉ báng mà là sự khởi đầu giúp làm sáng tỏ và quyét sạch những điều mạo danh như trong tất cả các lĩnh vực khác và đồng thời giúp tăng trưởng niềm tin sâu sa. Nếu tất cả các tăng ni Phật Tử đều sợ rằng: phàm những gì được ghi là “ Như Thị Ngã Văn” đều không nên nghi vấn thì một mối nguy hiểm lớn lao có thể tiềm tàng: các lời thuyết không đích thị của Phật được an trú mãi mãi và nó có tác hại gì cho nhiều thế hệ chắc ai cũng hình dung được. Tôi xin đưa ra cách suy nghĩ của tôi như sau:
-Phật là ai? Theo tôi nghĩ Đức Phật khi chứng đạo không đi trên toà sen, thân Người không toả ánh hào quang mặc dù Người có thể làm được. Người rất bình thường, giản gị như chúng ta. Chính hành động, lời nói, cử chỉ, đức hạnh của Người toả sáng chứ không phải thân Người toả sáng. Người vĩ đại vì Người bình thường như chúng ta như đoá sen sanh ra và lớn lên trong đời nhưng không bị đời vấy nhiễm. Xu hướng thần thánh hoá Đức Phật cần suy nghĩ thêm.
-Bao lâu thì chứng đạo? Giải thoát là một việc vĩ đại nhất trong tất cả. Thế nhưng phải chăng Đức Phật có dạy đại ý là: chúng con là Phật sẽ thành trong vô lượng kiếp nữa nếu tinh tấn, nỗ lực theo pháp của Phật. Theo ngu ý của tôi, việc giải thoát không mơ hồ và cũng không hề đơn giản. Vấn đề là con đường sai thì ngàn đời cũng không giải thoát.
-Kinh sách được kết tập nhiều lần. Vậy có khả năng thêm bớt vào ý Phật dạy? Tùy bạn trả lời. Tuy nhiên sau khi Đức Phật nhập diệt, thực tế có sự phân chia nhiều bộ phái. Khi chưa chứng đạo hoặc chứng theo đạo không phải Phật Giáo thì vẫn bị Tham, Sân, Si chi phối. Để thu hút tín đổ phải có cách để đề cao tông phái mình lên.
-Đạo Phật là đạo Từ Bi, không phân biệt đối xử sao lại có Đại Thừa và Tiểu Thừa, Tối thượng thừa, Mật giáo? Nếu một pháp đưa đến chứng đạo cho người hạ căn phải chăng người thượng căn cũng sẽ đi nhanh hơn cũng trên một pháp đó?. Dù sao thì việc ngụy tạo nếu có cũng sẽ có cách biện giải riêng của mình.
-A La Hán không phải ích kỷ tự độ. Vì sao? A La Hán trước khi thành đạo phải sống độc cư một mình với một nỗ lực sống chết với Tham, Sân, Si khởi lên trong tâm. Họ quyết phải giải thoát trước khi du hành thuyết giảng bằng thân giáo. Bởi vì chưa chứng đạo thì không có cơ sở để khẳng định rằng Tham, Sân, Si không chi phối. Xét cho cùng do đâu con người khổ đau? Trong thập nhị nhân duyên do sáu căn tiếp xúc sáu trần mà sanh ra ái. Muốn cắt đứt các duyên thì phải “ tạm thời” sống phòng hộ các căn. Đó là một kỷ thuật thiện xảo nhằm đưa chúng ta đến giải thoát sao gọi là ích kỷ, lánh đời được.
-Bồ tát hạnh là gì? Việc làm từ thiện, đau trước nỗi đau người khác là một cử chỉ tốt đẹp vô cùng nhưng theo tôi thiết nghĩ là đối với hàng cư sĩ. Đối với tu sĩ đã cắt ái, ly gia phải nỗ lực với ý chí cao ngút quay vào trong thân mà diệt Tham, Sân, Si nhằm đạt đến chỗ tâm vô lậu (tâm không phóng dật) chứ không phải hữu lậu. Việc họ chứng đạo sẽ góp ích cho đời hơn cả trăm ngàn lần việc họ làm từ thiện. Vì sao làm từ thiện thì các căn vẫn còn tiếp xúc sáu trần, tâm còn thương xót, nghĩ tưởng thì làm sao mà định được? Làm từ thiện không giải quyết căn bản nỗi khổ đau và xét trên bình diện nhân quả là còn vay trả, trả vay vì đó là phước hữu lậu. Lòng từ bi của Phật không hẳn ngay chỗ đau khổ chúng sanh mà ở chỗ si mê, tăm tối, vô minh của chúng sanh không biết những hậu quả của các hành động Thân, khẩu, ý gây ra. Tức là chúng sanh vì vô mình không biết nguồn gốc khổ đau.
-Đức Phật dạy rõ ràng thế giới duyên hợp, vô thường, vô ngã… Vậy hãy suy nghĩ thêm về linh hồn. Nếu linh hồn tồn tại thì có tổ chức riêng, pháp luật riêng, có quy ước giấy tiền, vàng bạc riêng… chứ sao lại theo ý muốn chúng ta được. Lại nữa nó có mâu thuẫn với thuyết vô thường, vô ngã chăng? Xin các bạn nghĩ thêm.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐẠO PHẬT CHỈ CÓ MỘT ĐẤNG GIÁO CHỦ .

Hỏi: Kính thưa Thầy, con có nghe nhiều, thấy nhiều kinh sách nói về Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Hội Long Hoa, v.v.... con không hiểu kính xin Thầy giảng để chúng con hiểu.

Đáp: Phật A Di Đà là do các nhà Đại Thừa dựng lên để xây dựng thế giới siêu hình Cực Lạc Tây Phương tưởng, nhất là tưởng tượng và hy vọng “Cực Lạc” có nghĩa là rất vui, là nơi lý tưởng của các nhà Đại Thừa để sau khi chết họ sẽ về đó để hưởng hạnh phúc an lạc đời đời, kiếp kiếp.

Đức Phật Di Lặc cũng là một vị Thần trong kinh Vệ Đà mà các Tổ đã biến thành Giáo Chủ của Phật giáo trong thời vị lai.

Đức Phật Di Lặc là một đức Phật tưởng do các nhà Đại Thừa dựng lên, hy vọng ngày mai xây dựng một Phật giáo mới. Nói đúng hơn là lấy đức Phật Di Lặc đem lại niềm tin kinh điển Đại Thừa cho mỗi con người hơn.

Đức Phật Di Lặc đã được kinh sách Đại Thừa nói rất nhiều và kinh A hàm thuộc Hán tạng cũng có nói đến, đó là những bài kinh gạch nối của các Tổ sau này soạn viết đưa vào, đó là một thâm ý nham hiểm của các nhà Đại Thừa, đưa đức Phật Di Lặc ra để làm một cuộc cách mạng Phật giáo lật đổ đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thay thế đức Phật Di Lặc làm Giáo Chủ Đạo Phật.

Hội Long Hoa, tức là cuộc cách mạng Phật giáo do các nhà Đại Thừa lãnh đạo, để mở màn cho đức Phật Di Lặc lên nắm quyền Giáo Chủ Phật Giáo toàn bộ thì lúc bây giờ kinh sách Nguyên Thủy sẽ bị triệt tiêu (tức là đường lối giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ bị quét sạch).

Trong kinh sách Nguyên Thủy không bao giờ có nói đến đức Phật Di Lặc và trong hàng Thánh Tăng đệ tử của đức Phật trong thời điểm đó cũng không có ai tên là Di Lặc. Cho nên đối với kinh sách Nguyên Thủy tên Di Lặc là một tên xa lạ. Vậy mà sắp sửa lên nắm quyền giáo chủ Phật giáo, Xin quý vị Phật tử suy ngẫm.

Hội Long Hoa được xem như một cuộc trưng cầu dân ý bầu cử Đức Giáo Chủ mới cho Phật giáo. Các tôn giáo khác không hiểu dựa vào và bị ảnh hưởng kinh sách Đại Thừa, do đó tưởng ấm của con người này thể hiện qua “cơ bút” bằng cách lập lại cho biết ngày tận thế và hội Long Hoa sắp mở bày.

Riêng Phật giáo Nguyên Thủy không chấp nhận điều này:

“Quá khứ không truy tìm
Vị lai không ước vọng
Chỉ có hiện tại thôi”.

Ba câu kệ trên đây xác chứng Phật giáo Nguyên Thủy không chấp nhận những chuyện quá khứ và vị lai, chỉ biết sống trong hiện tại, vì thế quá khứ vị lai không cần biết đến, chỉ sống và làm mọi việc lành ngay trong hiện tại thì quá khứ và tương lai là hạnh phúc.

Biết Hội Long Hoa là một sự bịa đặt của các nhà Đại Thừa, chờ cơ hội thuận tiện nhất để mở một cuộc họp Phật giáo toàn thế giới, nếu tất cả tu sĩ Phật Giáo Nam Tông đều rơi vào các pháp thiền tưởng và chịu ảnh hưởng kinh sách Đại Thừa thì cuộc lật đổ Phật Giáo Nguyên Thủy đã bắt đầu, nhưng vì Phật giáo Nguyên Thủy còn có những người giữ gìn lời dạy của đức Phật nên Hội Long Hoa chưa triển khai được, vì thế các tổ chức Phật giáo kêu gọi sự hòa hợp bằng cách thống nhất các hệ phái Phật giáo.

Hiện nay các tổ chức Phật giáo thế giới đều công nhận Đại Thừa Phật giáo là một hệ phái của Phật giáo, đó là một bước thắng lợi thứ nhất của Phật giáo Đại Thừa. Chờ đến khi các sư Phật giáo Nguyên Thủy Nam Tông chịu ảnh hưởng sâu đậm của giáo pháp Đại Thừa, và các sư Nam Tông Nguyên Thủy lần lượt tu tập sai pháp của Phật, do tưởng giải các Ngài rơi vào giáo pháp Đại Thừa mà không hay biết như thiền sư: Mahashi và A Chancha. Từ đó Phật giáo Nam Tông chỉ còn danh từ Nguyên Thủy còn pháp môn tu tập là của Đại Thừa. Do đó suy ra hiện giờ Phật giáo Nguyên Thủy gần như bị mất gốc, chỉ còn chờ một thời gian nữa cho chín mùi thì Hội Long Hoa ra đời thành lập một Phật giáo mới, Đức Giáo Chủ là đức Phật Di Lặc.

Đó là một thâm đồ sâu sắc của Bà La Môn giáo đã dựng lên đức Phật Di Lặc là có ý diệt trừ Phật giáo tận gốc., mà hầu hết các tu sĩ Phật giáo hiện giờ: Nam Tông lẫn Bắc Tông đều vô tình không thấy ý đồ thâm độc của Bà La Môn giáo ngày xưa.

Kinh sách nói về Phật Di Lặc và Hội Long Hoa là do các giáo sĩ Bà La Môn viết, soạn ra rồi đưa vào kinh sách Phật giáo, mạo nhận Phật thuyết, lợi dụng Phật giáo kết tập kinh sách chưa thành văn bản, nên lúc bây giờ ai muốn thêm bớt sao cũng được và dễ dàng.

Cho nên người nghiên cứu kinh sách Phật hiện giờ đều gặp phải khó khăn, vì những bài kinh này mâu thuẫn với những bài kinh khác, khiến cho chẳng biết đâu là lời Phật dạy chân chánh, đâu là lời giả. Ở trường hợp này chỉ dối gạt người chưa tu chứng, không thể dối gạt người tu đã chứng.

Vì thế chúng tôi mạnh dạn lật tẩy bộ mặt thâm độc của Bà La Môn giáo để cho Phật tử và mọi người hiểu rõ.

Nếu bảo rằng quá khứ có bảy vị Phật thì khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đi tu thì phải có đạo Phật. Cớ sao trong thời đó lại chỉ có Lục Sư ngoại đạo mà không thấy có cái tên Phật giáo?

Đến khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu hành chứng quả giải thoát thành lập tôn giáo Phật giáo, nhờ thế chúng ta hiện giờ mới có đạo Phật, mới có bốn chân lý: khổ, tập, diệt, đạo.

Trong thời đức Phật đi tu không nghe nói đến bốn chân lý này như vậy mà bảo rằng có đạo Phật ở quá khứ là sai, do người sau đặt ra thêm vào để mưu đồ lật đổ đức Phật Thích Ca mâu Ni.

Do thế mà thời tương lai có một người tên là Từ Thị hiệu là Di Lặc được suy tôn chức Giáo Chủ thay đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong tôn giáo mà cũng có những sự tranh giành vị trí lãnh đạo như các nhà vua phong kiến ở thế gian thường tranh giành ngai vàng.

Theo kinh sách Đại Thừa đạo Phật có ba vị Giáo Chủ:
I/ Bảy vị Phật Giáo Chủ ở quá khứ:
II/ Một vị Phật Giáo Chủ ở hiện tại là: Thích Ca Mâu Ni.
III/ Một vị Phật Giáo Chủ ở tương lai là: Đức Phật Di Lặc.

Sự phân chia đạo Phật có ba thời gian Giáo Chủ như vậy chẳng khác gì như các vua quan phong kiến như đã nói ở trên. Ông vua này xuống đến ông vua khác lên thay. Mỗi ông vua cai trị đều có cách khác nhau. Giáo Pháp Đại Thừa cũng giống như vậy, cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni đã trở thành Phật quá khứ và giáo pháp của Người cũng lỗi thời vì thế mới gọi nó là “Tiểu Thừa Ngoại Đạo”.

Chúng ta thử xét qua Thiền Đông Độ, từ Tổ này dạy như vậy đến Tổ khác dạy khác như: “Chẳng niệm thiện niệm ác, Vô tâm còn cách một lớp rào” còn pháp thực hành tu thì có: giữ ông chủ, chăn trâu, biết vọng liền buông, tham thoại đầu, tham công án v.v...Chỉ có một pháp không vọng tưởng mà tu hành lại chế ra nhiều pháp, nhưng pháp nào cũng chỉ là pháp ức chế tâm, tập trung tâm, để không niệm khởi, chứ không có pháp gì khác.

