Minh triết của Phật giáo

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
langtu đã viết: Ô hay, bác VH không thể phân biệt "chứng minh" với "lòng tin" ; thế rồi cho rằng chứng minh rút cuộc cũng là lòng tin :))

Chẳng hạn anh A được mọi người tin là vô tội tới khi thanh tra chứng minh được hắn có tội. Sở dĩ anh ta được mọi người tin là vô tội vì anh ta ăn ở rất hiền lành, luôn giúp đỡ mọi người. Nhưng ai cũng "té ngửa" ra khi nạn nhân nhận dạng đúng người đồng thời xét nhiệm ADN từ hiện trường trùng ADN của anh A.
Dựa trên cơ sở gì để chứng minh? Cơ sở đó lấy cái gì để chứng minh chính nó? Chứng minh và lòng tin quan hệ mật thiết với nhau, chẳng thể tách rời.
Chứng minh và lòng tin khác nhau quá đi chứ. Ví dụ rõ vậy mà bác VH vẫn không hiểu ? :D
Chẳng hạn bác ăn trộm, người thân trong nhà bác đều tin là bác vô tội. Nhưng khi có nhân chứng + vật chứng rõ ràng thì người nhà bác cũng phải té ngữa ra công nhận bác là thằng ăn trộm.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Không biết đã viết: 3 - Thầy langtu đã đặt ra câu hỏi rất là hay. Thầy đã nêu ra vấn đề thật", "giả"...hoặc có thể nói rộng hơn là vấn đề "đúng", "sai", "tà", "chánh"...nói chung là tất cả các phạm trù đối lập như thế. Chúng KHÔNG có câu trả lời chính xác. Các chuẩn mực về "thật", "giả", "đúng", "sai",...đều Không có cơ sở, căn cứ cố định.
:)) Giống như cái bác nói ở trên. Nói vậy thì 1+1=2 không đúng hả ? :))


Không biết đã viết:Thầy tqh009 dạy rất là phải. Chúng ta vẫn luôn bị kẹt vào cái bản ngã của mình, kẹt vào Hệ Quy Chiếu (HQC) mà mình đang đứng. Giả dụ con đang viết bài này là dự vào “Hệ Tri Thức” của con (tưởng ấm) ===> truyền tải lên Internet ===> computer của các Thầy ===> Án xạnh lên võng mạc của các Thầy ===> tín hiệu vào Hệ Thần Kinh (trí não) của các Thầy ===> giao thoa “Hệ Tri Thức” của các Thầy (tưởng ấm) ===> vọng tưởng “đánh lộn” nhau, dẫn đến 2 kết quả con đã trình bày trong bài trước. Đây cũng là lý giải cho việc chúng ta tiếp nhận 1 câu Pháp của Phật ===> mỗi người hiểu mỗi kiểu khác nhau :D . Toàn bộ quá trình đó con tạm gọi là Hệ Quy Chiếu “tưởng ấm”. Như vậy, có nghĩa là "toàn bộ Hệ tri thức" của "Nhân loại" trong đó gồm cả Tôn giáo, Khoa học, Chính trị,...đều là "hư ảo, giả dối". Đó chính là lý do vì sao Galileo đã từng chứng minh được "Toàn nhân loại" là "sai" nhưng mà họ cũng không "thấy" được, mặc dù Galileo không phải là Chân Lý. Điều này xưa kia "đúng", bây giờ "đúng" và vĩnh viễn "đúng" cho đến Vô Lượng Kiếp về sau. kinhle kinhle
Ô hay, Galileo cho rằng trái đất quay quanh mặt trời không phải là Chân Lý ? :D Bó tay .com


Không biết đã viết:Câu thứ 2 :
_ Chánh pháp dựa vào những cái hư giả hay thật ? :D
Câu này Thầy lại dẫn con vào chữ “Chánh Pháp”. Thế nào là “Chánh Pháp” ? Chúng ta không có “1 chuẩn” nào về nó cả. Nếu có thì KHÔNG có Phật ra đời. Bởi vì, nếu như vậy thì Phật cũng kẹt vào cái “Chánh Pháp” đó không thể Giải Thoát được.
Bác sai lầm tiếp :D Phật đã từng nói về Lý duyên khởi rằng dù ngài có ra đời hay không thì sự thật vẫn luôn như thế. Cũng như ""Nhiệt độ luôn chuyển từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp" là chân lý, dù bộ môn nhiệt động học có ra đời hay không.


