Minh triết của Phật giáo

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hhc
Bài viết: 138
Ngày: 18/11/10 04:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Tịnh độ

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi hhc »

langtu đã viết:
hhc đã viết:
Sao bác biết là "chỉ khi bạn nhập Tứ thánh định, chứng được Tam Minh TỨC LÀ GIỚI ĐỊNH TUỆ ĐÃ ĐẠT HÀNG PHẠM HẠNH RỒI BẠN MỚI CÓ THỂ VÀO ĐƯỢC TỨ THÁNH ĐỊNH CHỨNG TAM MINH => TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT MÀ KHÔNG PHẢI LÀ TƯỞNG TUỆ" ? Hay là nghe kinh nói vậy thì tin vậy ? :D => Cái quan điểm này mà tui với bạn nói chắc tới khi chứng niết bàn luôn quá :D
Vậy là bác công nhận mình chỉ đoán mò :D
hhc đã viết:Bác hiểu sai về "Quán tưởng" thấy có "tưởng" rồi tưởng rằng đó là "tưởng tượng" ! Đó là quán sát rồi trầm tư mặc tưởng, chiêm nghiệm. => vẫn là sự quán sát của tưởng mà ra vì sao ?? Vì khi ý thức dừng thì tưởng xuất hiện( ví dụ đơn giản nhất hễ ngũ là có chiêm bao :D)
Quán tưởng không phải là "quán cái mình tưởng tượng ra" :D Nó là Thiền quán đó, nhờ Thiền quán mà Phật đắc đạo.
hhc đã viết: Chính Đức Phật xác nhận ngoài Tứ Thánh Định các định khác đều là Tà Định => dẫn đến tà kiến do Tưởng Tri mà thành. Tà Đạo, Ngoại Đạo Yoga..ect họ lấy tưởng thức làm chủ , để quán sát vượt qua KHÔNG VÔ BIÊN XỨ ĐỊNH TƯỞNG , TIẾP TỤC NHẬP VÀO THỨC VÔ BIÊN XỨ ĐỊNH TƯỞNG , ở trạng thái tưởng này họ thấy các PHÁP CHỈ LÀ 1 CHỨ KHÔNG 2 nên họ gọi bằng nhiều danh từ như "Đại Ngã" hay "Bản Thể Vạn Hữu" ..ect

Và 1 điểm khác biệt nữa của phép thiền mà Đức Phật đã dạy chính là ở chỗ TỊNH CHỈ HƠI THỞ nó khác hẳn với ngoại đạo bà la môn, yoga DÙNG QUÁN TƯỞNG mà vào.

Chính A nậu đa la xác nhận điều này "Không thở ra, thở vào,Tâm trú vào chánh định" tức vào Tứ Thánh Định.


"Không thở ra, thở vào" có mà chết à ? :))=> Thiền Tịnh Chỉ Hơi Thở là loại Thiền dành cho các vị Thánh đã Ly Dục Ly Ác Pháp , không làm khổ mình và khổ người => Ngoại đạo thì làm khổ mình hành xác, ép xác, buộc tâm, trói tâm nên chắc chắn họ chưa vào được Tứ Thiền chứng Tam Minh, mà chỉ là 1 trò biểu diễn nhịn thở như diễn viên xiếc thôi :D Ngưng thở thì các hành trong thân cũng ngưng luôn nhưng THÂN KHÔNG HOẠI DIỆT THÌ MỚI GỌI LÀ THIỀN ĐỊNH CỦA BẬC THÁNH còn không thì đúng như bạn nói ngưng thở là XA MÁ :D

Bác xem Raja Yoga có Thiền định giống cách Thiền của Phật hay không nhá, còn TỊNH CHỈ HƠI THỞ mới là của ngoại đạo. Thiền 4 niệm xứ của Phật thì THEO DÕI HƠI THỞ chứ không bắt người ta "Không thở ra, thở vào" :D =>Câu khẳng định của tôn giả A nậu đa la là 1 xác chứng :D
Nếu ông ta nói sai thì bác cũng sai theo :D
hhc đã viết:Chốt lại nếu KHÔNG CÓ GIỚI LUẬT THÌ MÃI MÃI TÂM KHÔNG THỂ NÀO THANH TỊNH MÀ TÂM ĐÃ KHÔNG THỂ NÀO THANH TỊNH THÌ KHÔNG BAO GIỜ NHẬP ĐƯỢC VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH MÀ KHÔNG NHẬP ĐƯỢC VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH THÌ MƠ VỀ 1 NIẾT BÀN LÀ 1 GIẤC MƠ KHÔNG CÓ THẬT :D.
Bác xem lại Thiền Tứ niệm xứ của Phật với Raja Yoga của Ấn giáo, chừng nào thấy chúng khác nhau chỗ nào thì hãy đem ra đây nói tiếp nhé.

hhc đã viết: Ngoại đạo giữ GIỚI LUẬT còn nghiêm hơn đạo Phật, chính Phật lúc học Thiền ngoại đạo đã đạt đến trạng thái TÂM THANH TỊNH rất cao : phi phi tưởng xứ :D Thế nhưng Phật cũng không ngộ ra chân lý. =>Tâm đó chưa thanh tịnh vì ngài vẫn cảm thọ được các pháp và chưa bất động, xác chứng là ngài thấy tâm mình vẫn còn tham, sân, si :D
Mấy đạo sư Ấn độ làm gì còn tham, sân, si. Bác chỉ phán bừa là giỏi.