Còn nếu bảo rằng giáo pháp cần phải phát triển cho phù hợp với mọi hoàn cảnh và sự tiến bộ của loài người thì đó là phỉ báng đức Phật xem như đức Phật không thông suốt thời vị lai nên đã di chúc: “Lấy giới luật và giáo pháp của mình làm Thầy làm chỗ nương tựa tu hành vững chắc”. Nếu đức Phật di chúc như vậy và bây giờ các Tổ Phát triển kinh sách như vậy thì chúng ta còn tin Phật nữa hay không?


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------


Sự hình thành Đại thừa
J. R. O'Neil

--------------------------------------------------------------------------------

Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau nầy được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN, là kết quả tích tụ của nhiều phát triển vốn có từ trước. Nguồn gốc của nó không liên hệ với một cá nhân nào, và cũng không đặc biệt liên kết với một tông phái nào của thời kỳ Phật Giáo sơ khai. Có thể phong trào đó khởi dậy từ nhiều nơi trong xứ Ấn Độ, tại miền nam, miền tây bắc và miền đông.

Phong trào nầy có ba đặc tính tổng quát. Thứ nhất là sự đồng tình hết lòng với quan niệm về Bồ Tát Đạo vốn đã được một vài tông phái nguyên thủy khởi xướng từ trước. Thứ hai, họ đưa ra một vũ trụ quan mới, dựa vào các pháp quán kiến về Đức Phật mà dưới cái nhìn mới, đã trở thành một vị siêu nhân, siêu thế. Thứ ba, họ có những quan niệm mới về A-tỳ-đàm (Abhidhamma, Vi Diệu Pháp), phát nguồn từ kết quả thiền quán về "không tính" sâu kín của vạn vật và từ đó có một nhãn quan triết lý mới. Từ ba đặc tính nầy, phát sinh một định hướng mới về giáo pháp của đạo Phật và tạo ra hằng loạt các diễn giải mới lạ, và dần dần tạo nắn thành một phong trào gọi là Đại thừa với tính chất riêng biệt.

Mahayana đi vào lịch sử như một liên hiệp lỏng lẻo của nhiều nhóm, mỗi nhóm liên kết với một hay nhiều kinh điển mới. Các kinh điển nầy được viết ra bằng các phương ngữ miền Trung Ấn chẳng bao lâu sau khi chúng được trước tác. Tiếp theo là các sửa đổi, rồi dần dần trở thành một loại ngữ văn "Sanskrit tạp", rất gần với Sanskrit cỗ, ngữ văn quý trọng của Ấn Độ. Những người nào chấp nhận các văn liệu nầy là kinh điển chính thống -- lời giảng dạy của Đức Phật -- được xem như thành viên của phong trào mới. Điều đó không có nghĩa là các tu sĩ trong phong trào mới nầy bắt buộc phải từ bỏ truyền thống cũ, vì họ vẫn tiếp tục tuân giữ các giới luật trong truyền thống cũ của họ. Các người Đại thừa vẫn là một thiểu số trong giới Phật tử Ấn Độ trong một thời gian dài. Đến thế kỷ thứ bảy Công Nguyên, nhà hành hương Huyền Trang ước tính là phân nửa trong số 200,000 vị tu sĩ tại Ấn Độ theo phong trào Đại thừa.

Những người truyền thống lúc đó không chấp nhận các văn liệu mới nầy là "lời dạy của Đức Phật" (Phật ngôn - Buddhavaccana) như các kinh nguyên thủy. Thật ra, kinh điển nguyên thủy cũng bao gồm bài giảng của các vị đại đệ tử nhưng được họ chấp nhận là vì Đức Phật đã từng khen ngợi các vị đại đệ tử đó và Ngài đồng ý với các bài giảng đó. Ngay cả sau khi những vị đó đã qua đời, một vài bài kinh khác đã được thêm vào nếu chúng có cùng văn phong và nội dung với tạng kinh luật.

Kinh điển mới của Mahayana hoàn toàn khác hẳn về văn phong và âm điệu. Nhưng chúng được nhiều người theo phong trào mới chấp nhận là "Phật ngôn" vì nhiều lý do. Thứ nhất, họ tin rằng Đức Phật vẫn hiện hữu, cảm nhận được qua các trạng thái nhập thiền và mộng tưởng, và đã giảng các bộ kinh đó. Thứ hai, chúng được xem như sản phẩm từ các tuệ giác bát nhã có cùng một căn bản như các bài pháp của Đức Phật. Thứ ba, về sau nầy, nhiều người Đại thừa lại tin rằng các kinh điển đó là lời giảng của Đức Phật nhưng đã được dấu đi tại quốc độ của các loài thần rắn (Naga, Long vương), cho đến khi nào loài người có thể nhận thức được tầm mức quan trọng của kinh thì mới thỉnh được chúng qua năng lực trong lúc tham thiền. Mỗi một giải thích đều cho rằng các kinh điển nầy được phát khởi từ kinh nghiệm tham thiền. Tuy nhiên, chúng thường có dạng các lời đối thoại giữa Đức Phật lịch sử và các đệ tử cùng với sự hiện diện của chư thiên.

Các loại kinh điển mới nầy được các người Đại thừa xem như "thời kỳ Chuyển Pháp Luân lần thứ hai", một cấp độ giảng dạy cao sâu hơn các kinh nguyên thủy. Giờ đây, các đệ tử Bồ Tát được hình dung ra như có trí tuệ cao hơn các vị A-la-hán. Vì các kinh điển mới được xem như có giá trị giải thoát, các người Đại thừa cho rằng sẽ có nhiều phước đức nếu chúng được sao chép lại, quảng bá, tụng đọc, tham cứu, thực hành, và ngay cả việc tôn thờ lễ lạc chúng. Điều nầy cho thấy có một thái độ tự vệ của phong trào mới, vẫn còn là thiểu số, đang cố gắng củng cố, xây dựng một thế đứng, phản ứng chống lại các chỉ trích của giới tăng sĩ truyền thống. Có lẽ các kinh điển Mahayana được trước tác bởi một số các vị pháp sư có uy tín và muốn khởi xướng phong trào mới. Các vị nầy, tu sĩ lẫn cư sĩ, truyền bá tư tưởng mới trong và ngoài cộng đồng Phật giáo đương thời để lôi cuốn thêm tín đồ mới. Họ ca ngợi các tính chất cao quí của quả vị Phật Chánh Đẳng Giác, một sự hoán chuyển tâm thức sâu xa, thực hiện qua việc khai phát tâm thức giác ngộ -- giác tâm (bodhi-citta), một lòng hứng khởi để đạt quả vị Phật, qua các phương tiện của Bồ Tát Đạo.

Các quan niệm mới về giá trị của kinh điển đã khuyến khích phong trào Đại thừa có thêm nhiều tự do phóng khoáng, nhiều sự "mặc khải", để tạo ra hằng loạt các kinh điển mới ở Ấn Độ cho đến khoảng năm 650 CN. Các bộ kinh nầy thường được trước tác bởi các vị tu sĩ ẩn danh, thông thường có một nhóm tác giả viết ra một văn bản mới với nhiều chi tiết, càng ngày càng phát triển rộng thành các tác phẩm lớn, có khi lên đến vài trăm trang giấy. Trong khi đó, các kinh điển nguyên thủy thường ngắn gọn hơn, mỗi bài kinh chỉ có vài ba trang. Thật ra, trong một vài bài kinh nguyên thủy, Đức Phật được nhắc đến như là một đại nhân cao quý, xuất chúng, chung quanh là hàng trăm vị chư thiên và đại đệ tử. Các kinh điển Mahayana đã mô phỏng theo lối diễn tả nầy. Trong các kinh đại thừa, Đức Phật thường dùng các ẩn dụ, lời nói bóng bẩy, đa nghĩa, và giảng cho nhiều vị Phật khác, nhiều vị Bồ Tát trong nhiều tầng trời của vũ trụ. Những vị cứu rỗi nầy, chư Phật và chư Bồ Tát với nhiều danh hiệu và nguồn gốc mới lạ, trở thành đối tượng cho việc tôn thờ, sùng bái và cầu nguyện, và từ đó gia tăng tính hấp dẫn, thu hút quần chúng, giúp thành công cho việc truyền bá phong trào Đại thừa.

Đầu tiên, phong trào mới nầy được gọi là Bồ Tát Thừa (Bodhisatva-yana). Tên gọi đó để phân biệt với Thanh Văn Thừa (Sravaka-yana) của những người hành trì các lời dạy nguyên thủy của Đức Phật và nhắm đến quả vị A-la-hán (Arahat), không phải quả vị Chánh Đẳng Giác (Samma-sambuddho). Tên gọi đó cũng để phân biệt với Độc Giác Thừa (Pratyeka-Buddha-yana), dùng để chỉ các vị tu sĩ sống đơn độc, trong các thời xa xưa, tự giác ngộ nhưng không truyền dạy cho người khác. Dần dần, khi bị nhiều chỉ trích và phê bình của những người không tán đồng các tư tưởng mới, phong trào nầy phản ứng lại bằng cách gia tăng ca ngợi tầm mức quan trọng của hạnh Bồ Tát và đưa ra một danh xưng mới: Mahayana (Đại thừa). Các "thừa" khác giờ đây bị khinh chê là thấp kém, và bị gán cho một tên gọi khác là Hinayana (Tiểu thừa). Lý do biện minh cho cái "lớn" của Đại thừa ở trong 3 lãnh vực: ý nguyện từ bi muốn cứu vớt muôn loài, tuệ giác thâm sâu mà họ cổ võ, và mục tiêu nhắm đến quả vị tối thượng của Phật.

Vào khoảng năm 200 CN, một bộ kinh mới có tên "Hoa sen của Chân Pháp" (Diệu Pháp Liên Hoa, Saddharmapundarika) được viết ra với một cái nhìn mới: mặc dù vẫn còn chống báng "Tiểu thừa", bộ kinh cho rằng Tiểu thừa được bao gồm trong và hoàn mãn bởi Đại thừa. Phẩm 2 của bộ kinh nầy, trong việc dung nạp Tiểu thừa, đưa ra một quan niệm về sau trở nên rất phổ thông trong Đại thừa: quan niệm về cách dùng "phương tiện thiện xảo". Họ dựa vào một quan niệm vốn đã có sẵn từ trước cho rằng Đức Phật đã khéo léo giảng dạy tùy theo trình độ và căn duyên của người nghe -- việc nầy được thực hiện bằng cách chọn lựa các bài giảng của Ngài trong tạng kinh luật đã có sẵn. Tuy nhiên giờ đây, Ngài được xem như đã giảng dạy với nhiều cấp độ khác nhau và có vẻ như mâu thuẩn. Những người có trình độ cao cần phải tháo bỏ các lời giảng giản dị dành cho những người căn cơ thấp. Mặc dù mọi người đều có khả năng thành Phật, không thể nào giảng các bài pháp cao siêu cho những hạng căn cơ thấp vì họ sẽ bị rối loạn. Vì vậy, cho những người "vô minh, căn cơ thấp", Đức Phật dạy về Tứ Diệu Đế, tạo mục đích đạt Niết Bàn qua quả vị A-la-hán. Vị A-la-hán giờ đây được xem như vẫn còn ngã mạn và không đủ lòng từ bi vì chỉ muốn thoát khổ một mình, không chịu giúp các chúng sinh khác. Cho những ai muốn nghe thêm nữa, Đức Phật giảng về Niết Bàn thật sự của quả vị Phật, và tất cả chúng sinh đều có thể đạt được quả vị nầy, kể cả hàng A-la-hán, dù rằng những vị A-la-hán vẫn tưởng rằng họ đã đạt được mục đích tối hậu. Đức Phật chỉ có một cỗ xe, Nhất Thừa (eka-yana), cỗ xe của Phật, nhưng Ngài dùng "phương tiện thiện xảo" để tạo ra 3 cỗ xe khác: Thanh văn thừa, Độc giác thừa, và Bồ tát thừa. Ngài truyền cỗ xe nào thích hợp với căn cơ của từng người, nhưng khi họ đã phát triễn tới một cấp độ nào đó thì Ngài sẽ truyền cho cỗ xe Phật tối thượng. Dù vậy, vì kinh đề cao Bồ tát đạo là con đường đưa đến Phật quả, thật khó mà phân biệt được giữa Bồ tát thừa và Phật thừa. Cuối cùng, kinh nầy vẫn hàm chứa ý nghĩa đề cao các hàng Bồ Tát theo định nghĩa của phong trào mới. Thật ra, không phải các kinh điển Mahayana đều theo quan niệm Nhất Thừa nầy. Có vài bộ kinh cho rằng trong ba thừa đó, quả vị A-la-hán không thể tiến xa hơn nữa, và Niết Bàn của A-la-hán có tầm mức thấp kém hơn Phật quả.

Tuy nhiên, theo các tiêu chuẩn của quả vị A-la-hán qua kinh điển nguyên thủy của nhiều tông phái, chẳng hạn như tông phái Theravada ngày nay, thì quan niệm trên -- về sự thấp kém của A-la-hán -- là một điều khó hiểu và vô lý. Không thể nào cho rằng A-la-hán là một người còn chấp ngã và ích kỷ. Theo định nghĩa trong kinh điển nguyên thủy, vị A-la-hán là người đã hoàn toàn tận diệt các tư tưởng về "tự ngã, cái tôi", vốn là nguồn gốc của chấp ngã và ích kỷ. Vị ấy cũng thường được kinh điển nguyên thủy mô tả như một người có lòng từ bi vô lượng, và hết lòng giảng dạy truyền bá đạo pháp, đem lại nhiều lợi lạc, hạnh phúc cho người khác. Niết Bàn và Giác ngộ chỉ có một, không có phân chia cấp độ. A-la-hán là những người đã đi theo con đường Phật dạy, phát triển tuệ giác, hoàn toàn tận diệt mọi lậu hoặc, và không còn tạo nghiệp để vướng mắc trong luân hồi sinh tử. Sự khác biệt giữa Phật và A-la-hán chỉ là khác biệt giữa vị Thầy khai sáng Chánh Pháp và các vị đệ tử hành trì thành công Chánh Pháp đó.

