Minh triết của Phật giáo

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

tangbong tangbong tangbong
Cảm ơn Thầy langtu đã đem đến bài CÓ - KHÔNG thật là hay. Con thành tâm đảnh lễ kinhle kinhle
Thầy có nêu 1 số vấn đề con xin được trả lời theo thiển ý của mình, xin được Thầy hướng dẫn chỉ dạy thêm ! kinhle
langtu đã viết: Tôi ví dụ 3 sự thật : 1+1=2, là con người ai cũng phải chết, nhiệt độ luôn chuyển từ vật có nhiệt lượng cao sang vật có nhiệt lượng thấp.
- Vấn đề 1+1=2 thì con đã trả lời rồi. Nó chỉ đúng trong HQC Toán Thập Phân, không đúng trong Hệ Boole, Nhi Phân, La Mã... Nghĩa là nó chỉ tương đốiphù hợp với HQC mà nó đang được khảo sát. Cho nên nó không phải là Chân Lý.

- Con người ai cũng chết. Thế nào là chết ? Ở đây chúng ta phải đinh nghĩa cho chữ chết, nghĩa là phải xác lập HQC cho nó thì mới luận tiếp được. Chết có phải là hết ? Rõ ràng là không phải. Chết là hết thì câu nói trên mới có nghĩa, còn chết không phải là hết thì câu đó... khungbo :D
Như vậy : Con người ai cũng chết chỉ có nghĩa tương đối, hàm chỉ cho sự chấm dứt cái Sắc thân, ngủ uẩn,... Không phải là tuyệt đối, như vậy càng không phải chân lý. Đó là con nói về chữ chết còn chưa nói về chữ con người. Thế nào là con người ? Con người có thể thành Thánh, thành Phật không ? Nếu có thể thì Thánh, Phật... có chết không ? Lý luận kỹ thêm chỗ này nữa thì câu trên... =P~ (có người con nói chưa sanh lấy gì chết :D)
Như vậy, mọi câu chữ, mọi khái niệm đều phải được định nghĩa và quy định rõ HQC cho nó. Nếu không sẽ gây ngộ nhận và hiểu lầm cho nhiều đối tượng, người đọc khác nhau (lúc đó họ không thể đặt mình vào HQC người nói được, người nói cần định rõ HQC cho nó :D). Khi đã định rõ như vậy rồi thì nó cũng bị ràng buộc vào HQC đang được khảo sát, không phải là Chân Lý (ở đây con dùng từ "Chân lý" chứ không phải từ "Chân Lý tuyệt đối đúng", vì Chân Lý là 1 Sự Thật Khách Quan, không thể gán thêm thuộc tính "đúng, sai, tương đối, tuyệt đối..." cho Chân Lý. Đó chỉ là những thuộc tính chúng ta gán thêm vào cho 1 đối tượng, 1 sự việc hiện tượng... để khảo sát và mô phỏng...Lúc đó phải "định nghĩa, xác lập HQC..." cho những thuộc tính đó và nó bị ràng buộc vào HQC khảo sát, không còn Khách Quan nữa).

- nhiệt độ luôn chuyển từ vật có nhiệt lượng cao sang vật có nhiệt lượng thấp.
Ở đây có 4 từ "nhiệt độ, vật, cao, thấp" cần định nghĩa rõ để khảo sát.
Vật : là chỉ cho các sự vật hiện tượng khí lỏng, rắn mà có thể mắt thấy tai nghe. (con tạm định nghĩa như vậy cho đơn giản).
Nhiệt độ, nhiệt lượng : sự dao động của các phân tử vật chất, không có phân tử vật chất nào không dao động. Nghĩa là không có vật chất nào không có nhiệt độ.
Cao, thấp : Đây là thuộc tính đi kèm theo "nhiệt lượng của vật". Sau khi đã xác lập rõ nghĩa vậtnhiệt lượng thì mới có thế gán thêm thuộc tính "cao, thấp" này vào. Vật có phân tử dao động nhanh thì nhiệt lượng cao, vật có phân tử dao động chậm thì nhiệt lượng thấp. Và trong điều kiện bình thường, xu hướng của mọi vật là chuyển từ nhiệt lượng cao sang nhiệt lượng thấp (nghĩa là chuyển từ trạng thái dao động cao sang trạng thái dao động thấp hơn). Như vậy :

nhiệt độ luôn chuyển từ vật có nhiệt lượng cao sang vật có nhiệt lượng thấp. là chưa chuẩn xác và rõ nghĩa.
- "từ vật có nhiệt lượng cao sang vật có nhiệt lượng thấp" người đọc sẽ hiểu là có vật này nhiệt lượng cao truyền sangvật khác có nhiệt lượng thấp hơn. Ở đây có "vật này, vật khác" là 2 vật khác nhau. Như vậy người đọc sẽ ngộ nhận. Trong thực tế không chỉ như vậy. Thực tế, cùng 1 vật nó cũng có thể chuyển từ nhiệt lượng cao sang nhiệt lượng thấp. Ví dụ : có 1 ly nước nóng lúc mới rót thì còn rất nóng, nhưng để khoảng 15-20 phút thì nó nước trong ly sẽ nguội bớt. Nghĩa là "cùng 1 khối nước trong ly" đã chuyển từ nhiệt lượng cao sang nhiệt lượng thấp.
- "luôn" :cũng chưa chuẩn xác. "Luôn" nghĩa là luôn luôn như vậy trong mọi trường hợp, mọi HQC. Nhưng thực tế không phải như vậy. Nếu như vậy thì không ai có thể tạo ra "hồ quang điện, môi trường Plasma, hạt gia tốc trong các máy gia tốc...". Đó đều là các hiện tượng đưa vật từ nhiệt lượng thấp lên nhiệt lương cao để tạo môi trường "ion, plasma, hạt gia tốc cao..." nghiên cưu trong các công trình Khoa Học hiện đại. Cho nên con chỉ dùng từ "có xu hướng" sẽ chuẩn xác hơn là "luôn", không gây hiểu nhầm cho người đọc. Không "luôn" nghĩa là bị ràng buộc tương đối, không phải Chân Lý. :D