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

:)) Giống như cái bác nói ở trên. Nói vậy thì 1+1=2 không đúng hả ? :))
Vào 1 buổi phỏng vấn nọ, 1 anh trưởng phòng nhân sự (TPNS) hỏi người phỏng vấn viên (PVV) đến xin việc : "một + một" là mấy? PVV thoáng nghĩ là ông này dở hơi nhưng cũng nhanh nhẩu đáp là "một + một = hai". TPNS nghe xong, gật gù khen nhẹ "Anh nhanh nhạy lắm! Nhưng anh không thấy hết vấn đề, anh giống như hầu hết những người mà tôi đã từng hỏi là bị mắc kẹt trong "ngôn ngữ" và "logic thông thường". Câu trả lời của Anh không sai, nhưng nó chỉ đúng trong Toán học (HQC Toán Học). Mà tôi đâu có hỏi "một + một" trong Toán học. Tôi hỏi : "một + một" là mấy ? Câu hỏi này có hàng vạn cách trả lời. Ví dụ :
- Theo "Lý học" : 1 người có trọng lượng N + 1 phản lực N của người ấy = 0N (cân bằng, 0 có lực)
- Theo "Xã hôi học": 1 người đàn ông + 1 người phụ nữ = 1 gia đình
- Theo "Kinh tế học": 1 giám đốc + 1 nhân viên = 1 doanh nghiệp
- Theo "Thế giới quan": 1 trái đất + 1 sự sống = & sự sống (vô cực sự sống)...
Và còn "hàng vạn" cách nhìn khác nhau nữa, anh hãy mở rộng nhãn quan cho mình. PVV nghe xong, cảm ơn TPNS rồi sách cặp ra về mà trong lòng bàng hoàng khôn tả".
Câu này ý TPNS muốn check xem "khả năng phản xạ" và "tầm nhìn" của PVV. Đây là câu hỏi phỏng vấn trong thực tế đời thường.
Đó chính là lý do vì sao Galileo đã từng chứng minh được "Toàn nhân loại" là "sai" nhưng mà họ cũng không "thấy" được, mặc dù Galileo không phải là Chân Lý. Điều này xưa kia "đúng", bây giờ "đúng" và vĩnh viễn "đúng" cho đến Vô Lượng Kiếp về sau. kinhle kinhle
Ô hay, Galileo cho rằng trái đất quay quanh mặt trời không phải là Chân Lý ? :D Bó tay .com
"Quan điểm, nhận định" của Galileo là Chân Lý, còn "bản thân" Galileo đâu phải là Chân Lý. Ổng mà sống lại kêu ổng đánh giá, nhận định về "Văn Học, Sử học..." chưa chắc ổng "Chân Lý" hơn con. :D kinhle kinhle Vậy chỗ này đâu có gì mâu thuẩn phải không Thầy ?
Bác sai lầm tiếp :D Phật đã từng nói về Lý duyên khởi rằng dù ngài có ra đời hay không thì sự thật vẫn luôn như thế.
Điều Thầy dạy rất là phải và nó cũng có trong câu trả lời của con. Con xin được trích lại :
Theo con, chữ “Chánh Pháp” phải được “hiểu” là SỰ THẬT KHÁCH QUAN. Nó chinh phục cả những người Đạo Phật và cả những người không phải Đạo Phật… Nhân Quả, Luân Hồi, Vô Thường, Vô Ngã…đều là những SỰ THẬT KHÁCH QUAN. PHẬT đâu có “nhào nặn” ra Vô Thường, Khổ, Vô Ngã,…bảo là “Chánh Pháp” rồi bắt chúng ta nhất nhất làm theo.
Có chăng là "do chúng ta" gán ghép vào những mỹ từ cao đẹp như "Chánh Pháp" này, "Chánh Pháp" nọ..., rồi sanh ra đủ thứ chuyện.