Cũng cần ghi nhận ở đây là các vị tu sĩ Thanh Văn Thừa đã đóng góp tích cực cho công trình quảng bá đạo Phật trong toàn xứ Ấn Độ và các nước lân bang trong một thời gian dài hơn 500 năm, từ khi Đức Phật hoằng khai Chánh Pháp cho đến khi có mặt phong trào Đại thừa. Thêm vào đó, truyền thống Theravada vẫn công nhận rằng con đường lâu dài đưa đến quả vị Phật, trải qua rất nhiều kiếp sống, là con đường cao thượng nhất, bởi vì sẽ cứu giúp được vô lượng chúng sinh. Con đường Bồ Tát nầy vẫn được một số các Phật tử Theravada hành trì, và xem như là một con đường đáng ngưỡng phục. Tuy nhiên, không phải người nào cũng đạt đến quả vị Phật vì chỉ có một vị Phật trong mỗi thời kỳ, và vị Phật trong thời kỳ tới là Bồ Tát Di Lặc. Vì vậy, đa số Phật tử Theravada đi theo con đường A-la-hán, họ hành trì theo các lời giảng dạy đã có sẵn của Đức Phật Cồ Đàm, ngày nay vẫn còn được lưu truyền rộng rãi, với mục đích có thể chứng đắc được một trong bốn quả thánh (Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Lai, và A-la-hán) đưa đến giác ngộ, giải thoát ngay trong đời nầy hoặc đời sau.

Trong giai đoạn đầu khi mới thành hình, phong trào Đại thừa khuyến khích các cư sĩ đi theo Bồ Tát Đạo, thoát khỏi ràng buộc gia đình và lập ý nguyện xuất gia, trở thành tu sĩ, hành trì để đạt đến một trình độ tâm linh cao thượng. Về sau, vai trò của cư sĩ tại gia lại được đề cao hơn, chẳng hạn như trong kinh Duy Ma Cật (Vimalakirti-nirdesa). Từ quan niệm nguyên thủy Bồ Tát là người sắp thành Phật và thường dùng để chỉ các tiền thân của Phật Cồ Đàm, quan niệm về Bồ Tát trong Đại thừa được triển khai với ý nghĩa mới, trở thành một người cao thượng, giàu lòng hy sinh và từ bi để cứu nhân độ thế, làm việc từ thiện, chia xẻ công đức, đáp ứng các lời cầu nguyện, khuyến khích lễ lạc, phúng tụng, xây tháp v.v. Quan niệm nầy càng ngày càng trở nên phổ thông, nhất là khi Đại thừa được truyền sang Trung Hoa và một số kinh điển đã được trước tác thêm tại đó.

Qua nhiều thế kỷ, các tu sĩ Phật Giáo tại Ấn Độ học tập và hành trì theo cả hai truyền thống Thanh Văn Thừa và Đại Thừa, có khi họ cùng ở chung một tự viện. Ngay cả các nhà hành hương Trung Hoa cũng không phân biệt được Đại thừa như là một phong trào riêng rẻ trước thế kỷ 4 Công Nguyên. Về sau nầy, danh từ Tiểu thừa (Hinayana) đã bị nhiều người đồng hóa với ý nghĩa hạ tiện, thấp kém, và do đó cần phải tiến lên một mức độ cao hơn của Đại thừa (Mahayana).Trong ý nghĩa lịch sử, danh từ Hinayana khởi nguyên do các kinh điển Mahayana đặt ra để chỉ những truyền thống và bộ phái nguyên thủy vốn không công nhận các kinh điển mới của phong trào Đại thừa.

Các nhà Phật học ngày nay thường dùng danh từ "Phật Giáo Kinh Bộ" (Nikaya Buddhism) hoặc "Phật Giáo Nguyên Khởi" (Original Buddhism) để chỉ các tông phái sử dụng kinh điển nguyên thủy trước thời kỳ phát triển kinh điển đại thừa. Để chỉ các truyền thống Phật Giáo hiện tại, họ dùng danh từ "Phật Giáo Bắc Phương" (Northern Buddhism) để chỉ Phật Giáo Tây Tạng (Mật tông), "Phật Giáo Đông Phương" (Eastern Buddhism) để chỉ Phật Giáo tại Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam, và "Phật Giáo Nam Phương" (Southern Buddhism) để chỉ Phật Giáo tại Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cam Bốt.



----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhiều người (ngay cả tu sĩ ) cho rằng tụng kinh là cầu an , cầu phước , đó là quan niệm sai lầm cực lớn . Khi tụng là học, là nghe kinh và phải hiểu để hành . Khi mở quyển kinh, lòng của chúng ta cũng phải sẵn sàng đón nhận những lời lẽ ấy với tất cả sự kính tín của lời kinh dạy . Hãy cẩn thận, muôn dặm đường xưa nay nằm trong tâm ta . Lời nói của Đức Phật một bản ngã , vô ngã chính là Pháp, đó không còn là lời nói, không còn là ngôn ngữ văn tự, đó là chân lý tuông tràn, ẩn chứa trong ấy tất cả sức mạnh của vũ trụ, của tánh KHÔNG . Vì chúng sanh mà có tướng âm thanh, nên có chúng sanh mới có Pháp là thế , khi nghe một câu kinh mà thấy Phật tánh, chính là hành giả đã hun đúc, nghiền ngẫm vấn đề của mình từ muôn kiếp , muôn ức na tha do tuần , tâm đã đạt chỗ “tri hành hiệp nhất”; lời nói và việc làm là một, nên chỉ cần một cái gõ mạnh trợ duyên là bừng sáng, đó là người đã chứa sẵn tạng Kinh trong tâm, người khác cũng có mà cũng không, vì chưa tự thấy biết tạng Kinh của mình. Gỏ mõ , nhịp chuông chỉ là những âm thanh hổ trợ phần sắc khí , tạo hòan cảnh êm dịu để trang điểm lời kinh . Mục đích chính là ý nghĩa kinh không phải là tiếng chuông mõ . Nhang , trầm là những mùi vị gây xúc tác tinh khiết và cũng là để đo thời gian . Ngày xưa chưa phát minh đồng hồ , có lẽ tổ tiên ta dùng nhan để biết thời gian . Ví dụ : Phạt quỳ sám hối hai cây nhang ( chừng 1 giờ ) .

Khi thuộc Kinh tức là thuộc lời giảng của Phật Tổ , đem hành những Kinh ấy vào đời sống tuỳ duyên , tuỳ cảnh làm sao cho thế gian an lạc , quanh ta lúc nào cũng có những nụ cười chứ không phải "những tiếng kêu cứu " của súc vật đang bị giết hàng giờ . Làm sao không còn tiếng bom rơi , đạn réo hay cảnh tự sát bằng xe bom như Hồi giáo đang làm theo ý Chúa mỗi ngày ở trên Thế giới . Điều đó không nên và Đức Phật dạy hãy dứt khóat đọan tuyệt khổ đau cho mình và cho người . Đó là Ý KINH.

Theo tôi biết thì trong Đại Thừa có Tiểu Thừa, nhưng trong Tiểu thừa thì không có Đại Thừa. Vì vậy trong Tiểu Thừa thì có Thiền mà Đại Thừa cũng có nhưng trong Tiểu thừa thì không có Tịnh Độ mà Đại Thừa thì có.

Đại Thừa và Tiểu Thừa đếu có Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo tuy cách hiểu hơi khác nhau. Tịnh Độ thì có Tứ Diệu Đế nhưng không có Bát Chánh Đạo. Đại Thừa và Tiểu Thừa có Niết Bàn Còn Tịnh Độ thì có Tây Phương Cực Lạc.

Tịnh Độ thì nằm trong Đại Thừa, nhưng chỉ là một phần của Đại Thừa. Tịnh Độ có thể nói là một nấc thang để người tu bước từ Tứ Diệu Đế qua Bát Chánh Đạo.

Tu theo Tiểu Thừa thì phải đi thẳng từ Tứ Diệu Đế qua Bát Chánh Đạo. Giáo pháp cơ bản của Tiểu thừa gồm có Tứ diệu đế, Duyên khởi , thuyết Vô ngã và luật nhân quả, Nghiệp . Phép tu hành của Tiểu thừa dựa trên Bát chính đạo mà thôi. Tiểu thừa tập trung tuyệt đối vào con đường đi đến giải thoát. Các lí luận triết học không đóng vai trò quan trọng—chúng thậm chí được xem là trở ngại trên đường giải thoát. Giải thoát khỏi luân hồi, thoát khỏi sự tái sinh và đạt Niết-bàn là mục đích cao nhất của Tiểu thừa. Muốn đạt được mục đích này, hành giả phải dựa vào sức mình, xa lánh thế gian. Vì vậy Tiểu thừa quan niệm phải sống viễn li, sống cuộc đời của một kẻ tu hành. Đối với Tiểu thừa, cuộc sống tại gia không thể nào đưa đến sự giải thoát. Hình ảnh tiêu biểu của Tiểu thừa là A-la-hán, là người dựa vào tự lực để giải thoát. Phật Thích Ca Mâu Ni theo Tiểu thừa là người không có tiền kiếp Phật, cũng là vị Phật đầu tiên và duy nhất.

Tu theo Đại Thừa thì có nhiều phương cách và chấp nhận sự giúp đỡ của các vi Bồ Tát. Phật Thích Ca Mâu Ni theo Đại thừa là người có nhiều tiền kiếp Phật, không phải là vị Phật đầu tiên và duy nhất. Phật trong Tiểu thừa có 1, còn Phật trong Đại Thừa có hằng hà sa số. Đại thừa xuất phát (phần lớn) từ hai nhánh của Tiểu thừa là Đại chúng bộ và Thuyết nhất thiết hữu bộ, lấy từ đó những yếu tố căn bản của giáo pháp mình: từ Đại chúng bộ, Đại thừa xem Phật là hoá thân của một thật thể siêu việt, lấy hình ảnh xả thân của các vị Bồ Tát và quan điểm tính Không. Từ Thuyết nhất thiết hữu bộ, Đại thừa thừa nhận quan điểm Tam thân.

Tôi nhận thấy Tiểu thừa là học theo rập khuôn cuộc đời của Đức Phật, chứ không chú trọng đến triết lý của đạo Ngài. Ngài xuất gia thì ta cũng xuất gia, Ngài khất thực thì ta cũng phải khất thực , tất cả tâm tư đều dồn vào giới và định. Định thì chủ yếu là kiết già ngồi thiền. Kinh Phật không cần đọc nhiều và nhất là không luận pháp. Ta đạt đến Niết Bàn cho ta mà thôi. Tăng lữ Tiểu thừa không đi hoằng pháp.

Đại thừa thì thiên về luận Pháp, chú trọng triết lý nên rườm rà hình thức nhưng lại không câu nệ phương pháp. Xuất gia hay tại gia đều được. Không cần khất thực. Định thì thiền hay niệm đều được. T6on chỉ của Đại thừa là giúp tất cả chúng sinh giải thoát chứ không phải mình ta. Tăng lữ Đại thừa coi trọng việc đi hoằng pháp.

Vậy tôi thấy về căn bản giáo pháp thì Đại thừa và Tiểu thừa chỉ giống nhau ở giới luật, còn thì khác hết. Tịnh Độ cũng chỉ giống Tiểu thừa ở giới luật. Còn khác biệt lớn nhất là tư tưởng. Phật Thích Ca trong Đại thừa cũng không giống Phật Thích Ca trong Tiểu thừa.

Tư tưởng đã khác thì đương nhiên có tranh chấp, có so đo. Đại thừa có nhiều kinh dịch ra sau và nhiều bài luận viết sau hơn thì đương nhiên có nhiều cơ hội để tự tâng bốc mình. Vì Phật Thích Ca trong Đại thừa cũng không giống Phật Thích Ca trong Tiểu thừa nên lời dạy cũng khác nhau luôn. Nên khi bạn nói
Đại thừa -Tịnh độ đang đánh phá chân lý của Thích Ca bằng giáo lý cứu độ là bạn muốn nói Phật Thích Ca trong Tiểu thừa. Và khi bạn nói Đại thừa đi ngược lại chân lý độc lập, giải thoát của Như Lai, thì Như Lai này là Như Lai của Tiểu thừa.

Như vậy tức là bạn muốn nói lời Phật Thích Ca theo trong kinh sách Tiểu thừa mới là đúng.

Theo tôi, tôi lại thấy lời Phật Thích Ca theo trong kinh sách Đại thừa mới là đầy đủ hơn.


Càng đi sâu vào Pháp Hoa tôi càng thịnh nộ mấy tổ sư Ba Tàu chửi xiêng , chửi xéo Như Lai qua các câu chuyện ẩn dụ một cách vô liêm sĩ. Trong phẩm 16 nói về NHƯ LAI THỌ LƯỢNG Pháp Hoa đã kể câu chuyện người cha và mấy đứa con :

Thí dụ có một ông thầy thuốc giỏi, trí tuệ sáng suốt, phương dược khéo luyện, bệnh nào cũng trị hết, nhà con cái rất đông. Gặp lúc ông có việc phải đi ra nước ngoài, các con ở nhà uống phải thuốc độc, cơn điên nổi lên, té nằm dưới đất. Ngay lúc đó ông cha về đến nhà. Các con của ông, có đứa mất tâm, có đứa còn tâm, nhưng khi xa thấy cha về, tất cả đều vui mừng quỳ lạy, chào hỏi và thưa: "Rằng vì ngu si nên uống phải độc dược, xin cha cứu tử". Cha thấy con khổ não như vậy, bèn theo các phương pháp đã kinh nghiệm mà chế thuốc, màu sắc hương vị đều tốt đẹp và bảo các con uống: "Đây là lương dược, mùi ngon, sắc đẹp, các con hãy uống đi thì sẽ mau trừ khổ não và bao nhiêu khổ hoạn sẽ không tái phục".

