Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Trungluc:

minh la thanh thanh vien moi xin chao
xin chi cho minh nghia cua . cua vo thuong kho va vo nga
vo thuong la gi
kho:
vo nga:
that la bi qua. cam on nha


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Đạo hữu Trungluc kính.

*Xuân hạ thu đông bốn mùa thay đổi; Sáng trưa chiều tối quanh đi quẫn lại. Hoa nở lại tàn, lá non xanh ngày nào phút chốc úa vàng rơi rụng. Sanh già bịnh chết , mà không thấy hết có con người hiện hữu.... Chí đến cái nội tâm yêu thương hờn ghét, nay thế này mai thế nọ, cũng không bao giờ ngưng đổi thay, biểu hiện…..
Đây chính là vô thường, Vô thường vì vạn vật, con người đều vận hành luân lưu biến chuyển không ngừng nghỉ.

* Khi chúng sinh bất toàn, bất toại nguyện, bức bách, trống rỗng, bệnh hoạn, sợ hãi, toan tính, mong cầu, thương mà xa, ghét mà gần, ham muốn, sân hận, si mê……là Khổ.
Có những nguyên nhân gây nên Khổ (như tham, sân, si) , nhưng nhân của Khổ cũng là Khổ.

* Vô Ngã là một Pháp cần được thể nghiệm chứ khó có thể thâm nhập bằng ý thức. Vậy trước khi hiểu Vô Ngã thì đạo hữu nên tìm hiểu về Lý Duyên Khởi, vì đây là Pháp căn bản của Đạo Phật. Dưới đây là 2 câu vắn tắt của pháp Duyên Khởi:

"Cái này có do cái kia có, cái này không do cái kia không.
Cái này sinh do cái kia sinh, cái này diệt do cái kia diệt."


Bt có vài dòng thô thiển. Chúc đạo hữu có niềm vui trong Phật Pháp.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thay Đổi Không Dừng Là Vô Thường.

Bị Vô Thường Chi Phối Là Khổ

Không Có Chủ Thể Là Vô Ngã



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
hhc
Bài viết: 138
Ngày: 18/11/10 04:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Tịnh độ

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi hhc »

biển tâm đã viết:Đạo hữu Trungluc kính.

*Xuân hạ thu đông bốn mùa thay đổi; Sáng trưa chiều tối quanh đi quẫn lại. Hoa nở lại tàn, lá non xanh ngày nào phút chốc úa vàng rơi rụng. Sanh già bịnh chết , mà không thấy hết có con người hiện hữu.... Chí đến cái nội tâm yêu thương hờn ghét, nay thế này mai thế nọ, cũng không bao giờ ngưng đổi thay, biểu hiện…..
Đây chính là vô thường, Vô thường vì vạn vật, con người đều vận hành luân lưu biến chuyển không ngừng nghỉ.

* Khi chúng sinh bất toàn, bất toại nguyện, bức bách, trống rỗng, bệnh hoạn, sợ hãi, toan tính, mong cầu, thương mà xa, ghét mà gần, ham muốn, sân hận, si mê……là Khổ.
Có những nguyên nhân gây nên Khổ (như tham, sân, si) , nhưng nhân của Khổ cũng là Khổ.

* Vô Ngã là một Pháp cần được thể nghiệm chứ khó có thể thâm nhập bằng ý thức. Vậy trước khi hiểu Vô Ngã thì đạo hữu nên tìm hiểu về Lý Duyên Khởi, vì đây là Pháp căn bản của Đạo Phật. Dưới đây là 2 câu vắn tắt của pháp Duyên Khởi:

"Cái này có do cái kia có, cái này không do cái kia không.
Cái này sinh do cái kia sinh, cái này diệt do cái kia diệt."


Bt có vài dòng thô thiển. Chúc đạo hữu có niềm vui trong Phật Pháp.
tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong Thanks vì chia sẽ tangbong tangbong


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

kimcang đã viết:
Không Có Chủ Thể Là Vô Ngã
Cách giải thích của bác chỉ tạm ổn nếu nói về con người. Chứ nếu nói đến cục đá chẳng hạn, thì cho rằng "cục đá Không Có Chủ Thể" đố ai hiểu được nghĩa là gì :D


hhc
Bài viết: 138
Ngày: 18/11/10 04:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Tịnh độ

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi hhc »

langtu đã viết:
kimcang đã viết:
Không Có Chủ Thể Là Vô Ngã
Cách giải thích của bác chỉ tạm ổn nếu nói về con người. Chứ nếu nói đến cục đá chẳng hạn, thì cho rằng "cục đá Không Có Chủ Thể" đố ai hiểu được nghĩa là gì :D
:D :D :D :D :D :D :D :D tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
lenhumy
Bài viết: 18
Ngày: 14/11/10 19:18
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HUẾ
Nghề nghiệp: đầu bếp

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi lenhumy »

Vô thường cũng chỉ là vô ngã đứng về phương diện thời gian mà nói, nhưng hai tính đó đích thực là một. Ngã tức là tính đồng nhất. Vô thường là tính thay đổi. Khi một cái gì thay đổi, nó không còn tính cách đồng nhất của nó, do đó nó vô ngã. Phải hiểu vô thường là vô ngã thì ta mới thực sự hiểu vô thường được. Nếu nói vô thường là bước thứ nhất, sau khi học bước đó rồi thì mới đi bước thứ hai, mới hiểu vô ngã,,,,

