Minh triết của Phật giáo

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Thân gởi đến bác hhc loạt bài viết của tôi trước đây, nói lên quan điểm của mình về Phật pháp. Tôi mời bác vào đây cùng tranh luận, vì mấy lý do sau :

_ Bác không hợp với những người khác vì bác là người duy lý giống tôi :D
_ Bác rất thành tâm muốn biết chân lý, không chấp trước vào cái gì cả.
_ "Nghi ngờ tất cả" là phương châm tu học, "Chân lý tối hậu" là đích đến.
_ Những gì bác thắc mắc và còn bị "kẹt" cũng giống như tình cảnh mà tôi đã từng trải qua :D

Vì dùng Trí tuệ làm phương tiện cầu tìm chân lý, nên ở đây Đức tin không có chỗ đứng. Ở đây là chỗ để lấy luận lý và quan sát làm căn cứ và tiêu chuẩn để tìm kiếm sự thật. Để phù hợp nội quy của diễn đàn, tôi đã hiệu chỉnh một số chỗ trong bài cũ. Nếu ai học Phật pháp với tinh thần của kinh Kalama cũng có thể vào đây tham gia cùng tranh luận.


---------------------------------------------


Minh triết của Phật giáo



Từ xa xưa đến nay con người luôn băn khoăn và đau đầu với những thắc mắc như :"vũ trụ từ đâu mà có","tôi là ai,tôi từ đâu đến đây,chết rồi tôi sẽ ra sao...",v.v... Để đáp ứng cho nhu cầu tinh thần đó của con người mà triết học và tôn giáo xuất hiện.Trong công cuộc đi tìm bản chất tối hậu của vạn vật,đã có vô số lời giải đáp ; nhưng theo quan điểm của tôi thì chỉ có Phật là thấy đúng bản chất tối hậu :D Về sau còn có thêm Mã minh,Long thọ,Thế thân là những người sáng lập ra Phật giáo đại thừa,họ đều có cách diễn đạt còn thông thoáng hơn nữa.
_ Rốt cuộc là họ đã tìm thấy cái gì ?
Họ đã vỡ lẽ ra một điều rất "kinh khủng" rằng con người đã bị ... ảo giác làm cho đánh lừa,bị hiện tượng "trông con gà mà tưởng ra con cuốc" :D Những gì mà mắt chúng ta thấy,tai chúng ta nghe... đều là không có thật !! Nhưng chúng ta thì cứ mặc nhiên mà chấp trước là có thật.Tức là thấy thế giới này có thật,có tôi thật,có người thân của tôi,kẻ thù của tôi...đều là co thật.Chính từ lối suy nghĩ sai lầm căn bản này mà sinh ra đủ thứ phiền toái trên đời,vọng tưởng này đẻ ra thêm vọng tưởng khác,nên Phật mới nói là "chúng sanh vì ngu muội mà sanh ra điên đảo vọng tưởng" !

Nhưng làm sao biết được họ nói đúng ? Chỉ còn có cách là tự thân chúng ta kiểm nghiệm lại xem từ những điều đơn giản nhất.Tức là quan sát kỹ lại những gì mình biết xem có cái gì là vô lý hay hợp lý mà trước giờ chúng ta hay lẫn lộn.Cũng giống như nằm mơ rồi tỉnh giấc mới biết mình mơ.Khi hồi tưởng lại những gì mình mơ thì thấy có nhiều điều rất vô lý,liền vỗ đùi một cái đét mà rằng "phải chi lúc đó mình hiểu ra thì hay biết mấy".
Thật ra những gì vừa nói cũng chỉ là tạm nói mà thôi,vì chân tướng của vạn vật không thể dùng tư tưởng để lãnh hội được.Mà ngôn ngữ lại là biểu hiện của tư tưởng nên không thể nói cái mà Thánh nhân muốn nói.Do đó trong quá trình tìm hiểu chân lý,chúng ta nên "y nghĩa bất y ngữ" như PG có khuyên,cũng như "được cá quên nôm,được ý quên lời" như Lão tử có khuyên.


Chỉ có Phật giáo là để lại giáo lý rất bài bản,cụ thể nên những gì tôi sẽ trình bày theo tư tưởng của PG.Để cho vấn đề dễ tiếp cận và lĩnh hội được cho cả những người chưa biết mô tê gì,tôi viết theo thứ tự từ thấp lên cao,tạm chia ra nhiều chủ đề sau :


Khổ,Vô thường,Vô ngã,Tánh không --> Duyên khởi --> Tâm - Vật --> Có - Không,Thật - Giả --> Nhị nguyên,Nhất nguyên --> Bất nhị,Bất nhất --> Tứ cú --> Vô nguyên,Vô ngôn.


====================================


KHỔ,VÔ THƯỜNG,VÔ NGÃ (TÁNH KHÔNG)


Trước tiên chúng ta theo cách tiếp cận của Phật Thích Ca,ngài cho rằng luôn hiện diện 3 đặc điểm quan trọng của tình trạng con người và vạn pháp.Đây cũng là những đầu dây mối nhợ rất dễ thấy để chúng ta lần tìm về nguồn cội của chính mình.Đó là Khổ,Vô thường,Vô ngã.

Về sau Long thọ có chế ra cái tên "Tánh không" thật ra chỉ là bình cũ rượu mới,vì nó chỉ là thay thế cho cái tên "Vô ngã" :D


KHỔ thì chắc ai cũng bị đau khổ rồi nên nghe nói là công nhận liền,biết nó là gì rồi nên khỏi giải thích.VÔ THƯỜNG thì khó hiểu hơn chút xíu,chỉ có VÔ NGÃ là khái niệm mà nhiều người dễ hiểu lầm nhất.Để đơn giản hơn nữa,chúng ta chỉ cần biết THƯỜNG là gì,NGÃ là gì thì cứ hiểu ngược lại là đúng ngay VÔ THƯỜNG,VÔ NGÃ (tức là không có THƯỜNG,không có NGÃ).

_ THƯỜNG : là bất kẻ cái gì mà thường hằng,bất biến (không thay đổi)
_ NGÃ : là bất kể cái gì mà tự nó có như vậy môt cách độc lập (tự thân hiện hữu).

Như vậy khi PG cho rằng tất cả vạn vật đều là VÔ THƯỜNG,VÔ NGÃ thì có nghĩa là cái gì cũng biến đổi,sinh diệt ; cũng đều nương tựa vào cái khác mà có.Đây chỉ là những sự thật mà Phật quan sát thấy vạn vật xung quanh đúng là như vậy.Chúng ta cứ tự mình kiểm chứng xem có đúng vậy không...


Nói thêm về cái mà PG gọi là "tam pháp ấn" :

_ KHỔ : Phật đã liệt kê ra rất nhiều loại khổ,nhưng chủ yếu là nói về đau khổ về mặt tinh thần.Chứ về mặt thế xác thì chẳng hạn,khi bị đau nhức cơ thể,hãy tìm bác sĩ xin chích cho mũi thuốc tê là hơn :D Đừng phí công tìm xem phật pháp có triệu chứng đau nhức cơ thể hay không,vì PG chỉ cứu khổ về mặt tinh thần là chính.

_ VÔ THƯỜNG : sự biến đổi của vạn vật cũng có hai dạng.Dạng đầu tiên là biến đổi ở bên trong nhưng hình tướng vẫn còn.Dạng kia là xuất hiện và biến mất hình tướng,tức là sinh diệt.Dạng đầu cũng là sinh diệt nhưng ở tầng mức vi mô nên chúng ta không nhìn thấy,chỉ thấy biểu hiện bên ngoài là vật đó có bị biến đổi hình dạng bên ngoài.

_ VÔ NGÃ : cái tên "ngã" có nhiều tên gọi khác nữa như bản ngã,bản thể,tự thể,bản chất,bản tánh,thực thể...
Long thọ dùng cái tên TÁNH KHÔNG thay cho VÔ NGÃ,tức là nói rằng "không có bản tánh" hoặc "bản tánh trống không","bản tánh trống rỗng" ; cũng chỉ là chung một nghĩa với cách nói "không có bản ngã" (VÔ NGÃ) Thật ra cái từ KHÔNG cũng đã có từ lâu rồi.PG hay dùng từ KHÔNG để ám chỉ là không có bản ngã.Chúng ta nên nhớ lỹ điều này,vì nhiều người hay lẫn lộn KHÔNG là cái nghĩa "KHÔNG CÓ" đối đãi với "CÓ".KHÔNG cũng không phải là HƯ VÔ,là cái mà con người vọng tưởng chứ không hề có hư vô (hư không).Để phân biêt,PG có khi nói là CHÂN KHÔNG,còn khái niệm hư vô thì dùng từ NGOAN KHÔNG.

Điều đáng nói ở đây là KHÔNG có khi thì nói theo cách khẳng định,chứ không theo cách phủ định như trên.Thay vì nói "các pháp không có bản thể" thì lại nói "các pháp có bản thể là không",dễ gây hiểu lầm rằng các pháp có bản thể,được đặt tên là "không" :D


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

DUYÊN KHỞI



Giáo lý căn bản của PG,vì nó là hòn đá tảng làm cái nền để qua đó xây nên ngôi nhà Phật pháp,là 4 câu nói về Lý Duyên khởi :

"Cái này có do cái kia có
Cái này không do cái kia không
Cái này sinh do cái kia sinh
Cái này diệt do cái kia diệt"

(Kinh Phật tự thuyết. Tiểu bộ I)


Thật ra theo tôi thì chỉ cần nói 2 câu đầu tien là đủ rồi.Sở dĩ Phật nói dài dòng như vậy là muốn nhấn mạnh đến chuyện sinh tử,vì thấy ai cũng sợ chết muốn tìm cầu phương cách liễu thoát sanh tử :D Mà Phật pháp cũng chỉ vì ích lợi cho con người nên mới thiết lập ra.Giải thích chút xíu là các bạn hiểu ngay : "có" nghĩa là có mặt,hiện hữu,tồn tại ; còn "không" ở đây nghĩa là không có mặt,không hiện hữu,không tồn tại.Tức là cái nghĩa "không có" đối đãi với "có" (Xin đừng lầm lẫn với "không" theo nghĩa "Tánh không")
Như vậy thì một cái gì đó mà được sinh ra cũng có nghĩa là có mặt,còn bị hoại diệt nghĩa là không có mặt.