-----------------

Tôi thấy bác hhc cũng như mấy người trong đây. ĐỐi với tôi thì khác : muốn nói cái gì thì phải chứng minh, chứ còn nói theo lòng tin thì ai nói gì chả được :))[/quote]
tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong Tôi và bạn không nên tìm hiểu về pháp nữa vì khi chúng ta thật sự biết niết bàn là gì , và cái gì sẽ đem đến trạng thái niết bàn thì chúng ta tranh luận để làm gì ??? :D Nếu tranh luận chắc chắn chúng ta sẽ lấy cái nguyên thủy làm chánh và đạp đổ cái phát triển là cái chắc vì chỉ có dựa vào nguyên thủy mới có khả năng lý luận vững chắc rạch ròi :D mà làm thế thì đúng như lời 1 đạo hữu nào đó nói bên topic "hỏi về 5 uẩn" làm thế là phá hoại phật giáo => vì suy cho cùng do nguyên thủy quá cao siêu , khắt khe hầu như bít cửa đối với cư sĩ vì nhìn vào giới luật là thấy phát khiếp rồi làm sao ai làm cho được ??? :D Do đó các tổ mới đặt phương tiện này nọ để cho mọi người cùng tìm về đạo phật tức là đạo đức căn bản làm người, vì dể dầu gì mà thuyết phục 1 kẻ cùng gian đại ác có thể ràng buộc giới luật khắt khe mà tu tập trở thành 1 người có đạo đức -> thế là mới có niệm phật A Di Đà nhưng xét cho cùng cũng là dạy con người ta hướng thiện sống vì mọi người => sống cho đáng là 1 con người chứ không có tánh thú mà là tánh phật :D :D :D :D do đó thiết nghĩ chúng ta nếu có thể giúp cho kẻ sơ cơ học đạo 1 vài lời cho họ sáng lên hoặc giúp họ vượt qua chướng ngại trong tu hành thì tốt còn tranh luận có lẽ không nên vì không đem tới sự giải thoát :D :D :D Bạn có xem qua bài Kinh Chân nhân chưa ???? link http://www.quangduc.com/kinhdien/Trungb ... bo113.html
Trong đó thế tôn luôn nhấn mạnh "không khen mình chê người" dù những điều mình đã đạt được hơn người rất nhiều cũng không nên chê người => đó là loại PHI CHÂN NHÂN
tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong :D Chúc đh luôn khỏe mạnh và an lạc tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

langtu đã viết:Tôi thấy bác hhc cũng như mấy người trong đây. ĐỐi với tôi thì khác : muốn nói cái gì thì phải chứng minh, chứ còn nói theo lòng tin thì ai nói gì chả được
Cái chứng minh đó dựa trên cơ sở gì? Cái yêu cầu đó, rút cuộc cũng là lòng tin.

Bạn Tin vào gì mà bảo rằng: "muốn nói cái gì thì phải chứng minh, chứ còn nói theo lòng tin thì ai nói gì chả được".
hhc đã viết:Nếu tranh luận chắc chắn chúng ta sẽ lấy cái nguyên thủy làm chánh và đạp đổ cái phát triển là cái chắc vì chỉ có dựa vào nguyên thủy mới có khả năng lý luận vững chắc rạch ròi
Cái này chính là tưởng tri. Chớ theo đó mà lầm lẩn.
Cái nguyên thủy là "bạn" chăng, là của bạn chăng? Lấy nó làm chi?


hhc
Bài viết: 138
Ngày: 18/11/10 04:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Tịnh độ

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi hhc »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
langtu đã viết:
hhc đã viết:Nếu tranh luận chắc chắn chúng ta sẽ lấy cái nguyên thủy làm chánh và đạp đổ cái phát triển là cái chắc vì chỉ có dựa vào nguyên thủy mới có khả năng lý luận vững chắc rạch ròi
Cái này chính là tưởng tri. Chớ theo đó mà lầm lẩn.
Cái nguyên thủy là "bạn" chăng, là của bạn chăng? Lấy nó làm chi?
=> tangbong tangbong tangbong tangbong Tâm của bạn quá sân, sân trong mỗi phút giây , sân trong mỗi từ ngữ :D :D :D Biết rằng bạn hỏi để phá chấp nhưng những người như tôi và bạn liệu có còn chấp vào đâu không????? :D :D :D :D :D :D Chúc bạn an lạc tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Có người chứng được tha tâm thông.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

hhc đã viết: => tangbong tangbong tangbong tangbong Tâm của bạn quá sân, sân trong mỗi phút giây , sân trong mỗi từ ngữ :D :D :D Biết rằng bạn hỏi để phá chấp nhưng những người như tôi và bạn liệu có còn chấp vào đâu không????? :D :D :D :D :D :D Chúc bạn an lạc tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong
Nhưng các chư vị A LA HÁN thì không thấy thế!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Cảm ơn các Thầy đã chia sẻ những sở học thật là bổ ích. Con xin thêm 1 chút thiển ý của mình cho đề tài thêm hấp dẫn. Mong các thầy bổ khuyết dùm cho con ! kinhle kinhle kinhle