Đây những thiển ý non cạn của con, mong các Sư Thầy, Sư Cô...hoan hỷ mà chỉ dạy !!! kinhle kinhle
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi Không biết vào ngày 03/01/11 18:39 với 1 lần sửa.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Nếu các bạn kiên quyết tìm cho bằng được điểm sai của người, kiên quyết không chấp nhận lý luận của người, bạn sẽ làm được điều đó một cách dễ dàng với sự trợ giúp đắc lực của tà kiến.

Nếu bạn nỗ lực nhìn thấy thánh nhân trong những con người bình thường. Cuộc sống này sẽ tươi đẹp biết bao. Chánh kiến có được từ những điều bình thường nhất.

Chỉ những con người không bình thường mới cho rằng mình phi thường, chân lý là phi thường, cao thâm.


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

tangbong tqh009


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Bạn tqh009 ơi...ngưỡng mộ bạn quá.. caunguyen .... tangbong.

Đơn giản,thực tế,nhanh gọn...là mẹ thành công !... =D>


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Chánh Pháp dựa vào cả thật và giả để nói về chính nó.
---> Tiếp tục phát huy... tangbong


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

tqh009 đã viết:Nếu các bạn kiên quyết tìm cho bằng được điểm sai của người, kiên quyết không chấp nhận lý luận của người, bạn sẽ làm được điều đó một cách dễ dàng với sự trợ giúp đắc lực của tà kiến.
tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle
Nếu bạn nỗ lực nhìn thấy thánh nhân trong những con người bình thường. Cuộc sống này sẽ tươi đẹp biết bao. Chánh kiến có được từ những điều bình thường nhất.
"Nổ lực nhìn thấy" ?? Cái gì "nổ lực nhìn thấy" ? "Mắt", "tâm",...hay là "vọng tưởng".

"Sai" mà TƯỞNG là "đúng"
"Đúng" mà TƯỞNG là "sai"
Chấp thủ trong "tà kiến"
Đường Giác Ngộ đứng hoài

"Đúng" thì BIẾT là "đúng"
"Sai" thì BIẾT là "sai"
An trú trong Chánh Kiến
Đường Giác Ngộ không dài. kinhle

Theo con thấy, "sự thật" là "sự thật", không cần phải "nổ lực nhìn thấy" Thầy ạ. Chỉ cần BIẾT là được, còn khi Nói ra :"cái đó Đúng, cái kia Sai,..." là bắt đầu "kẹt" :D Cái BIẾT thuộc HQC "tâm", cái NÓI thuộc HQC "tưởng".
Chỉ những con người không bình thường mới cho rằng mình phi thường, chân lý là phi thường, cao thâm.
Sẽ có người hỏi, thế nào là "bình thường? thế nào "không bình thường", "phi thường"..???
Đó là những "cặp phạm trù đối lập", chỉ có ý nghĩa "tương đối" trong "giao tiếp", mỗi người sẽ "dựa vào" hệ tri thức của mình mà "cảm" về những phạm trù đó "khác nhau". Nó có phải là "Sự thật Khách Quan" ?
Chánh Pháp dựa cả vào thật và giả để nói về chính nó
Thế nào là "thật"? thế nào "giả" ?...
Cái này rơi vào những "cặp phạm trù đối lập" giống như trên. Chúng ta dựa theo "Chuẩn" nào để cho đó là "thật, "giả"...Cái "thật", "giả"...của "tất cả" mọi người đếu "giống nhau" không ? Nó có phải là "Tưởng tri"?