Như vậy, HQC nghĩa là gì ? HQC gồm có 2 : phần "khái niệm" và phần "quy luật ràng buộc". Nghĩa là để xác lập 1 HQC, chúng ta cần quy ước định nghĩa với nhau về 1 đối tượng cụ thể nào đó. VD: khái niệm số 1 trong Toán học, khái niệm "vật" trong Vật Lý tự nhiên,... Và "luật ràng buộc" giữa các đối tượng đó. Vd : 1,2,3,4...
là các số nguyên trong hệ Thập Phân trong đó số đứng liền sau bằng số đứng trước + thêm 1 đơn vị (chữ in đâm chính là luật ràng buộc các đối tượng đã được đinh nghĩa). Hay như "vật có xu hướng chuyển từ nhiệt lương cao sang nhiệt lượng thấp" (có xu hướng là luật ràng buộc trong HQC đang khảo sát).
Như vậy xét toàn bộ quá trình hình thành HQC đã khảo sát mọi sự vật hiện tượng, mọi lý luận...chúng ta đều "dựa vào" khái niệm quy ước và luật ràng buộc của các khai niệm đó. Như vậy mà tất cả chúng đều tương đối và có thay đổi được (không phải Chân Lý). Vd: Không - Thời gian là 1 hệ tương đối ràng buộc nhau, không thể tách rời (đây thuộc HQC thuyết tương đối của Einstein áp dụng trong Vật Lý hiện đại), nhưng khi tách nó ra Không gian, thời gian độc lập (giữ nguyên khái niệm, thay đổi "luật ràng buộc") thì mọi sự vật hiện tượng khảo sát trở về HQC cơ học cổ điển của Newton. Như vậy muốn khảo sát các sự vật hiện trong HQC nào thì phải sử dụng "khái niệm" và "luật ràng buộc" thuộc HQC đó để khảo sát :

10 m/s + 20 m/s = 30 m/s (khảo chuyển động viên bi thuộc HQC cơ học cổ điển Newton)
0.5 c + 0.7 c = 1.2 c timeeeout (áp dụng logic kiểu 1+1=2 cho HQC này thì ... ~x( , lúc này phải áp dụng phép chuyển đổi vectơ thuộc HQC Không-Thời gian của Einstein mới được :D )

Tương như vậy cho các hiện tượng "plasma, ion, gia tốc hạt...". Các nhà Vật Lý đã áp dụng quy luật khuếch linh động nhiệt lượng của vật chất (nghĩa là không biệt lập cố định, không phải luôn chuyển từ cao xuống thấp, mà có thể chuyển từ cao xuống thấp cũng như có thể đưa từ thấp cao). Các nhà Vật Lý đã tác động vào "luật ràng buộc" của Hệ và thay đổi toàn Hệ. Nghĩa là họ dùng các máy móc, phương tiện để đưa nhiệt lượng vật từ thấp lên cao và không cho nhiệt lượng đó khuếch tán đi đâu khác (với HQC này các nhà Vật Lý đã có thể tạo các môi trường phi tự nhiên để khảo sát các hiện tượng đặc biệt).

Trên đây là con khái niệm, định nghĩa rõ ràng về HQC và phương cách áp dụng, chuyển đổi nó trong 1 số trường hợp thực tế. Vài dòng đơn giản không thể nói hết phạm trù to lớn này. Mong các Sư Thầy, Sư Cô... xem xét và bổ khuyết dùm cho con !!! kinhle kinhle kinhle

Còn vấn đề : "tin và không tin (duy lý, chứng minh)". thì con cũng từng trả lời trong những bài trước
3 trường hợp NGỘ ĐƯỢC CHÂN LÝ :
1. Loại người duy vật/duy lý (sử dụng cái giả) ---> tiếp nhận cái giả ---> sàn lọc, thuần thục cái giả ---> xả luôn cái giả ( ngộ ra sự thật = ”tâm”, như ví dụ trong nhà cúp điện). Trường hợp này, giai đoạn cuối là khó nhất, loại người này tri thức và lý lẻ rất vững cho nên “chấp ý” rất mạnh (khó mà xả được). Nhưng nếu họ “biết” họ đang đứng trên “cái nền” giả thì có thể xả được.
2. Loại người duy tâm ( che tai bịt mắt, thật giả không màn :D) ---> luôn chú tâm hành trì Chánh Pháp ---> nếu không “chấp” phước đức sẽ tăng trưởng ---> khai ngộ được trí huệ ( ngộ được lẻ thật = “tâm” mà không phải dùng “tai, mắt, trí, não…”, hay còn gọi là “trực giác”.
3. Loại hỗn hợp giữa duy vật + duy tâm (có những điều họ chỉ “thuần tin” và cũng có những điều họ phải có câu trả lời = “lý lẻ”) : loại này cũng sẽ trài qua “cơ chế” lãnh hội Pháp như trên ---> cho đến khi ngộ được chân lý = “tâm”.

Con dùng chữ “người duy lý & duy tâm” là có tính tương đối bởi vì người duy lý cũng phải "tin" vào những điều mình cho là đúng, mới tạo thành “hệ tri thức” của người ấy. Như vậy, cái “tin” ấy là bằng gì ? Có phải cũng = “tâm” ? Cho nên 2 khái niệm đó là tương đối để phân biệt với nhau. Nghĩa là 1 bên thì phải phản biện lý giải rồi mới “tin”, 1 bên thì “tin” luôn khỏi bàn cãi :D

Cuối cùng, theo 3 quá trình trên thì nếu đi đúng, những loại người đó vẫn đồng quy tại 1 điểm ( ngộ chân lý = “tâm”) dù rằng con đường của họ là hoàn toàn khác nhau.
Có ai tu Phật mà không lạy Phật không ? Tu theo Phật mà không lạy Phật thì không phải đệ tử Phật. Còn như chúng ta có lạy Phật, thì cái mà chúng ta lạy là cái gì ? Cục tượng, cục đất, cục đồng...có phải Phật không ? Thế mà chúng ta vẫn lạy để làm gì ?... Ấy gọi là tin. Dù là người duy lý hay không duy lý đểu phải giống nhau ở điểm này trong Phật Đạo.

Con cảm ơn Thầy langtu ! Con thật sư may mắn và hữu duyên khi gặp được Thầy trên diễn đàn. Bài CÓ - KHÔNG CÓ thầy luận tuyệt hay, cảm ơn Thầy !! :D kinhle kinhle Con đang chờ phần tiếp theo của Thầy. Mong Thầy thật nhiều sức khỏe và đem lại thật nhiều điều vi diệu cho diễn đàn. Công đức thật to lớn. Thiện tai...Thiện tai... kinhle kinhle

Mong các Sư Thầy, Sư Cô...thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi Không biết vào ngày 14/01/11 20:12 với 2 lần sửa.