QUÁ TRÌNH LÃNH HỘI GIÁO PHÁP

“Cơ chế” tiếp nhận tri thức của con người :
Thường thì con người tiếp nhận các tri thức (cái được biết) thông qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân (da), ý (vọng tưởng). Tất cả các thông tin ấy đều được dẫn về HỆ THẦN KINH trung ương phân tích, giải mã rồi chúng ta mới hiểu được. Trong những phương tiện trên thì chúng ta tiếp nhận thông tin qua bộ phận “tai, mắt” là nhiều nhất. Riêng có “ý” thức là luôn luôn được dùng tới.
Thí dụ : Khi dòm thấy 1 “cái ly” thì chúng ta nhận biết được những gì ?
- Thể : rắn
- Chất liệu : thủy tinh
- Màu: trong suốt
- Công năng : đựng nước
Trong đó chất liệu thủy tinh, thể rắn, công năng dùng để uống nước là do chúng ta “đã” biết (có ý thức) từ trước. Nếu như chưa từng biết đến thì phải có ai đó giảng giải và phải “tận tay” sờ nó thì chúng ta mới hiểu được. Còn màu “trong suốt” là do Hệ Thần Kinh thị giác phân tích ra : “A, đó là màu trong suốt”. Nghĩa là trong “cái biết” của chúng ta đã có sẵn màu “trong suốt” rồi thì chúng ta mới hiểu. Nếu chưa có thì chúng ta sẽ đặt ra dấu “?” đó là màu gì ? Vì chúng ta chưa hiểu hoặc là mơ hồ.
Như vậy, trong suốt quá trình “lãnh hội” tri thức chúng ta đều phải dựa vào “cái biết” đã có sẵn từ trước. Tạm gọi là “vốn tri thức” hay là “hệ tri thức”. Nó giống như cuốn “từ điển” sẵn có vậy. Nếu không có nó thì chúng ta không thể nào “tự biết” được ý nghĩa của 1 “từ mới”, 1 “tri thức mới”.
Đây cũng chính là vấn đề của việc học Giáo Pháp. Từ trước đến giờ chúng ta “lãnh hội” Giáo Pháp đều dựa vào “hệ tri thức” có sẵn của chúng ta. Nếu “những điều mới” tiếp nhận phù hợp với “hệ tri thức” có sẵn đó thì chúng ta sẽ “lãnh hội” nó 1 cách dễ dàng (dù rằng nó có thể không đúng). Còn “những gì” không phù hợp thì chúng ta sẽ mù mờ, khó hiểu và phải phản biện. Điều này dẫn đến 2 khả năng cao nhất :
1. Tìm ra được cái tổng hợp “dung hòa” giữa “cái mới” và cái “hệ tri thức” sẵn có.
2. Nếu không tìm ra được cái tổng hợp “dung hòa” giữa “cái mới” và cái “hệ tri thức” sẵn có thì 1 cách tự nhiên chúng ta sẽ bài bỏ “cái mới”, giữ lại cái “hệ tri thức” của mình để mà xài. :D
Không ai có thể làm ngược lại cả. Điều này tồn tại 1 “rủi ro” lớn vì “hệ tri thức” của mình có thể hoàn toàn sai. Nó có thể đúng trong phạm vi hẹp nhưng lại sai trong phạm vi lớn, đúng trong thời gian ngằn nhưng sai trong thời gian dài…Như những năm xưa, Galileo đã từng “tuyên bố” Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Thế mà “toàn nhân loại” thời đó vẫn tin sống tin chết rằng Mặt Trời quay quanh Trái Đất. Thử hỏi “tất cả” chúng ta hôm nay, ai sống trong thời đại đó tin theo Galileo mà phản bác lại “Toàn nhân loại” ? Kết quả cuối cùng thì mọi người đã rõ và Galileo đã phải “ôm hận” vì “chân lý” của mình :D Nhắc lại điều này để chúng ta thấy rằng “Toàn nhân lọai” còn lắm lúc sai như vậy thì đừng ai trong chúng ta cho rằng mình “đã đúng” trong 1 phút giây nào.
Xét “toàn bộ” quá trình lãnh hội tri thức/Giáo Pháp thì chúng ta đều dựa vào những điều hư giả, không có thật. “Tai, mắt” ta có thật không ? HỆ THẦN KINH chúng ta làm bằng gì, liệu chúng có đáng tin cậy ? Những giáo điều, “hệ tri thức” đang có liệu có phải là “chân lý” ?
Thí dụ : Đêm đến dòm lên trời, con thấy 1 “ngôi sao” lấp lánh. Ngôi sao đó cách chúng ta 2 tỷ năm ánh sáng chẳng hạn. Như vậy có nghĩa là con đang dòm thấy “quá khứ” 2 tỷ năm trước của “ngôi sao”, chứ đâu phải con đang dòm thấy “ngôi sao” của “hiện tại”. “Ngôi sao” của “hiện tại” đã khác hẳn, muốn thấy được “nó” con phải sống 2 tỷ năm nữa, đó là điều không thể. “Cái” mà con dòm thấy cũng chỉ là “Ảnh” (không thật) của “ngôi sao” trên “võng mạc” (giả luôn) của “mắt” con, đâu phải là “ngôi sao” thật. Như vậy là trong suốt quá trình “nhận biết” này. Con đã dùng “cái giả” (mắt, võng mạc, hệ thần kinh,...) để nhận biết được “cái giả” (“ảnh” ngôi sao của “quá khứ” 2 tỷ năm trước) nhưng con vẫn “hiểu” ngôi sao là cái gì :D (dù không đúng bản chất sự thật).
Tương tự như vậy cho tất cả các giáo lý, giáo điều, tri thức mà chúng ta đang có và “sẽ” có.