VÔ THƯỜNG;Vô thường, hàm nghĩa sự biến chuyển, thay đổi, không cố định. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian đều vô thường. Nói cách khác, sự vật không bao giờ đứng yên hoặc mang tính đồng nhất bất biến mà luôn vận động, lưu chuyển. Từ sơn hà, đại địa cho đến cỏ cây, hạt bụi và cả thân tâm con người luôn biến đổi, không bao giờ cố định và phải chịu sự tác động của vô thường. Không chỉ trong thế giới vật chất mà ngay cả trong thế giới tâm thức, vô thường vẫn luôn hiện hữu.
KHỔ; có nghĩa là đắng, tức mọi sự đau khổ trong đời chứa đựng nhiều đắng cay… ngoài ý nghĩa là cảm giác khổ đau, bức bách, khó chịu, nóng bức còn mang ý nghĩa sự bất toàn; thế gian vốn trống rỗng, đáng khinh miệt, không đáng để bám víu
VÔ NGÃ;;Mỗi sự vật, hiện tượng đều do các điều kiện, nhân duyên kết hợp, tương tác lẫn nhau mà tạo thành, do vậy tuyệt nhiên không có tính chủ thể, đồng nhất, bất biến trong nó. tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đã muốn giúp mình phá ngã chấp nên phải lấy cái thân nầy làm ví dụ để người học dễ hiểu và trực thẳng.

1. Thân Vô Thường:
a. Cái thân nầy nó mới sanh ra, rồi dần dần lớn lên, rồi dần dần già nua, rồi chết. Một chuỗi dày của vô thường thay đổi. Đây là quán thô.

b. Quán sâu hơn thì ngay nơi từng hơi thở, nhiệp đập liên hồi của trái tim, máu chảy khắp thân không gián đoạn.

c. Quán tỷ mỹ hơn nữa các tế bào ở trong người mình luôn luôn chuyển biến chẳng ngừng, không những các tế bào mà những thành phần của từng tế bào cũng không ngừng dời đổi.

d. Quán tỷ mỹ càng sâu hơn nữa thì những elements như nitrogen, carbon, oxygen, hydrogen v.v... đang chuyển biến đổi thay với sự "Phản Ứng Hóa Học" (chemical reaction) của chúng.

Tôi nhớ hồi học Đại Học, Có Bà Giáo Sư từng nói "thân con người là một bao chứa đựng những Phản Ứng Hóa Học". "our body is basically a bag of chemical reactions" Xét kỹ lời đó thật đúng thay!

Có thể đi sâu hơn nữa đến nguyên tử thì cũng có những hạt nhân nguyên tử biến đổi bằng cách phóng ra những tia phóng xạ.

Thế thì xét biết thân nầy là vô thường, không cố định. Mọi vật cũng đều như thế.

Vậy mà ta cứ lầm nhận cho thân nầy là mình!

Thử bẻ cái răng, khi ra ngoài mà vẫn còn cố chấp cho nó là "Răng của Tôi"!

Khi hớt tóc, hay tóc rụng ra ngoài mà vẫn còn cố chấp cho nó là "Tóc của tôi"!

Khi da bị khô chết rớt ra ngoài mà vẫn còn cố chấp cho nó là "Da của tôi"!

Nếu là của tôi sao chúng không nghe lời mình, và chúng có mọc rụng sanh diệt mà mình cũng chẳng hay biết? Nó đang hoạt động thế nào trong thân sao ta cũng hiện chẳng đang hay biết gì hết? Vậy cớ gì lại cho nó là mình.

Chính vì chấp thủ cho nó là mình cho nên mới Khổ!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hhc
Bài viết: 138
Ngày: 18/11/10 04:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Tịnh độ

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi hhc »

lenhumy đã viết:Vô thường cũng chỉ là vô ngã đứng về phương diện thời gian mà nói, nhưng hai tính đó đích thực là một. Ngã tức là tính đồng nhất. Vô thường là tính thay đổi. Khi một cái gì thay đổi, nó không còn tính cách đồng nhất của nó, do đó nó vô ngã. Phải hiểu vô thường là vô ngã thì ta mới thực sự hiểu vô thường được. Nếu nói vô thường là bước thứ nhất, sau khi học bước đó rồi thì mới đi bước thứ hai, mới hiểu vô ngã,,,,

VÔ THƯỜNG;Vô thường, hàm nghĩa sự biến chuyển, thay đổi, không cố định. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian đều vô thường. Nói cách khác, sự vật không bao giờ đứng yên hoặc mang tính đồng nhất bất biến mà luôn vận động, lưu chuyển. Từ sơn hà, đại địa cho đến cỏ cây, hạt bụi và cả thân tâm con người luôn biến đổi, không bao giờ cố định và phải chịu sự tác động của vô thường. Không chỉ trong thế giới vật chất mà ngay cả trong thế giới tâm thức, vô thường vẫn luôn hiện hữu.
KHỔ; có nghĩa là đắng, tức mọi sự đau khổ trong đời chứa đựng nhiều đắng cay… ngoài ý nghĩa là cảm giác khổ đau, bức bách, khó chịu, nóng bức còn mang ý nghĩa sự bất toàn; thế gian vốn trống rỗng, đáng khinh miệt, không đáng để bám víu
VÔ NGÃ;;Mỗi sự vật, hiện tượng đều do các điều kiện, nhân duyên kết hợp, tương tác lẫn nhau mà tạo thành, do vậy tuyệt nhiên không có tính chủ thể, đồng nhất, bất biến trong nó. tangbong
tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong Bạn có kiến giải về khổ hay quá , nhất là giải thích nó còn có nghĩa là đắng , tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Tam pháp ấn: vô thường, khổ và vô ngã chính là ba dấu ấn mang tính pháp định, dùng để ấn chứng, chứng nhận tính xác thực của Chánh pháp. Mọi giáo lý của đạo Phật, tất yếu đều phải mang các pháp ấn, nếu thiếu một trong những pháp ấn đó thì giáo lý ấy chắc chắn không phải Chánh pháp, lời Phật dạy. Chính vì tính chất quan trọng này mà Tam pháp ấn luôn được nhắc đến trong hầu hết kinh điển, từ Kinh tạng Nam truyền đến Bắc truyền.