Nó là một chân lý "tuyệt đối",hiểu theo nghĩa là nó bao ham bất kỳ một pháp nào,ở đâu và khi nào.Cũng giống như khi nói "1 + 1 = 2" là một chân lý tuyệt đối,vì nó đúng tuyệt đối xét trong mọi trường hợp.ĐỪng có ai nghĩ nó không còn đúng khi ở trên mặt trăng,hay trong tương lai nó sẽ không còn đúng nữa.PG hay dùng từ PHÁP để ám chỉ đến mọi sự vật hiện tượng trên thế gian.Nó bao hàm toàn bộ,pháp có thực ngoài đời hay chỉ là vọng tưởng trong đầu.Những pháp "vô vi" đối đãi với "hữu vi" cũng là pháp,hình ảnh tưởng tượng trong đầu mình như "lông rùa,sừng thỏ" cũng là pháp,...
Sở dĩ tôi dài dòng như vậy là vì muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng hàng đầu của Lý duyên khởi này.Nó là chiếc "kính chiếu yêu" để chúng ta nhìn thấy đâu là Chánh pháp đâu là Tà pháp.Chẳng hạn có người nói rằng "pháp này ngoài tầm của Lý duyên khởi nên không thể áp dụng được".Hiểu vậy là sai vì Lý duyên khởi bao trùm lên hết thảy.Những ý nghĩ "tà đạo" như vậy cũng giống như hình ảnh của con khỉ Tôn hành giả,dù thần thông quảng đại tới đâu cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Như lai :))


Trở lại "3 pháp ấn" kẻo nhiều bạn theo không kịp.Chúng ta thấy chúng có liên quan mật thiết với nhau.Do đâu mà chúng ta bị đau khổ ? Chung quy cũng chỉ vì "muốn mà không được" :D Tôi muốn cô gái đó phải yêu tôi nhưng cô ta lại yêu một kẻ khác,tôi muốn được bất tử nhưng biết mình sẽ phải chết... :(( Nói thêm chút là có người thắc mắc :"sống trên đời cũng có lúc sướng lúc khổ chứ sao ông Phật chỉ thấy toàn là khổ,quan điểm gì mà bi quan quá".Thật ra Phật cũng biết điều đó chứ,con người ai cũng có lúc khổ lúc sướng,nhưng "đau khổ" lúc nào cũng là trạng thái sau cùng mà thân phận của kiếp người phải đối mặt.Anh cho rằng mình giàu có,vợ đẹp con ngoan,sống cả đời sướng như tiên ư,chưa hề biết đến khổ là gì ư ? Thế đến khi chết anh có đem chúng theo về bên kia thế giới được không ? Những người như vậy khi đối diện với cái chết còn đau khổ hơn những người khác.Chỉ có những người cảm nhận đau khổ thật sâu sắc mới tìm cầu con đường thoát khổ.PG nhấn mạnh đến điều đó để đánh động chúng ta hãy mau mau tỉnh thức.
Xâu chuỗi lại "Khổ - vô thường - vô ngã" cho các bạn thấy mối liên hệ.Khổ là do vô thường,mà vô thường là do vô ngã,mà vô ngã là cái sợi dây chúng ta nắm để lần tìm ra con đường thoát khổ.Một lão già than thở "tôi già nhanh quá,cũng chỉ vì thế giới vô thường mà ra".Một cô bé thấy vậy nói "ông ơi,nhờ vô thường mà sau này con mới trở thành người lớn đó chớ".Thế đấy,sướng hay khổ cũng do vô thường mà ra.Nhưng vô thường cũng là biểu hiện của vô ngã.Cái gì cũng vậy,hễ nó là vô thường thì cũng là vô ngã,mà nếu cái gì đã là ngã thì nó phải là thường.Các bạn hãy nhớ lại phần trước thì rõ ...


Ngã cũng có nghĩa là cái gì đó tự thân hiện hữu.Có nghĩa nó là một thực thể,một cái gì đó có thật.Đơn giản thôi,khi không cần nương tựa vào cái gì khác,không cần cái gì khác sinh ra nó (vì nó tự có mặt mà) thì cũng có nghĩa là nó không bao giờ mất đi.Như vậy tự hữu cũng có nghĩa là hằng hữu,mà hằng hữu nghĩa là thường hằng bất biến,tức là "thường" đấy.
Nói thêm về cái gọi là "tự tánh",nghĩa là tánh chất (tính chất) tự có.Phàm thì cái gì tồn tại thì hiển nhiên nó phải tự có những tính chất,đặc điểm của riêng nó để phân biệt với những cái khác.Vậy là chúng ta thêm một ý nữa là "cái gì là ngã thì phải có tự tánh".Nó tự có mặt nên thường hằng bất biến,kéo theo hệ lụy là cái tự tánh của nó cũng thường hằng bất biến.Còn cái nghĩa "tự tánh" theo nghĩa là "tự có bản tánh" thì quá rõ rồi,tức là có ngã (bản ngã).

Cái gì "thường" thì do cái đó là "ngã,có tự tánh",còn cái gì "vô thường" lại do cái đó là "vô ngã,vô tự tánh".Cái gì là vô ngã thì khác với ngã (là tự thân mà hiện hữu) cho nên nó hiện hữu là nhờ nương tựa vào các thứ khác.Nếu không có những pháp kia thì nó không còn hiện hữu được.
_ Xét về nội tại : một pháp do những pháp khác kết hợp lại mà thành.
_ Xét về ngoại tại : pháp có mặt là do các pháp khác tạo điều kiện sinh ra nó.
Ở đây ta có thêm khái niệm PG gọi là "nhân duyên".Các pháp được sinh ra và mất đi là do nhân duyên.Tức là khi hội đủ điều kiện thì một pháp được sinh ra,khi điều kiện thay đổi thì nó bị hoại diệt.Ví dụ : tôi do cha mẹ tôi sinh ra,nếu trước đây không có cha mẹ tôi thì không thể có tôi.Cái bàn do ông thợ mộc làm ra,nếu không có ông thợ mộc đã đóng ra cái bàn thì không thể có cái bàn,v.v...
Đó là nói đến mối liên hệ bên ngoài,còn bản thân các pháp đều có cấu trúc hợp thành.Con người do hai phần tâm hồn và thể xác hợp thành.Nếu thiếu vắng một trong hai là không thể có con người.PG gọi phần thể xác là "sắc uẩn" còn phần tâm hồn (tinh thần,ý thức,tâm thức...) thì chia ra 4 uẩn gọi là "thọ,tưởng,hành,thức".Phật chia ra như vậy chỉ là để tiện cho việc phân tích về tâm lý con người mà thôi.Cái bàn do 4 cái chân bàn,1 cái mặt bàn,cùng đinh,sơn...hợp thành.Nếu không có những thứ đó thì không còn cái bàn nữa.PG hay nói là "do nhân duyên giả hợp" là ý vậy.Cái bàn chỉ là một tên gọi giả danh,vì nó chỉ là một tập hợp của những thứ không phải là cái bàn.Cho nên gọi là "cái bàn" chỉ là một giả danh chứ không phải là một cái bàn thật với tư cách như một thực thể (bản ngã).


Trở lại 2 câu đầu của Lý duyên khởi,ta thấy nó chính là lời phát biểu của vô ngã đấy.Ngã (bản ngã) là nó tự có mặt.Còn vô ngã (không có bản ngã) cho nên nó có mặt (hiện hữu) là do cái khác có mặt,cho nên cái khác không có mặt thì nó không thể có mặt.





_ Long thọ đã đúc kết bằng công thức : Duyên khởi <=> Tánh không.

Như đã nói ở phần đầu,"Tánh không" chỉ là một cách nói khác của "Vô ngã".Nhưng ông Long thọ lại khoái dùng từ "Tánh không" thì chúng ta cứ chìu ý ông ta cũng chả chết thằng tây nào :D

Trong Bát nhã tâm kinh có câu :"Sắc tức thị không..." Cái từ "Sắc" lúc đầu được hiểu theo nghĩa là "sắc uẩn",nhưng đã được triển khai ra mà hiểu theo nghĩa khác là toàn bộ thế giới hiện tượng mà ta đang sống.Còn từ "Không" nghĩa là Tánh không.Mà thế giới hiện tượng nghĩa là Duyên khởi,còn Duyên khởi nghĩa là Tánh không.Cho nên "Sắc tức thị không,không tức thị Sắc" có nghĩa là "Duyên khởi tức là Tánh không,Tánh không tức là Duyên khởi".Đơn giản có vậy mà nhiều người vẫn cứ hiểu sai,thế là trầm trồ cho rằng nó rất cao siêu ; rồi tự suy diễn ra cái nghĩa "cao siêu" đó mà thành ra sai bét.Có nhiều vị học giả và cả những vị hòa thượng hay viết sách giải nghĩa không đúng ý của Bát nhã tâm kinh nhưng có nhiều bạn lại đem nó vào diễn đàn rồi làm cho nhiều người ngây thơ theo đó mà hiểu bậy bạ ý của Thánh nhân,làm trò cười cho những người ngoại đạo :D Thường hay gặp nhất là cho rằng "Không" trong Bát nhã là nghĩa "không có",còn Sắc nghĩa là Có,cho nên họ giải thích rằng "Sắc tức thị không,không tức thị Sắc" có nghĩa là "Có tức là Không có,Không có tức là Có".Thật ra Sắc là toàn bộ thế giới hiện tượng,nên Có và Không có đều thuộc về Sắc,còn Không là Tánh không.