Kết luận :
Toàn bộ “hệ tri thức” của chúng ta là dựa vào những cái hư giả mà có được => cho nên cái “hệ tri thức” đó cũng là giả luôn. “Cái giả” đó có thể đúng nhiều sai ít hoặc là sai nhiều đúng ít, nhưng không ai trong chúng ta không dựa trên đó để mà tích lũy, học tập & phát triển. Như vậy, cần ý thức rằng chúng ta còn “luôn luôn sai”. Đó là 1 Chánh Kiến quan trọng.

Đó là nói về “cái biết” và “cái được biết”. Còn khi “cái biết” đã được thuần thục, đã nhuần nhuyễn, đã thành bản chất rồi thì sao ? Thí dụ : con sống trong nhà con lâu năm dài tháng, biết rõ mọi ngóc ngách trong nhà. Bất chợt vào 1 buổi tối, nhà con cúp điện. Mọi thứ như “tai, mắt, mũi, lưỡi, thân” không xài được nữa. Nhưng lúc đó con vẫn biết cái cầu thang ở đâu, nhẹ nhàng đi lên cầu thang, tìm đến cây đèn cày và mồi lửa cho sáng nhà. Đó chính là “cái biết” chân thật, không dựa vào những thứ hư giả như là “tai, mắt, mũi…”. Tương tự như vậy cho vấn đề lãnh hội Giáo Pháp của Phật. Đầu tiên thì chúng ta dựa trên cái nền có sẵn của chúng ta (“hệ tri thức” sẵn có), khi đọc được, nghe được những giáo điều mới mẻ, nó sẽ “trộn” với cái mà mình đang có. Chỗ nào hợp thì nó sẽ thông qua dễ dàng. Chỗ nào chưa hợp thì nó sẽ “đánh lộn” :D => 2 kết quả mà con đã nêu. Nếu chẳng may, kết quả là chúng ta phải bác bỏ điều chúng ta “mới” tiếp nhận thì xin mọi người hãy cẩn thận. Hãy nhớ về “Galileo” : “Toàn nhân loại” này còn lắm lúc sai lầm thì chúng ta đừng chủ quan như thế. Lúc đó không nên cả quyết điều gì cả. Đem vấn đề đang còn nghi vấn vào “thực tế khách quan”, quán xét cho tới khi tìm ra được câu trả lời chân thật. Quá trình này sẽ lặp lại suốt trên con đường tìm cầu Phật Đạo.

3 trường hợp NGỘ ĐƯỢC CHÂN LÝ :
1. Loại người duy vật/duy lý (sử dụng cái giả) ---> tiếp nhận cái giả ---> sàn lọc, thuần thục cái giả ---> xả luôn cái giả ( ngộ ra sự thật = ”tâm”, như ví dụ trong nhà cúp điện). Trường hợp này, giai đoạn cuối là khó nhất, loại người này tri thức và lý lẻ rất vững cho nên “chấp ý” rất mạnh (khó mà xả được). Nhưng nếu họ “biết” họ đang đứng trên “cái nền” giả thì có thể xả được.
2. Loại người duy tâm ( che tai bịt mắt, thật giả không màn :D) ---> luôn chú tâm hành trì Chánh Pháp ---> nếu không “chấp” phước đức sẽ tăng trưởng ---> khai ngộ được trí huệ ( ngộ được lẻ thật = “tâm” mà không phải dùng “tai, mắt, trí, não…”, hay còn gọi là “trực giác”.
3. Loại hỗn hợp giữa duy vật + duy tâm (có những điều họ chỉ “thuần tin” và cũng có những điều họ phải có câu trả lời = “lý lẻ”) : loại này cũng sẽ trài qua “cơ chế” lãnh hội Pháp như trên ---> cho đến khi ngộ được chân lý = “tâm”.
Con dùng chữ “người duy lý & duy tâm” là có tính tương đối bởi vì người duy lý cũng phải “tin” vào những điều mình cho là đúng, mới tạo thành “hệ tri thức” của người ấy. Như vậy, cái “tin” ấy là bằng gì ? Có phải cũng = “tâm” ? Cho nên 2 khái niệm đó là tương đối để phân biệt với nhau. Nghĩa là 1 bên thì phải phản biện lý giải rồi mới “tin”, 1 bên thì “tin” luôn khỏi bàn cãi :D
Cuối cùng, theo 3 quá trình trên thì nếu đi đúng, những loại người đó vẫn đồng quy tại 1 điểm ( ngộ chân lý = “tâm”) dù rằng con đường của họ là hoàn toàn khác nhau.