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Langtu viết
Có rất nhiều chỗ khác trong diễn đàn, còn nơi đây không phải chỗ để nói về lòng tin
à sory bác Langtu vì quên đọc cái điều kiện của bác đặt ra trong chủ đề này.

đọc bài viết của bác mình thấy bác cũng có kiến thức cũng tạm ổn rồi đấy.nhưng niệm phân biệt của bác còn nặng quá. trước đây đệ cũng thía. sau này ngộ ra được vài thứ thì cũng bớt dần . chúc bác tinh tấn.

Langtu viết
=> thì rõ ràng giáo lý của TCG là đặt trên LÒNG TIN, còn của PG thì đặt trên TRÍ TUỆ.
Trên lý thuyết của bác thì nói là vô ngã . Nhưng khi bác phân tích thì đủ thứ đối tượng xuất hiện cùng với các thuộc tính mà bác gán đặt lên cho nó.

khi khởi lên 2 tướng TCG,PG đó là tướng vọng tưởng,vì không nhận ra nó là vọng tưởng nên bác chạy theo và khởi lên phân biệt nên xuất hiện thêm 2 thuộc tính mà bác gán cho nó. Minh triết của Phật giáo là không chạy theo vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

khongbiet viết
Thức Ấm : giống như cái ổ cứng, chứa database làm "cơ sở dữ liệu".
Hành Ấm : giống các thuật toán, truy xuất "dữ liệu", tính toán giải quyết hàng triệu phép tính/giây.
Tưởng Ấm : "kết quả" hiện ra trên "màn hình": hình ảnh, âm thanh, chữ viết,...
cha bạn khôngbiet giống mình hồi trước . mình cũng hay so sánh như vậy nhưng theo mình là

trong duy thức học thì mình so sánh thế này

Như lai tàng, hay tàng thức . : là ổ cứng . tàng có nghĩa là lưu trữ

mạt na thức . là thức thứ 7: là các bít 0,1 . thực ra nó là do quy ước của điện thế dưới 0.1 V là 0 và trên 0.5 V là 1. từ các bít 0,1 này người ta quy ước các kiểu dữ liệu 8 bit,16bit,24 bit. Sự quy ước này chính là thức ấm.

thức thứ 6 là ý thức: là bộ vi xử lý (cpu) . dữ liệu trong ổ cứng được chay qua các vi mạch and, or, xor của cpu tại đây dữ liệu được kết hợp và biến đổi. sự kết hợp and,or, hoặc xor cũng chính là hành ấm.

5 thức còn lại là các bộ cảm biến chuyển đổi từ âm thanh, hình ảnh, tiếp xúc chuyển sang dạng điện thế.


còn trong thập nhị nhân duyên thì mình so sánh thế này

vô minh là còn vọng tưởng phân biệt. là điện thế cao thấp . nếu không có điện thế chổ cao chổ thấp thì không có dòng điện

hành : là dòng điện chuyển động không ngừng . nhờ dòng điện này mà có chương trình hệ điều hành windows. Nếu không có nó thì hệ điều hành chỉ là các mã lệnh trên tờ giấy hay là các mức điện thế nằm trong ổ cứng . Nên không có dòng điện thì không có hệ điều hành.

hệ điều hành này gọi là thức . không có hệ điều hành thì máy tính trở thành cái tivi mà thôi.

khi chương trình hệ điều hành được tải vào ram gọi là danh sắc. sắc là phần ram, danh là phần chương trình gồm dữ liệu và xử lý(thức ấm, hành ấm, ...). không có ram, hoặc chương trình bị treo thì máy tính cũng bị treo ko làm gì được

bộ cảm biến tại các cổng bàn phím, webcam,micro gọi là lục nhâp . không có bộ cảm biến này thì máy tính thành vật trang trí.

thông qua bàn phim,con chuột ,micro mà người ta tương tác với máy tính gọi là xúc. không có bàn phím,con chuột thì máy tính chỉ xem được cái màn hình windows thôi.

còn phần thọ , ái thì hết ko so sánh được với cái gì.

kiến thức của Phật đúng là chân lý . quy luật của nó ở khắp mọi nơi.
Sửa lần cuối bởi ho trong khanh vào ngày 15/01/11 02:02 với 2 lần sửa.


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

ho trong khanh đã viết:
trong duy thức học thì mình so sánh thế này

Như lai tàng, hay tàng thức . : là ổ cứng . tàng có nghĩa là lưu trữ

mạt na thức . là thức thứ 7: là các bít 0,1 . thực ra nó là do quy ước của điện thế dưới 0.1 V là 0 và trên 0.5 V là 1. từ các bít 0,1 này người ta quy ước các kiểu dữ liệu 8 bit,16bit,24 bit. Sự quy ước này chính là thức ấm.

thức thứ 6 là ý thức: là bộ vi xử lý (cpu) . dữ liệu trong ổ cứng được chay qua các vi mạch and, or, xor của cpu tại đây dữ liệu được kết hợp và biến đổi. and,or, và xor cũng chính là hành ấm.

5 thức còn lại là các bộ cảm biến chuyển đổi từ âm thanh, hình ảnh, tiếp xúc chuyển sang dạng điện thế.


còn trong thập nhị nhân duyên thì mình so sánh thế này

vô minh là còn vọng tưởng phân biệt. là điện thế cao thấp . nếu không có điện thế thì không có dòng điện

hành : là dòng điện chuyển động không ngừng . nhờ dòng điện này mà có chương trình hệ điều hành windows. Nếu không có nó thì hệ điều hành chỉ là các mã lệnh trên tờ giấy hay là các mức điện thế nằm trong ổ cứng . Nên không có dòng điện thì không có hệ điều hành.

hệ điều hành này gọi là thức . không có hệ điều hành thì máy tính trở thành cái tivi mà thôi.

khi chương trình hệ điều hành được tải vào ram gọi là danh sắc. sắc là phần ram, danh là phần chương trình. không có ram, hoặc chương trình bị treo thì máy tính cũng bị treo ko làm gì được

bộ cảm biến tại các cổng bàn phím, webcam,micro gọi là lục nhâp . không có bộ cảm biến này thì máy tính thành vật trang trí.