Những đứa không mất tâm nghe xong liền uống và được hết bệnh. Còn những đứa mất tâm, tuy thấy cha cũng vui mừng, cầu xin chữa bệnh, nhưng thuốc thì không chịu uống. Vì sao? Vì bị độc thấm sâu, đã mất tâm trí rồi, cho nên thuốc ngon, sắc đẹp lại cho là không ngon không đẹp. Ông cha thấy vậy mới suy nghĩ: Những đứa con nầy mới đáng thương, thấy cha vui mừng cầu cứu, nhưng khi cho thuốc lại không chịu uống. Ấy cũng vì bị chất độc cho nên tâm trí đều điên đảo. Vậy phải dùng chước mới được. Nghĩ xong ông mới nói rằng: "Cha nay già yếu, sắp chết nay mai, có mấy món thuốc hay để lại, các con nên giữ mà dùng, khỏi sợ lầm thuốc dở. Nói rồi ông bỏ nhà ra đi qua nước khác và cho người về báo tin ông đã chết. Hay tin dữ, các con mất tâm của ông mới nghĩ, cha lành đã chết thì nay còn ai đâu mà cứu hộ cho mình! Vì thường nhớ thương như thế, tâm bèn tỉnh ngộ, biết thuốc của cha để lại là hay, liền lấy ra dùng, bao nhiêu độc bệnh đều lành hết. Nghe tin nầy, ông cha trở về xứ cho con cái thấy mặt.

Đại thừa bịa đặt ra câu chuyện này nhằm tố giác Như Lai là KẺ NÓI DỐI , mặc dù giới luật Ngài cấm tất cả không được nói dối , hay chỉ Ngài là có quyền mà cấm tất cả đệ tử nói dối , như thế đâu còn là Như Lai. Thế mà Tịnh độ dám bịa chuyện cho rằng Thích Ca đã nói dối. Đức Phật hỏi tiếp :

"Này thiện nam tử, các ngươi nghĩ thế nào ? Nói dối như ông lương y kia, có phải là một tội không?"

"Bạch Thế Tôn, không".

Đức Phật nói: "Ta cũng thế. Từ thành Phật đến nay, vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức na do tha a tăng kỳ kiếp, nhưng vì muốn cứu độ chúng sanh, cho nên phương tiện mà nói là sẽ diệt độ. Như vậy, đối với sự thật, cũng không thể nói rằng ta đã phạm tội nói sai nói dối ".

Khi đã nói dối thì không biện bạch một lý do gì. Ở đây Đại thừa muốn lương lẹo nhằm chửi xéo , hạ bệ Như Lai. Vì Như Lai nhận thức tam giới đúng như thật: không có sanh tử, không vào, không ra cũng không có người đời và người diệt độ. Nó chẳng phải thật, chẳng phải hư, chẳng phải như, chẳng phải dị, chẳng phải như ba cõi mà thấy ba cõi. Các việc như thế, Như Lai thấy rõ không sai lầm. Chúng sanh có nhiều căn tánh, nhiều mong muốn, nhiều nết hạnh khác nhau, Như Lai vận dụng nhân duyên, thí dụ, lời lẽ thuyết pháp làm Phật sự rồi nói có xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân và nhập Niết bàn. Vì vậy thầy CQ giảng bài " Chánh đạo " phải tùy phương tiện và trình độ chúng sanh mà dạy , nhưng có người văn sĩ QG vì không hiểu tý nào về Phật pháp lại chửi thầy giảng bá láp ,cũng chính là chửi Thích Ca như Đại thừa đang chửi vậy. " Like father like son " ( cha nào con nấy ) , bà ta giống nhóm thầy tu Thần Tú Lotuspro thì chẳng có chi là lạ. Đúng là thời loạn pháp.

Càng đi sâu vào kinh Pháp Hoa càng thấy sự gán ép cho Thích Ca nói và làm quá sức mù quáng đầy mê tín dị đoan . Pháp Hoa càng đọc càng nặng mùi theo lối truyện Tàu loại kiếm hiệp Kim Dung . Kinh kể lại những chuyện phù phép biến hoá thần thông , đi mây về gió , độn thổ thăng thiên . Điều đó không ai cấm đóan vì đầu óc nhiều tưởng tượng của người Tàu vốn có từ xưa nay . Sự đáng trách là những chuyện hoang đừơng đó lại gán cho Bổn Sư thuyết giảng , đây là một hình thức bôi nhọ và huyền thoại . Trong Phẩm 15 :TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT người Hoa lúc nào cũng ca tụng bộ kinh Pháp Hoa , nhưng hầu hết là nhằm tuyên truyền , ca tụng và nhắc nhủ đọc tụng , in chép . Thử hỏi thời đức Phật làm gì có chuông mõ , hết công phu khuya đến công phu sáng để tụng niệm . Chúng ta thử đọc đọan đối thọai của Như Lai trong phẩm này thật là buồn cười đầy thế tục :

Lúc bấy giờ, các Bồ tát, nguyên từ các nước phương khác lại, đông hơn cát của tám sông Hằng, ở trong đại chúng, đồng đứng dậy chắp tay bạch Phật: "Thế Tôn ! Nếu Thế Tôn nhận lời, chúng con nguyện, sau khi Phật diệt độ, sẽ rộng nói kinh Pháp Hoa ở thế giới Ta bà, để gia tăng tinh tấn và hộ trì những người đọc tụng, sao chép, cúng dường kinh này".

Phật đáp: "Thôi khỏi. Này Thiện nam tử ! Không cần các con hộ trì kinh nầy. Vì sao ? Vì thế giới Ta bà của ta tự có Bồ tát đông như cát của sáu muôn sông Hằng. Những Bồ tát và quyến thuộc ấy, sau khi ta diệt độ, sẽ có khả năng giữ gìn, đọc tụng, rộng nói kinh này".

Lúc Phật nói lời này, trong ba ngàn đại thiên quốc độ ở thế giới Ta bà, đất đều rung nứt, và từ trong lòng đất, vô lượng ngàn muôn ức Bồ tát đồng thời vọt lên. Các Bồ tát ấy, thân như vàng ròng, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, sáng ánh khôn lường, trước kia trú trong hư không của chỗ thấp nhất ở thế giới Ta bà, nay nghe tiếng của Phật Thích Ca, nên từ chỗ thấp ấy mà xuất hiện đến. Mỗi mỗi Bồ tát đều là bậc thủ lãnh dẫn đường cho đại chúng và mỗi vị đều có hoặc sáu, hoặc năm, bốn, ba, hai, một muôn hằng sa quyến thuộc, hoặc một hằng hà sa, nửa hằng hà sa, một phần hằng hà sa hay một phần trong ngàn ức na do tha phần hằng hà sa, hoặc từ ngàn muôn ức na do tha sụt lần xuống cho tới một muôn, một ngàn, một trăm, mười, năm, bốn, ba, hai, một quyến thuộc đệ tử. Lại cũng có những Bồ tát chỉ có một mình, thích hạnh "viễn ly". Tất cả các Bồ tát ấy đông vô số kể.

Từ dưới đất vọt lên rồi, Các Bồ tát ấy đều đến ngọn tháp bảy báu nhiệm mầu trên hư không, là chỗ Phật Đa Bảo và Phật Thích Ca đang ngự, vập đầu xuống chân làm lễ, rồi lại đến tòa sư tử, dưới cột báu, chỗ Phật ngồi mà làm lễ. Xong, các vị đi quanh bên mặt Phật ba vòng, rồi chắp tay cung kính chiêm ngưỡng Phật Đa Bảo và Phật Thích Ca.

Từ lúc các Bồ tát xuất hiện cho đến khi làm lễ xưng tán Phật, một khoảng thời gian trôi qua, lâu năm mươi tiểu kiếp.

Ai đã nghe mà bảo Phật đáp: "Thôi khỏi. ? Trong ba lần kiết tập kinh điễn không thấy Ngài A Nan , Ca Diếp hay bất cứ một Đại đệ tử nào nhắc những câu chuyện như thế . Lại còn chuyện vô lượng ngàn muôn ức Bồ tát đồng thời từ dưới đất vọt lên . Nhân vật Phật Đa Bảo gốc tích từ đâu mà lại cùng Phật Thích Ca đang ngự ở toà sen để các vị Bồ tát vập đầu xuống chân làm lễ, rồi lại đến tòa sư tử, dưới cột báu, chỗ Phật ngồi mà làm lễ nữa ? Rỏ ràng người Hoa muốn dựng đứng Phật Đa Bảo là cùng thời và giáo chủ Phật giáo là người Hoa . Sự dối trá và đánh bóng những Phật Tàu quá lố và hoàn toàn dối trá , vậy mà những Đại lão gọi là Cao tăng không một chút thắc mắc và đặt dấu hỏi . Kinh Pháp Hoa nêu rõ ràng là Phật Đa Bảo cùng lãnh đạo với Thích Ca vào thời ấy . Câu kinh này thấy rõ nhất :"Xong, các vị đi quanh bên mặt Phật ba vòng, rồi chắp tay cung kính chiêm ngưỡng Phật Đa Bảo và Phật Thích Ca."( xem như hai giáo chủ ) .

Như Lai sống một kiếp chỉ 80 năm , vậy mà thời gian các Bồ Tát làm lễ Phật Đa Bảo và Thích Ca lâu bằng 50 tiểu kiếp , câu kinh chứng minh : "Từ lúc các Bồ tát xuất hiện cho đến khi làm lễ xưng tán Phật, một khoảng thời gian trôi qua, lâu năm mươi tiểu kiếp." Chuyện bố láo còn hơn cả Thần Thánh phù phép không thể tin đựơc , vậy mà các sư Đại thừa vẫn nghe theo và tin tuyệt đối . Đúng là " Phúc cho ai không thấy mà tin " . Cho nên Phật giáo Đại thừa bị Tây phương phê phán là đạo Phật cứu rỗi quả không ngoa . Vì vậy phần nhiều các con chiên sau khi có thiện cảm với đạo Phật đã quay về với Chúa , họ không thấy gì gọi là mới lạ ở đạo Phật . Phật giáo Đại thừa đã làm những điều mà Kito giáo đã làm . Nếu Tây phương đọc giáo lý giải thóat của Thích Ca thì họ không có so sánh và đặt cái nhìn với Phật giáo như thế .

Nếu các chư tăng Đại thừa có trí huệ thì biết đặt câu hỏi giống như Bồ tát Di Lặc cùng tám ngàn hằng sa Bồ tát trong pháp hội đều thắc mắc hỏi Phật :

"Nguyện Thế Tôn cho chúng con biết, vô lượng Bồ tát này từ đâu mà đến và nhóm họp để làm gì ? Ai đã thuyết pháp giáo hóa cho các vị ? Các vị đã theo ai mà pháp tâm, đã thọ trì và thực hành kinh điển thế nào ? Lại tu tập Phật đạo nào mà sức trí thần thông to lớn như thế ? Bạch Thế Tôn, chúng con chưa từng thấy một việc như vậy. Con thường đi qua nhiều nước, gặp gỡ nhiều người, chưa hề biết một vị trong số Bồ tát ấy. Vậy kính xin Thế Tôn nói cho con biết các Bồ tát ấy ở nước nào đến mà hốt nhiên từ đất vọt lên".


Nếu một vị Phật hay Bồ Tát thôi cũng có căn gốc , lý lịch rõ ràng , giáo lý dạy gì và hành đạo ở đâu ? Bao lâu ? v.v......
Chúng ta thấy kinh Pháp Hoa diễn dịch lồi trước láo sau và cứ lấy Thích Ca làm bia đở đạn cho cái gọi là Pháp Hoa mà tồn tại .


----------------------------------------------------------------

Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam. Chữ Phạn của tên gọi này là Avalokitvesvara, thường được dịch sát là Quán Tự Tại. Chữ Tự Tại (Isvara) này không hề mang nghĩa thanh thản độc lập như nhiều người vẫn nghĩ. Nó là một từ tố thường thấy ngay sau tên gọi của các vị thần Ấn Độ, một chút dấu vết của Ấn Giáo, xa hơn một tí là Bà La Môn giáo thời xưa. Nói mấy cũng không đủ, với phương tiện Internet ngày nay, người muốn biết xin cứ Online thì rõ. Nãy giờ chỉ nói cái tên, cái ý nghĩa hay vai trò của khái niệm Quán Thế Âm mới là quan trọng.

Nguồn gốc của hình tượng Quán Âm xuất phát từ Ấn Độ qua các kinh luận hậu tác như Đại Bổn A Di Đà (quyển thượng), Vô Lượng Thọ Kinh (quyển hạ), Hoa Nghiêm (phẩm Nhập Pháp Giới, thứ 39, quyển IV), Lăng Nghiêm (quyển 6) và Pháp Hoa (phẩm Phổ Môn). Thời điểm ra đời của các kinh ngày nay không còn là chuyện mật nữa. Và hình tượng Quán Âm lúc đầu tại Ấn Độ chỉ là hình ảnh nhân cách hoá lòng từ bi của Phật giáo qua hình ảnh một vị thần mặt nữ mình nam. Từ sau lúc các kinh văn trên đây du nhập vào các xứ ngoài như Trung Hoa, Hàn Quốc, Việt Nam thì ta mới có thêm các giai thoại Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính. Người Tây Tạng còn cho các thần Tara (và cả đức Đạt Lai Lạt Ma) là hoá thân của vị Bồ Tát này. Dù ở đâu thì Bồ Tát Quán Âm cũng được thờ cúng, xưng tụng như một hộ thần linh hiển và nhiều từ bi, sẳn sàng ứng hiện kịp lúc để cứu người mắc nạn. Hình ảnh này rất đẹp, nhưng đã ngẫu nhiên dẫn đưa không ít thiên hạ ngày một xa rời lý tưởng giác ngộ của Phật giáo qua nhiều cách hiểu bất cập:

Trước hết, thay vì học hạnh từ bi xả kỷ qua hình tượng đó, người ta chỉ nghĩ nhiều về chuyện cầu khẩn. Những đồn thổi về sự linh ứng của Bồ Tát Quán Âm đã xui nhiều người hồn nhiên cho rằng sống sao cũng được, miễn là gặp chuyện thì cầu. Thay vì chiếu lý mà nói, cầu khẩn hay phụng thờ hình tượng Quán Âm không sao sánh được với việc trau dồi từ tâm.