TIẾN TRÌNH CỦA TÂM trên con đường Ngộ Đạo :
“Tất cả” những loại người con nêu ra ở trên khi mới đến với Đạo thì “tâm” họ là 1 khối hỗn hợp, bao gồm đầy đủ các Thiện Pháp + Ác Pháp.
Thiện Pháp : có trách nhiệm chăm lo gia đình, thương người neo đơn, cơ nhở…
Ác Pháp : tham lam, tranh giành, đố kỵ, ích kỷ,…
Khi đến với Đạo họ biết thêm về Nhân Quả, hiểu sâu thêm về thân, tâm, Thiện Pháp, Ác Pháp…Họ sàn lọc “tâm” của mình, loại hết các Ác Pháp chỉ còn lại các Thiện Pháp. Người như vậy gọi là “tâm” đã Thuần Thiện. Họ sống với cái “tâm” Thuần Thiện cho đến khi thuần thục, nhuần nhuyễn, đi đến đâu cũng mang lại an lành hạnh phúc cho đời (đó là “bản chất” của họ). Và cuối cùng họ xả luôn cái “tâm” Thuần Thiện đó, để đạt tới trạng thái “tâm” Thuần Tịnh (bất động). Như vậy TIẾN TRÌNH TÂM của 1 người học Đạo là như sau :
Thiện + Ác lẫn lộn ---> loại Ác -> Thuần Thiện ---> xả luôn cái Thiện ---> Thuần Tịnh ( đến đây, vị ấy chỉ thêm Thiền Định là đắc quả Thánh)
Không phải các giai đoạn là hoàn toàn độc lập, mà có khi trong quá trình sàn lọc cho “tâm” Thuần Thiện vị ấy cũng đồng thời xả luôn những “niệm” Thiện đó. Ngày càng sâu dần, sâu dần cho đến khi Đắc Đạo. Có nhiều người đi không đúng quy trình như vậy, họ đốt giai đoạn, không đi qua giai đoạn sàn lọc cho “tâm” Thuần Thiện. Họ đi trực tiếp từ giai đoạn “tâm” còn Thiện + Ác lẫn lộn sang giai đoạn Thuận Tịnh luôn. Chính vì vậy mà tạo nên hiện tượng “ức chế tâm”, đời tu của họ bị trật vuột, lên xuống hoài. Bởi vì chưa tẩy trừ hết được các “nghiệp lực” cũng như các “lậu hoặc” thẵm sâu trong “tâm” họ. Vì vậy mà “tâm” của họ không thể đến được chỗ Thuần Tịnh, an nhiên.

Đó là những hiểu biết non cạn của con. Có chỗ nào còn sơ sót, mong các Sư Thầy, Sư Cô…bổ khuyết dùm con. Con cảm ơn nhiều lắm !! kinhle kinhle

Nguyện chúng sinh khắp Pháp Giới bao la đều trọn thành Phật Đạo.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
langtu đã viết:Tôi thấy bác hhc cũng như mấy người trong đây. ĐỐi với tôi thì khác : muốn nói cái gì thì phải chứng minh, chứ còn nói theo lòng tin thì ai nói gì chả được
Cái chứng minh đó dựa trên cơ sở gì? Cái yêu cầu đó, rút cuộc cũng là lòng tin.

Bạn Tin vào gì mà bảo rằng: "muốn nói cái gì thì phải chứng minh, chứ còn nói theo lòng tin thì ai nói gì chả được".

Ô hay, bác VH không thể phân biệt "chứng minh" với "lòng tin" ; thế rồi cho rằng chứng minh rút cuộc cũng là lòng tin :))

Chẳng hạn anh A được mọi người tin là vô tội tới khi thanh tra chứng minh được hắn có tội. Sở dĩ anh ta được mọi người tin là vô tội vì anh ta ăn ở rất hiền lành, luôn giúp đỡ mọi người. Nhưng ai cũng "té ngửa" ra khi nạn nhân nhận dạng đúng người đồng thời xét nhiệm ADN từ hiện trường trùng ADN của anh A.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

@ Bác KB : bác cho rằng
"Toàn bộ “hệ tri thức” của chúng ta là dựa vào những cái hư giả mà có được => cho nên cái “hệ tri thức” đó cũng là giả luôn."
vậy cho hỏi 2 câu :

_ Thế nào là giả và thật để dựa vào đó mà bác cho rằng “hệ tri thức” của chúng ta là dựa vào những cái hư giả ?

_ Chánh pháp dựa vào những cái hư giả hay thật ? :D


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Hệ tri thức đó, nó phù hợp với hệ quy chiếu mà nó đang được khảo sát.
Không nên kết luận một chiều là nó đúng hay sai. Thật giả cũng chỉ là những khái niệm phụ thuộc vào hệ quy chiếu với 3 trục: thời gian-không gian- định kiến.
Chánh Pháp dựa vào cả thật và giả để nói về chính nó.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

langtu đã viết: Ô hay, bác VH không thể phân biệt "chứng minh" với "lòng tin" ; thế rồi cho rằng chứng minh rút cuộc cũng là lòng tin :))

Chẳng hạn anh A được mọi người tin là vô tội tới khi thanh tra chứng minh được hắn có tội. Sở dĩ anh ta được mọi người tin là vô tội vì anh ta ăn ở rất hiền lành, luôn giúp đỡ mọi người. Nhưng ai cũng "té ngửa" ra khi nạn nhân nhận dạng đúng người đồng thời xét nhiệm ADN từ hiện trường trùng ADN của anh A.
Dựa trên cơ sở gì để chứng minh? Cơ sở đó lấy cái gì để chứng minh chính nó? Chứng minh và lòng tin quan hệ mật thiết với nhau, chẳng thể tách rời.