Quả là như lời Phật nói "Ai theo ta mà không hiểu ta tức là phỉ báng ta" !!


Vì biết sẽ có nhiều người cứ lầm tưởng Duyên khởi và Tánh không như hai cái gì đó khác nhau,nên kinh sách cũng chìu theo đó mà luận giải để thấu đáo nghĩa lý hơn.Như vậy trong nhận thức con người sẽ chia ra Duyên khởi là hiện tượng,còn Tánh không là bản chất.Để rồi nhìn từ hai phía thì chúng ta đều thấy sở dĩ hiện tượng là như vậy cũng chỉ vì bản chất như vậy mà ra.Ngược lại,vì cái bản chất như vậy nên mới có hiện tượng như vậy.Nhắc lại : "Sắc tức thị không,không tức thị Sắc" có nghĩa là "Duyên khởi tức là Tánh không,Tánh không tức là Duyên khởi".Do đó mà Long Thọ (Nagarjuna) ,ông tổ của PG đại thừa đã đúc gọn thành công thức : Duyên khởi = Tánh Không,nói một cách khác là "Thế gian và Niết bàn không mảy may sai biệt".Giống như hai mặt của một đồng tiền,giả như có người nhìn từ mỗi mặt bên mà không thấy toàn bộ lầm tưởng là có hai thứ khác nhau.


Long thọ còn nói :"Tất cả đều là không,ngay cả không cũng là không nốt" Nghĩa là tất cả vạn vật đều không có bản tánh.Nhưng có người cứ hiểu trật rằng "không" là hư không,nên phải thòng thêm là "không cũng là không nốt".Hễ nghĩ gì đến "không" như là một thực thể (bản thể,bản tánh) hay hư không (hư vô) đều không phải,vì đã nói trước là vạn vật đều không có bản tánh (bản ngã) rồi.


Bát nhã ba la mật đa có câu :"Khi xuất hiện,các vật đều trống rỗng.Vì trống rỗng nên chúng mới xuất hiện".Thì cũng cùng một nghĩa như câu nói khác của Long thọ "Vì không nên các pháp mới thành tựu và hợp lý".

=> Khi xuất hiện,các vật đều trống rỗng : là nói theo cách từ bên ngoài hiện tượng mà xét đến bản chất của sự vật.Còn "Vì trống rỗng nên chúng xuất hiện" hay là "Vì không nên các pháp mới thành tựu và hợp lý" là nói theo cách từ bên trong bản chất mà xét đến hiện tượng.Kinh nói "các vật đều trống rỗng" là nói hơi rút gọn làm nhiều người dễ hiểu lầm,ý câu kinh nói là "các vật đều trống rỗng về bản thể" (có bản thể trống không,không có bản thể).Thì cũng y như cái nghĩa mà tôi nói "vì vô thường nên là vô ngã,vì vô ngã nên là vô thường".Nói theo cách nói khác là vì duyên khởi nên là tánh không,vì tánh không nên là duyên khởi.

Ví dụ minh họa : nhìn vào cái gọi là "nước" thì thấy nó chỉ là do O2 và H2 hợp thành.Nước không phải là một thực thể (bản ngã) mà chỉ là giả danh,nên ta có thể nói nước là trống rỗng về bản thể.Nhìn chiều ngược lại từ trong ra ngoài,rõ ra là vì nhờ "nước" trống rỗng về bản thể,O2 và H2 là trống rỗng về bản thể nên O2 và H2 mới hợp thành mà tạo sinh ra "nước",mà cũng có thể ly tan để làm do "nước" mất đi.Cũng vậy, Cứ thử tưởng tượng,nếu như nước là một thực thể,tức là cái gì đó có thật,thì nó tự có chứ đâu cần phải do duyên hợp tan,như vậy nó cũng thường hằng bất biến.Tưởng tượng tiếp,nếu toàn bộ thế giới này đều là những pháp có bản ngã,là thực thể,thì sao ? Đó sẽ là một thế giới chết cứng,bất động,vì không có gì sinh ra hay mất đi,không có sự tương tác giữa các thực thể.Vì thực thể có tự tánh bất biến nên cái gì đã có tính chất nào thì nó mãi giữ cái tính chất đó.
Còn thế giới mà ta đang thấy thì đều những giả thể,do không có tự thể của riêng mình nên các pháp có sự tương tác với nhau,hòa hợp,ly tán...để tạo sinh những giả thể khác,làm cho thế gian trở nên sinh động,phong phú,thiên sai vạn biệt.Vì nhờ có không (không có bản thể) như vậy nên O2 mới hợp với H2 mà tạo ra pháp mới là H2O.Vì nhờ có không nên con người mới được sinh ra.Vì nhờ có không nên các pháp mới có sự thay đổi (vô thường) thành một pháp khác.Nếu tự tánh của con người mà là minh (sáng suốt) thì sẽ mãi như thế.Nếu tự tánh của con người mà là vô minh (không sáng suốt) thì sẽ mãi là kẻ ngu si.Vì nhờ có không nên người ngu dốt,vô minh mới có thể chuyển hóa thành người giác ngộ...


PG đại thừa đặt tên cho thế giới này một cái tên là "chân không diệu hữu".Chân không tức là Tánh không,còn diệu hữu tức là Duyên khởi.Sở dĩ dùng từ "diệu hữu" là muốn cảm thán sự hiện hữu kỳ diệu của vạn pháp.Các pháp tưởng rằng có mà không thật có,vì thực chất chúng là biểu hiện của chân không.Như vậy nói "chân không diệu hữu" cũng như nói "tánh không duyên khởi" đều có ý nói bản chất và hiện tượng đều như nhau.Ví dụ cái bàn tay của ta có những biểu hiện về hình tướng bên ngoài là nắm tay,xòe tay.Tuy hình tướng có thay đổi,cái này mất cái kia xuất hiện cứ thế mà hoán đổi nhau ; nhưng về bản chất thì cái bàn tay vẫn không đổi.Mà cái bàn tay đâu phải là cái gì khác,nó cũng chính là biểu hiện về hình tướng bên ngoài là nắm tay,xòe tay.Tôi muốn nói thêm cho trọn ý là ngoài chân không thì không thể có diệu hữu,ngoài diệu hữu thì không thể có chân không.



Xong phần Duyên khởi,có ai còn chưa hiểu thì cũng không sao,vì sau này còn có dịp trở lại nói tiếp.Ai có thắc mắc gì cứ nêu ra,đừng ngại rằng sợ nói ra người ta nghĩ mình là ngu dốt.Sự minh triết của con người có được là nhờ biết đặt ra những thắc mắc ngớ ngẩn,ngu dốt nhất.Chẳng hạn ai đó ngẫm nghĩ "thế giới này không biết là có thật hay giả tạo nhỉ ?" sẽ bị người ta cười cho là đồ điên.Thế nhưng nếu hỏi tiếp "Nếu các người cho là thật thì chứng minh xem,sao mà biết nó thật ?" Đến đây thì chắc sẽ có khối kẻ ngớ người ra liền.Chính vì xuất phát từ những câu hỏi ngu ngơ đó mà chúng ta mới sáng mắt ra mà nổi lên tinh thần phản quang tự tỉnh.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Vẫn lòng vòng ngoài cửa đạo!

Hãy gắng lên để giác ngộ và giải thoát!

Chúc an lành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hhc
Bài viết: 138
Ngày: 18/11/10 04:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Tịnh độ

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi hhc »

to langtu: tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong :D Giờ tôi đã hiểu Niết bàn là gì rồi thì tôi bắt đầu đi chớ không nghi nan gì nữa :D Đã có chánh kiến rồi => làm chắc chắn đúng :D :D :D :D Thanks bạn rất nhiều vì chia sẽ kiến thức :D


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Thánh_Tri đã viết:Vẫn lòng vòng ngoài cửa đạo!

Hãy gắng lên để giác ngộ và giải thoát!

Chúc an lành.
:)) Tôi mới nói 2 bài đầu mà, khoan kết luận vội. Vì đó là 2 phần căn bản nên viết dông dài, mấy phần sau là triển khai và bổ sung nên tôi hy vọng sẽ "nói ít hiểu nhiều". Nếu cơ duyên tốt thì người nghe chỉ cần nhiêu đó là nhìn ra chân lý, cũng như khi xưa Huệ năng chỉ cần nghe lỏm có một câu kinh là ngộ đạo :D


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

hhc đã viết:to langtu: tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong :D Giờ tôi đã hiểu Niết bàn là gì rồi thì tôi bắt đầu đi chớ không nghi nan gì nữa :D Đã có chánh kiến rồi => làm chắc chắn đúng :D :D :D :D Thanks bạn rất nhiều vì chia sẽ kiến thức :D
Trong cuốn "Tìm hiểu Trung Luận - Nhận Thức và Không Tánh (Phần II)" có viết thế này :

Có hai đường lối quán Không. Một lối là thể nhập trực tiếp tánh Không không thông qua phân tích bằng luận lý và ngôn ngữ. Đó là pháp hành thâm Bát nhã hay pháp chiếu kiến ngũ uẩn giai không của Quán Tự Tại Bồ tát nói đến trong phần mở đầu Tâm kinh. Theo lối thể không quán này, hành giả không quán sát ngoại giới và nội tâm nên thường khi năng lực duy trì tịnh chỉ bị suy giảm, niềm xác tính sẽ trở nên mơ hồ và tình nghi hoặc sẽ sinh khởi.