Đức Phật từng dạy Tôn giả La Hầu La:

Này Ràhula, mắt, tai…; sắc, thanh…; sắc, thọ… và thức là thường hay vô thường?

Là vô thường, bạch Thế Tôn (Vô thường).

Cái gì là vô thường là khổ hay vui?

Là khổ, bạch Thế Tôn (Khổ).

Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái ấy: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?

Thưa không, bạch Thế Tôn (Vô ngã).

(Kinh Tương Ưng II,

Tương Ưng Ràhula, phẩm 1)

Ba dấu ấn vô thường, khổ và vô ngã của giáo lý đạo Phật luôn là khuôn mẫu, thước đo nhằm đảm bảo mọi tư duy, ngôn thuyết, diễn giải, thực hành của người Phật tử đúng Chánh pháp.

Ngoài ra, Đức Phật cũng còn dạy về Tứ pháp ấn là vô thường, khổ, vô ngã và Niết bàn hay vô thường, khổ, vô ngã và Không (Kinh Tăng Nhất A Hàm). Tuy nhiên, đấy chỉ là sự triển khai, mở rộng yếu tố vô ngã của Tam pháp ấn. Bởi lẽ, Niết bàn chỉ là tên gọi khác của vô ngã và Không cũng là một cách nhìn khác về duyên khởi. Các pháp đều do điều kiện, nhân duyên tạo thành, vì thế chúng vô ngã. Do vậy, có thể xem vô thường, khổ và vô ngã là một định thức chuẩn mực, tổng quát của Tam pháp ấn và cả Tứ pháp ấn.

Pháp ấn thứ nhất: Vô thường

Pháp ấn đầu tiên là vô thường. Vô thường, tiếng Phạn là Anitya, hàm nghĩa sự biến chuyển, thay đổi, không cố định. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian đều vô thường. Nói cách khác, sự vật không bao giờ đứng yên hoặc mang tính đồng nhất bất biến mà luôn vận động, lưu chuyển. Từ sơn hà, đại địa cho đến cỏ cây, hạt bụi và cả thân tâm con người luôn biến đổi, không bao giờ cố định và phải chịu sự tác động của vô thường. Không chỉ trong thế giới vật chất mà ngay cả trong thế giới tâm thức, vô thường vẫn luôn hiện hữu.

Con người, theo Phật giáo, là hợp thể của năm uẩn. Trong đó, phần thân thể vật chất tứ đại (sắc uẩn) thuộc về Sắc và phần tinh thần gồm cảm thọ, tri giác, tư duy và nhận thức thuộc về Danh. Năm uẩn hay danh-sắc này luôn ở trong trạng thái biến đổi như một dòng sông chảy mãi không ngừng trong đời sống con người.

Thân thể con người nếu nhìn thật sâu vào bản chất, nó chỉ là một trạm trung chuyển của các yếu tố tứ đại. Đất nước gió lửa từ bên ngoài đi vào thân, sau đó lại đi ra và vòng tròn đó luân chuyển bất tận. Nhờ sự vận hành ấy, thân này được nuôi dưỡng, lớn lên, già đi rồi hoàn trả về cho tứ đại. Vì thế, khi các yếu tố tứ đại bị mất quân bình, bệnh tật xảy ra và khi dòng chảy tứ đại ngừng luân chuyển, cái chết ập đến. Quá trình này, con người chỉ điều khiển được một phần, còn đa phần là mất tự chủ. Vì thế, chuyện sống chết, còn mất, có không của thân này như gió thoảng, mây bay.

Về tâm lý của con người cũng vậy, các trạng thái tâm lý luôn thay đổi, chuyển biến trong từng sát na. Tâm thức con người với muôn ngàn ý niệm tuôn trào, trôi chảy như thác lũ. Tất cả vui buồn, thương ghét, tha thứ hay hận thù v.v..., luôn hiện khởi và vận hành trong tâm thức.

Tuy vậy, chúng ta cần phải cám ơn vô thường. Bởi thực tế, nếu không có vô thường thì sẽ không có sự sống và phát triển. Nếu hạt lúa thường tại thì nó không bao giờ nảy mầm để trở thành cây lúa cho ra những hạt gạo trắng được. Nếu sự vật không vô thường thì lịch sử tiến hóa của nhân loại sẽ không phát triển. Nếu thân thể không vô thường thì con người sinh ra không thể lớn lên. Và nếu không có sự tác động của vô thường thì chúng ta sẽ không bao giờ có hy vọng chuyển hóa, đoạn tận các tập khí tham ái phiền não đang tiềm ẩn sâu kín trong nội tâm chúng ta. Giáo lý vô thường đem lại tuệ giác, nhận thức đúng về bản chất của các pháp đồng thời mang lại niềm tin cho mọi nỗ lực chuyển hóa, sáng tạo và phát triển của con người. Vì thế, vô thường là một khuôn dấu của Chánh pháp; những giáo lý nào không mang đặc tính của ấn pháp này thì không phải là Phật pháp.