Những thiển ý non cạn của con. Mong các Sư Thầy, Sư Cô...hoan hỷ mà chỉ dạy !! kinhle kinhle
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Không biết đã viết:
:)) Giống như cái bác nói ở trên. Nói vậy thì 1+1=2 không đúng hả ? :))
Vào 1 buổi phỏng vấn nọ, 1 anh trưởng phòng nhân sự (TPNS) hỏi người phỏng vấn viên (PVV) đến xin việc : "một + một" là mấy? PVV thoáng nghĩ là ông này dở hơi nhưng cũng nhanh nhẩu đáp là "một + một = hai". TPNS nghe xong, gật gù khen nhẹ "Anh nhanh nhạy lắm! Nhưng anh không thấy hết vấn đề, anh giống như hầu hết những người mà tôi đã từng hỏi là bị mắc kẹt trong "ngôn ngữ" và "logic thông thường". Câu trả lời của Anh không sai, nhưng nó chỉ đúng trong Toán học (HQC Toán Học). Mà tôi đâu có hỏi "một + một" trong Toán học. Tôi hỏi : "một + một" là mấy ? Câu hỏi này có hàng vạn cách trả lời. Ví dụ :
- Theo "Lý học" : 1 người có trọng lượng N + 1 phản lực N của người ấy = 0N (cân bằng, 0 có lực)
- Theo "Xã hôi học": 1 người đàn ông + 1 người phụ nữ = 1 gia đình
- Theo "Kinh tế học": 1 giám đốc + 1 nhân viên = 1 doanh nghiệp
- Theo "Thế giới quan": 1 trái đất + 1 sự sống = & sự sống (vô cực sự sống)...
Và còn "hàng vạn" cách nhìn khác nhau nữa, anh hãy mở rộng nhãn quan cho mình. PVV nghe xong, cảm ơn TPNS rồi sách cặp ra về mà trong lòng bàng hoàng khôn tả".
Câu này ý TPNS muốn check xem "khả năng phản xạ" và "tầm nhìn" của PVV. Đây là câu hỏi phỏng vấn trong thực tế đời thường.
Này bác KB, tôi nói rõ 1+1=2 (viết bằng số) chứ không phải là một cộng một bằng hai (viết bằng chữ) để rồi bác suy diễn từ lĩnh vực toán học sang những lĩnh vực khác. Tôi chỉ hỏi 1+1=2 nó sai chỗ nào ? Chờ bác tqh009 phản biện, thế thôi.
Không biết đã viết:Đó chính là lý do vì sao Galileo đã từng chứng minh được "Toàn nhân loại" là "sai" nhưng mà họ cũng không "thấy" được, mặc dù Galileo không phải là Chân Lý. Điều này xưa kia "đúng", bây giờ "đúng" và vĩnh viễn "đúng" cho đến Vô Lượng Kiếp về sau. kinhle kinhle
Ô hay, Galileo cho rằng trái đất quay quanh mặt trời không phải là Chân Lý ? :D Bó tay .com
"Quan điểm, nhận định" của Galileo là Chân Lý, còn "bản thân" Galileo đâu phải là Chân Lý. Ổng mà sống lại kêu ổng đánh giá, nhận định về "Văn Học, Sử học..." chưa chắc ổng "Chân Lý" hơn con. :D kinhle kinhle Vậy chỗ này đâu có gì mâu thuẩn phải không Thầy ?
Xem lại những gì bác viết nhé :

"Như vậy, có nghĩa là "toàn bộ Hệ tri thức" của "Nhân loại" trong đó gồm cả Tôn giáo, Khoa học, Chính trị,...đều là "hư ảo, giả dối". Đó chính là lý do vì sao Galileo đã từng chứng minh được "Toàn nhân loại" là "sai" nhưng mà họ cũng không "thấy" được, mặc dù Galileo không phải là Chân Lý."

Rõ là ý bác muốn nói những phát minh khoa học như của Galileo đều không phải là Chân Lý, vì cả Tôn giáo, Khoa học, Chính trị,...đều là "hư ảo, giả dối" :D
Không biết đã viết:Bác sai lầm tiếp :D Phật đã từng nói về Lý duyên khởi rằng dù ngài có ra đời hay không thì sự thật vẫn luôn như thế.
Điều Thầy dạy rất là phải và nó cũng có trong câu trả lời của con. Con xin được trích lại :
Theo con, chữ “Chánh Pháp” phải được “hiểu” là SỰ THẬT KHÁCH QUAN. Nó chinh phục cả những người Đạo Phật và cả những người không phải Đạo Phật… Nhân Quả, Luân Hồi, Vô Thường, Vô Ngã…đều là những SỰ THẬT KHÁCH QUAN. PHẬT đâu có “nhào nặn” ra Vô Thường, Khổ, Vô Ngã,…bảo là “Chánh Pháp” rồi bắt chúng ta nhất nhất làm theo.
Có chăng là "do chúng ta" gán ghép vào những mỹ từ cao đẹp như "Chánh Pháp" này, "Chánh Pháp" nọ..., rồi sanh ra đủ thứ chuyện.