Lối thứ hai gọi là tích không quán, tức là dùng quán sát và phân tích để thấy các pháp không tự có mà là do nhân duyên hòa hợp mới có, nghĩa là hiện hữu không có tự tánh. Tâm kinh mô tả pháp này trong mấy câu: “Xá lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; Sắc tức thị không, không tức thị sắc; Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.” Thường người ta nghi ngờ làm sao có thể dùng phân tích và lý luận mà thấu triệt được tánh Không hay Vô phân biệt trí theo lối tích không quán, vì nhân và quả không cùng bản tính. Theo Bảo Tích kinh (Ratnakùta Sùtra) đức Phật đánh tan sự nghi ngờ này trong lời giảng dạy tu sĩ Kashyapa:

“Này Kashyapa, thí dụ, ông cọ xát hai que củi với nhau làm sinh ra lửa và hai que củi ấy cũng bị thiêu rụi ngay trong tiến trình sinh lửa. Cũng như thế, này Kashyapa, vọng tưởng phân biệt đích thực làm phát sinh năng lực thành đạt trí Bát nhã và trí Bát nhã chứng ngộ tức thì tiêu diệt vọng tưởng phân biệt đích thực.”



--> Bác hhc hãy quán sát và phân tích, rất hợp với con người Duy Lý :D


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

TÂM – VẬT


Qua hai phần đầu tôi đã khái quát những vấn đề cốt lõi mà chúng ta quan tâm từ quan điểm của Phật giáo.Nhưng tôi đoan chắc rằng đa số,nếu không muốn nói là hầu hết,đều chưa thể tỏ ngộ.Chúng ta vẫn biết nói vậy là đúng,không thấy có gì sai trật cả,nhưng vẫn cảm giác còn lờ mờ chưa thể đạt được điều mà Thiền gọi là “hoát nhiên đại ngộ” để thốt lên rằng :”À,thì ra là thế…” :) Sở dĩ như vậy là vì con người có bản tính cố hữu là “chấp ngã”,Phật pháp lập ra đủ thứ phương tiện thiện xảo với mục đích chủ yếu là phá bỏ thái độ chấp ngã.Chấp tức là cố chấp,Ngã tức là bản ngã,”chấp ngã” tức là thái độ cứ cho rằng cái gì cũng có bản ngã,từ con người đến các pháp khác.Dù đã hiểu vô ngã là thế nào rồi,thấy rõ mọi thứ đều vô ngã ra sao rồi,thế nhưng không hiểu sao tôi vẫn cứ còn chấp ngã :) Do đó nên phần này và phần kế tiếp sẽ đi sâu vào phân tích,tìm hiểu để mọi người cùng nhận ra những chỗ mình còn kẹt nên chưa thấu suốt.

Từ ngàn xưa đến nay khi giải quyết vấn đề căn bản của triết học,duy tâm và duy vật là hai trường phái chính,luôn tranh cãi bất tận và sẽ còn mãi trong tương lai.Anh “duy vật” cho rằng “vật có trước,đẻ ra tâm”.Anh “duy tâm” cãi lại rằng “tâm mới là cái có trước,đẻ ra vật”.Bên cạnh “Nhị đại môn phái” trên thì còn một số môn phái khác nữa.Trường phái “Nhị nguyên luận” thì phán rằng “cả hai đều sai bét,vì Tâm và Vật là hai bản nguyên cùng có sẵn,cùng hòa hợp nhau mà kết thành vũ trụ”.Người theo chủ nghĩa hoài nghi thì cho rằng hiện nay chúng ta chưa có đủ dữ kiện nên chưa thể biết ai đúng ai sai cả,thôi thì cứ nghi ngờ tất cả cho chắc ăn :D Người theo “Bất khả tri” (Không thể biết) thì cực đoan hơn nữa,cho rằng con người mãi mãi không thể biết được bản chất tối hậu của thế giới.Phần lớn tôn giáo thì theo Hữu thần luận (duy linh),cho rằng có một Đấng tối cao,siêu việt,toàn năng là nguyên nhân đầu tiên khởi sinh ra mọi thứ…

Có thể nói tuyệt đại đa số con người đều theo duy vật,vì bản tính tự nhiên khi sinh ra đã là thế,nên cho rằng thế giới là có thật.Nếu như nó có thật thì ắt phải do những thứ có thật làm viên gạch tạo dựng nên thế giới này.Lý tưởng của khoa học chính là tìm ra những thực thể đó,những thứ tự có (hằng hữu) và có những tính chất bất biến nào đó và chúng đã kết hợp lại để tạo thành vũ trụ.Mỗi lần tưởng là đã tìm ra thì lại mỗi lần họ đã bị vỡ mộng :trước đây là nguyên tử,giờ đây đến hạt cơ bản.Chúng vẫn là những cái còn phân chia được,do cái khác tạo ra.Hiện nay họ đã nghiêng theo thuyết siêu dây,cho rằng chúng là thực thể tối hậu.Dù sao thì cũng đã có những dấu hiệu cho thấy rằng Tâm thức con người đã đóng vai trò quan trọng,sự thật này làm cho các nhà khoa học bắt đầu bối rối.Thí nghiệm “ánh sáng qua hai khe” cho thấy,photon là hạt hay sóng là do ý thức người quan sát can dự vào,nếu không có ý thức thì ánh sáng có tính chất “lưỡng tính” thì thật là mâu thuẫn,vô lý.Hiện tượng “con mèo lượng tử” của Shrodinger còn gây đau đầu hơn nữa : nếu không có con người mở cái hộp ra xem thì nó sẽ ở trạng thái vừa sống vừa chết,lại không thể chấp nhận được.
Ngay từ xa xưa,thuyết “nguyên tử” đã bị những luận sư Phật giáo phản bác.Cho rằng chúng là những hạt điểm không có kích thước.Như vậy thì chúng không thể tạo dựng ra thế giới được,vì sự kết hợp của những thứ không có kích thước,thể tích thì không thể sinh ra một thế giới có thể tích như chúng ta thấy (0 + 0…= 0) Hình dung cách thế chúng sắp xếp nhau,cái này bên cạnh cái kia,là cho thấy chúng ít ra phải có mặt phải mặt trái,có đầu có đuôi.Vậy là có kích thước thì vật thể mới có mặt bên trái,bên phải,như thể là có thể chia ra được.Nhiều người tưởng tượng chúng có móc để nối kết nhau,càng cho thấy chúng có cấu có thể chia ra được.Thuyết siêu dây từ bỏ ý tưởng về những “hạt điểm” mà cho rằng “thực thể sau cùng” là những sợi dây hai chiều.Chỉ cần ý tưởng sợi dây đã cho thấy là có thể phân chia ra từng đoạn mất rồi…
Vậy là người theo duy vật chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm nên không thể vỗ ngực cho rằng mình đúng được.Nhìn sang những người theo duy linh thì tình hình còn bi đát hơn.Nếu cho rằng có một thực thể uyên nguyên siêu việt tạo ra tất cả,thì thế cách tạo ra làm sao ? Đấng toàn năng “hô biến” để từ chỗ không có gì cả (hư vô) bỗng trở thành có vũ trụ,tức là từ Không Có thành ra Có.Điều này rất vô lý,vì quan sát thế giới ta thấy mọi thứ Có sau đều do thứ khác Có trước.Lại nữa,chưa bao giờ thấy từ một nhân có thể sinh ra một quả,nên ý tưởng cho rằng từ một Thượng đế (một nhân) sinh ra vũ trụ là cái quả của nó,không thể chấp nhận đối với lý trí con người.Do đó người theo thuyết duy linh chỉ còn có cách là dùng lòng tin mà thôi.

Bây giờ xem xét đến những người theo duy tâm.Vấn đề đầu tiên họ đặt ra là tất cả những thứ mà con người nhìn thấy,nếu không có “cái tôi” thì làm sao mà biết nó có hay không ? Đứng từ góc độ của bản thân mình mà xét,tôi nhận thức được vũ trụ vạn hữu là nhờ có giác quan thu nhận mà nếu không có chúng thì chắc chắn tôi không biết được gì cả.Cái tưởng rằng “thế giới khách quan” ở bên ngoài con người chẳng qua chỉ là cảm giác con người tạo ra.Cũng giống như khi nằm mơ,những cảnh vật trong mộng chỉ là do tâm thức vọng tưởng.Những thứ mà chúng ta gọi là “thế giới vạn hữu” đều chỉ là những hình dạng,màu sắc,âm thanh…do tâm thức của chính mình tạo ra.Thử phân tích về màu sắc cho dễ thấy.Ánh sáng đập vào một vật nào đó rồi đi vào não bộ chúng ta,tùy vào bước sóng khác nhau của ánh sáng mà ý thức của ta tạo ra màu sắc khác nhau,chứ thật ra đâu phải vật đó có màu sắc.Rõ ra là thế giới thật bên ngoài không có màu sắc,mà đó chỉ là cảm giác con người tạo ra rồi lầm tưởng là thế giới thật có màu sắc.Rồi đến hình dáng vật này vật kia,nếu không có màu sắc khác nhau ; chẳng hạn mọi vật bên ngoài chỉ có một màu sắc như nhau ; thì chúng ta đâu có phân biệt được cái này cái kia.Cùng một thế cách như vậy về màu sắc,âm thanh mà tai ta nghe được cũng là do tâm ý ta tạo ra…
Người theo “bất khả tri” cho rằng cái thế giới thật bên ngoài nó như thế nào chúng ta mãi mãi không thể biết,vì chúng ta chỉ nhận biết được thế giới bên ngoài nhờ có 5 giác quan mà thôi.Mà giác quan chúng ta chỉ biết thu nhận rồi biến cải ra thành những khái niệm như là hình ảnh,màu sắc,âm thanh,toàn là những thứ do tâm tạo ra chứ không thể thấy được tự tính của thế giới,cái mà I.Kant gọi là “vật tự nó”.Như vậy là người theo “bất khả tri” vẫn cho rằng có cái thế giới thật bên ngoài,nhưng do giới hạn tự nhiên của con người nên không thể nào biết bộ mặt thật của nó.
Còn người theo duy tâm lại phản bác luôn cái mà người ta cho rằng có thế giới thật bên ngoài,cái đó cũng chỉ là do ý thức con người bày đặt ra mà thôi.Chính cái cảm giác của tôi mới là nguyên nhân đầu tiên,nó là chủ nhân ông tạo ra mọi thứ rồi cũng chính nó vọng chấp là có thế giới bên ngoài mình.Cũng như ví dụ về giấc mơ,tâm thức chúng ta tạo ra giấc mơ rồi cũng tâm thức đó vọng tưởng là những thứ trong mơ đều thật có ! Tôi tạo ra nó rồi cũng chính tôi là người duy nhất thấy biết về nó.Giống như câu nói nổi tiếng của phái Nhất nguyên Vèdanta “Ta chính là tác giả và cũng là khán giả của thế gian”.