thông qua bàn phim,con chuột ,micro mà người ta tương tác với máy tính gọi là xúc. không có bàn phím,con chuột thì máy tính chỉ xem được cái màn hình windows thôi.

còn phần thọ , ái thì hết ko so sánh được với cái gì.

kiến thức của Phật đúng là chân lý . quy luật của nó ở khắp mọi nơi.
tangbong tangbong tangbong
Cảm ơn Thầy ho trong khanh đã có thêm những so sánh hình tượng thật thú vị. :D
Tất cả những phần Thầy vừa trình bày là thuộc về "vật chất vô tình + Hệ logic ràng buộc giữa chúng", nghĩa là thuộc TƯỞNG Tri của Pháp thế gian. Còn cái "Thọ, Ái" là thuộc về "Tâm". Mà bất cứ những gì thuộc về "Tâm" đều không thể định nghĩa và diễn tả được. Điều này con đã nói ở những bài trước. Thí dụ "thương là thương", còn "không thương là không thương", chỗ đó không có lý do và khái niệm. Chỉ có "Tâm" của loài hữu tình mới có cái "Thọ" này ==> Thầy không thể lấy gì để so sanh là đún òy. :D

Mong các Sư Thầy, Sư Cô...thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

NHỊ NGUYÊN , NHẤT NGUYÊN



Người ta thường nói tư tưởng con người lúc nào cũng là Nhị nguyên cả.Chúng ta thử ngẫm lại mà xem có đúng vậy không ? :D Dù ngôn từ có phong phú đến cỡ nào,chung quy lại cũng dựa trên 2 cặp đối lập mà khai triển ra : chẳng hạn từ “SÁNG – TỐI” --> sáng vừa,rất sáng,tốt mịt,nữa sáng nữa tối…
Như đã nói,tất cả đều do tâm tạo.Bây giờ nhìn lại thì thấy tâm ý con người lại luôn hành hoạt và bị giới hạn trong khuôn khổ Nhị nguyên,tức là lúc nào cũng dựa trên hai bản nguyên,hai phạm trù đối lập nhau.Ví dụ : nhân – quả,sinh – tử,tuyệt đối – tương đối,đúng – sai,sạch – dơ,chánh – tà ,v.v….Tất nhiên là chúng ta có thể nói khác đi,nhưng để hiểu được thì cũng phải dựa trên cái ý tưởng “2 trụ cột” đó mà hiểu nghĩa,chứ không thể khác được !

Nhìn lại triết học,ngoài trường phái Nhị nguyên luận,còn lại đều theo Nhất nguyên luận cả.Vì thâm tâm con người ai cũng cho rằng mọi thứ đều phải quy về một nguyên nhân tối sơ,làm nền tảng cho hết thảy.Dù quan sát thực tế chúng ta cũng thấy không thể có một nhân mà tạo nên quả của nó,vì một kết quả nào đó được tạo ra là do nhiều nguyên nhân (điều kiện) kết hợp.Thế nhưng tại sao con người ta vẫn cứ tin rằng có một cái gì đó Tuyệt đối,là nguyên nhân đầu tiên ? Cũng là do cái tư tưởng nhị nguyên mà ra.Chúng ta thấy rằng thế giới này chỉ là tương đối,có vô thường biến đổi,có sinh có tử,… thì ắt phải có cái thế giới tuyệt đối luôn thường hằng bất biến,vô sinh bất tử…Đối với một tôn giáo Nhất thần,Tuyệt đối là một Đấng tối cao đầy quyền năng,chính xác hơn là Toàn năng,tạo dựng nên tất cả.Đối với nhà duy vật thì đó là những thực thể nhỏ nhất,không thể phân chia,thường hằng bất biến.Đối với nhà duy tâm thì đó là Tâm thức con người,là chủ thể đầu tiên và duy nhất.Phật giáo cũng kiến giải theo lối duy tâm,cho rằng Tâm thức con người chính là chủ thể gầy dựng nên thế giới.Nhưng cũng nhấn mạnh đến đặc tính vô thường,vô ngã của Tâm thức giống như thân xác hoặc mọi pháp khác.PG dùng rất nhiều tên gọi để ám chỉ Tuyệt đối : Chân tâm,Chân không,Niết bàn,Như lai tạng,Bản lai diện mục,Chân như,Phật tánh…Ngoài ra,từ “Không” hoặc là “Phật” cũng được dùng để nói đến cái nghĩa “Tuyệt đối” chứ không chỉ là “không có bản ngã” hoặc là “Phật Thích Ca”.Mặc khác,Phật giáo cũng phủ nhận bản ngã,bác bỏ sự tồn tại của một nguyên nhân đầu tiên.Do đó phải hiểu cho đúng : “Tuyệt đối” của PG hiểu theo nghĩa là bản chất để đối lại với cái thế giới hiện tượng này,chứ không phải theo nghĩa Tuyệt đối là cái có trước tiên,tạo ra thế giới của chúng ta.Nhưng nó cũng khác với phái Nhất nguyên Vèdanta cho rằng thế giới này là giả ảo,chỉ có cái “bản chất” đó mới là thật ; PG cũng bác bỏ cả cái “bản chất” đó luôn,vì nó cũng là giả danh nốt :D Chúng ta thường nghe nói đến ẩn dụ “nhìn sợi dây hóa ra con rắn”,hiểu cái ý cho rằng sợi dây là giả tạo do con mắt bị quáng gà mà nhìn lầm,chỉ có sợi dây mới là cái có thật.Nhưng người học Phật phải hiểu cho đúng,đó là ẩn dụ để minh họa về “thật-giả”,chứ thật ra không có cả con rắn lẫn sợi dây.Bởi vậy mà ngài Long thọ mới nói “tất cả đều là không,ngay cả không cũng là không nốt”.Ai mà nghĩ rằng “không” là “hư không” (không có gì hết) hoặc “không” là một thực thể tuyệt đối nào đó đều sai lầm.