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Dạ, con cảm ơn Thầy langtu đã dành 2 câu hỏi cho con. Con xin được phép trả lời câu hỏi của Thầy. Xin Thầy chỉ bày thêm cho con ! kinhle
Câu thứ 1:
langtu đã viết:
_ Thế nào là giả và thật để dựa vào đó mà bác cho rằng “hệ tri thức” của chúng ta là dựa vào những cái hư giả ?
Câu này có 3 cách trả lời :

@ Thầy langtu :
1 - Xin Thầy hoan hỷ xem lại "Cơ chế" hình thành "Hệ tri thức" mà con đã trình bày. Tiến trình này đi từ Nhân ==> Quả

2 - Hoặc là dùng phương pháp "phản biện ngược" trong toán học để trả lời. Nghĩa là có thể chứng minh ngược lại, rằng : " Hệ tri thức của chúng ta là thật". Nếu chứng minh được thì "mệnh đề" trên là "sai". Nếu chứng minh không được thì "mệnh đề" trên là "đúng". Tiến trình này đi ngược lại từ Quả ==> Nhân

@ Đại chúng :
3 - Thầy langtu đã đặt ra câu hỏi rất là hay. Thầy đã nêu ra vấn đề thật", "giả"...hoặc có thể nói rộng hơn là vấn đề "đúng", "sai", "tà", "chánh"...nói chung là tất cả các phạm trù đối lập như thế. Chúng KHÔNG có câu trả lời chính xác. Các chuẩn mực về "thật", "giả", "đúng", "sai",...đều Không có cơ sở, căn cứ cố định. Chính vì thế mà chúng ta đều “cảm nhận” mọi sự theo cái “Ngã” của mình rồi cho đó là đúng, đó là sai…( ai cũng còn cái Ngã và chính cái Ngã đó ===> sản sinh ra “thật”, “giả”, “đúng”, “sai”, “phải”, “quấy”…). Không theo Cùng “1 chuẩn” tuyệt đối nào nên mới tạo ra nhiều quan điểm, nhiều giáo điều khác biệt, đôi khi là trái ngược nhau. Trong bài diển giải dong dài của con :D lấy theo “chuẩn” VÔ NGÃ của Phật làm căn cứ, để “suy luận” ra mọi vấn đề. Nghĩa là “Nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý” đều không thật có ===> mọi tín hiệu, mọi thông tin, mọi “tri thức” được “chiêu cảm” trên những “phương tiện” đó đều là “không thật”. Giống như cái “TA” đã không có thì tất cả những gì là “CỦA TA” đều hoàn toàn vô nghĩa. Chữ “hư giả” của con là miêu tả ý này vậy. Vì có cái “Ngã” làm Nhân ===> cái Quả của nó là “đúng”, “sai”, “thật”, “giả”…”bám” trên cái Ngã đó. Nhưng vì cái Ngã này “không thật có” (Phật đã chứng minh, ai không tin thì có thể phản biện lời của Phật, điều mà Chư Phật rất hoan hỷ :D ) ===> tất cả những suy nghĩ, lý luận, giáo điều…chúng ta đã “tiếp nhận” được qua nghe (tai), đọc (mắt), nghiên cứu (trí não)…đều là vô nghĩa (Vọng Tưởng, tưởng tri…nhiều thuật ngữ khác nhau để miêu tả) Vấn đề này càng suy rộng ra là dẫn đến Đạo Lý Nhân Duyên của Phật, hay là trí tuệ Bát Nhã : vạn Pháp như huyễn, như mộng…của hệ thống Đại Thừa.
Chính vì vậy mà có lần con nói là : “chừng nào chúng ta không còn phải suy luận = “trí não” thì khi đó “tâm” chúng ta sẽ “hiểu”. Giống như ví dụ nhà bị cúp điện vậy. Hàng ngày, nhà chúng ta không cúp điện nên mặc nhiên là “tai, mắt…” sẽ thấy và chúng ta “hoàn toàn” dựa trên đó để sinh hoạt. Đến khi cúp điện “tai, mắt, trí, não…” có đó mà không xài được (lòi cái bản chất “giả xạo” của nó ra, lúc đó thì cái tâm “biết” vẫn dẫn mình đi được). Nhưng khó 1 nổi là trong cuộc sống đời thường, không ai “cúp điện” tai mắt, trí, não của mình cả. Nó vẫn thường xuyên hoạt động và chạy với “điện cao thế” 220V :D Chính vì vậy mà chúng rất là “nhạy”, xanh đỏ tím vàng “liếc” sơ là biết, nhưng có bao nhiêu gam màu pha trộn lại để tạo ra chúng thì phải dùng "máy quang phổ" hoặc là Photoshop phân tích ra mới được :D . Còn đúng sai thật giả nghe qua 1 cái là “biết”, nhưng khổ một cái là “tâm” vẫn không “thấy”. Con mong Chư Phật, Chư Thiên, Chư Bồ Tát gia hộ cho tất cả chúng ta; ai cũng làm chủ được “cầu dao điện” nhà mình, đừng để nó “chạy” dữ quá mà hao tốn “năng lượng” của thế gian :D