Điều đáng tiếc thứ hai, nếu nói Bồ Tát linh hiển thì xin hỏi có phải bất cứ ai cầu khẩn Ngài cũng đều được giúp đỡ cả hay không? Chắc chắn là không rồi. Còn nếu bảo chỉ ai tu hành ngon lành hay có phước duyên sao đó mới được cứu thì xin hỏi sao lại phải cần đến sự giúp đỡ của ai nữa chứ, cứ lo tự tu là đủ rồi!

Điều thứ ba, ai học Phật cũng biết rằng muốn thành Phật thì phải có đủ các hạnh lành như từ bi, trí tuệ, kham nhẫn….Và không hề có một vị Bồ Tát nào thiếu lòng từ bi mà có thể thành Phật. Nếu vậy, có hợp lý không khi cho rằng chỉ có Quán Âm Bồ Tát mới tầm thinh cứu khổ, nghe cầu thì tới ? Hoá ra các Bồ Tát khác không được sẳn lòng như vậy hay sao? Cả kinh điển Nam Tông lẫn Bắc Truyền đều nhìn nhận rằng trong thế giới này luôn có vô lượng Bồ Tát, những vị sẽ thành Phật sau này, nếu chỉ có một vị Bồ Tát chịu khó tầm thinh cứu khổ thì xin hỏi các vị kia sao có thể gọi là Bồ Tát ?

Như vừa thưa ở trên, đã là Bồ Tát Bất Thối (người chắc chắn sẽ thành Phật) thì phải có lòng đại bi giống nhau và cái được gọi là sự giúp đỡ của ai đó, kể cả của các Bồ Tát thực ra chỉ là một cách nói. Nói nôm na là hồn ai nấy giữ. Chẵng hạn ta không thể nói những kẻ bạo ngược được giàu sang là do các Bồ Tát phò hộ và những người hiền lành bị khốn khó là do không cầu nguyện hoặc bị các Bồ Tát bỏ quên. Và nếu vậy việc réo gọi tên họ của các Bồ Tát có còn cần thiết không và càng vô lý khi chỉ réo tên một hai vị nào đó mà thôi ? Làm vậy đúng là bỏ nhiều lấy ít. Đó cũng là trường hợp niệm Phật Di Đà, một vị Phật bên nhánh Bắc Truyền. Thay vì trì niệm Nam Mô Vô Lượng Phật (Namo amitabuddhànam), người ta chỉ thích chọn một vị thôi. Thế là chỉ còn Vô Lượng Thọ (Namah amitàyubuddhàya) hay Vô Lượng Quang (Namo amitàbhabuddhàya). Đó là lý do vì sao bên Nam Tông khi nhắc riêng một vị Phật thì là đức Bổn Sư Thích Ca, ngoài ra thì phải là chư Phật nói chung. Ở đây có ít nhất 2 điều cần lưu ý: Thứ nhất, đức Phật Thích Ca là vị Phật hiện tại trong thế giới này (ta đang tu theo lời Ngài) và thứ hai là hình tượng ấy hoàn toàn có thể được hiểu là hình ảnh chung của chư Phật ba đời mười phương. Ai muốn xác tín điều này xin tìm đọc nghi thức lễ bái Tam Bảo của Phật Giáo Nam Tông thì rõ.

Điều đáng tiếc tiếp theo, hầu hết Phật tử Bắc Truyền đều có một công thức buồn cười sau đây khi nói về Phật giáo Nam Tông: Nam Tông là Tiểu Thừa vì người nhánh này chỉ biết tự tu, tự tu là ích kỷ, là tiêu nha bại chủng, mạ khô giống thối. Vấn đề hiểu lầm đã nảy sinh ngay từ ban đầu. Người tu mà chỉ biết có riêng mình, không kể đến ai thì mới gọi là ích kỷ. Còn nếu tự tu là tự vận dụng năng lực bản thân, không nhờ cậy tha lực thì đó là tự giác. Một người độc cư thiền định, tu tập với riêng mình không phải là ích kỷ. Chỉ khi nào lòng thấy chán ghét tha nhân thì mới là ích kỷ. Nếu anh lặng lẽ sống tốt thì đó cũng là một kiểu lợi tha, vì khi một người không làm bậy thì đã là một đóng góp cho đời rồi, không cần phải chiêng trống om sòm để thông báo cho ai về chuyện tu hành của mình. Chỉ một chút mắc míu này mà anh em chẵng nhìn mặt nhau bấy lâu nay, dù ai cũng đều thờ Phật. Buồn lắm vậy thay !

Điều cuối cùng, theo kinh điển Pàli (và thậm chí cả kinh sách Bắc Truyền) thì trong trời đất này luôn có vô số những vị thiện thần sống ở khắp nơi, từ ngọn cây đầu cỏ đến núi rừng sông biển, và không ít trong số đó luôn có lòng giúp đỡ những người lâm nạn. Họ thấy thương thì giúp, còn chuyện giúp được hay không còn tùy ở phước nghiệp của bản thân người bị nạn. Những người từng nghe qua Bồ Tát Quán Âm, hay bà Maria, Thiên Hậu cứ thấy sự lạ thì đổ hết cho các vị này. Từ những người đi biển đến kẻ trên cạn ai cũng phải có một địa chỉ để réo. Nói thiệt, cứ theo lối tin tưởng dân gian kiểu đó, cộng thêm sự tuyên truyền có chủ ý của một số người, chừng trăm năm nữa có thể Phật giáo chỉ còn lại những khái niệm thờ cúng và cái tinh hoa Phật Pháp vốn là kết tinh trí tuệ của một vị Phật dưới gốc Bồ Đề năm xưa sẽ là một vệt mờ trong lòng nhân loại. Tôi không là một người tu học ngon lành, nhưng tôi tin chắc một điều rằng bao nhiêu vấn đề lớn nhỏ của chúng sinh đều nằm trong chính mỗi cá nhân và nếu từng người không biết Tự Xử thì không ai ngoài ta có thể làm được chuyện đó. Nếu chư Phật làm được thì ngay lúc độc giả ngồi đọc những dòng chữ này của tôi thế giới đã không như ta đang nhìn thấy, và bản thân quý vị cũng đâu có khổ như bây giờ !

Nói vậy, tôi muốn thưa gì qua mấy dòng trên ? Trước hết, chúng tôi tuyệt không phủ nhận sự trợ duyên, giúp đỡ của người này cho người kia, nhưng tôi cũng không hề tin rằng chỉ riêng tấm lòng của người giúp đỡ là đã đủ. Anh phải ra sao để có thể đón nhận sự giúp đỡ của người ta. Anh không thể đổ hết mọi sự cho một phía và bao giờ phần nỗ lực của riêng anh cũng phải là chính yếu. Điều thứ hai, người tu Phật không thể lấy hư làm thực khi lầm tưởng biểu tượng là thực thể, cũng như không lấy ít bỏ nhiều khi suy tôn một hạt cát nào đó trong sa mạc.

Bao nhiêu vẽ vời về hình tượng Quán Âm Bồ tát có lẽ cần được hiểu là những mô tả sinh động về cái diệu dụng của tấm lòng Bồ Tát ở người cầu Phật Đạo. Quá nặng lòng với những chi tiết đó hình như ta đã đi quá xa. Như trái tim là biểu tượng của tình yêu, bồ câu trắng tượng trưng cho hoà bình, hoa hồng đại biểu cho tình cảm,…Biểu tượng phải được hiểu là biểu tượng thì ta mới đi xa được. Một khi chất hết những tranh tượng trái tim, bồ câu hay hoa hồng lên bàn thờ để quỳ lạy cầu nguyện và xưng tụng là những thần thánh nào đó thì có lẽ người ta đã lạc đường rồi. Ngay cả việc thờ lạy tranh tượng đức Phật cũng cần được hiểu là việc ngắm nhìn một biểu tượng đẹp để tu học chứ không phải để van xin khấn vái nọ kia.

Theo những gì vừa trình bày, và cả tư tưởng Đại Thừa rất mực mênh mông, thì quanh ta có biết bao là những Bồ Tát. Và đã học hạnh Bồ Tát thì ai cũng phải có lòng đại bi. Kẻ sơ cơ thì thương người một ít, kẻ tu hành thâm hậu thì dẹp hết giới tuyến. Đã học hạnh Bồ Tát thì thấy ai khổ cũng thương, giúp ai được thì giúp, chẵng cần người ta phải lên tiếng réo gọi. Kiểu nói “con có khóc thì mẹ mới cho bú ” là dành cho phần đông thiên hạ chưa học đạo Bồ Tát. Bồ tát thứ thiệt luôn thương hết chúng sinh, không cần ai kêu, chỉ cần biết ai khổ thì tùy sức mà cứu, nhưng về kẻ muốn được cứu thì cũng đừng quá kỳ vọng vào ai khác ngoài ra bản thân. Một khi ta làm toàn những chuyện tự hại mình thì ba đời mười phương Bồ Tát cũng bó tay. Và nói vậy, quanh tôi lúc nào cũng có vô số Bồ Tát. Một số trong đó là tầm thinh cứu khổ (nghe kêu thì cứu), một số trong đó là cứu mà chẵng cần nghe kêu và một số thì có nghe kêu nhưng chưa hề cứu, phước tôi mỏng hay người ta có lòng mà không sức ?

Thấy trong phòng sách của tôi có một bức tượng Quán Âm tuyệt đẹp, nhiều người lấy làm lạ, hỏi. Tôi luôn trả lời rằng đó là hình ảnh chung của tất cả Quán Âm trên đời. Tôi đặt bức tượng này trong phòng chỉ vì đó là bức tượng duy nhất mà tôi có. Theo kinh điển Pàli thì không riêng một Bồ Tát nào giàu lòng đại bi, và như vậy thì vị Bồ Tát nào cũng có thể là một Quán Âm cả. Tôi thờ Vô Lượng Phật chứ không chỉ một vị Vô Lượng Thọ hay Vô Lượng Quang, tôi thờ tất cả Quán Âm chứ không riêng một Diệu Thiện, Thị Kính hay Nam Hải Quán Âm nào hết. Đặc biệt từ sau ngày người Tàu muốn giành trọn 80% biển Đông mà họ vẫn gọi là Nam Hải gì đó thì tôi càng ít muốn nhắc về vùng biển này. Mong sao tất cả những người tin Phật muốn tu phải học, học để hiểu đúng, và hiểu đúng để chẵng tu lầm. Mong lắm vậy thay !


Không ai có quyền năng tha tội , ân xá hay cho định cư ở một phương trời khác để giúp mình khi mình đầy tội lỗi và không chịu tu hành giác ngộ , giải thóat .

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐÚNG HAY SAI KHÔNG QUAN TRỌNG VÌ LÀ THẢO LUẬN ĐÚNG KHÔNG MỌI NGƯỜI ??? MỌI NGƯỜI CỨ ĐƯA RA Ý KIẾN THẬT LÒNG MÌNH ĐỪNG MÙ QUÁNG MÀ HÃY DỰA TRÊN 1 TINH THẦN SÁNG SUỐT VÀ SỰ HIỂU BIẾT RÕ RÀNG ĐỨC PHẬT KHÔNG BAO GIỜ DẠY CHÚNG TA PHẢI NGU VÀ TIN VÀ ĐỨC PHẬT DẠY CHÚNG TA PHẢI SÁNG SUỐT VÀ CHỌN LỰA ĐÓ LÀ ĐIỀU KHÁC BIỆT LỚN NHẤT CỦA NGÀI.

A KHÔNG THỂ DẠY KẺ KHÁC IU ĐƯƠNG KHI BẢN THÂN A CÒN TRONG TRẮNG????? TU SĨ THIỀN THEO PHẬT THÍCH CA VÌ SAO PHẢI SỐNG HẠNH VIỄN LY CẦU CHỨNG NIẾT BÀN TẬN DIỆT PHIỀN NÃO ??? VÌ NẾU KO CHỨNG ĐƯỢC THÌ NÓI AI NGHE ???? CHỈ LÀ KẺ BA HOA MÀ THÔI !!! NÓI THÌ NGHE CÓ VẺ HAY NHƯNG THỰC HIỆN THÌ UỐNG NĂM VĨ THUỐC NGỦ ĐỂ CỐ MƠ RA GIẤC MƠ ĐÓ CŨNG KHÔNG BAO GIỜ CÓ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

ĐẠI THỪA DẠY CHÚNG TA RẰNG PHẬT ĐẮC ĐẠO LÀ VÌ PHẬT CÓ CĂN TU NGÀN TRIỆU KIẾP TRƯỚC CÒN TẤT CẢ CHÚNG TA BẤT CỨ AI ĐỌC VÔ ĐỀU KO PHẢI LÀ PHẬT DO ĐÓ RÁNG TU ĐI CHẾT SẼ GIẢI THOÁT VÌ KHÔNG CÓ GIÁO PHÁP NÀO CÓ THỂ GIẢI THOÁT CHO CHÚNG SANH KHI CÒN SỐNG CẢ. CÓ VÔ LÝ HAY KO KHI PHẬT CŨNG NHƯ TA NGÀI CŨNG SANH RA VÀ LỚN LÊN NHƯ TA VÀ CŨNG DÙNG NGHỊ LỰC CỦA MÌNH ĐỂ GIẢI THOÁT CHÍNH MÌNH ???

Khi cần, không nỗ lực,
Tuy trẻ mạnh, nhưng lười
Chí nhu nhược, biếng nhác.
Với trí tuệ thụ động,
Sao tìm được chánh đạo? => Phật đâu có kêu chúng ta dùng NIỀM TIN để đạt đạo ???? mà Phật bảo phải dùng "TRÍ TUỆ" đó là cái cơ bản nhất mà sao chúng ta không nhận ra ?????????????????? ĐI HỌC MÀ KÊU ĐỪNG PHÂN TÍCH ĐỪNG TÌM HIỂU ĐỪNG CỐ GẮNG TRUY TÌM VÌ ĐÓ LÀ BẤT KHẢ TƯ NGHÌ BẤT KHẢ THUYẾT THẬM THÂM VI DIỆU CHỈ CẦN CHÚNG TA TIN ĐẬU LÀ SẼ ĐẬU KHỎI CẦN HỌC -> 1 LÝ LUẬN GÌ ĐÂY ??????????????????????????????????????????????????????????????????????