Có người thắc mắc nếu như “tất cả do tâm tạo” thì cái tâm đó là tâm của ai ? Hỏi như vậy là vẫn còn theo cách nhìn mặc nhiên cho rằng có thế giới bên ngoài rồi.Giống như khi nằm mơ,ở trong giấc mơ đó mà hỏi thì biết rõ là thật ra không có ai cả,chỉ có bản thân mình mà thôi.Bởi vì phải đứng ở góc độ từ bản thân chính mình mà suy xét,mới hiểu đúng ý người theo duy tâm.PG có câu nói rất thâm thúy “Hồi đầu thị ngạn”,tức là quay đầu lại thì thấy bến bờ.Nghĩa là hãy quay trở lại bên trong chứ đừng nhìn ra bên ngoài,xem xét cái tâm của mình mà nhận ra rằng chính nó là chủ nhân tạo tác ra thế gian,vọng tưởng ra cảnh vật sông núi,người này vật nọ.Nhiều người không hiểu được thâm ý đó mà giải nghĩa theo kiểu đạo đức học kiểu như “hãy hối lỗi,thành tâm để thành con người tốt” :D Lại có người châm biếm :”Nói vậy hóa ra tôi nói chuyện với cái đầu gối của mình à ?” Hỏi vậy chỉ đúng phân nữa,tư tưởng đúng là chính tôi,nhưng tư tưởng cũng phân ra thành chủ thể và đối tượng,tức là “cái tôi” và “cái thế giới bên ngoài tôi”.Có người thắc mắc “Nếu tất cả do tâm của tôi tạo ra thì tại sao nó không diễn ra theo đúng ý của tôi?” Người hỏi câu này nên xét đến trường hợp nằm mơ,giấc mơ do người nằm mơ tạo ra nhưng diễn biến của nó vẫn khách quan chứ không lệ thuộc vào ý muốn của người nằm mơ.Trong mơ thấy con cọp rượt đuổi tôi vẫn chạy trối chết :D

“Tam giới duy tâm,vạn pháp duy thức”,điểm qua hầu hết giáo lý PG ta thấy rõ là PG đứng trên quan điểm duy tâm,đả phá duy vật.Nhưng có một điểm khác biệt quan trọng : chủ nghĩa duy tâm cho rằng Tâm là bản nguyên đầu tiên,thực hữu.Còn PG chỉ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Tâm,không có tâm thức thì không thể có cái gì,thế nhưng nó vẫn là vô thường,vô ngã,giả hữu.Dù có những môn phái nhấn mạnh đến Tâm thức nhưng chính họ cũng khuyến cáo là không nên chấp Tâm (Thức) như là một thực thể.
_ Kinh Lăng già nói: "Do tự tâm chấp trước, tâm hiện tợ cảnh bên ngoài, cảnh được thấy đó chẳng phải có thật, thế nên nói Duy tâm".
_ “Song các Tâm, Tâm sở là pháp y tha khởi, cũng như việc huyễn, không phải thật có, chỉ vì để khiến trừ cái bịnh vọng chấp thật có cảnh ở ngoài Tâm, Tâm sở, nên nói "Duy có thức". Nếu lại chấp "Duy thức" là thật có, thì cũng như chấp ngoại cảnh, đều là pháp chấp. … Nói y thức biến còn có tác dụng đặc biệt là đối trị cái bịnh vọng ngoại tha hóa, để xoay nhìn lại mình, thấy lại mình vốn là chủ nhân ông của mọi hiện hữu, như thấy lại bản lai diên mục. Từ đó chuyển bỏ dần lối thấy biết sai lầm gây đau khổ, thành cái Trí tuệ Bát nhã, trí Ðại viên cảnh, xây dựng cảnh giới an vui tự tại.” (Thành duy thức luận)


hhc
Bài viết: 138
Ngày: 18/11/10 04:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Tịnh độ

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi hhc »

langtu đã viết:
hhc đã viết:to langtu: tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong :D Giờ tôi đã hiểu Niết bàn là gì rồi thì tôi bắt đầu đi chớ không nghi nan gì nữa :D Đã có chánh kiến rồi => làm chắc chắn đúng :D :D :D :D Thanks bạn rất nhiều vì chia sẽ kiến thức :D
Trong cuốn "Tìm hiểu Trung Luận - Nhận Thức và Không Tánh (Phần II)" có viết thế này :

Có hai đường lối quán Không. Một lối là thể nhập trực tiếp tánh Không không thông qua phân tích bằng luận lý và ngôn ngữ. Đó là pháp hành thâm Bát nhã hay pháp chiếu kiến ngũ uẩn giai không của Quán Tự Tại Bồ tát nói đến trong phần mở đầu Tâm kinh. Theo lối thể không quán này, hành giả không quán sát ngoại giới và nội tâm nên thường khi năng lực duy trì tịnh chỉ bị suy giảm, niềm xác tính sẽ trở nên mơ hồ và tình nghi hoặc sẽ sinh khởi.

Lối thứ hai gọi là tích không quán, tức là dùng quán sát và phân tích để thấy các pháp không tự có mà là do nhân duyên hòa hợp mới có, nghĩa là hiện hữu không có tự tánh. Tâm kinh mô tả pháp này trong mấy câu: “Xá lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; Sắc tức thị không, không tức thị sắc; Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.” Thường người ta nghi ngờ làm sao có thể dùng phân tích và lý luận mà thấu triệt được tánh Không hay Vô phân biệt trí theo lối tích không quán, vì nhân và quả không cùng bản tính. Theo Bảo Tích kinh (Ratnakùta Sùtra) đức Phật đánh tan sự nghi ngờ này trong lời giảng dạy tu sĩ Kashyapa:

“Này Kashyapa, thí dụ, ông cọ xát hai que củi với nhau làm sinh ra lửa và hai que củi ấy cũng bị thiêu rụi ngay trong tiến trình sinh lửa. Cũng như thế, này Kashyapa, vọng tưởng phân biệt đích thực làm phát sinh năng lực thành đạt trí Bát nhã và trí Bát nhã chứng ngộ tức thì tiêu diệt vọng tưởng phân biệt đích thực.”



--> Bác hhc hãy quán sát và phân tích, rất hợp với con người Duy Lý :D
tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong :D Thấy bạn langtu có nhã ý tặng pháp hành nên mình rất cám ơn tấm lòng của bạn, mình xin nhận lãnh , sẵn đây mình cũng có chút kiến giải góp nhặt để trao đổi với langtu :D :D :D

Hai phép quán mà bạn chỉ cho mình tức là 2 phép quán xuất phát từ Long Thọ Bồ Tát , 1 luận sư nổi tiếng :D nhưng cũng chính vì ngài mà bao kẻ phải điên đầu vì hý luận của ngài.

Quán tưởng chỉ đem đến thành công về mặt tưởng tuệ => tưởng tri => kiến thức sai lầm điên đảo mà ta không biết lại tưởng đó là sự siêu việt thì không nên. Vì sao tôi nói quán tưởng đem lại tưởng tuệ ??? Vì chỉ khi bạn nhập Tứ thánh định, chứng được Tam Minh TỨC LÀ GIỚI ĐỊNH TUỆ ĐÃ ĐẠT HÀNG PHẠM HẠNH RỒI BẠN MỚI CÓ THỂ VÀO ĐƯỢC TỨ THÁNH ĐỊNH CHỨNG TAM MINH => TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT MÀ KHÔNG PHẢI LÀ TƯỞNG TUỆ

Sơ thiền ly dục ly ác pháp thì có phải nhờ giới mà vào không ??? và câu đầu tiên trong Giới Định Tuệ là gì ??? GIỚI => nó chính là câu quan trọng nhất câu vĩ đại nhất , câu siêu việt nhất mà mọi người thường chỉ nhắc nó sơ qua mà không biết sự thần diệu của nó. KHÔNG GIỮ GIỚI LUẬT PHẠM HẠNH TỨC GIỚI LUẬT CỦA 1 VỊ THÁNH THÌ LÀM SAO MÀ TÂM THANH TỊNH XUẤT HIỆN , MÀ TÂM THANH TỊNH KHÔNG XUẤT HIỆN THÌ LÀM SAO VÔ ĐƯỢC TỨ THÁNH ĐỊNH , MÀ KHÔNG VÔ ĐƯỢC TỨ THÁNH ĐỊNH THÌ TOÀN LÀ TƯỞNG TRI CHỨ KHÔNG PHẢI LIỄU TRI, VÌ VẬY Ở ĐÂU CÓ GIỚI LUẬT THÌ Ở ĐÓ CÓ TRI KIẾN MÀ Ở ĐÂU CÓ TRI KIẾN Ở ĐÓ CÓ GIẢI THOÁT .TÓM LẠI SỰ GIẢI THOÁT KHÔNG PHẢI TA KIẾM CÁCH NÀO NGỒI THIỀN ĐỊNH QUÁN XÉT TÁ LẢ MÀ CÓ THỂ GIẢI THOÁT , NGỒI CHO DÙ NHƯ ĐẠT MA SƯ TỔ 9 NĂM KHÔNG NHÚC NHÍCH THÌ CŨNG CÓ NHẬP NIẾT BÀN ĐÂU ??????