Đây những thiển ý non cạn của con, mong các Sư Thầy, Sư Cô...hoan hỷ mà chỉ dạy !!! kinhle kinhle
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle
:)) Bác tự vả mồm mình đấy à ? Xem lại những gì bác viết để thấy câu sau đá câu trước nè :

"Thế nào là “Chánh Pháp” ? Chúng ta không có “1 chuẩn” nào về nó cả. Nếu có thì KHÔNG có Phật ra đời. Bởi vì, nếu như vậy thì Phật cũng kẹt vào cái “Chánh Pháp” đó không thể Giải Thoát được."

:D
Sửa lần cuối bởi langtu vào ngày 04/01/11 08:00 với 7 lần sửa.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

tqh009 đã viết:Nếu các bạn kiên quyết tìm cho bằng được điểm sai của người, kiên quyết không chấp nhận lý luận của người, bạn sẽ làm được điều đó một cách dễ dàng với sự trợ giúp đắc lực của tà kiến.

Nếu bạn nỗ lực nhìn thấy thánh nhân trong những con người bình thường. Cuộc sống này sẽ tươi đẹp biết bao. Chánh kiến có được từ những điều bình thường nhất.

Chỉ những con người không bình thường mới cho rằng mình phi thường, chân lý là phi thường, cao thâm.
Tôi đâu có cần phải "kiên quyết tìm cho bằng được điểm sai của người" như bác nghĩ, vì lý luận của bác sai rành rành ra đấy. Nhắc lại những gì bác nói :

"Hệ tri thức đó, nó phù hợp với hệ quy chiếu mà nó đang được khảo sát.
Không nên kết luận một chiều là nó đúng hay sai. Thật giả cũng chỉ là những khái niệm phụ thuộc vào hệ quy chiếu với 3 trục: thời gian-không gian- định kiến.
Chánh Pháp dựa vào cả thật và giả để nói về chính nó."


--> Cho nên tôi chỉ ví dụ đơn giản 1+1=2, nhờ bác chỉ ra xem nó sai chỗ nào :D

Nếu bác kiên quyết không chấp nhận lý luận của mình sai, thì hãy tự hiểu ai là người ôm giữ tà kiến nhá ;)