Tu Thiền, trí tuệ sanh,
Bỏ Thiền, trí tuệ diệt.
Biết con đường hai ngả
Ðưa đến hữu, phi hữu,
Hãy tự mình nỗ lực,
Khiến trí tuệ tăng trưởng.=> Đức Phật là ai? Có phải Đức Phật khi chứng đạo KHÔNG ĐI trên toà sen, thân Người KHÔNG TỎA ánh hào quang mặc dù Người có thể làm được. Người RẤT BÌNH THƯỜNG, GIẢN DỊ như chúng ta. CHÍNH HÀNH ĐỘNG, LỜI NÓI,CỬ CHỈ, ĐỨC HẠNH của Người toả sáng chứ không phải thân Người toả sáng. NGƯỜI VĨ ĐẠI vì NGƯỜI BÌNH THƯỜNG NHƯ CHÚNG... TA như đoá sen SANH RA VÀ LỚN LÊN TRONG ĐỜI nhưng không bị đời vấy nhiễm. CÓ PHẢI VẬY KHÔNG ??????

Có phải cầu nguyện, đức tin và sự cứu rỗi của 1 vị toàn năng là đặc điểm của tất cả các TÔN GIÁO ngoại trừ Đức Thích Ca ??? Vì ngài không bao giờ kêu thờ phụng, cúng tế hay cầu sự cứu rỗi từ ngài, ??????????????????????????? CÓ PHẢI ĐÓ CHÍNH LÀ ĐỨC PHẬT THÍCH CA HÀNG THIỆT KHÔNG ????????????????????

Không vì mình, vì người.
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp.
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ, đúng pháp. => ĐIỀU CĂN BẢN NHẤT LÀ LÒNG THAM CẦU, TA ĐANG CẦU VỀ ĐÂU VẬY ??? PHẢI VÌ NỚI ĐÓ CÓ CHÂU BÁU , CÓ NIỀM VUI BẤT TẬN , CÓ CẢNH ĐẸP MÊ NGƯỜI NÊN TA TU LÀ VÌ CÁI SỰ THAM ĐÓ!!!
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc khổ,
BẬC TRÍ KHÔNG VUI BUỒN

-----------------------------------------------------------------------
Cũng vậy giữa quần sanh,
Uế nhiễm, mù, phàm tục,
...Ðệ tử bậc Chánh Giác,
Sáng ngời với Tuệ Tri. => ĐÂU CÓ DẠY RẰNG ĐÓ LÀ NAN TÍN CHI PHÁP , ĐÓ LÀ VÌ KHÓ TIN NÊN MIỄN BÀN ??? MÀ PHẬT DẠY PHẢI CÓ TRÍ TUỆ SOI XÉT COI MA HAY NGOẠI ĐẠO ???

KẾT LUẬN 1 CÂU NẾU GIÁO PHÁP NÀO DẠY NGUYỆN CẦU NHỜ 1 VỊ TOÀN NĂNG NÀO ĐÓ CỨU RỖI DẪN TA VỀ THIÊN ĐÀNG CỦA VỊ ẤY THÌ ĐÍCH THỊ LÀ PHẢI XÉT LẠI DÙ NÓ CÓ THẬT HAY KHÔNG NHƯNG CHẮC CHẮN 1 ĐIỀU ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG GÌ PHẬT THÍCH CA MÂU NI ĐÃ DẠY. DÙ CHO ĐÓ CÓ GHI LÀ PHẬT DẠY, DẪN CHỨNG BẰNG HÀNG VẠN ỨC LONG THẦN QUỈ THẦN CÀN THÁT BÀ ....ETC TRÌ HỘ GÌ ĐÓ THÌ NGAY CẢ THẰNG BÉ HỌC LỚP 6 SAU KHI ĐƯỢC 1 KHÓA ĐÀO TẠO VỀ TRUYỆN TRANH MÂNG NÓ CŨNG SÁNG TÁC ĐƯỢC Y CHANG THẾ NHỜ COPY N PASTE N EDIT ....ETC

RỐT RÁO CUỐI CÙNG TÔN CHỈ PHẬT CHỈ DẠY CÓ NHIÊU "CỐ GẮNG LÀM NHIỀU ĐIỀU THIỆN ĐỂ TÂM LÀNH TĂNG TRƯỞNG, TẬN DIỆT PHIỀN NÃO BẰNG CÁCH HÀNH THIỀN CÓ TRÍ TUỆ VÀ SẼ ĐẠT GIẢI THOÁT NẾU TA ĐỦ NGHỊ LỰC NHƯ NGƯỜI !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Giải nghi vấn về Long Hoa Hội Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Phật Học Tinh Yếu, Quyển 2, HT Thích Thiền Tâm


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Giải nghi vấn về Long Hoa Hội Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Bài của DH hhc toàn là lời phỉ báng đại thừa và chư Tổ.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Giải nghi vấn về Long Hoa Hội Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

ĐÚNG HAY SAI KHÔNG QUAN TRỌNG VÌ LÀ THẢO LUẬN ĐÚNG KHÔNG MỌI NGƯỜI ??? MỌI NGƯỜI CỨ ĐƯA RA Ý KIẾN THẬT LÒNG MÌNH ĐỪNG MÙ QUÁNG MÀ HÃY DỰA TRÊN 1 TINH THẦN SÁNG SUỐT VÀ SỰ HIỂU BIẾT RÕ RÀNG ĐỨC PHẬT KHÔNG BAO GIỜ DẠY CHÚNG TA PHẢI NGU VÀ TIN VÀ ĐỨC PHẬT DẠY CHÚNG TA PHẢI SÁNG SUỐT VÀ CHỌN LỰA ĐÓ LÀ ĐIỀU KHÁC BIỆT LỚN NHẤT CỦA NGÀI.

A KHÔNG THỂ DẠY KẺ KHÁC IU ĐƯƠNG KHI BẢN THÂN A CÒN TRONG TRẮNG????? TU SĨ THIỀN THEO PHẬT THÍCH CA VÌ SAO PHẢI SỐNG HẠNH VIỄN LY CẦU CHỨNG NIẾT BÀN TẬN DIỆT PHIỀN NÃO ??? VÌ NẾU KO CHỨNG ĐƯỢC THÌ NÓI AI NGHE ???? CHỈ LÀ KẺ BA HOA MÀ THÔI !!! NÓI THÌ NGHE CÓ VẺ HAY NHƯNG THỰC HIỆN THÌ UỐNG NĂM VĨ THUỐC NGỦ ĐỂ CỐ MƠ RA GIẤC MƠ ĐÓ CŨNG KHÔNG BAO GIỜ CÓ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

ĐẠI THỪA DẠY CHÚNG TA RẰNG PHẬT ĐẮC ĐẠO LÀ VÌ PHẬT CÓ CĂN TU NGÀN TRIỆU KIẾP TRƯỚC CÒN TẤT CẢ CHÚNG TA BẤT CỨ AI ĐỌC VÔ ĐỀU KO PHẢI LÀ PHẬT DO ĐÓ RÁNG TU ĐI CHẾT SẼ GIẢI THOÁT VÌ KHÔNG CÓ GIÁO PHÁP NÀO CÓ THỂ GIẢI THOÁT CHO CHÚNG SANH KHI CÒN SỐNG CẢ. CÓ VÔ LÝ HAY KO KHI PHẬT CŨNG NHƯ TA NGÀI CŨNG SANH RA VÀ LỚN LÊN NHƯ TA VÀ CŨNG DÙNG NGHỊ LỰC CỦA MÌNH ĐỂ GIẢI THOÁT CHÍNH MÌNH ???
Đúng - sai phải rõ ràng. Ngay cả đúng - sai, trắng - đen chẳng phân biệt được thì uổng công tu hành.

Thiền - Tịnh - Mật không có pháp nào dạy con người ta khi chết mới giải thoát cả. Đó là do người tu học hiểu lầm, do tà ma ngoại đạo phá hoại Phật Pháp, do ý kiến cá nhân.

Thiền - Tịnh - Mật đều giúp giải thoát cả nếu Tu hành đúng chánh pháp.

GIẢI THOÁT thì có hai: GIẢI THOÁT LUÂN HỒI SANH TỬ và GIẢI THOÁT RỐT RÁO NHƯ CHƯ PHẬT.

Muốn giải thoát rốt ráo như chư Phật thì NHẤT THIẾT Phải GIẢI THOÁT KHỎI LUÂN HỒI SANH TỬ trước đã. GIẢI THOÁT LUÂN HỒI SANH TỬ hay khỏi PHIỀN NÃO hay khỏi cái KHỔ, điều này tất cả chúng ta ngay trong kiếp này đều có thể làm được hết.

Khi cần, không nỗ lực,
Tuy trẻ mạnh, nhưng lười
Chí nhu nhược, biếng nhác.
Với trí tuệ thụ động,
Sao tìm được chánh đạo? => Phật đâu có kêu chúng ta dùng NIỀM TIN để đạt đạo ???? mà Phật bảo phải dùng "TRÍ TUỆ" đó là cái cơ bản nhất mà sao chúng ta không nhận ra ?????????????????? ĐI HỌC MÀ KÊU ĐỪNG PHÂN TÍCH ĐỪNG TÌM HIỂU ĐỪNG CỐ GẮNG TRUY TÌM VÌ ĐÓ LÀ BẤT KHẢ TƯ NGHÌ BẤT KHẢ THUYẾT THẬM THÂM VI DIỆU CHỈ CẦN CHÚNG TA TIN ĐẬU LÀ SẼ ĐẬU KHỎI CẦN HỌC -> 1 LÝ LUẬN GÌ ĐÂY ??????????????????????????????????????????????????????????????????????
Đúng thế. Nhưng phải hiểu đó là Niềm Tin mù quáng, tin sai lầm, mới như thế. Kinh Phật dạy người ta Chánh Tín.

Phân tích và lý luận cũng phải có chỗ dừng đúng lúc nếu không chỉ là sự quá đà, sai lệch ngàn dặm, trong vọng mơ tưởng chân đều hóa ra vọng. HIỂU TỚI ĐÂU HÀNH TỚI ĐÓ. chớ nên phán đại một câu, chấp cố định, rồi lại theo đó phân tích một cách vô tội vạ, vậy xem ra cũng lọt vào hầm hố chẳng khác gì kẻ bịch tai, che mắt.

Tu Thiền, trí tuệ sanh,
Bỏ Thiền, trí tuệ diệt.
Biết con đường hai ngả
Ðưa đến hữu, phi hữu,
Hãy tự mình nỗ lực,
Khiến trí tuệ tăng trưởng.=> Đức Phật là ai? Có phải Đức Phật khi chứng đạo KHÔNG ĐI trên toà sen, thân Người KHÔNG TỎA ánh hào quang mặc dù Người có thể làm được. Người RẤT BÌNH THƯỜNG, GIẢN DỊ như chúng ta. CHÍNH HÀNH ĐỘNG, LỜI NÓI,CỬ CHỈ, ĐỨC HẠNH của Người toả sáng chứ không phải thân Người toả sáng. NGƯỜI VĨ ĐẠI vì NGƯỜI BÌNH THƯỜNG NHƯ CHÚNG... TA như đoá sen SANH RA VÀ LỚN LÊN TRONG ĐỜI nhưng không bị đời vấy nhiễm. CÓ PHẢI VẬY KHÔNG ??????

Có phải cầu nguyện, đức tin và sự cứu rỗi của 1 vị toàn năng là đặc điểm của tất cả các TÔN GIÁO ngoại trừ Đức Thích Ca ??? Vì ngài không bao giờ kêu thờ phụng, cúng tế hay cầu sự cứu rỗi từ ngài, ??????????????????????????? CÓ PHẢI ĐÓ CHÍNH LÀ ĐỨC PHẬT THÍCH CA HÀNG THIỆT KHÔNG ????????????????????
Tất cả pháp môn đều dung hòa với nhau, không môn nào mà không có Thiền, tất cả đều khiến NHẤT TÂM, đoạn trừ vọng tưởng và phiền não. Như thế lo gì Trí Tuệ không sanh.

Đức Phật viên mãn tất thảy. Tất cả với Ngài đều là bình thường cả, chẳng có gì là bất thường hay đặc biệt cho dù phân thân ra nhiều Phật, phóng hào quang,...với Ngài nó bình thường như uống một cốc nước bố thí từ một thí chủ nào đó. Tỏa sáng hay không là cái thấy của Người Tu Học. Bình thường hay không là cái thấy của Người Tu Học. Cho đến khi thấy như Thật thì Người Tu Học mới viên mãn, khi ấy chính mình là Ngọn Đèn rồi, ánh sáng là tự nhiên, không cần phải đốt hay nhờ người khác nói sáng thì mới sáng.

Đúng là Đức Phật không những không bảo rằng Ngài toàn năng mà còn giúp mọi người nhận ra sự sai lầm trong quan niệm thưởng phạt của đấng toàn năng. Ngài ấy dạy chúng ta phải tự thân cõi bỏ mọi ràng buộc. Nhưng mà cõi bỏ sự ràng buộc không có nghĩa là từ chối giúp đở chân thật của người khác. Đấy là TRUNG ĐẠO. Phải biết tận dụng mà TU, chứ không phải cự tuyệt tất cả một cách vô tội vạ.


Không vì mình, vì người.
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp.
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ, đúng pháp. => ĐIỀU CĂN BẢN NHẤT LÀ LÒNG THAM CẦU, TA ĐANG CẦU VỀ ĐÂU VẬY ??? PHẢI VÌ NỚI ĐÓ CÓ CHÂU BÁU , CÓ NIỀM VUI BẤT TẬN , CÓ CẢNH ĐẸP MÊ NGƯỜI NÊN TA TU LÀ VÌ CÁI SỰ THAM ĐÓ!!!
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc khổ,
BẬC TRÍ KHÔNG VUI BUỒN
Đó là người cự tuyệt một cách VÔ TỘI VẠ.
Thiền - Tịnh - Mật không pháp nào dạy người ta tham mấy thứ đó cả. Chỉ có những kẻ lầm lẩn sự GIẢI THOÁT mới hóa ra suy luận Sự Thanh Tịnh là thứ dục. Người đó chẳng hiểu thế nào là SỰ TRANG NGHIÊM, ĐẸP ĐẼ không một chút phiền não, không một chút xấu uế. Do nhân duyên với Chư Phật mà hiển thị, giúp ta không chút phiền não hay xấu xa mà thành tựu Đạo Quả. Người đó hiểu lầm Đức Tướng Trang Nghiêm Thanh Tịnh mà Như Lai hóa ra, lại cho là dục vọng.