Thầy tqh009 dạy rất là phải. Chúng ta vẫn luôn bị kẹt vào cái bản ngã của mình, kẹt vào Hệ Quy Chiếu (HQC) mà mình đang đứng. Giả dụ con đang viết bài này là dự vào “Hệ Tri Thức” của con (tưởng ấm) ===> truyền tải lên Internet ===> computer của các Thầy ===> Án xạnh lên võng mạc của các Thầy ===> tín hiệu vào Hệ Thần Kinh (trí não) của các Thầy ===> giao thoa “Hệ Tri Thức” của các Thầy (tưởng ấm) ===> vọng tưởng “đánh lộn” nhau, dẫn đến 2 kết quả con đã trình bày trong bài trước. Đây cũng là lý giải cho việc chúng ta tiếp nhận 1 câu Pháp của Phật ===> mỗi người hiểu mỗi kiểu khác nhau :D . Toàn bộ quá trình đó con tạm gọi là Hệ Quy Chiếu “tưởng ấm”. Như vậy, có nghĩa là "toàn bộ Hệ tri thức" của "Nhân loại" trong đó gồm cả Tôn giáo, Khoa học, Chính trị,...đều là "hư ảo, giả dối". Đó chính là lý do vì sao Galileo đã từng chứng minh được "Toàn nhân loại" là "sai" nhưng mà họ cũng không "thấy" được, mặc dù Galileo không phải là Chân Lý. Điều này xưa kia "đúng", bây giờ "đúng" và vĩnh viễn "đúng" cho đến Vô Lượng Kiếp về sau. kinhle kinhle
Cùng trên 1 Hệ Quy Chiếu thì tất cả những thành phần, những phương tiện của HQC đó mới giao thoa được với nhau. Ví như trong HQC của “tâm chứng” thì chỉ những yếu tố, thành phần trong cùng HQC đó mới giao thoa được, con tạm gọi là “tâm ứng tâm” không có 1 niệm nào. Như có lần Đức Phật cùng với Ngài Mục Kiền Liên “giao thoa” được với nhau ở trong “Định” dù ở cách xa nhau cả ngàn km. Ngược lại, trên HQC của “tưởng ấm” thì tất cả những yếu tố thuộc HQC đó như là : hình ảnh, âm thanh, suy nghĩ, lý luận…mới có thể “giao thoa” được (quy trình con đã trình bày ở trên). Lấy HQC "tưởng ấm" để "tả" về HQC "tâm chứng" thì thật là sai nguyên tắc và cũng không thể được. Và ngược lại, cái "biết" của "tâm chứng" thì chỉ có Chứ Phật, Chư Bồ Tát hằng biết rất rõ tất cả nhưng hoàn toàn không có 1 niệm, không có "lời" diễn tả. kinhle kinhle
Con xin được thêm một ví dụ nữa trong thực tế khoa học để những ai không phải Đạo Phật cũng có thể “cảm” được chỗ này :
Trong HQC “Khoa học cổ điển” : 1 viên bi đang di chuyển với vận tốc 20 m/s đến tông vào 1 viên bi đang chạy cùng chiều với vận tốc 10 m/s . Thì ngay lúc đó viên bi bị tông sẽ có vận tốc v1 + v2 = 20 + 10 = 30 m/s
Trong HQC “Khoa học hiện đại” : 1 tàu không gian đang chuyển động với vận tốc 0.7c (c: vận tốc ánh sáng 300.000 km/s), phóng ra 1 tàu con cùng chiều với vận tốc 0.5 c thì vận tốc tàu phóng ra = ?
v1 + v2 = 0.7c + 0.5c = 1.2 c > c (vận tốc vật thể > vận tốc ánh sáng) timeeeout
Không thể dùng thành phần, công cụ thuộc HQC “Khoa học cổ điển” mà gán cho HQC “Khoa học hiện đại” được. Các nhà Khoa học sẽ “loạn trí não”, không “hiểu” được ~x( . Lúc này phải dùng những yếu tố, phương tiện của HQC “Khoa học hiện đại” thì mới được, nhưng nó vẫn còn kẹt vào HQC của nó, nghĩa là không thể lấy nó để giái quyết ngược lại những vấn đề của HQC “KH cổ điển”.
Như vậy ngôn từ chữ nghĩa, suy nghĩ, lý luận…chỉ có ý nghĩa “hạn hẹp” là để chúng ta trao đổi, giao tiếp với nhau qua lời nói, chữ viết sách vở, qua Internet…chứ hoàn toàn “không ý nghĩa” trên con đường CHỨNG được bản thể Khách Quan = “tâm”. Đó là lý do vì sao Phật thuyết, Phật nói, Phật truyền giảng…cho chúng ta “biết” về những Chân Lý thì được, chứ Phật không “tu” CHỨNG dùm chúng ta được. Còn chúng ta thì nói, thuyết, giảng…cho người khác “biết” được chứ không CHỨNG dùm người đó được (tại vì chúng ta cũng chưa CHỨNG :D).
Pháp môn này “Bình Đẳng” luôn cả đối với “người mù, người điếc”, vì họ không “thấy biết” mọi vật nhưng “tâm” họ vẫn “hiểu” được thiện ác : đưa con dao bảo họ “giết người” họ vẫn biết đó là bất thiện (nhiều người “tai, mắt” đầy đủ vẫn không biết điều này :D), hoặc để cho họ phóng sanh chim, choc, chồn, chuột…họ vẫn biết đó là thiện pháp nên làm. Nếu không thì con cũng không biết có Pháp nào để độ cho họ ? caunguyen kinhle Và khi “tâm” họ “hiểu” được như vậy, họ hoan hỷ làm những chuyện đó thì Nhân Quả vẫn ghi nhận công đức của họ. Vì vậy mà đối với những người này chúng ta hãy dìu dắt họ, cho họ “tận tay” làm những điều lành, tích lũy phước báu, đời sau tốt hơn (các pháp môn trì chú, nhiếp tâm…sẽ không phù hợp vì họ nghiệp nặng, không thể nào thắng được Vọng Tưởng).