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Bày bác KB, tôi nói rõ 1+1=2 (viết bằng số) chứ không phải là một cộng một bằng hai (viết bằng chữ) để rồi bác suy diễn từ lĩnh vực toán học sang những lĩnh vực khác. Tôi chỉ hỏi 1+1=2 nó sai chỗ nào ? Chờ bác tqh009 phản biện, thế thôi.
Vậy có phải 1+1 = 2 chỉ đúng trong HQC Toán học ? Nó có đúng trong hệ quy chiếu khác ?
Như vậy để "chuẩn hóa" HQC mà Thầy dạy thì chính xác phải là : 1 đơn vị + 1 đơn vị = 2 đơn vi (đơn vị số nguyên trong Toán học). Còn nói khơi khơi "1+1 = 2" sẽ có người không chịu. Ví dụ : 1 kg + 1 m = 2...??? ~x(
Hệ tri thức đó, nó phù hợp với hệ quy chiếu mà nó đang được khảo sát.
Không nên kết luận một chiều là nó đúng hay sai.
Câu này của Thầy tqh009 đã trả lời cho ý trên. :D kinhle
Như vậy, có nghĩa là "toàn bộ Hệ tri thức" của "Nhân loại" trong đó gồm cả Tôn giáo, Khoa học, Chính trị,...đều là "hư ảo, giả dối". Đó chính là lý do vì sao Galileo đã từng chứng minh được "Toàn nhân loại" là "sai" nhưng mà họ cũng không "thấy" được, mặc dù Galileo không phải là Chân Lý.
Rõ là ý bác muốn nói những phát minh khoa học như của Galileo đều không phải là Chân Lý, vì cả Tôn giáo, Khoa học, Chính trị,...đều là "hư ảo, giả dối" :D
Con xin được đính chính chỗ này là "nhận định" của Galileo là "Chân lý", còn "bản thân" Galileo không phải là Chân Lý. Và "Chân Lý" của Galileo chỉ đúng trong HQC của nó, nếu như "chuyển HQC" Chân Lý đó cũng "sai".
Ví dụ : con chạy xe đi học từ nhà tới trường, có 3 HQC :
HQC 1 : Chọn "gốc" HQC là "nhà con". Quá trình chuyển động trên là "con + xe" đang di chuyển ra xa "cái nhà".
HQC 2 : Chọn "gốc" HQC là "chiếc xe". Thì "con" đứng yên so với "xe" và "nhà" đang di chuyển ra xa "chiếc xe".
HQC 3 : Chọn "gốc" HQC là "con". Thì "Xe" đang đứng yên so với "Con" và "nhà" đang di chuyển ra xa "Con"
Cùng 1 chuyển động trên có thể có 3 HQC khảo sát với 3 "Gốc" khác nhau. Tùy theo mình chọn HQC với "gốc" nào thì sẽ "quan sát" được chuyển động theo HQC đó. Giống như "xem xét" 1 vấn đề ở nhiều "góc độ" khác nhau.
Thời xưa, "nhân loại" cho rằng Trái Đất là trung tâm vũ trụ, nghĩa là TĐ là "gốc" của HQC toàn vũ trụ ===> TĐ đứng yên, Mặt Trời quay quanh Trái Đất. :D Cái "sai" này là do "chọn" HQC sai, chứ không phải do phát biểu sai, phát biểu sai chỉ là "hệ quả". Nếu như "nhân loại" tin theo Galileo thì rất có thể xảy ra trường hợp ngược lại, họ sẽ cho rằng : "MT đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời". Mà Mặt Trời đứng yên hay chuyển động ?...
Như vậy, phát biểu khơi khơi : "Trái Đất quay quanh Mặt Trời" xem ra chưa ổn lắm. Điều này chỉ đúng trong HQC của nó, nghĩa là "chọn" Mặt Trời là "gốc" của chuyển động chỉ có 2 chất đểm : MT + TĐ. Còn mở rộng ra HQC vũ trụ là bắt đầu "sai". Hồi đó Galileo chỉ phát biểu khơi khơi như vậy, chứ ổng đâu có "xác định rõ HQC" cho câu phát biểu của mình. Lý do là vì "kính thiến văn" của Galileo chưa quan sát được toàn thiên hà, cho nên ông chỉ quan sát được trong "phạm vi Hệ Mặt Trời" và chỉ phát biểu được mệnh đề đúng trong "phạm vi đó". "Kính thiên văn" là thật hay là "hư giả" ?... :D
Con cũng có thể dùng cách chuyển HQC thì Chân Lý của Galileo phải được phát biểu lại :
Trong "hệ" chỉ có 2 chất điểm : TĐ và Mặt Trời. Lấy TĐ làm gốc của hệ, thì Mặt Trời đang quay quanh Trái Đất". (giống như "cái nhà" chạy ra xa "chiếc xe")
Vậy câu phát biểu : "Trái Đất quay quanh Mặt Trời" vẫn thuộc HQC "TƯỞNG ấm" và nó... =P~
Phát biểu kỷ hơn phải là: "Xét "hệ" có 2 chất điểm : Mặt Trời và Trái Đất. Lấy Mặt Trời làm gốc của hệ thì Trái Đất đang quay quanh Mặt Trời." Phát biểu này mới hoàn toàn chuẩn xác, và rõ ràng là nó bị "giới hạn" trong HQC của nó.
Thí dụ có người nói : "Trên đời không có gì tuyệt đối, tất cả đều tương đối". Câu nói này cũng "tương đối" :D
Tương tư vậy : "Giáo ngoại biệt truyền. Bất lập văn tự." Câu này chính là "văn tự". :D
...
Tất cả những "giáo điều, tri thức, lý luận, phát biểu..." đều như vậy. Đều là "TƯỞNG tri" nên hư giả, không chân thật. :D
Còn về vấn đề "Chánh Pháp" thì con đã trả lời "hết" ý rồi, con không thấy chỗ nào mâu thuẩn cả. Xin Thầy hoan hỷ mà chỉ dạy !!! kinhle kinhle

Mong các Sư Thầy, Sư Cô...thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi Không biết vào ngày 04/01/11 20:52 với 2 lần sửa.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
HQC "TƯỞNG ấm"
"tưởng ấm" phản ảnh một cách máy móc các cảnh sắc, "thức ấm" mới là nguồn của các HQC

1+1=1, đây là một phát biểu đúng trong HQC của toán Boolean
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]49 khách