Pháp ấn thứ hai: Khổ


Khổ, theo Hán tự, có nghĩa là đắng, tức mọi sự đau khổ trong đời chứa đựng nhiều đắng cay… Tiếng Pàli, khổ là Dukkha, ngoài ý nghĩa là cảm giác khổ đau, bức bách, khó chịu, nóng bức còn mang ý nghĩa sự bất toàn; thế gian vốn trống rỗng, đáng khinh miệt, không đáng để bám víu (Narada, Đức Phật và Phật pháp, tr.88).

Khổ đau trong đời sống con người rất phổ biến, thường được trình bày qua tám phương diện là: Sanh là khổ. Già là khổ. Bệnh là khổ. Chết là khổ. Phải sống chung với người mình không thích là khổ. Phải xa lìa những người thân yêu là khổ. Cầu mong mà không được là khổ. Chính thân ngũ uẩn là khổ. Sự thật về khổ đau này được Đức Phật nói cho năm vị đệ tử ngay trong pháp thoại đầu tiên (Kinh Chuyển Pháp Luân) tại vườn Nai.

Khổ còn được phân biệt thành ba loại là khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Khổ khổ có nghĩa là các cảm thọ khó chịu, thuộc khổ thọ. Những cảm giác thống khổ, đau đớn trong thân thể và các trạng thái tâm - sinh lý bất an đều là khổ thọ, loại khổ thứ nhất. Hoại khổ có nghĩa là sự thay đổi, biến chuyển, tiêu hoại tạo ra khổ. Nói cách khác, sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, sự biến hoại theo khuynh hướng xấu trong cơ chế tâm-sinh-vật lý của con người đem lại sự bất an, khổ đau là hoại khổ. Hành khổ nghĩa là các pháp do nhân duyên tạo thành đều vô thường, sinh diệt trong từng sát na nên tạo ra khổ. Thân thể, thế giới, hoàn cảnh sống, các trạng thái tâm lý của con người như đã nói đều do nhân duyên sinh nên phải chịu sự tác động của vô thường. Vô thường, thay đổi thì đưa đến khổ. Cho nên trong các hành, các hiện tượng đều chứa sẵn mầm mống của khổ, gọi là hành khổ.

Tuy nhiên, mọi khổ đau đều xuất phát từ nội tâm bất an và có cội rễ từ vô minh, ái dục. Mặc dù vô thường là căn nguyên của mọi đau khổ trong cuộc sống nhưng nguyên nhân chính của khổ nằm trong nhận thức và thái độ sống tích cực hay tiêu cực của con người. Sự vật luôn luôn biến đổi vô thường mà chúng ta cứ tưởng và mong ước chúng sẽ thường còn, tồn tại mãi mãi. Chính nhận thức sai lạc, cho những gì vô thường là thường tại cho nên phát sinh mọi khổ đau.

Cần phải nhận diện khổ đau để chấp nhận đồng thời tìm ra nguyên nhân và phương pháp diệt khổ. Như vậy, khổ đau là chân lý đầu tiên của Tứ diệu đế. Chỉ cần nhận thức toàn triệt về khổ thì các chân lý khác sẽ hiển bày. Do vậy, cần được quán sát, nhận thức thường trực về khổ đau trong thực tại cuộc sống và cả trong ý thức. Chúng ta chỉ có thể trị được bệnh khi ý thức là chúng ta đang bệnh. Cũng vậy, con người muốn giải thoát khổ đau trong cuộc sống trước hết phải thừa nhận chúng ta đang bị khổ đau chi phối, bức bách thường trực. Chính sự ảo tưởng về cuộc đời là hạnh phúc, bị buộc ràng trong cuộc sống vật chất dễ dãi, con người không thể nào vượt lên để hướng đến giải thoát và an tịnh. Cần phải can đảm nhìn thẳng vào khổ đau để giải quyết, đó là nhận thức căn bản, phương châm tu tập xuyên suốt toàn bộ hệ tư tưởng của Phật giáo. Căn bản của kinh điển Phật giáo vẫn không ngoài khổ và con đường diệt khổ. Chính vì vậy, khổ là một khuôn dấu của Chánh pháp.



Pháp ấn thứ ba: Vô ngã

Vô ngã (Anatma) là giáo lý đặc thù của Phật giáo. Giáo lý này là hệ quả của quá trình quán sát một cách sâu sắc nguyên lý duyên khởi. Với pháp ấn Vô thường, chúng ta thấy được sự vận động trong tự thân của sự vật và toàn thể. Nếu nhìn sâu hơn qua lăng kính duyên khởi, ngoài sự vận động thì bản chất của sự vật luôn mang tính không đồng nhất. Mỗi sự vật, hiện tượng đều do các điều kiện, nhân duyên kết hợp, tương tác lẫn nhau mà tạo thành, do vậy tuyệt nhiên không có tính chủ thể, đồng nhất, bất biến trong nó. Vì thế, Phật dạy: “Các pháp vô ngã”.