------------------------------------


BẤT NHỊ , BẤT NHẤT


Con người cứ tưởng hai bản nguyên đối lập là tồn tại độc lập nhau,nhưng thật ra chúng tồn tại nhau bằng cách dựa vào nhau mà thành.Nguyên lý duyên khởi “cái này có do cái kia có” ở đây được quy kết ngay trong hai bản nguyên đối lập.Hệ quả rất sâu sắc,vì “Nhị nguyên” tưởng như hai tự tánh riêng biệt nhưng hóa ra là nương nhau mà thành.Qua đó để thấy bản chất của chúng là như nhau,đều trống không như nhau !
Cũng giống như trong rạp hát,diễn viên và khán giả quan hệ nhau rất chặt chẽ.Nếu không có diễn viên thì khán giả không đến rạp xem,ngược lại,nếu không có khán giả đến thì cũng không thể có diễn viên.Hoặc như “mua – bán” : nếu không có “mua” thì “bán” không thể lập,mà không có “bán” thì làm gì có “mua”…

_ Bất nhị,bất nhất : là vì chúng không phải hai tự tánh độc lập nhau (nên gọi là không phải hai) mà cũng không phải là giống nhau (nên cũng không phải là một).
Cũng có khi chúng ta nghe nói chúng là một,nhưng lại theo cái ý là chúng có bản chất rỗng không như nhau,chứ đừng tưởng lầm là chúng giống nhau hoặc là có chung một nguồn gốc tạo ra.Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa giáo lý PG với AG.

Vì phần “Duyên khởi” và phần “Bất nhị” này là quan trọng nên tôi phân tích một số cặp Nhị nguyên để hiểu thêm :

_ Sinh – Tử : nhiều người lầm tưởng rằng liễu thoát sanh tử là đi tới một cõi nào đó để được sống bất tử :D Họ quên mất cái luật là hễ có sinh tất phải có tử,người giác ngộ cũng không thể đứng ngoài quy luật ! Phương cách liễu thoát sanh tử thật ra là nhìn ngay vào các pháp sinh tử để thấy rằng thật ra…không có sinh tử :)
Những gì chúng ta thấy về con người và vạn vật xung quanh tuồng như là thật có,nhưng thực chất như là ảo ảnh “nước” khi đi trong sa mạc : chỉ là do giác quan nó đánh lừa chúng ta.Thấy là vậy mà không phải như vậy.Cũng như ta thấy mặt trời mọc ở hướng đông,lặn ở hướng tây ; nhưng thật ra mặt trời đứng yên,còn mặt đất mà ta đang đứng tưởng là đứng yên lại là thứ chuyển động.Những phần trước đã nói,các pháp chỉ là giả danh chứ không phải thực thể.Do đó ta thấy có sinh có diệt là có sự sinh ra và mất đi của một giả danh chứ không phải thật có một cái gì đó sinh ra và mất đi.Nếu như nó là thật có,tức là một thực thể,thì hiển nhiên là nó tự có (hằng hữu) nên không cần phải sinh ra,cũng không thể mất đi.Vì tưởng con người là có thật,nhưng khi chết thì không thấy con người ở đâu nên ý nghĩ về một linh hồn bất diệt nảy sinh…
Xét đến tính chất “bất nhị” về sinh tử thì “sinh” và “tử” nương tựa nhau mà cùng hiện khởi đồng nhau (một lượt).Nương nhờ ý tưởng về “sinh” mà có cái ý tưởng và “tử” ; ngược lại cũng vậy.

_ Nhân – quả : cái có trước là nhân,cái có sau là quả của nó.Điều hiển nhiên ai cũng thấy là nhờ có nhân mới có quả.Nhưng họ lại không thấy được điều ngược lại : nhờ có quả nên cái có trước mới gọi là “nhân” :D Mà cũng chỉ là “nhân” đối với cái có sau,chứ nó lại là “quả” của cái trước nó nữa.Như vậy bản thân nó không phải là nhân hay quả,mà chỉ xét nó là “nhân” hay “quả” đối với trường hợp cụ thể.Ví dụ : A -> B -> C.Ta thấy B là quả của A nhưng lại là nhân của C.Ví dụ về vòng tuần hoàn của nước : nước sông hồ -> biển -> hơi nước -> mây -> mưa -> nước sông hồ.Như vậy “nhân quả” chỉ là xét riêng từng trường hợp có trước có sau,có nhân có quả chứ trên tổng thể thì không có nhân quả.Cũng như câu nói “kỳ nhông là ông kỳ đà,kỳ đà là cha tắc ké,tắc ké là mẹ kỳ nhông” xét về mặt tổng thể thì không có con nào “chức” lớn hơn con nào :D
Nhân quả cũng diễn ra đồng thời xét về phương diện giả danh.Người mẹ sinh con rồi thì mới gọi là “mẹ”.Nếu chưa sinh con thì đó chỉ là người đàn bà mà không phải là mẹ.Như vậy “mẹ - con” đều xuất hiện cùng lúc.Nhờ có mẹ mới có con đã đành,nhưng không có con thì cũng không có cái danh xưng là “mẹ”.

_ Lớn – nhỏ : cũng do so sánh phân biệt nhau mà có.Trái quýt nhỏ hơn trái cam,trái cam nhỏ hơn trái bưởi.Như vậy trái cam là nhỏ hay lớn ? Thật ra bản thân nó vốn không có tính chất “nhỏ” hoặc “lớn”,chẳng qua là so sánh với cái này thì cho là nó “nhỏ”,nhưng so sánh với vật khác thì nó lại là “lớn”.

_ Tốt – xấu : Lão tử có nói “Thiên hạ cho là tốt thì đã có xấu rồi,cho là thiện thì đã có ác rồi”.Ví dụ khi đi đường gặp một cô gái đẹp,anh chàng liền thốt lên “cô nàng đẹp quá !” Làm sao biết là cô gái đó đẹp ? Do có hình mẫu “xấu xí” sẵn trong đầu,rồi so sánh với cái xấu mà biết là đẹp.Nếu không có xấu thì không thể biết đẹp là gì,ngược lại cũng vậy.

_ Đây – Đó : “Đó có là do Đây,Đây còn là nhờ Đó” (Trang tử)
Chúng ta nảy sinh ý nghĩ về chỗ này Đây là nhờ có ý nghĩ về Đó (ở đằng kia) làm duyên nương tựa.Ngược lại,”Đó” có ý nghĩa để hiểu được lại nhờ có trước cái ý về “Đây” làm duyên cho nó.Nếu tôi ở đây,anh ở đó,thì cái gì là đây hay đó ?Với tôi thì đây là tôi,đó là anh,còn đối với anh thì anh lại là đây,còn tôi mới ở đó.Nếu tôi đến chỗ anh,anh đến chỗ tôi thì ngược lại,Đó trở thành Đây,còn đây lại thành đó.
Cũng như quy ước bên trái – bên phải.Nếu tôi và anh đứng đối diện nhau thì bên trái của tôi là bên phải của anh.Điều quan trọng nhất là “trái” có là nhờ có “phải”,còn “phải” có là nhờ có trái”.