-----------------------------------------------------------------------
Cũng vậy giữa quần sanh,
Uế nhiễm, mù, phàm tục,
...Ðệ tử bậc Chánh Giác,
Sáng ngời với Tuệ Tri. => ĐÂU CÓ DẠY RẰNG ĐÓ LÀ NAN TÍN CHI PHÁP , ĐÓ LÀ VÌ KHÓ TIN NÊN MIỄN BÀN ??? MÀ PHẬT DẠY PHẢI CÓ TRÍ TUỆ SOI XÉT COI MA HAY NGOẠI ĐẠO ???

KẾT LUẬN 1 CÂU NẾU GIÁO PHÁP NÀO DẠY NGUYỆN CẦU NHỜ 1 VỊ TOÀN NĂNG NÀO ĐÓ CỨU RỖI DẪN TA VỀ THIÊN ĐÀNG CỦA VỊ ẤY THÌ ĐÍCH THỊ LÀ PHẢI XÉT LẠI DÙ NÓ CÓ THẬT HAY KHÔNG NHƯNG CHẮC CHẮN 1 ĐIỀU ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG GÌ PHẬT THÍCH CA MÂU NI ĐÃ DẠY. DÙ CHO ĐÓ CÓ GHI LÀ PHẬT DẠY, DẪN CHỨNG BẰNG HÀNG VẠN ỨC LONG THẦN QUỈ THẦN CÀN THÁT BÀ ....ETC TRÌ HỘ GÌ ĐÓ THÌ NGAY CẢ THẰNG BÉ HỌC LỚP 6 SAU KHI ĐƯỢC 1 KHÓA ĐÀO TẠO VỀ TRUYỆN TRANH MÂNG NÓ CŨNG SÁNG TÁC ĐƯỢC Y CHANG THẾ NHỜ COPY N PASTE N EDIT ....ETC

RỐT RÁO CUỐI CÙNG TÔN CHỈ PHẬT CHỈ DẠY CÓ NHIÊU "CỐ GẮNG LÀM NHIỀU ĐIỀU THIỆN ĐỂ TÂM LÀNH TĂNG TRƯỞNG, TẬN DIỆT PHIỀN NÃO BẰNG CÁCH HÀNH THIỀN CÓ TRÍ TUỆ VÀ SẼ ĐẠT GIẢI THOÁT NẾU TA ĐỦ NGHỊ LỰC NHƯ NGƯỜI !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Nan Tín Chi Pháp Là những pháp chỉ Phật với Phật mới thấu rõ, nghĩa là khuyến phát chúng ta phát Bồ Đề Tâm, tu hành không ngừng nghỉ,...thành tựu Vô Thượng Bồ Đề. Pháp ấy không phải cấm chúng ta nghiên cứu, mà là bảo rằng đó là mục tiêu dài lâu, hẫy cẩn thận, hãy tu hành không ngừng nghĩ, đừng có phán đại một câu, chấp nhặt hay tự đắc. Cho nên phải không ngừng tu tập để làm sáng tỏ Nan Tín Chi Pháp ấy, chứng nhận triệt để tức thì thành Phật. Nhiều người chưa hiểu, tưởng rằng không thể rõ được, hoặc là cố cho nghĩa từ cố định, tự cho rằng đã hiểu hết, rồi suy luận lung tung, vọng làm thêm vọng. Cả hai khuynh hướng đó đều chẳng được.

TÔN CHỈ CỦA PHẬT CHỈ CÓ PHẬT MỚI TƯỜNG. Nương nhờ cùng TÔN CHỈ ấy thành lập các pháp môn giải thoát để phù hợp với từng căn duyên, tu tập trước hết GIẢI THOÁT KHỎI LUÂN HỒI SANH TỬ hay khỏi CÁI KHỔ ẢI. Sau đó tiến lên hoàn thành HẠNH NGUYỆN thành tựu PHẬT QUẢ.


hhc
Bài viết: 138
Ngày: 18/11/10 04:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Tịnh độ

Re: Giải nghi vấn về Long Hoa Hội Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi hhc »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
ĐÚNG HAY SAI KHÔNG QUAN TRỌNG VÌ LÀ THẢO LUẬN ĐÚNG KHÔNG MỌI NGƯỜI ??? MỌI NGƯỜI CỨ ĐƯA RA Ý KIẾN THẬT LÒNG MÌNH ĐỪNG MÙ QUÁNG MÀ HÃY DỰA TRÊN 1 TINH THẦN SÁNG SUỐT VÀ SỰ HIỂU BIẾT RÕ RÀNG ĐỨC PHẬT KHÔNG BAO GIỜ DẠY CHÚNG TA PHẢI NGU VÀ TIN VÀ ĐỨC PHẬT DẠY CHÚNG TA PHẢI SÁNG SUỐT VÀ CHỌN LỰA ĐÓ LÀ ĐIỀU KHÁC BIỆT LỚN NHẤT CỦA NGÀI.

A KHÔNG THỂ DẠY KẺ KHÁC IU ĐƯƠNG KHI BẢN THÂN A CÒN TRONG TRẮNG????? TU SĨ THIỀN THEO PHẬT THÍCH CA VÌ SAO PHẢI SỐNG HẠNH VIỄN LY CẦU CHỨNG NIẾT BÀN TẬN DIỆT PHIỀN NÃO ??? VÌ NẾU KO CHỨNG ĐƯỢC THÌ NÓI AI NGHE ???? CHỈ LÀ KẺ BA HOA MÀ THÔI !!! NÓI THÌ NGHE CÓ VẺ HAY NHƯNG THỰC HIỆN THÌ UỐNG NĂM VĨ THUỐC NGỦ ĐỂ CỐ MƠ RA GIẤC MƠ ĐÓ CŨNG KHÔNG BAO GIỜ CÓ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

ĐẠI THỪA DẠY CHÚNG TA RẰNG PHẬT ĐẮC ĐẠO LÀ VÌ PHẬT CÓ CĂN TU NGÀN TRIỆU KIẾP TRƯỚC CÒN TẤT CẢ CHÚNG TA BẤT CỨ AI ĐỌC VÔ ĐỀU KO PHẢI LÀ PHẬT DO ĐÓ RÁNG TU ĐI CHẾT SẼ GIẢI THOÁT VÌ KHÔNG CÓ GIÁO PHÁP NÀO CÓ THỂ GIẢI THOÁT CHO CHÚNG SANH KHI CÒN SỐNG CẢ. CÓ VÔ LÝ HAY KO KHI PHẬT CŨNG NHƯ TA NGÀI CŨNG SANH RA VÀ LỚN LÊN NHƯ TA VÀ CŨNG DÙNG NGHỊ LỰC CỦA MÌNH ĐỂ GIẢI THOÁT CHÍNH MÌNH ???


Đúng - sai phải rõ ràng. Ngay cả đúng - sai, trắng - đen chẳng phân biệt được thì uổng công tu hành.

Thiền - Tịnh - Mật không có pháp nào dạy con người ta khi chết mới giải thoát cả. Đó là do người tu học hiểu lầm, do tà ma ngoại đạo phá hoại Phật Pháp, do ý kiến cá nhân.

Thiền - Tịnh - Mật đều giúp giải thoát cả nếu Tu hành đúng chánh pháp.

GIẢI THOÁT thì có hai: GIẢI THOÁT LUÂN HỒI SANH TỬ và GIẢI THOÁT RỐT RÁO NHƯ CHƯ PHẬT.

Muốn giải thoát rốt ráo như chư Phật thì NHẤT THIẾT Phải GIẢI THOÁT KHỎI LUÂN HỒI SANH TỬ trước đã. GIẢI THOÁT LUÂN HỒI SANH TỬ hay khỏi PHIỀN NÃO hay khỏi cái KHỔ, điều này tất cả chúng ta ngay trong kiếp này đều có thể làm được hết.

Khi cần, không nỗ lực,
Tuy trẻ mạnh, nhưng lười
Chí nhu nhược, biếng nhác.
Với trí tuệ thụ động,
Sao tìm được chánh đạo? => Phật đâu có kêu chúng ta dùng NIỀM TIN để đạt đạo ???? mà Phật bảo phải dùng "TRÍ TUỆ" đó là cái cơ bản nhất mà sao chúng ta không nhận ra ?????????????????? ĐI HỌC MÀ KÊU ĐỪNG PHÂN TÍCH ĐỪNG TÌM HIỂU ĐỪNG CỐ GẮNG TRUY TÌM VÌ ĐÓ LÀ BẤT KHẢ TƯ NGHÌ BẤT KHẢ THUYẾT THẬM THÂM VI DIỆU CHỈ CẦN CHÚNG TA TIN ĐẬU LÀ SẼ ĐẬU KHỎI CẦN HỌC -> 1 LÝ LUẬN GÌ ĐÂY ??????????????????????????????????????????????????????????????????????


Đúng thế. Nhưng phải hiểu đó là Niềm Tin mù quáng, tin sai lầm, mới như thế. Kinh Phật dạy người ta Chánh Tín.

Phân tích và lý luận cũng phải có chỗ dừng đúng lúc nếu không chỉ là sự quá đà, sai lệch ngàn dặm, trong vọng mơ tưởng chân đều hóa ra vọng. HIỂU TỚI ĐÂU HÀNH TỚI ĐÓ. chớ nên phán đại một câu, chấp cố định, rồi lại theo đó phân tích một cách vô tội vạ, vậy xem ra cũng lọt vào hầm hố chẳng khác gì kẻ bịch tai, che mắt.

Tu Thiền, trí tuệ sanh,
Bỏ Thiền, trí tuệ diệt.
Biết con đường hai ngả
Ðưa đến hữu, phi hữu,
Hãy tự mình nỗ lực,
Khiến trí tuệ tăng trưởng.=> Đức Phật là ai? Có phải Đức Phật khi chứng đạo KHÔNG ĐI trên toà sen, thân Người KHÔNG TỎA ánh hào quang mặc dù Người có thể làm được. Người RẤT BÌNH THƯỜNG, GIẢN DỊ như chúng ta. CHÍNH HÀNH ĐỘNG, LỜI NÓI,CỬ CHỈ, ĐỨC HẠNH của Người toả sáng chứ không phải thân Người toả sáng. NGƯỜI VĨ ĐẠI vì NGƯỜI BÌNH THƯỜNG NHƯ CHÚNG... TA như đoá sen SANH RA VÀ LỚN LÊN TRONG ĐỜI nhưng không bị đời vấy nhiễm. CÓ PHẢI VẬY KHÔNG ??????

Có phải cầu nguyện, đức tin và sự cứu rỗi của 1 vị toàn năng là đặc điểm của tất cả các TÔN GIÁO ngoại trừ Đức Thích Ca ??? Vì ngài không bao giờ kêu thờ phụng, cúng tế hay cầu sự cứu rỗi từ ngài, ??????????????????????????? CÓ PHẢI ĐÓ CHÍNH LÀ ĐỨC PHẬT THÍCH CA HÀNG THIỆT KHÔNG ????????????????????


Tất cả pháp môn đều dung hòa với nhau, không môn nào mà không có Thiền, tất cả đều khiến NHẤT TÂM, đoạn trừ vọng tưởng và phiền não. Như thế lo gì Trí Tuệ không sanh.

Đức Phật viên mãn tất thảy. Tất cả với Ngài đều là bình thường cả, chẳng có gì là bất thường hay đặc biệt cho dù phân thân ra nhiều Phật, phóng hào quang,...với Ngài nó bình thường như uống một cốc nước bố thí từ một thí chủ nào đó. Tỏa sáng hay không là cái thấy của Người Tu Học. Bình thường hay không là cái thấy của Người Tu Học. Cho đến khi thấy như Thật thì Người Tu Học mới viên mãn, khi ấy chính mình là Ngọn Đèn rồi, ánh sáng là tự nhiên, không cần phải đốt hay nhờ người khác nói sáng thì mới sáng.

Đúng là Đức Phật không những không bảo rằng Ngài toàn năng mà còn giúp mọi người nhận ra sự sai lầm trong quan niệm thưởng phạt của đấng toàn năng. Ngài ấy dạy chúng ta phải tự thân cõi bỏ mọi ràng buộc. Nhưng mà cõi bỏ sự ràng buộc không có nghĩa là từ chối giúp đở chân thật của người khác. Đấy là TRUNG ĐẠO. Phải biết tận dụng mà TU, chứ không phải cự tuyệt tất cả một cách vô tội vạ.



"ĐÚNG HAY SAI KHÔNG QUAN TRỌNG VÌ LÀ THẢO LUẬN ĐÚNG KHÔNG MỌI NGƯỜI ??? MỌI NGƯỜI CỨ ĐƯA RA Ý KIẾN THẬT LÒNG MÌNH ĐỪNG MÙ QUÁNG MÀ HÃY DỰA TRÊN 1 TINH THẦN SÁNG SUỐT VÀ SỰ HIỂU BIẾT RÕ RÀNG ĐỨC PHẬT KHÔNG BAO GIỜ DẠY CHÚNG TA PHẢI NGU VÀ TIN VÀ ĐỨC PHẬT DẠY CHÚNG TA PHẢI SÁNG SUỐT VÀ CHỌN LỰA ĐÓ LÀ ĐIỀU KHÁC BIỆT LỚN NHẤT CỦA NGÀI.