Khi thấy một chiếc lá vàng rơi, bình thường ta chỉ biết đó là chiếc lá vàng nhưng nếu nhìn sâu thì trong chiếc lá kia có những khoáng chất của đất, có ánh sáng mặt trời, có nước từ những đám mây, có gió của bầu trời… và có cả một chút bâng khuâng của lòng người. Như thế, chiếc lá kia được tạo thành từ những yếu tố không phải là chiếc lá, trong nó có đầy đủ cả vũ trụ. Từ chiếc lá xanh, theo thời gian chuyển qua lá vàng, đó là sự vận động vô thường, nhưng dù là lá xanh hay vàng thì trong bản chất của chúng cũng do những yếu tố không phải lá tạo thành (duyên khởi), chiếc lá vốn Vô ngã.

Con người cũng vậy, là hợp thể ngũ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Ngay trong bài pháp thứ hai tại Lộc Uyển, Đức Phật đã dạy tính vô ngã của thân năm uẩn: “Này các Tỷ kheo, sắc (thân thể) này là vô ngã. Này các Tỷ kheo, nếu trong sắc có ngã như vậy, sắc không phải chịu đau khổ và ta có thể ra lệnh “sắc phải như thế này hay sắc phải như thế kia”. Nhưng vì sắc không có ngã (vô ngã), nên sắc này còn phải chịu khổ đau và không thể có trường hợp (ra lệnh) “sắc này phải như thế này hay sắc này phải như thế kia”. Thọ, tưởng, hành và thức cũng giống như vậy (Kinh Vô Ngã Tướng). Trong kinh điển Bắc truyền, thiền quán về năm uẩn đều Không cũng là một trong những giáo lý trọng yếu “sắc chính là Không, Không chính là sắc; thọ, tưởng, hành và thức cũng đều như vậy” (Bát Nhã Tâm kinh).

Bản chất của năm uẩn là Không, không chủ thể, Vô ngã. Tuy nhiên, vì nghiệp lực con người luôn lầm chấp thân năm uẩn này là một hữu thể đồng nhất, có một “linh hồn” trường cửu, bất biến, không thay đổi. Từ mê mờ về một cái “ngã, tôi” giả tạo ấy nên con người dễ dàng sanh ra tâm lý tham đắm, say mê, ôm ấp, bảo thủ và chấp chặt vào những gì thuộc về năm uẩn (cái của tôi). Thế nhưng, mọi sự vật hiện tượng luôn sinh diệt, chuyển biến trong từng sát na. Sự sinh thành và hoại diệt của năm uẩn là kết quả của các điều kiện nhân duyên và quá trình sanh già bệnh chết, hay hình thành, tồn tại-thay đổi, hoại diệt, tiêu hủy luôn là một sự thật cho mọi con người, mọi loài và mọi vật.

Vì không nhận thức được tính vô ngã của vạn sự, vạn vật (vô minh) nên chấp thủ, tham ái phát sanh và đó cũng chính là cội nguồn của mọi tà kiến, khổ đau. Pháp ấn vô ngã không những xác quyết tính pháp định của Chánh pháp mà còn mang tính đặc thù của giáo lý đạo Phật. Chính vì lẽ ấy, Vô ngã là pháp ấn thứ ba trong Tam pháp ấn.



Ứng dụng Tam pháp ấn trong tu tập


Vô thường, Khổ và Vô ngã là ba đặc tính trọng yếu của giáo pháp. Mỗi pháp ấn có vai trò và chức năng khác nhau để nhận diện Chánh pháp. Tuy nhiên, dưới tuệ giác duyên khởi thì ba pháp ấn có quan hệ tương tức, hỗ tương gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong dấu ấn vô thường vốn hàm chứa dấu ấn của khổ và vô ngã, trong hai dấu ấn còn lại cũng tương tự.

Giáo lý Tam pháp ấn ngoài chức năng thẩm định Chánh pháp còn cung cấp tuệ giác để soi chiếu thực tại nhằm phá tan mê mờ, tham ái, tà kiến để vượt thoát mọi chấp thủ khổ đau, đạt đến bình an, giải thoát. Một khi tâm tư của con người bị nhuốm màu chấp thủ, khi đó khổ đau có mặt. Hai ý niệm mà con người thường bị trói buộc là “cái tôi” và “cái của tôi”. Quan niệm sai lầm cho rằng mọi sinh thể đều có một bản chất đồng nhất hay một “ linh hồn” tồn tại mãi mãi và sự bảo thủ trong quan niệm, ý kiến và cho rằng ta luôn luôn đúng trong mọi trường hợp là căn để của khổ đau và làm chướng ngại sự thăng hoa tinh thần. Ý niệm “có một thực thể vô hình thường tại trong mỗi cá thể” đã hiện diện trong hầu hết các tôn giáo trước và đương thời Thế Tôn, đồng thời vẫn còn ảnh hưởng đậm nét trong đời sống tinh thần của nhân loại ngày nay. Do vậy, chừng nào con người liễu tri thế giới hiện tượng và chúng sanh vốn dĩ vô thường và vô ngã thì khi ấy khổ đau, tăm tối thật sự được diệt trừ.