Phật đã đưa ra một ví dụ hình tượng về hai bó lau tựa vào nhau mà đứng vững.Chúng ta có thể dùng hình tượng đó để áp dụng cho mọi cặp nhị nguyên đối lập nhau.

_ “Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, này Hiền giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. ... Này Hiền giả, nếu một bó lau được kéo qua (một bên), bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua (một bên), bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. ...” (Kinh Bó lau, Tương Ưng bộ, ii.112).
“Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Danh sắc có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Danh sắc do duyên gì?' Hãy đáp: 'Danh sắc do duyên thức'. Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Thức có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Thức do duyên gì?' Hãy đáp: 'Thức do duyên danh sắc'”.
(kinh Đại Duyên, Trường Bộ Kinh)
Phật bảo A-nan: “Căn và trần đồng một nguồn, cột và mở không phải hai, cái thức phân biệt là luống dối như hoa đốm giữa hư không. A-nan, nhân cái trần, mà phát ra cái biết của căn, nhân cái căn, mà có ra cái tưởng của trần, tướng phần sở kiến và kiến phần năng kiến đều không có tự tánh, như những hình cây lau gác vào nhau. Vậy nên nay ông chính nơi tri kiến, lập ra tướng tri kiến thì tức là gốc vô minh; chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là Vô lậu Chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy lại còn có vật gì khác.” (Kinh Lăng Nghiêm tr 453-457 Tâm Minh dịch)

Tức là “cái thấy” và “cái bị thấy” nương nhau mà thành,phát sinh ra Thức,tức là ý thức,tư tưởng.Như vậy cả ba thứ đều là huyễn ảo,không thật có.Do đó những gì được phân tích hay lý luận cũng đều là do tư tưởng mà phát sinh nên cũng không thật nốt.Cũng như ta thấy mặt trời có mọc có lặn,ý thức ta theo đó mà nói là mặt trời có mọc có lặn.Đến đây chắc có người đã hiểu ra cái ý gì rồi,nhưng cũng nên nói thêm về “tam pháp ấn” kẻo nhiều người còn chưa thông :
_ Khổ - sướng : không có sướng thì cũng không có khổ,ngược lại,không có khổ thì không có sướng.
_ Thường – vô thường : hễ có thường tức có đoạn,mà có đoạn nên có thường.Không phải thường (vô thường),tức là có biến đổi và đoạn diệt.Ngay trong “thường” đã có tính chất đoạn diệt trên từng sát na rồi,tức là đã vô thường rồi ;do đó mới nói là vật đó bị thay đổi.Ngược lại,tuy vô thường nhưng vì thấy vẫn còn hình tướng nên cho là “vật này thường còn” mới nói nó bị thay đổi.
_ Ngã – vô ngã : trước đây có nói “vô ngã” là chân lý,nhưng thật ra nó cũng là tương đối,do đối đãi nhau mà thành.Nhân vì chấp có ngã (hữu ngã) nên mới bác bỏ,nói là vô ngã ; ngược lại,vì cho là không có ngã (vô ngã) nên hữu ngã mới được lập.Do đó “vô ngã” chỉ là phương tiện (chân lý tương đối) để chúng ta qua đó mà tìm đến mục đích là chân lý tuyệt đối.Nói theo cách gọi khác là “tánh không” cũng vậy.Vì cho rằng “có bản tánh” nên mới nói “không có bản tánh” (tánh không).Vả lại,muốn nói tánh không thì phải biết tánh không về cái gì.Tức là phải có pháp mới nói đến tánh không,cũng như nói “đẹp” thì phải là cái gì đẹp thì mới có nghĩa.
_ Tương đối – tuyệt đối : “không” còn được làm cái tên để ám chỉ đến cái chân tướng của vạn pháp,cái mà Thiền tông nói là “bổn lai diện mục” của chúng ta.Nhưng mà Tuyệt đối cũng nương nhờ đến Tương đối mà nói,do đó cũng là giả danh chứ không phải cái chúng ta tìm.
_ Chánh – tà : cũng nương nhau mà thành.Những gì chúng ta biết là “Chánh pháp” cũng chỉ là tương quan đối đãi với “tà pháp”,như vậy nó cũng là huyễn ảo chứ không phải thật.Bởi vậy kinh Kim cang mới nói “Chánh pháp còn phải bỏ huống gì là tà pháp”.
_ …..

Nếu đã hiểu ra cái ý nghĩa của “bất nhị” thì cặp đối đãi nào cũng nương tựa theo cùng cách thế như vậy. Long thọ nói đến “Bát bất” là chỉ sơ lược những cặp Nhị nguyên mà nhiều người quan tâm,chứ thật ra là có vô số “bất” :D

------------------------------------


TỨ CÚ


Tứ cú là 4 cách diễn đạt tư tưởng của chúng ta khi phán xét về mọi hiện tượng trên thế gian.Dựa theo tư tưởng Nhị nguyên mà có cái hệ quả là 4 cú.Chẳng hạn từ cặp Nhị nguyên đối đãi là “Có – Không” có thể triển khai thành ra tứ cú :
_ Cú thứ nhất : Có.
_ Cú thứ hai : Không
_ Cú thứ ba : vừa Có vừa Không.
_ Cú thứ tư : không Có cũng không Không.