Chính Đức Phật xác nhận ngoài Tứ Thánh Định các định khác đều là Tà Định => dẫn đến tà kiến do Tưởng Tri mà thành. Tà Đạo, Ngoại Đạo Yoga..ect họ lấy tưởng thức làm chủ , để quán sát vượt qua KHÔNG VÔ BIÊN XỨ ĐỊNH TƯỞNG , TIẾP TỤC NHẬP VÀO THỨC VÔ BIÊN XỨ ĐỊNH TƯỞNG , ở trạng thái tưởng này họ thấy các PHÁP CHỈ LÀ 1 CHỨ KHÔNG 2 nên họ gọi bằng nhiều danh từ như "Đại Ngã" hay "Bản Thể Vạn Hữu" ..ect

Và 1 điểm khác biệt nữa của phép thiền mà Đức Phật đã dạy chính là ở chỗ TỊNH CHỈ HƠI THỞ nó khác hẳn với ngoại đạo bà la môn, yoga DÙNG QUÁN TƯỞNG mà vào.

Chính A nậu đa la xác nhận điều này "Không thở ra, thở vào,Tâm trú vào chánh định" tức vào Tứ Thánh Định.

Chốt lại nếu KHÔNG CÓ GIỚI LUẬT THÌ MÃI MÃI TÂM KHÔNG THỂ NÀO THANH TỊNH MÀ TÂM ĐÃ KHÔNG THỂ NÀO THANH TỊNH THÌ KHÔNG BAO GIỜ NHẬP ĐƯỢC VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH MÀ KHÔNG NHẬP ĐƯỢC VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH THÌ MƠ VỀ 1 NIẾT BÀN LÀ 1 GIẤC MƠ KHÔNG CÓ THẬT :D.

KHI GIỮ ĐƯỢC GIỚI LUẬT TỨC PHẠM HẠNH TỨC LÀ 1 VỊ THÁNH SỐNG ,VÀ CHỈ CÓ TÂM THÁNH MỚI ĐỦ TƯ CÁCH VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH => XUẤT RA MINH TUỆ , TRÍ TUỆ THẬT SỰ ĐÚNG, 1 CHÂN LÝ THƯỜNG HẰNG BẤT BIẾN => ĐẠI DIỆN LÀ PHẬT THÍCH CA CÒN CÁC LOẠI ĐỊNH KHÁC CHỈ SINH RA TƯỞNG TRI, TÀ KIẾN ĐIÊN ĐẢO => CHẮC CHẮN THẾ , THẾ TÔN KHÔNG DẠY SAI :D

ĐẠO PHẬT LÀ 1 ĐẠO DẠY VỀ ĐẠO ĐỨC VỀ NHÂN QUẢ , KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI => DO ĐÓ PHẬT LẤY GIỚI LUẬT LÀM ĐẦU CHÍNH NÓ MỚI DẪN ĐẾN GIẢI THOÁT CÒN NGOẠI ĐẠO THÌ DÙNG QUÁN TƯỞNG CẦU THẦN THÔNG NÊN HỌ CHỈ DỪNG Ở MỨC TƯỞNG TRI LÀ HẾT KHÔNG ĐẾN ĐƯỢC NIẾT BÀN . DO ĐÓ THEO TÔI TU THEO ĐẠO PHẬT LÀ TU CHÍNH BẢN THÂN MÌNH , LÀM 1 NGƯỜI TỐT ,1 NGƯỜI LƯƠNG THIỆN , KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH , KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI, SỐNG VÀ LÀM VIỆC VÌ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI CHỨ KHÔNG VÌ PHƯỚC BÁU THẦN THÔNG KIẾP SAU HAY HIỆN TẠI CỦA TA THÌ MỚI THẬT LÀ 1 PHẠM HẠNH CHỨ KHÔNG PHẢI TA TỪ BI HỶ XẢ VÌ TA SẼ ĐẠT QUẢ VỊ PHẬT, VÌ PHƯỚC BÁU KIẾP SAU, ĐÓ KHÔNG PHẢI TÂM CỦA 1 PHẠM HẠNH CỦA 1 VỊ THÁNH => CHẮC CHẮN BẠN SẼ THẤY ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA NIẾT BÀN NGAY TẠI CUỘC SỐNG NÀY :D :D :D :D TÔI TIN THẾ


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

hhc đã viết: tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong :D Thấy bạn langtu có nhã ý tặng pháp hành nên mình rất cám ơn tấm lòng của bạn, mình xin nhận lãnh , sẵn đây mình cũng có chút kiến giải góp nhặt để trao đổi với langtu :D :D :D

Hai phép quán mà bạn chỉ cho mình tức là 2 phép quán xuất phát từ Long Thọ Bồ Tát , 1 luận sư nổi tiếng :D nhưng cũng chính vì ngài mà bao kẻ phải điên đầu vì hý luận của ngài.

Quán tưởng chỉ đem đến thành công về mặt tưởng tuệ => tưởng tri => kiến thức sai lầm điên đảo mà ta không biết lại tưởng đó là sự siêu việt thì không nên. Vì sao tôi nói quán tưởng đem lại tưởng tuệ ??? Vì chỉ khi bạn nhập Tứ thánh định, chứng được Tam Minh TỨC LÀ GIỚI ĐỊNH TUỆ ĐÃ ĐẠT HÀNG PHẠM HẠNH RỒI BẠN MỚI CÓ THỂ VÀO ĐƯỢC TỨ THÁNH ĐỊNH CHỨNG TAM MINH => TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT MÀ KHÔNG PHẢI LÀ TƯỞNG TUỆ
Sao bác biết là "chỉ khi bạn nhập Tứ thánh định, chứng được Tam Minh TỨC LÀ GIỚI ĐỊNH TUỆ ĐÃ ĐẠT HÀNG PHẠM HẠNH RỒI BẠN MỚI CÓ THỂ VÀO ĐƯỢC TỨ THÁNH ĐỊNH CHỨNG TAM MINH => TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT MÀ KHÔNG PHẢI LÀ TƯỞNG TUỆ" ? Hay là nghe kinh nói vậy thì tin vậy ? :D

Bác hiểu sai về "Quán tưởng" thấy có "tưởng" rồi tưởng rằng đó là "tưởng tượng" ! Đó là quán sát rồi trầm tư mặc tưởng, chiêm nghiệm.
hhc đã viết:Sơ thiền ly dục ly ác pháp thì có phải nhờ giới mà vào không ??? và câu đầu tiên trong Giới Định Tuệ là gì ??? GIỚI => nó chính là câu quan trọng nhất câu vĩ đại nhất , câu siêu việt nhất mà mọi người thường chỉ nhắc nó sơ qua mà không biết sự thần diệu của nó. KHÔNG GIỮ GIỚI LUẬT PHẠM HẠNH TỨC GIỚI LUẬT CỦA 1 VỊ THÁNH THÌ LÀM SAO MÀ TÂM THANH TỊNH XUẤT HIỆN , MÀ TÂM THANH TỊNH KHÔNG XUẤT HIỆN THÌ LÀM SAO VÔ ĐƯỢC TỨ THÁNH ĐỊNH , MÀ KHÔNG VÔ ĐƯỢC TỨ THÁNH ĐỊNH THÌ TOÀN LÀ TƯỞNG TRI CHỨ KHÔNG PHẢI LIỄU TRI, VÌ VẬY Ở ĐÂU CÓ GIỚI LUẬT THÌ Ở ĐÓ CÓ TRI KIẾN MÀ Ở ĐÂU CÓ TRI KIẾN Ở ĐÓ CÓ GIẢI THOÁT .TÓM LẠI SỰ GIẢI THOÁT KHÔNG PHẢI TA KIẾM CÁCH NÀO NGỒI THIỀN ĐỊNH QUÁN XÉT TÁ LẢ MÀ CÓ THỂ GIẢI THOÁT , NGỒI CHO DÙ NHƯ ĐẠT MA SƯ TỔ 9 NĂM KHÔNG NHÚC NHÍCH THÌ CŨNG CÓ NHẬP NIẾT BÀN ĐÂU ??????

Chính Đức Phật xác nhận ngoài Tứ Thánh Định các định khác đều là Tà Định => dẫn đến tà kiến do Tưởng Tri mà thành. Tà Đạo, Ngoại Đạo Yoga..ect họ lấy tưởng thức làm chủ , để quán sát vượt qua KHÔNG VÔ BIÊN XỨ ĐỊNH TƯỞNG , TIẾP TỤC NHẬP VÀO THỨC VÔ BIÊN XỨ ĐỊNH TƯỞNG , ở trạng thái tưởng này họ thấy các PHÁP CHỈ LÀ 1 CHỨ KHÔNG 2 nên họ gọi bằng nhiều danh từ như "Đại Ngã" hay "Bản Thể Vạn Hữu" ..ect

Và 1 điểm khác biệt nữa của phép thiền mà Đức Phật đã dạy chính là ở chỗ TỊNH CHỈ HƠI THỞ nó khác hẳn với ngoại đạo bà la môn, yoga DÙNG QUÁN TƯỞNG mà vào.