Tóm lại, ba khuôn dấu Vô thường, Khổ và Vô ngã là những nguyên lý cơ bản nhằm xác định Chánh pháp, tái thẩm định các lý thuyết, quan điểm và cả pháp môn tu tập của Phật giáo. Mặc dầu kinh điển Phật giáo cực kỳ đa dạng song tư tưởng hàm chứa trong các kinh điển ấy vẫn không ngoài quỹ đạo của ba pháp ấn. Hiện tại, vẫn còn rải rác đây đó những “kinh” sách lưu truyền trong chùa viện và giới Phật tử với danh nghĩa kinh Phật nhưng thiếu vắng ba dấu ấn Chánh pháp, đơn cử như Địa mẫu chơn kinh, Táo quân chơn kinh… Do vậy, cần nhận thức đúng về ba pháp ấn để thẩm định kinh điển và nhất là ứng dụng trong tu tập quán chiếu về năm uẩn. Mọi khổ đau của chúng sanh đều bắt nguồn từ những ràng buộc, chấp thủ do quan niệm sai lầm về một cái ngã thường tại, bất biến, vĩnh cửu. “Cái tôi” và “cái của tôi” là nguyên nhân của xung đột toàn diện trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Vì thế, giáo lý ba pháp ấn là chìa khóa để mở cửa giải thoát, làm nền tảng cho sự chuyển hóa phiền não, thành tựu tuệ giác và thăng hoa tâm linh.


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Dạ, cảm ơn các Thầy đã có những chỉ dạy hữu ích. kinhle Như Thầy biển tâm đã trả lời khá đầy đủ. Con xin mạn phép dựa trên những ý đó để phân tích, diễn giải thêm cho rõ nghĩa.

* VÔ THƯỜNG
Nghĩa là không bình thường :D => không còn hoài => luôn luôn biến động, đổi thay. Đây là đặc tính của vạn vật kể cả là hành tinh hay là dải ngân hà này. Và nó là sự thật của thế giới khách quan.
Con người thì có "sinh, lão, bệnh, tử"; vạn vật như cỏ cây, sông, núi...thì có "sinh, trụ, dị, diệt" hay là "thành, trụ, hoại, không". Tất cả những tính chất như vậy của vạn vật được gọi là VÔ THƯỜNG. Nói tất cả đều VÔ THƯỜNG như vậy liêu có cái gì là THƯỜNG không ? Dạ, thưa Có ạ. VÔ THƯỜNG cũng chính là THƯỜNG luôn. Vì nó vốn đã vĩnh hằng như vậy từ vô thủy kiếp trước cho đến vô lượng kiêp sau này. Phật có dạy 1 câu nổi tiếng liên quan đến chữ VÔ THƯỜNG, là vào lúc Người nhập diệt, Người đã răng các hàng đệ tử : "Tất cả thế gian là VÔ THƯỜNG. Hãy tinh tấn lên để Giải Thoát. Hỡi những người rất thân yêu của ta !"
Tại sao Phật lại nói điều đó, ngay vào cái lúc Người chuẩn bị ra đi. Nó như lời di chúc Người để lại cho hàng đệ tử. Người nói như vậy bởi vì Người hiểu VÔ THƯỜNG hơn ai hết. Trong kiếp cuối cùng Người thị hiện làm Thái Tử của 1 vương quốc cũng chỉ là 1 thân phận nhỏ bé mà Người có được. Trong những kiếp xưa, có những kiếp Người được hưởng phước báo vô cùng to lớn. Người từng là Bá Chủ của thế gian, quyền uy vô hạn không gì có thể so sánh được. Nhưng rồi cuối cùng tất cả cũng trôi qua khi mà Người đã hưởng hết phước báo của mình. Bởi vậy, Người hiểu rõ thế gian này VÔ THƯỜNG thật sự là VÔ THƯỜNG. Và Người nhấn mạnh điều này khi Người đã hoàn toàn Giải Thoát.

* KHỔ
Thế gian VÔ THƯỜNG này như là 1 cái lưới bủa vây, trói buộc chúng ta lại, không ai có thể chạy thoát được. Chúng ta không ai có thể tự làm chủ, tự do lèo lái vận mạng của mình theo ý mình được. Ấy chính gọi là KHỔ. KHỔ là đặc tính thứ 2 đi kèm chung với VÔ THƯỜNG. Có ai "sinh" ra trên đời này mà sướng không ? Sinh ra cái "thân" này là đủ thứ cái KHỔ. Phải lo cho nó "ăn" nè, phải có áo cho nó mặc, có dép cho nó mang, đi ra đường phải mua xe cho nó chạy, xe thì phải đổ xăng, đi đường bụi bặm phải mua khẩu trang đeo vào, phải mang theo giấy tờ CMND không là công an bắt, trới nắng phải có nón đội, nóng thì phải có quạt, lạnh thì phải có máy nước nóng...Nhiêu đó là chúng ta thấy đủ thứ cái KHỔ, đủ thứ ràng buộc. Người có phước may mắn đủ điều kiện vật chất thì còn đỡ, người không có phước thì hỡi ôi, không thể diễn tả bằng lời. Rồi tới lúc già bệnh ? Có ai không già bệnh không ? Có ai già bệnh mà "sướng" không ? Chắc con không cần phải nói nhiều về chuyện này. Đi vô bệnh viện là đủ thấy địa ngục trần gian. Già, trẻ, lớn, bé ôm nhau ca thán. :( caunguyen Rồi tới khi "chết" ? Có ai chết mà "đã" không ? Hay là "chết" là hết ? Không ai cỏ thể tự quyết định cho mình được sinh ra, cũng không thể tự mình được chết đi. Thôi là đủ thứ KHỔ vậy. Nhưng mà đâu đã hết chuyện, còn có 4 cái KHỔ về "tâm" :
+ Cầu bất đắc: mơ ước, thèm muốn mà không được thì thiệt là KHỔ.
+ Ái biệt ly: người mình thương yêu, mong muốn mà phải xa rời thì thật là nhớ nhung, khổ sở.
+ Oán tắng hội : những điều mình khinh, ghét mà phải kề cạnh, đối mặt thì thật là khó chịu, khổ sở.
+ Ngũ ấm xí thạnh KHỔ : 1. Cái thân "Sắc ấm" nó đòi ăn. 2. Cái cảm giác của "Thọ ấm" lúc nào cũng đòi sướng nè. 3. Cái "Tưởng ấm" lúc nào cũng suy tính, viễn vong không để mình lúc nào yên nè. 4. Cái "Hành ấm" lúc nào cũng thúc đẩy sáng tạo việc này, việc kia. 5. "Thức ấm" lúc nào cũng đòi học hỏi, tiếp nạp thêm kiến thức vào cho nó (Hành ấm và Thức ấm thuộc về vô thức, ý thức không nhận biết được). Vì những lý do này mà không ai trên đời có thể ở yên trong phòng kín. Không làm chuyện này, cũng làm chuyện kia, không gặp người này, cũng gặp người nọ...rồi gây họa => KHỔ. Chính vì vậy mà Blaise Pascal, nhà khoa học, triết học người Pháp đã nói rằng : "Hết thảy tội lỗi của con người là do người ta không thể ở yên trong 1 căn phòng kín".