Con người cho rằng các pháp thật có nên theo cú 1,nhưng thực tế khi đi sâu vào quán sát lại không phải như vậy.Do đó khẳng định các pháp là “có” thì sai.Nhưng cho rằng pháp thật ra “không có” cũng trật,vì nếu không có thì chúng ta không thể thấy gì cả,mà đã thấy nó sao lại bảo là không có.Nếu nói rằng “vừa Có vừa Không” cũng không phải,vì nó mâu thuẫn.Cú 3 thật ra cũng chỉ là sự kết hợp của cú 1 và cú 2 mà thành,mà 2 cú đó đã sai thì cú 3 chỉ là sự kết hợp của 2 lần nói sai :D Cú 4 thì cũng là hý luận,vì không khẳng định được điều gì.Nó chỉ là cách nói bác bỏ 2 cú đầu,đối đãi với cú 3.Như vậy nó cũng chỉ nương theo những cú trước mà nói.
Ở đây lại thấy có sự đối đãi giữa “khẳng định” và “phủ định”.Cú 1 khẳng định là “có” đã sai,thì cú 2 phủ định cú 1,cho là “không” cũng sai.Cú 3 khẳng định cả 2 cú đầu là “vừa Có vừa Không” đã sai,thì tất nhiên cú 4 “không Có cũng không Không” là cách nói phủ định của cú 3 cũng sai nốt.
Nếu như rời bỏ Tứ cú thì tư tưởng của chúng ta vẫn cứ nương theo đối đãi mà thành,không thoát được.Chẳng hạn cho rằng “không Có cũng không Không” là sai,thì nói phủ định rằng “không phải là không Có cũng không phải là không Không” chỉ là đối đãi nhau nên không đúng.Chúng ta thường nghe kinh sách PG nói “không…cũng không…”,chẳng hạn như nói kiểu “bất nhị,bất nhất” hay “bát bất” của Long thọ, là nói theo cú 4,thật ra cũng là gượng nói chứ không phải là chân lý tuyệt đối.



Nói về mâu thuẫn thì từ xưa Aristotle đã đưa ra 3 quy luật về logic học :

_ Luật đồng nhất : hễ cho là A thì phải toàn là A,không thể có B lẫn lộn trong đó.
_ Luật cấm mâu thuẫn : hễ là A thì không phải là B,vì A khác B nên không thể nói A cũng như B
_ Luật triệt tam : nếu A không đúng thì nó không phải là A,chứ không nói theo cách thứ ba nào khác

Như vậy cả phương đông lẫn phương tây đều có cách suy diễn dựa trên tư tưởng chung là Nhị nguyên.Tư tưởng đã như vậy thì ngôn từ,một sự diễn đạt ra bên ngoài của nó,cũng phải như vậy.Do đó mà nói đến Đệ nhất nghĩa đế (Chân đế) thì PG có câu “bất khả tư nghì,bất khả thuyết”.Trong kinh Kim cang cũng nói ý như vậy “Thuyết pháp tức là không có pháp nào để nói,ấy gọi là thuyết pháp”.Cũng vì sự giới hạn về ngôn từ,không thể diễn đạt được Chân đế nên Thiền tông mới nói “Hễ mở miệng ra nói là đã sai rồi”,hay như Lão tử là “Người biết thì không nói,người nói thì không biết”…

Có một câu chuyện nói về nguồn gốc của từ “mâu thuẫn” như sau :
Thời Chiến quốc có một tên lái buôn,đem “mâu” (giáo) và “thuẫn” (giáp) ra giữa chợ.Hắn cầm một cái mâu giơ lên mà rao:
_ Mâu của tôi rất bén,đâm cái gì cũng thủng.
Đoạn đến lượt quảng cáo về thuẫn,hắn cũng giơ lên mà rao :
_ Thuẫn của tôi rất bền,chẳng có cái gì đâm thủng được.
Mọi người xúm xít lại xem rất đông.Bỗng có một người cắc cớ hỏi :
_ Nếu lấy mâu và thuẫn của ông chọi nhau thì kết quả thế nào ?
Tên buôn lẻo mép nghe vậy đành … cứng họng :D


------------------------


VÔ NGUYÊN , VÔ NGÔN


…….


Có một câu chuyện vui rất giống với tình cảnh mà Phật phải trải qua :
Trong ngôi làng nọ,một người đang thuyết giảng về một phương pháp truyền tin bằng vô tuyến có thể xuyên đại dương.Sau khi thuyết trình xong,anh ta hỏi :
_ Mọi người đã hiểu chưa ?
Ai nấy đều gật đầu,tỏ ý hoan hỷ lắm.Có một bà lão lên tiếng :
_ Những gì anh trình bày tôi đều thông hiểu hết.Nhưng chỉ có một chuyện tôi vẫn còn thắc mắc.
_ Xin bà cứ nói.
_ Tại sao bức thư gởi xuyên qua đại dương như vậy mà vẫn không bị ướt ?
_ !!!!!

:D


Hình đại diện của người dùng
neo_prog
Bài viết: 61
Ngày: 29/10/10 07:12
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi neo_prog »

Mình lượn qua ngó mọi người trò chuyện thôi mà cũng thấy mệt não rồi ./..,.,
Mình có cách diễn đạt vui vẻ theo ngôn ngữ logic máy tính thế này , mọi người xem chơi thư giãn :D
1 OR 0 : Sai ( chỉ là trò chơi )
Not 1 AND Not 0 : Đúng
/* giả dụ 1 là Có , 0 là Không nhé */
=))

Hay hơn hết thì đừng gắn khoa học , kỹ thuật , ... vào Phạt giáo . Chúng nó chỉ có ý nghĩa kiếm tiền nuôi xác thân thôi . Vậy là khỏe nhất , tránh bị loạn tâm , điên đảo :-P


Nguyện đem cái Ta ngu ngốc này và những cái của Ta ngu ngốc kia làm công cụ thực hành cả 1 đời này :)
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

neo_prog viết .
Hay hơn hết thì đừng gắn khoa học , kỹ thuật , ... vào Phạt giáo
hihi . vậy là bạn không nghe câu này rồi.
TẤT CẢ CÁC PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP
muốn vào được mê cung bạn cũng phải tìm ra được cánh cửa của nó mà vào . nhưng để không bị lạc trong mê cung thì lại khó hơn nhiều .

Nhưng bất luận là Phật Pháp hay vấn đề gì thì trước tiên bạn phải thấy được mấu chốt của nó từ đó mà triển khai . khi chưa thấy được mấu chốt của nó thì đối với bạn vấn đề trình bày đó chỉ là một mớ lý thuyết lộn xộn phức tạp chẳng ăn nhập gì.