A KHÔNG THỂ DẠY KẺ KHÁC IU ĐƯƠNG KHI BẢN THÂN A CÒN TRONG TRẮNG????? TU SĨ THIỀN THEO PHẬT THÍCH CA VÌ SAO PHẢI SỐNG HẠNH VIỄN LY CẦU CHỨNG NIẾT BÀN TẬN DIỆT PHIỀN NÃO ??? VÌ NẾU KO CHỨNG ĐƯỢC THÌ NÓI AI NGHE ???? CHỈ LÀ KẺ BA HOA MÀ THÔI !!! NÓI THÌ NGHE CÓ VẺ HAY NHƯNG THỰC HIỆN THÌ UỐNG NĂM VĨ THUỐC NGỦ ĐỂ CỐ MƠ RA GIẤC MƠ ĐÓ CŨNG KHÔNG BAO GIỜ CÓ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

ĐẠI THỪA DẠY CHÚNG TA RẰNG PHẬT ĐẮC ĐẠO LÀ VÌ PHẬT CÓ CĂN TU NGÀN TRIỆU KIẾP TRƯỚC CÒN TẤT CẢ CHÚNG TA BẤT CỨ AI ĐỌC VÔ ĐỀU KO PHẢI LÀ PHẬT DO ĐÓ RÁNG TU ĐI CHẾT SẼ GIẢI THOÁT VÌ KHÔNG CÓ GIÁO PHÁP NÀO CÓ THỂ GIẢI THOÁT CHO CHÚNG SANH KHI CÒN SỐNG CẢ. CÓ VÔ LÝ HAY KO KHI PHẬT CŨNG NHƯ TA NGÀI CŨNG SANH RA VÀ LỚN LÊN NHƯ TA VÀ CŨNG DÙNG NGHỊ LỰC CỦA MÌNH ĐỂ GIẢI THOÁT CHÍNH MÌNH ???

Khi cần, không nỗ lực,
Tuy trẻ mạnh, nhưng lười
Chí nhu nhược, biếng nhác.
Với trí tuệ thụ động,
Sao tìm được chánh đạo? => Phật đâu có kêu chúng ta dùng NIỀM TIN để đạt đạo ???? mà Phật bảo phải dùng "TRÍ TUỆ" đó là cái cơ bản nhất mà sao chúng ta không nhận ra ?????????????????? ĐI HỌC MÀ KÊU ĐỪNG PHÂN TÍCH ĐỪNG TÌM HIỂU ĐỪNG CỐ GẮNG TRUY TÌM VÌ ĐÓ LÀ BẤT KHẢ TƯ NGHÌ BẤT KHẢ THUYẾT THẬM THÂM VI DIỆU CHỈ CẦN CHÚNG TA TIN ĐẬU LÀ SẼ ĐẬU KHỎI CẦN HỌC -> 1 LÝ LUẬN GÌ ĐÂY ??????????????????????????????????????????????????????????????????????

Tu Thiền, trí tuệ sanh,
Bỏ Thiền, trí tuệ diệt.
Biết con đường hai ngả
Ðưa đến hữu, phi hữu,
Hãy tự mình nỗ lực,
Khiến trí tuệ tăng trưởng.=> Đức Phật là ai? Có phải Đức Phật khi chứng đạo KHÔNG ĐI trên toà sen, thân Người KHÔNG TỎA ánh hào quang mặc dù Người có thể làm được. Người RẤT BÌNH THƯỜNG, GIẢN DỊ như chúng ta. CHÍNH HÀNH ĐỘNG, LỜI NÓI,CỬ CHỈ, ĐỨC HẠNH của Người toả sáng chứ không phải thân Người toả sáng. NGƯỜI VĨ ĐẠI vì NGƯỜI BÌNH THƯỜNG NHƯ CHÚNG... TA như đoá sen SANH RA VÀ LỚN LÊN TRONG ĐỜI nhưng không bị đời vấy nhiễm. CÓ PHẢI VẬY KHÔNG ??????

Có phải cầu nguyện, đức tin và sự cứu rỗi của 1 vị toàn năng là đặc điểm của tất cả các TÔN GIÁO ngoại trừ Đức Thích Ca ??? Vì ngài không bao giờ kêu thờ phụng, cúng tế hay cầu sự cứu rỗi từ ngài, ??????????????????????????? CÓ PHẢI ĐÓ CHÍNH LÀ ĐỨC PHẬT THÍCH CA HÀNG THIỆT KHÔNG ????????????????????

Không vì mình, vì người.
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp.
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ, đúng pháp. => ĐIỀU CĂN BẢN NHẤT LÀ LÒNG THAM CẦU, TA ĐANG CẦU VỀ ĐÂU VẬY ??? PHẢI VÌ NỚI ĐÓ CÓ CHÂU BÁU , CÓ NIỀM VUI BẤT TẬN , CÓ CẢNH ĐẸP MÊ NGƯỜI NÊN TA TU LÀ VÌ CÁI SỰ THAM ĐÓ!!!
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc khổ,
BẬC TRÍ KHÔNG VUI BUỒN

-----------------------------------------------------------------------
Cũng vậy giữa quần sanh,
Uế nhiễm, mù, phàm tục,
...Ðệ tử bậc Chánh Giác,
Sáng ngời với Tuệ Tri. => ĐÂU CÓ DẠY RẰNG ĐÓ LÀ NAN TÍN CHI PHÁP , ĐÓ LÀ VÌ KHÓ TIN NÊN MIỄN BÀN ??? MÀ PHẬT DẠY PHẢI CÓ TRÍ TUỆ SOI XÉT COI MA HAY NGOẠI ĐẠO ???

KẾT LUẬN 1 CÂU NẾU GIÁO PHÁP NÀO DẠY NGUYỆN CẦU NHỜ 1 VỊ TOÀN NĂNG NÀO ĐÓ CỨU RỖI DẪN TA VỀ THIÊN ĐÀNG CỦA VỊ ẤY THÌ ĐÍCH THỊ LÀ PHẢI XÉT LẠI DÙ NÓ CÓ THẬT HAY KHÔNG NHƯNG CHẮC CHẮN 1 ĐIỀU ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG GÌ PHẬT THÍCH CA MÂU NI ĐÃ DẠY. DÙ CHO ĐÓ CÓ GHI LÀ PHẬT DẠY, DẪN CHỨNG BẰNG HÀNG VẠN ỨC LONG THẦN QUỈ THẦN CÀN THÁT BÀ ....ETC TRÌ HỘ GÌ ĐÓ THÌ NGAY CẢ THẰNG BÉ HỌC LỚP 6 SAU KHI ĐƯỢC 1 KHÓA ĐÀO TẠO VỀ TRUYỆN TRANH MÂNG NÓ CŨNG SÁNG TÁC ĐƯỢC Y CHANG THẾ NHỜ COPY N PASTE N EDIT ....ETC

RỐT RÁO CUỐI CÙNG TÔN CHỈ PHẬT CHỈ DẠY CÓ NHIÊU "CỐ GẮNG LÀM NHIỀU ĐIỀU THIỆN ĐỂ TÂM LÀNH TĂNG TRƯỞNG, TẬN DIỆT PHIỀN NÃO BẰNG CÁCH HÀNH THIỀN CÓ TRÍ TUỆ VÀ SẼ ĐẠT GIẢI THOÁT NẾU TA ĐỦ NGHỊ LỰC NHƯ NGƯỜI !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!" PHẦN NÀY LÀ CỦA MÌNH BẠN KHÔNG CẦN PHÂN TÍCH ĐÚNG SAI , MÌNH ĐANG ĐI TÌM SỰ THẬT, MÌNH CHƯA ĐÚNG , BẠN HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG ĐOẠN TRÊN NẾU BẠN THẬT SỰ MUỐN BẢO VỆ CHÁNH PHÁP tangbong tangbong TÔI KHÔNG PHỈ BÁNG PHÁP KHI ĐƯA CÁC BÀI SƯU TẦM NÀY MÀ TÔI MUỐN NHỮNG AI LÚC NÀO CŨNG NÓI BẢO VỆ CHÁNH PHÁP SẼ BẢO VỆ BẰNG CÁCH NÀO TRƯỚC NHỮNG VỊ THẦY CÓ NGHIÊN CỨU 1 CÁCH SÂU SẮC ĐƯA RA CÁC LÝ LUẬN LOGIC HỢP CUỘC SỐNG NHẤT,.

BẠN NÊN NHỚ ĐỨC PHẬT KHÔNG DẠY ĐIỀU HÃO HUYỀN , ĐẠO PHẬT ĐƯỢC MỌI NGƯỜI TÔN SÙNG VÌ TÍNH THỰC TẾ CỦA NÓ CÒN ĐẠO NÀO CHO ĂN BÁNH VẼ NHIỀU QUÁ THÌ TÔI CHẮC RẰNG NÓ KHÔNG PHẢI CỦA PHẬT THÍCH CA MÂU NI
Sửa lần cuối bởi hhc vào ngày 04/12/10 05:50 với 2 lần sửa.


hhc
Bài viết: 138
Ngày: 18/11/10 04:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Tịnh độ

Re: Giải nghi vấn về Long Hoa Hội Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi hhc »

Đây là link viewtopic.php?f=43&t=4021&start=10 nói có sách mách có chứng , nói đâu ra đó , 1 là 1 , 2 là 2 , chân lý là chân lý , bài đó tôi post bên đó còn phần dưới bạn vohuubatkhong phân tích là nhận định của tôi các bạn có thể dùng internet search thì sẽ biết tôi nói đúng hay sai. Hy vọng bạn vohuubatkhong sẽ không chỉ phân tích sự hiểu biết cạn cợt của tôi tangbong tangbong tangbong
ĐOẠN TRÊN LÀ ĐOẠN QUAN TRỌNG ĐÓ BẠN!!!


nhocvuive
Bài viết: 52
Ngày: 03/08/09 01:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp HCM
Nghề nghiệp: Sinh Viên

Re: Giải nghi vấn về Long Hoa Hội Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi nhocvuive »

Kính các Phật tử,

Cho phép Tâm Nhất đính chính lại 1 lần nữa:

1) Những điều nói trên là cái BIẾT của Tâm Nhất.

2) Thông tin Tâm Nhất nói mang tính chất luận đạo

3) Vì Tâm Nhất tin vào cái BIẾT của bản thân nên mang thông tin ra thông báo cho mọi người nhằm luận đạo và tìm người có DUYÊN với Đạo mà Tâm Nhất nói.

4) Vấn đề trên có người nghi vấn nên theo cái BIẾT của bản thân nên Tâm Nhất giải nghi cho những ai thắc mắc. Tại sao lại nói Tâm Nhất nói sai?

Rõ, các bạn thường thấy Tà ghét Chính, Chính ghét Tà. Tà cho mình là đúng nên ghét Chính, Chính cho mình là hay nên ghét Tà nên thành vòng lẩn quẩn.
Tương tự, các bạn theo cái BIẾT của mình cho Tâm Nhất là tà, Tâm Nhất chỉ theo cái BIẾT của mình mà nói chưa hề cho là các bạn đúng hay sai.

Chốt, khi đưa ra thông tin Tâm Nhất mong các bạn ghi nhận để xem xét chớ nên chấp nhận nó là đúng hoặc sai vì dễ lầm lẫn.

Đây là mail của Tâm Nhất ai có thắc mắc gì thì gửi mail về địa chỉ này: [email protected]
----------------------

Cám ơn ĐH hhc vì theo Tâm Nhất thấy lời bạn nói là đúng. Khi nào bản thân mình tự nhận ra Tánh độc, tham, sân si con người mình biểu hiện thông qua các hoạt động bên ngoài dù là in kinh, hay thuyết pháp đi chăng nữa vì có thể nó ẩn dưới hình tướng Phật đa số mọi người khó nhận ra.
Do vậy, Tu là TỰ TÁNH TỎ TÁNH tự bản thân phải nỗ lực mới được. Theo Tâm Nhất nhận định:

Thiền nhưng chưa rõ thiền để kiểm tánh diễn hóa bên trong con người mình, lại đi ngồi suốt thì... Không sinh Trí Tuệ được.
Tụng kinh phải hiểu ý kinh chứ không phải lời. Tiếp đó, phải đi thực hành ngoài đời để thấy khi va chạm tánh mình nổi điên, nổi tham lên mới trực nhận Tánh xấu của bản thân mà sửa. Bình thường Tánh này ẩn trong con người mình không lộ.
Từ thiện, thuyết pháp,... từ trong việc làm phải kiểm tánh mình mọi lúc mọi nơi để biết Tánh sanh, diệt, diệt sanh. Còn không sẽ được phước.

Nghe Thấy Biết là vạn pháp.
PHÁP MÔN CỦA DI LẠC LÀ: SẮC, THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP NHIỄM MÀ KHÔNG NHIỄM.


hhc
Bài viết: 138
Ngày: 18/11/10 04:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Tịnh độ

Re: Giải nghi vấn về Long Hoa Hội Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi hhc »

Đọc kỹ bài bạn vohubatkhong tôi thấy hình như bạn hiểu sai ý tôi ????? TÔI KHÔNG PHỈ BÁNG PHẬT THÍCH CA MÂU NI !!!! Tôi nghi ngờ PHẬT THÍCH CA MÂU NI HÀNG HIỆU CHÂN THẬT BÊN NGUYÊN THỦY VÀ ÔNG PHẬT THÍCH CA MÂU NI BÊN ĐẠI THỪA LÀ 2 ÔNG KHÔNG CÓ GÌ WEN BIẾT KHÔNG CÓ DÒNG HỌ BÀ CON THÂN THÍCH GÌ CẢ MÀ LÀ 2 ÔNG HOÀN TOÀN KHÁC NHAU. 1 Vị thì chân thành , gần gũi thực tế, dạy bảo ân cần như 1 người cha. 1 Vị thì như 1 giáo chủ rao giảng như thường thấy trong các giáo phái bà la môn hay các tôn giáo khác với tư cách bề trên. bạn có hiểu những điều tôi nói không vậy bạn ???? Tôi thấy hầu như các bài trả lời của bạn toàn LÝ SỰ CÙN , NÔNG CẠN HỜI HỢT . NẾU BẠN CẢM THẤY BẠN CÃI KHÔNG LẠI BẠN CỪ CÃI BƯỚNG CÃI ĐẾN KHI NÀO TÔI KHÔNG POST CÂU TRẢ LỜI NỮA THÌ BẠN THẮNG TUI THUA VÀ BẠN BẢO VỆ ĐƯỢC CHÁNH PHÁP CỦA RIÊNG BẠN ĐÓ BẠN!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.44 khách