* VÔ NGÃ
Tính từ cao quý này chỉ có Phật mới hiểu, ngoài ra không ai trong chúng ta có thể hiểu hết được. Vì đây là trạng thái "tâm chứng”, không thể diễn tả hết "bằng lời". Chỉ có “tu chứng” thì mới biết được.
Trước khi muốn hiểu VÔ NGÃ là gì chúng ta cần phải hiểu thế nào là NGÃ. Thường thì chữ Ngã phải có 1 từ đi đôi với nó là chữ Pháp.
Thí dụ : “Con mắt” nhìn thấy “cái tay”.
Lúc này “con mắt” là chủ thể nên được gọi là Ngã.
Còn “cái tay” là đối tượng nên được gọi là Pháp.
Ngược lại : “Cái tay” sờ trúng “con mắt”.
Khi ấy “Cái tay” trở thành Ngã.
“Con mắt” lại trở thành Pháp.
Như vậy, Ngã là cái gì đó mang tính chủ thể, chủ động và nó bắt đầu sinh ra đủ thứ cái đi kèm theo nó : “tên” của Tôi, “nhà” của Tôi, “vườn” của Tôi, “ý” của Tôi…
Thí dụ : 1 người có cái vườn rộng đẹp, bổng nhiên có “con gà” của ông hàng xóm qua ị cho 1 bãi trên mảnh vườn đó. Thế là người đó nổi “sân” lên chửi rủa con gà, xuyên qua tới ông hàng xóm luôn. Vậy thì cái Ngã của người ấy lớn = cái vườn.
Nếu người ấy vẫn không “sân”, mà khi nào ông hàng xóm qua vẽ bậy lên “cửa” nhà người ấy mới “sân” thì lúc đó cái Ngã = “cái cửa”.
Nếu người ấy vẫn không “sân”, mà ai gọi “tên” người ấy ra chửi người ấy mới “sân” thì cái Ngã = “cái tên”.
Nếu gọi tên ra chửi vẫn không “sân” mà khi nào người ta bác bỏ, phỉ báng “quan điểm, ý kiến” của người ấy, người ấy mới “sân”. Như vậy là cái Ngã = “ý kiến”. (cái này trong thực tế hơi nhiều, kể cả người trong Đạo Phật và người ngoài Đạo Phật :D).
Thường thì chúng ta “chấp” vào những cái đó, cho là thật nên chúng ta mê lầm, tham đắm mà hơn thua giành giật về mình, gọi là Bản Ngã con người. Nhưng Đức Phật dạy rằng : vạn Pháp đều VÔ NGÃ. Nghĩa là trong Pháp Giới bao la này không có cái gì, thứ gì là có chủ thể, là độc lập, kể cả Con Người. Mọi thứ đều do nhiều “yếu tố” duyên lại với nhau mà thành. Hết “duyên” nó lại tan rã biến thành cái khác và cứ tuần tự như vậy mãi. Chỗ này Thầy biển tâm đã dạy về Lý Nhân duyên là hoàn toàn chính xác. Đức Phật có dạy trong Kinh Pháp Cú qua bài kệ rằng :

Con Ta, tài sản Ta
Khiến người ngu phiền não
Chính Ta còn không có
Làm gì có Của Ta.