Chính A nậu đa la xác nhận điều này "Không thở ra, thở vào,Tâm trú vào chánh định" tức vào Tứ Thánh Định.
"Không thở ra, thở vào" có mà chết à ? :))

Bác xem Raja Yoga có Thiền định giống cách Thiền của Phật hay không nhá, còn TỊNH CHỈ HƠI THỞ mới là của ngoại đạo. Thiền 4 niệm xứ của Phật thì THEO DÕI HƠI THỞ chứ không bắt người ta "Không thở ra, thở vào" :D
hhc đã viết:Chốt lại nếu KHÔNG CÓ GIỚI LUẬT THÌ MÃI MÃI TÂM KHÔNG THỂ NÀO THANH TỊNH MÀ TÂM ĐÃ KHÔNG THỂ NÀO THANH TỊNH THÌ KHÔNG BAO GIỜ NHẬP ĐƯỢC VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH MÀ KHÔNG NHẬP ĐƯỢC VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH THÌ MƠ VỀ 1 NIẾT BÀN LÀ 1 GIẤC MƠ KHÔNG CÓ THẬT :D.
Ngoại đạo giữ GIỚI LUẬT còn nghiêm hơn đạo Phật, chính Phật lúc học Thiền ngoại đạo đã đạt đến trạng thái TÂM THANH TỊNH rất cao : phi phi tưởng xứ :D Thế nhưng Phật cũng không ngộ ra chân lý.
hhc đã viết:KHI GIỮ ĐƯỢC GIỚI LUẬT TỨC PHẠM HẠNH TỨC LÀ 1 VỊ THÁNH SỐNG ,VÀ CHỈ CÓ TÂM THÁNH MỚI ĐỦ TƯ CÁCH VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH => XUẤT RA MINH TUỆ , TRÍ TUỆ THẬT SỰ ĐÚNG, 1 CHÂN LÝ THƯỜNG HẰNG BẤT BIẾN => ĐẠI DIỆN LÀ PHẬT THÍCH CA CÒN CÁC LOẠI ĐỊNH KHÁC CHỈ SINH RA TƯỞNG TRI, TÀ KIẾN ĐIÊN ĐẢO => CHẮC CHẮN THẾ , THẾ TÔN KHÔNG DẠY SAI :D

ĐẠO PHẬT LÀ 1 ĐẠO DẠY VỀ ĐẠO ĐỨC VỀ NHÂN QUẢ , KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI => DO ĐÓ PHẬT LẤY GIỚI LUẬT LÀM ĐẦU CHÍNH NÓ MỚI DẪN ĐẾN GIẢI THOÁT CÒN NGOẠI ĐẠO THÌ DÙNG QUÁN TƯỞNG CẦU THẦN THÔNG NÊN HỌ CHỈ DỪNG Ở MỨC TƯỞNG TRI LÀ HẾT KHÔNG ĐẾN ĐƯỢC NIẾT BÀN . DO ĐÓ THEO TÔI TU THEO ĐẠO PHẬT LÀ TU CHÍNH BẢN THÂN MÌNH , LÀM 1 NGƯỜI TỐT ,1 NGƯỜI LƯƠNG THIỆN , KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH , KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI, SỐNG VÀ LÀM VIỆC VÌ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI CHỨ KHÔNG VÌ PHƯỚC BÁU THẦN THÔNG KIẾP SAU HAY HIỆN TẠI CỦA TA THÌ MỚI THẬT LÀ 1 PHẠM HẠNH CHỨ KHÔNG PHẢI TA TỪ BI HỶ XẢ VÌ TA SẼ ĐẠT QUẢ VỊ PHẬT, VÌ PHƯỚC BÁU KIẾP SAU, ĐÓ KHÔNG PHẢI TÂM CỦA 1 PHẠM HẠNH CỦA 1 VỊ THÁNH => CHẮC CHẮN BẠN SẼ THẤY ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA NIẾT BÀN NGAY TẠI CUỘC SỐNG NÀY :D :D :D :D TÔI TIN THẾ
Hóa ra bé cái lầm, tôi tưởng bác là người Duy Lý :D

Bác có tìm hiểu về Ấn giáo chưa mà đã vội chê bai nó rồi tâng bốc Phật giáo thái quá thế hả ? :))


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Trước khi nhập Niết Bàn, Đức Phật nhắn lại rằng: "49 năm thuyết pháp ta chẳng nói một lời"

Và chỉ có Ngài mới có khả năng đó.

CHỈ DO SỰ TU HÀNH MÀ THÀNH PHẬT, KHÔNG DO GÌ KHÁC!


hhc
Bài viết: 138
Ngày: 18/11/10 04:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Tịnh độ

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi hhc »

langtu đã viết:
hhc đã viết: tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong :D Thấy bạn langtu có nhã ý tặng pháp hành nên mình rất cám ơn tấm lòng của bạn, mình xin nhận lãnh , sẵn đây mình cũng có chút kiến giải góp nhặt để trao đổi với langtu :D :D :D

Hai phép quán mà bạn chỉ cho mình tức là 2 phép quán xuất phát từ Long Thọ Bồ Tát , 1 luận sư nổi tiếng :D nhưng cũng chính vì ngài mà bao kẻ phải điên đầu vì hý luận của ngài.

Quán tưởng chỉ đem đến thành công về mặt tưởng tuệ => tưởng tri => kiến thức sai lầm điên đảo mà ta không biết lại tưởng đó là sự siêu việt thì không nên. Vì sao tôi nói quán tưởng đem lại tưởng tuệ ??? Vì chỉ khi bạn nhập Tứ thánh định, chứng được Tam Minh TỨC LÀ GIỚI ĐỊNH TUỆ ĐÃ ĐẠT HÀNG PHẠM HẠNH RỒI BẠN MỚI CÓ THỂ VÀO ĐƯỢC TỨ THÁNH ĐỊNH CHỨNG TAM MINH => TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT MÀ KHÔNG PHẢI LÀ TƯỞNG TUỆ
Sao bác biết là "chỉ khi bạn nhập Tứ thánh định, chứng được Tam Minh TỨC LÀ GIỚI ĐỊNH TUỆ ĐÃ ĐẠT HÀNG PHẠM HẠNH RỒI BẠN MỚI CÓ THỂ VÀO ĐƯỢC TỨ THÁNH ĐỊNH CHỨNG TAM MINH => TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT MÀ KHÔNG PHẢI LÀ TƯỞNG TUỆ" ? Hay là nghe kinh nói vậy thì tin vậy ? :D => Cái quan điểm này mà tui với bạn nói chắc tới khi chứng niết bàn luôn quá :D

Bác hiểu sai về "Quán tưởng" thấy có "tưởng" rồi tưởng rằng đó là "tưởng tượng" ! Đó là quán sát rồi trầm tư mặc tưởng, chiêm nghiệm. => vẫn là sự quán sát của tưởng mà ra vì sao ?? Vì khi ý thức dừng thì tưởng xuất hiện( ví dụ đơn giản nhất hễ ngũ là có chiêm bao :D)
hhc đã viết:Sơ thiền ly dục ly ác pháp thì có phải nhờ giới mà vào không ??? và câu đầu tiên trong Giới Định Tuệ là gì ??? GIỚI => nó chính là câu quan trọng nhất câu vĩ đại nhất , câu siêu việt nhất mà mọi người thường chỉ nhắc nó sơ qua mà không biết sự thần diệu của nó. KHÔNG GIỮ GIỚI LUẬT PHẠM HẠNH TỨC GIỚI LUẬT CỦA 1 VỊ THÁNH THÌ LÀM SAO MÀ TÂM THANH TỊNH XUẤT HIỆN , MÀ TÂM THANH TỊNH KHÔNG XUẤT HIỆN THÌ LÀM SAO VÔ ĐƯỢC TỨ THÁNH ĐỊNH , MÀ KHÔNG VÔ ĐƯỢC TỨ THÁNH ĐỊNH THÌ TOÀN LÀ TƯỞNG TRI CHỨ KHÔNG PHẢI LIỄU TRI, VÌ VẬY Ở ĐÂU CÓ GIỚI LUẬT THÌ Ở ĐÓ CÓ TRI KIẾN MÀ Ở ĐÂU CÓ TRI KIẾN Ở ĐÓ CÓ GIẢI THOÁT .TÓM LẠI SỰ GIẢI THOÁT KHÔNG PHẢI TA KIẾM CÁCH NÀO NGỒI THIỀN ĐỊNH QUÁN XÉT TÁ LẢ MÀ CÓ THỂ GIẢI THOÁT , NGỒI CHO DÙ NHƯ ĐẠT MA SƯ TỔ 9 NĂM KHÔNG NHÚC NHÍCH THÌ CŨNG CÓ NHẬP NIẾT BÀN ĐÂU ??????

Chính Đức Phật xác nhận ngoài Tứ Thánh Định các định khác đều là Tà Định => dẫn đến tà kiến do Tưởng Tri mà thành. Tà Đạo, Ngoại Đạo Yoga..ect họ lấy tưởng thức làm chủ , để quán sát vượt qua KHÔNG VÔ BIÊN XỨ ĐỊNH TƯỞNG , TIẾP TỤC NHẬP VÀO THỨC VÔ BIÊN XỨ ĐỊNH TƯỞNG , ở trạng thái tưởng này họ thấy các PHÁP CHỈ LÀ 1 CHỨ KHÔNG 2 nên họ gọi bằng nhiều danh từ như "Đại Ngã" hay "Bản Thể Vạn Hữu" ..ect

Và 1 điểm khác biệt nữa của phép thiền mà Đức Phật đã dạy chính là ở chỗ TỊNH CHỈ HƠI THỞ nó khác hẳn với ngoại đạo bà la môn, yoga DÙNG QUÁN TƯỞNG mà vào.