Nhưng khi thấy được mấu chốt của vấn đề thì việc tiếp theo là đi tới đích. cách duy nhất để đi tới đích trong Phật giáo là tu tập. Nhưng để tu tập đúng thì khó vô cùng. Nó đòi hỏi bạn phải có một nền mống vững chắc. để tạo được nền mống vững chắc đó bạn phải vận dụng lý trí để suy luận, quan sát từ nhiều khía cạnh khác nhau, có như vậy mới đến được với lòng tin vững mạnh, hơn là chỉ đơn giản nhiếp tâm thiền định

như Ngài Liên Hoa Giới chủ trương phối hợp tu và học.
Tu là để chuyển hóa tâm thức. Ngoài tâm định ra hãy còn một yếu tố khác rất mãnh liệt có khả năng tác động chuyển hóa tâm thức, đó là tư duy suy nghĩ, là lòng tin xác quyết. Muốn tăng cường khả năng tư duy, tu học là điều không thể thiếu.Ngài Liên Hoa Giới nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự học, của lý trí, của trí quán sát tầm tư


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

TẤT CẢ PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP
Nghe nói thì nhiều nhưng mấy ai chiêm nghiệm được.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

neo_prog đã viết:Mình lượn qua ngó mọi người trò chuyện thôi mà cũng thấy mệt não rồi ./..,.,
Mình có cách diễn đạt vui vẻ theo ngôn ngữ logic máy tính thế này , mọi người xem chơi thư giãn :D
1 OR 0 : Sai ( chỉ là trò chơi )
Not 1 AND Not 0 : Đúng
/* giả dụ 1 là Có , 0 là Không nhé */
=))

Hay hơn hết thì đừng gắn khoa học , kỹ thuật , ... vào Phạt giáo . Chúng nó chỉ có ý nghĩa kiếm tiền nuôi xác thân thôi . Vậy là khỏe nhất , tránh bị loạn tâm , điên đảo :-P
Phật giáo và Khoa học tuy đi trên 2 con đường ngược chiều nhau, nhưng chung một mục đích là truy tìm chân lý, dùng lý trí để suy luận, dựa trên bằng chứng để xác quyết. Do đó những vấn đề căn bản của khoa học cũng liên quan đến Phật giáo.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
TẤT CẢ PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP
Nghe nói thì nhiều nhưng mấy ai chiêm nghiệm được.
Ở bài trước tôi có nói rồi, vấn đề là ở chỗ ngữ và nghĩa :D Vì hiểu "PHẬT PHÁP" theo nghĩa là "giáo lý của Phật Thích Ca" nên nhiều người còn lăn tăn :))


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

ho trong khanh đã viết:neo_prog viết .
Hay hơn hết thì đừng gắn khoa học , kỹ thuật , ... vào Phạt giáo
hihi . vậy là bạn không nghe câu này rồi.
TẤT CẢ CÁC PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP
muốn vào được mê cung bạn cũng phải tìm ra được cánh cửa của nó mà vào . nhưng để không bị lạc trong mê cung thì lại khó hơn nhiều .

Nhưng bất luận là Phật Pháp hay vấn đề gì thì trước tiên bạn phải thấy được mấu chốt của nó từ đó mà triển khai . khi chưa thấy được mấu chốt của nó thì đối với bạn vấn đề trình bày đó chỉ là một mớ lý thuyết lộn xộn phức tạp chẳng ăn nhập gì.

Nhưng khi thấy được mấu chốt của vấn đề thì việc tiếp theo là đi tới đích. cách duy nhất để đi tới đích trong Phật giáo là tu tập. Nhưng để tu tập đúng thì khó vô cùng. Nó đòi hỏi bạn phải có một nền mống vững chắc. để tạo được nền mống vững chắc đó bạn phải vận dụng lý trí để suy luận, quan sát từ nhiều khía cạnh khác nhau, có như vậy mới đến được với lòng tin vững mạnh, hơn là chỉ đơn giản nhiếp tâm thiền định

như Ngài Liên Hoa Giới chủ trương phối hợp tu và học.
Tu là để chuyển hóa tâm thức. Ngoài tâm định ra hãy còn một yếu tố khác rất mãnh liệt có khả năng tác động chuyển hóa tâm thức, đó là tư duy suy nghĩ, là lòng tin xác quyết. Muốn tăng cường khả năng tư duy, tu học là điều không thể thiếu.Ngài Liên Hoa Giới nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự học, của lý trí, của trí quán sát tầm tư
Có hai đường lối quán Không. Một lối là thể nhập trực tiếp tánh Không không thông qua phân tích bằng luận lý và ngôn ngữ. Đó là pháp hành thâm Bát nhã hay pháp chiếu kiến ngũ uẩn giai không của Quán Tự Tại Bồ tát nói đến trong phần mở đầu Tâm kinh. Theo lối thể không quán này, hành giả không quán sát ngoại giới và nội tâm nên thường khi năng lực duy trì tịnh chỉ bị suy giảm, niềm xác tính sẽ trở nên mơ hồ và tình nghi hoặc sẽ sinh khởi.

Lối thứ hai gọi là tích không quán, tức là dùng quán sát và phân tích để thấy các pháp không tự có mà là do nhân duyên hòa hợp mới có, nghĩa là hiện hữu không có tự tánh. Tâm kinh mô tả pháp này trong mấy câu: “Xá lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; Sắc tức thị không, không tức thị sắc; Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.” Thường người ta nghi ngờ làm sao có thể dùng phân tích và lý luận mà thấu triệt được tánh Không hay Vô phân biệt trí theo lối tích không quán, vì nhân và quả không cùng bản tính. Theo Bảo Tích kinh (Ratnakùta Sùtra) đức Phật đánh tan sự nghi ngờ này trong lời giảng dạy tu sĩ Kashyapa:

“Này Kashyapa, thí dụ, ông cọ xát hai que củi với nhau làm sinh ra lửa và hai que củi ấy cũng bị thiêu rụi ngay trong tiến trình sinh lửa. Cũng như thế, này Kashyapa, vọng tưởng phân biệt đích thực làm phát sinh năng lực thành đạt trí Bát nhã và trí Bát nhã chứng ngộ tức thì tiêu diệt vọng tưởng phân biệt đích thực.”

Tìm hiểu Trung Luận - Nhận Thức và Không Tánh (Phần II)


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

langtu đã viết:
VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
TẤT CẢ PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP
Nghe nói thì nhiều nhưng mấy ai chiêm nghiệm được.
Ở bài trước tôi có nói rồi, vấn đề là ở chỗ ngữ và nghĩa :D Vì hiểu "PHẬT PHÁP" theo nghĩa là "giáo lý của Phật Thích Ca" nên nhiều người còn lăn tăn :))
Chữ nghĩa chẳng tội tình chi. :D


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]33 khách