Nghĩa là “bản thân” chúng ta cũng do nhiều “yếu tố” duyên lại với nhau mà thành, chứ hoàn toàn không thật có. Cho nên càng không thể có cái gì gọi là “Của Ta”.
Đây chính là chân lý của Sự Thật Khách Quan. Đức Phật không hề “hóa phép” ra những điều đó. Và nó tánh chất của vạn vật, vạn loài trong Pháp Giới bao la.
Đối với những vật vô tri vô giác như là cỏ cây, ruộng vườn, sông núi…thì gọi là không có chủ thể, không tự có.
Còn đối loài hữu tình như Con Người gọi là không có tự Ngã, không có Ngã. Năm xưa thời Phật còn tại thế, có nhiều Đạo sĩ Bà-la-môn, nhiều Đạo giáo khác… tu Thiền chứng đắc tới những tầng bậc rất cao. Rồi họ cho đó là Siêu Ngã, là Chân Ngã, Thiên Ngã,…đủ thứ Ngã. Đến khi Đức Phật ra đời thì tất cả họ đều té Ngã. :D Đức Phật đã chặt cho 1 đao đứt ra làm 2, Người tuyên bố VÔ NGÃ hoàn toàn.
Có lần trên đường đi tìm Đạo. Người đến học với Đạo sĩ có tên là Ca-la-ma, vị này đã chứng tới mức Vô Sơ Hữu Xứ Định, Người học cái rẹt vài ba ngày là chứng bằng luôn Thầy của mình. Người mới đến bạch với Thầy rằng : “Dạ thưa Thầy, chứng được tới mức Định như vậy là còn Ngã hay không còn Ngã ? Nếu mà còn Ngã là chưa hoàn toàn Giải Thoát. Nếu mà không còn Ngã thì ai biết là mình đã chứng ?” Ngài Ca-la-ma không trả lời được nên Phật bèn cáo từ giã biệt. Lên đường tiếp tục đi tìm sự Giải Thoát. Người lại đến gặp Ngài Uất Đầu Lâm Phất. Vị này đã chứng đắc tới mức Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định. Nghĩa là gần đến tận cùng của Giải Thoát. Người học với vị này vài bữa là chứng luôn bằng Thầy của mình. Người mới đặt lại “câu hỏi đó” với Thầy, Ngài Uất Đầu Lâm Phất cũng không trả lời được. Thế là Người cáo từ lên đường tu khổ hạnh 6 năm. Sau này Người chứng Đạo dưới cội cây Bồ-Đề sau 49 ngày đêm Thiền Định.
Đó là con đường chứng Đạo của Đức Phật. Người đã vượt qua tất cả, chiến thắng tất cả và thoát ngoài tất cả. Đến cả Ngài Uất Đầu Lâm Phất đã chứng tới mức Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định, nghĩa là đã rất gần sự Giải Thoát mà vẫn không thể trả lời Phật thế nào là VÔ NGÃ. Vậy thì đừng ai trong những người phàm mắt thịt chúng ta hôm nay cho rằng mình đã “hiểu” chữ VÔ NGÃ của Phật. Nếu thấy mình đã “hiểu” về VÔ NGÃ thì xin hãy trả lời câu hỏi mà Phật đã đặt ra cho 2 vị thầy của mình.

“Dạ thưa Thầy, chứng được tới mức Định như vậy là còn Ngã hay không còn Ngã ? Nếu mà còn Ngã là chưa hoàn toàn Giải Thoát. Nếu mà không còn Ngã thì ai biết là mình đã chứng ?”

Cảnh giới đó không có “từ” diễn tả.

Đây là những thiển ý non, cạn của con. Mong sao đem lại lợi ích cho Thầy Trungluc hiểu thêm nhiều về Đạo. Có gì sơ sót mong các thầy bổ khuyết dùm cho con. Con cảm ơn các Thầy nhiều lắm ! kinhle kinhle kinhle

Nguyện chúng sinh khắp Pháp Giới bao la đều trọn thành Phật Đạo.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

kimcang đã viết:Thay Đổi Không Dừng Là Vô Thường.

Bị Vô Thường Chi Phối Là Khổ

Không Có Chủ Thể Là Vô Ngã
Bác KC giải thích Vô Thường là đúng, dù là chung chung.

_ VÔ THƯỜNG : sự biến đổi của vạn vật cũng có hai dạng.Dạng đầu tiên là biến đổi ở bên trong nhưng hình tướng vẫn còn.Dạng kia là xuất hiện và biến mất hình tướng,tức là sinh diệt.Dạng đầu cũng là sinh diệt nhưng ở tầng mức vi mô nên chúng ta không nhìn thấy,chỉ thấy biểu hiện bên ngoài là vật đó có bị biến đổi hình dạng bên ngoài.

Còn Khổ là do Vô Thường Chi Phối là sai. Ví dụ một người giàu do Vô Thường Chi Phối làm cho họ trở nên nghèo thì đau khổ. Nhưng ngược lại, một người nghèo do Vô Thường Chi Phối làm cho họ trở nên giàu thì sướng chứ sao lại khổ :))
Túm cái bao bố lại là răng ? Khổ tức là MUỐN MÀ KHÔNG ĐƯỢC :D

Còn bác KC nói Không Có Chủ Thể Là Vô Ngã : dễ gây lầm lẫn vì biểu sai. Vấn đề là : Chủ Thể là cái gì ? Chẳng hạn nói "cái nhà này đẹp quá" thì chủ thể của câu nói ấy là "cái nhà".
Thật ra Vô ngã tức là KHÔNG CÓ BẢN NGÃ. Ở đây cũng như "Chủ Thể", người ta lại thắc mắc tiếp về cái gọi là Bản ngã, nó là gì ?
_ Bản ngã là cái gì đó tự hữu (tự thân hiện hữu).

Túm lại : VÔ NGÃ là cho rằng không có cái gì tự nó tồn tại. Cốt lõi của Phật pháp chính là điều này !!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]29 khách