Chính A nậu đa la xác nhận điều này "Không thở ra, thở vào,Tâm trú vào chánh định" tức vào Tứ Thánh Định.
"Không thở ra, thở vào" có mà chết à ? :))=> Thiền Tịnh Chỉ Hơi Thở là loại Thiền dành cho các vị Thánh đã Ly Dục Ly Ác Pháp , không làm khổ mình và khổ người => Ngoại đạo thì làm khổ mình hành xác, ép xác, buộc tâm, trói tâm nên chắc chắn họ chưa vào được Tứ Thiền chứng Tam Minh, mà chỉ là 1 trò biểu diễn nhịn thở như diễn viên xiếc thôi :D Ngưng thở thì các hành trong thân cũng ngưng luôn nhưng THÂN KHÔNG HOẠI DIỆT THÌ MỚI GỌI LÀ THIỀN ĐỊNH CỦA BẬC THÁNH còn không thì đúng như bạn nói ngưng thở là XA MÁ :D

Bác xem Raja Yoga có Thiền định giống cách Thiền của Phật hay không nhá, còn TỊNH CHỈ HƠI THỞ mới là của ngoại đạo. Thiền 4 niệm xứ của Phật thì THEO DÕI HƠI THỞ chứ không bắt người ta "Không thở ra, thở vào" :D =>Câu khẳng định của tôn giả A nậu đa la là 1 xác chứng :D
hhc đã viết:Chốt lại nếu KHÔNG CÓ GIỚI LUẬT THÌ MÃI MÃI TÂM KHÔNG THỂ NÀO THANH TỊNH MÀ TÂM ĐÃ KHÔNG THỂ NÀO THANH TỊNH THÌ KHÔNG BAO GIỜ NHẬP ĐƯỢC VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH MÀ KHÔNG NHẬP ĐƯỢC VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH THÌ MƠ VỀ 1 NIẾT BÀN LÀ 1 GIẤC MƠ KHÔNG CÓ THẬT :D.
Ngoại đạo giữ GIỚI LUẬT còn nghiêm hơn đạo Phật, chính Phật lúc học Thiền ngoại đạo đã đạt đến trạng thái TÂM THANH TỊNH rất cao : phi phi tưởng xứ :D Thế nhưng Phật cũng không ngộ ra chân lý. =>Tâm đó chưa thanh tịnh vì ngài vẫn cảm thọ được các pháp và chưa bất động, xác chứng là ngài thấy tâm mình vẫn còn tham, sân, si :D
hhc đã viết:KHI GIỮ ĐƯỢC GIỚI LUẬT TỨC PHẠM HẠNH TỨC LÀ 1 VỊ THÁNH SỐNG ,VÀ CHỈ CÓ TÂM THÁNH MỚI ĐỦ TƯ CÁCH VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH => XUẤT RA MINH TUỆ , TRÍ TUỆ THẬT SỰ ĐÚNG, 1 CHÂN LÝ THƯỜNG HẰNG BẤT BIẾN => ĐẠI DIỆN LÀ PHẬT THÍCH CA CÒN CÁC LOẠI ĐỊNH KHÁC CHỈ SINH RA TƯỞNG TRI, TÀ KIẾN ĐIÊN ĐẢO => CHẮC CHẮN THẾ , THẾ TÔN KHÔNG DẠY SAI :D

ĐẠO PHẬT LÀ 1 ĐẠO DẠY VỀ ĐẠO ĐỨC VỀ NHÂN QUẢ , KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI => DO ĐÓ PHẬT LẤY GIỚI LUẬT LÀM ĐẦU CHÍNH NÓ MỚI DẪN ĐẾN GIẢI THOÁT CÒN NGOẠI ĐẠO THÌ DÙNG QUÁN TƯỞNG CẦU THẦN THÔNG NÊN HỌ CHỈ DỪNG Ở MỨC TƯỞNG TRI LÀ HẾT KHÔNG ĐẾN ĐƯỢC NIẾT BÀN . DO ĐÓ THEO TÔI TU THEO ĐẠO PHẬT LÀ TU CHÍNH BẢN THÂN MÌNH , LÀM 1 NGƯỜI TỐT ,1 NGƯỜI LƯƠNG THIỆN , KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH , KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI, SỐNG VÀ LÀM VIỆC VÌ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI CHỨ KHÔNG VÌ PHƯỚC BÁU THẦN THÔNG KIẾP SAU HAY HIỆN TẠI CỦA TA THÌ MỚI THẬT LÀ 1 PHẠM HẠNH CHỨ KHÔNG PHẢI TA TỪ BI HỶ XẢ VÌ TA SẼ ĐẠT QUẢ VỊ PHẬT, VÌ PHƯỚC BÁU KIẾP SAU, ĐÓ KHÔNG PHẢI TÂM CỦA 1 PHẠM HẠNH CỦA 1 VỊ THÁNH => CHẮC CHẮN BẠN SẼ THẤY ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA NIẾT BÀN NGAY TẠI CUỘC SỐNG NÀY :D :D :D :D TÔI TIN THẾ
Hóa ra bé cái lầm, tôi tưởng bác là người Duy Lý :D

Bác có tìm hiểu về Ấn giáo chưa mà đã vội chê bai nó rồi tâng bốc Phật giáo thái quá thế hả ? :)) => :D :D :D :D :D :D :D :D :D


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

hhc đã viết:
Sao bác biết là "chỉ khi bạn nhập Tứ thánh định, chứng được Tam Minh TỨC LÀ GIỚI ĐỊNH TUỆ ĐÃ ĐẠT HÀNG PHẠM HẠNH RỒI BẠN MỚI CÓ THỂ VÀO ĐƯỢC TỨ THÁNH ĐỊNH CHỨNG TAM MINH => TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT MÀ KHÔNG PHẢI LÀ TƯỞNG TUỆ" ? Hay là nghe kinh nói vậy thì tin vậy ? :D => Cái quan điểm này mà tui với bạn nói chắc tới khi chứng niết bàn luôn quá :D
Vậy là bác công nhận mình chỉ đoán mò :D
hhc đã viết:Bác hiểu sai về "Quán tưởng" thấy có "tưởng" rồi tưởng rằng đó là "tưởng tượng" ! Đó là quán sát rồi trầm tư mặc tưởng, chiêm nghiệm. => vẫn là sự quán sát của tưởng mà ra vì sao ?? Vì khi ý thức dừng thì tưởng xuất hiện( ví dụ đơn giản nhất hễ ngũ là có chiêm bao :D)
Quán tưởng không phải là "quán cái mình tưởng tượng ra" :D Nó là Thiền quán đó, nhờ Thiền quán mà Phật đắc đạo.
hhc đã viết: Chính Đức Phật xác nhận ngoài Tứ Thánh Định các định khác đều là Tà Định => dẫn đến tà kiến do Tưởng Tri mà thành. Tà Đạo, Ngoại Đạo Yoga..ect họ lấy tưởng thức làm chủ , để quán sát vượt qua KHÔNG VÔ BIÊN XỨ ĐỊNH TƯỞNG , TIẾP TỤC NHẬP VÀO THỨC VÔ BIÊN XỨ ĐỊNH TƯỞNG , ở trạng thái tưởng này họ thấy các PHÁP CHỈ LÀ 1 CHỨ KHÔNG 2 nên họ gọi bằng nhiều danh từ như "Đại Ngã" hay "Bản Thể Vạn Hữu" ..ect

Và 1 điểm khác biệt nữa của phép thiền mà Đức Phật đã dạy chính là ở chỗ TỊNH CHỈ HƠI THỞ nó khác hẳn với ngoại đạo bà la môn, yoga DÙNG QUÁN TƯỞNG mà vào.

Chính A nậu đa la xác nhận điều này "Không thở ra, thở vào,Tâm trú vào chánh định" tức vào Tứ Thánh Định.


"Không thở ra, thở vào" có mà chết à ? :))=> Thiền Tịnh Chỉ Hơi Thở là loại Thiền dành cho các vị Thánh đã Ly Dục Ly Ác Pháp , không làm khổ mình và khổ người => Ngoại đạo thì làm khổ mình hành xác, ép xác, buộc tâm, trói tâm nên chắc chắn họ chưa vào được Tứ Thiền chứng Tam Minh, mà chỉ là 1 trò biểu diễn nhịn thở như diễn viên xiếc thôi :D Ngưng thở thì các hành trong thân cũng ngưng luôn nhưng THÂN KHÔNG HOẠI DIỆT THÌ MỚI GỌI LÀ THIỀN ĐỊNH CỦA BẬC THÁNH còn không thì đúng như bạn nói ngưng thở là XA MÁ :D

Bác xem Raja Yoga có Thiền định giống cách Thiền của Phật hay không nhá, còn TỊNH CHỈ HƠI THỞ mới là của ngoại đạo. Thiền 4 niệm xứ của Phật thì THEO DÕI HƠI THỞ chứ không bắt người ta "Không thở ra, thở vào" :D =>Câu khẳng định của tôn giả A nậu đa la là 1 xác chứng :D
Nếu ông ta nói sai thì bác cũng sai theo :D
hhc đã viết:Chốt lại nếu KHÔNG CÓ GIỚI LUẬT THÌ MÃI MÃI TÂM KHÔNG THỂ NÀO THANH TỊNH MÀ TÂM ĐÃ KHÔNG THỂ NÀO THANH TỊNH THÌ KHÔNG BAO GIỜ NHẬP ĐƯỢC VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH MÀ KHÔNG NHẬP ĐƯỢC VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH THÌ MƠ VỀ 1 NIẾT BÀN LÀ 1 GIẤC MƠ KHÔNG CÓ THẬT :D.
[/quote]

Bác xem lại Thiền Tứ niệm xứ của Phật với Raja Yoga của Ấn giáo, chừng nào thấy chúng khác nhau chỗ nào thì hãy đem ra đây nói tiếp nhé.

hhc đã viết: Ngoại đạo giữ GIỚI LUẬT còn nghiêm hơn đạo Phật, chính Phật lúc học Thiền ngoại đạo đã đạt đến trạng thái TÂM THANH TỊNH rất cao : phi phi tưởng xứ :D Thế nhưng Phật cũng không ngộ ra chân lý. =>Tâm đó chưa thanh tịnh vì ngài vẫn cảm thọ được các pháp và chưa bất động, xác chứng là ngài thấy tâm mình vẫn còn tham, sân, si :D
Mấy đạo sư Ấn độ làm gì còn tham, sân, si. Bác chỉ phán bừa là giỏi.

-----------------

Tôi thấy bác hhc cũng như mấy người trong đây. ĐỐi với tôi thì khác : muốn nói cái gì thì phải chứng minh, chứ còn nói theo lòng tin thì ai nói gì chả được :))


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.42 khách