Câu thứ 2 :
_ Chánh pháp dựa vào những cái hư giả hay thật ? :D
Câu này Thầy lại dẫn con vào chữ “Chánh Pháp”. Thế nào là “Chánh Pháp” ? Chúng ta không có “1 chuẩn” nào về nó cả. Nếu có thì KHÔNG có Phật ra đời. Bởi vì, nếu như vậy thì Phật cũng kẹt vào cái “Chánh Pháp” đó không thể Giải Thoát được. Còn chúng ta hễ “thấy” mình “đúng” là cho mình là “Chánh Pháp” ==> những điều “khác” với nó là không phải “Chánh Pháp” ==> “Tà Pháp” :D Đó là 1 quá trình lằng nhằng, dằng dai nhưng lại dựa trên cái “không thật”. Mà nó lại có thể gây nên những mâu thuẫn, đả kích nhau trong nội bộ Đạo Phật. Thử hỏi, những người ngoài Đạo Phật nhìn vào Phật Giáo của chúng ta, họ sẽ “thấy” thế nào ? Thiện tai…Thiện tai… kinhle kinhle Theo con, chữ “Chánh Pháp” phải được “hiểu” là SỰ THẬT KHÁCH QUAN. Nó chinh phục cả những người Đạo Phật và cả những người không phải Đạo Phật… Nhân Quả, Luân Hồi, Vô Thường, Vô Ngã…đều là những SỰ THẬT KHÁCH QUAN. Điều này Đức Phật đã dạy : “49 năm giáo hóa mà Ta chưa hề nói 1 lời”. PHẬT đâu có “nhào nặn” ra cái gọi là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã…bảo là “Chánh Pháp” rồi bắt chúng ta nhất nhất làm theo. Làm theo mà không “hiểu” thì làm sao mà làm ? NGƯỜI đã “thể nhập” vào bản thể của SỰ THẬT KHÁCH QUAN và hiểu rõ ngọn ngành của Vạn Pháp. Đức Thế Tôn thị hiện thành PHẬT cũng là theo đúng Nhân Duyên. NGƯỜI đã “Khai thị tri kiến Phật” và “chỉ” cho chúng ta con đường thoát “Khổ”.Chúng ta có thể “đi theo” hoặc là “không đi theo”, tùy theo sở nguyện của mình. Tất cả đã có Nhân Quả của chúng ta quy định. Như thế thì làm sao có cái gọi là “thật”, “giả”... của “Chánh Pháp” ? Chúng thuộc về HQC “tưởng ấm”. Không phải là bản thể của SỰ THẬT KHÁCH QUAN.
Vài hiểu biết non cạn của con. Xin các Sư thầy, Sư Cô…chỉ bày thêm cho con được sáng tỏ. Bài con viết có nhiều yếu tố của Khoa Học Vật Lý. Mong là sẽ không làm nhiều người khó hiểu. Đó là “nhược điểm” của ngôn ngữ. Nhưng mà mình có thể mượn “Khoa Học” để nói về Phật Pháp thì đó cũng là cái Nhân sau này “Khoa Học” sẽ mượn những “Minh Triết” của Phật Học để giải quyết những vấn đề của họ. Đem lại an vui hạnh phúc cho đời.
Mong các Sư Thầy, Sư Cô…thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời. kinhle kinhle
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

tqh009 đã viết:Hệ tri thức đó, nó phù hợp với hệ quy chiếu mà nó đang được khảo sát.
Không nên kết luận một chiều là nó đúng hay sai.
Ở đây có nhiều người nói vui phết :)) Thế bác cho rằng 1+1 = 2 cũng chỉ là "kết luận một chiều là nó đúng hay sai" ? Chẳng hạn "Nhiệt độ luôn chuyển từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp", đó là chân lý mà bác cũng không hiểu là nó đúng hay sai à ? Bác dựa vào hệ quy chiếu nào để phán rằng đó là kết luận một chiều, không thể biết một chiều là nó đúng hay sai ? :D
tqh009 đã viết:Thật giả cũng chỉ là những khái niệm phụ thuộc vào hệ quy chiếu với 3 trục: thời gian-không gian- định kiến.
:)) Kiểu này chắc ra mua hàng bác cũng không biết cái nào là hàng thiệt hay hàng giả, bó tay !

tqh009 đã viết:Chánh Pháp dựa vào cả thật và giả để nói về chính nó.
Vậy thì nó có giá trị gì nữa để mà nói, nói như bác thì nên quăng nó vô sọt rác, vì những lời Phật nói cũng chẳng phải là chân lý.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách