Minh triết của Phật giáo

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Nếu xét trên bình diện nhân quả thì có hai bên, nếu Minh triết đó chứng minh không theo quy luật nhân quả thì diễn giải thế nào.

Nghe nói về thuyết bất định, và rối lượng tử trong học thuyết lượng tử, thì sẽ không theo quy luật nhân quả, nghĩa là không còn tác động nhân quả, có nghĩa có thể dịch chuyển một nguyên tử tức thì vượt cả tốc độ ánh sáng, thời gian và cả không gian (việc này khoa hoạc đã chứng minh được bằng thực nghiệm - mà Albert Einstein - không thể chứng minh bằng quy ước nhân quả toán học - được gọi là "Sự tương tác ma quái"), hay 2 hay nhiều hạt lượng tử sẽ có thể xuất hiện đồng thời hai nơi mà không phụ thuộc luật không gian và thời gian.

Nói nghe có vẻ khó hiểu, nhưng suy nghiệm lại về Phật Pháp lại giống nhau đến kỳ lạ. Khi nói đến vượt quy nhân quả đối đãi, hay sự phân thân nhiều nơi của một vị Bồ tát?!!, hay sự dịch chuyển tức thời của tư tưởng...

Không lẽ khoa học đang gần chạm móc và chứng minh được khoa học tâm linh.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Nói thiệt, tôi cảm thấy hết hứng thú vô đây thảo luận. Nhưng thôi ráng làm thêm cú chót.
quang_tam3 đã viết:
langtu đã viết:

Lấy lại ví dụ "bác KB chạy xe tới trường" cứ xét theo góc độ của người quan sát thứ ba thì rõ là : trường học đứng yên, chỉ có bác KB là chuyển động. Nếu chỉ so sánh đơn thuần giữa bác KB và trường thì vẫn biết được cái nào chuyển động : bác KB có gia tốc thay đổi, còn trường học thì không.
người quan sát thứ ba đứng ở đâu ? nếu đứng cố định trên trái đất thì đúng. Còn ở chỗ khác thì chưa chắc.

đơn giản và dễ hiểu
Chỉ cần biết "gia tốc thay đổi" là đủ để biết cái nào chuyển động hay đứng yên rồi. Trường hợp người thứ ba thì tạm ví dụ : một người đứng yên, một người đi vòng quanh người thứ nhất, người thứ 3 đứng bên ngoài quan sát.
Không biết đã viết:
langtu đã viết: Những chuyện thông thường "tai nghe mắt thấy" đơn giản và dễ hiểu thế kia mà mấy bác còn lăn tăn thì đừng hòng thông hiểu Phật pháp. Lấy lại ví dụ "bác KB chạy xe tới trường" cứ xét theo góc độ của người quan sát thứ ba thì rõ là : trường học đứng yên, chỉ có bác KB là chuyển động. Nếu chỉ so sánh đơn thuần giữa bác KB và trường thì vẫn biết được cái nào chuyển động : bác KB có gia tốc thay đổi, còn trường học thì không.
HQC Tai nghe : Hệ Thần Kinh "phân giải" những "dao động" trong "màn nhĩ".
HQC Mắt thấy : Hệ Thần Kinh "chiêu cảm" "ảnh" của mọi vật trên "võng mạc".

Bỏ đi "tai, mắt, màn nhĩ, võng mạc..." lấy cái gì "nghe", "thấy", "hiểu"...? (vd: nhà cúp điện)
Có 1 Thiền Sư hỏi đệ tử : "Bỏ đi hết môi miệng. Ngươi hãy nói 1 câu khi cha mẹ chưa sanh !!!"
Xin các Sư Thầy, Sư Cô...hoan hỷ mà chỉ dạy !!! kinhle kinhle

Thầy langtu có nói tới vấn đề thông hiểu Phật pháp. Con đầu óc ngu muội, xin Thầy hoan hỷ mà chỉ dạy : thế nào là Phật Pháp ?. Cảm ơn Thầy nhiều lắm !! kinhle kinhle

Thầy đang ngồi trên ghế, đánh máy tính gửi lên diễn đàn. Thầy đang đứng yên hay chuyển động ?
Câu hỏi đơn giản, dễ hiểu. :D

Mong các Sư Thầy, Sư Cô...thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle
Câu nói "y nghĩa bất y ngữ" thật là chí lý, nhất là khi đối đáp với bác KB :D

_ Khi nói thì người nghe cần hiểu nó theo ngữ cảnh của người nói. Khi tôi nói về Phật pháp thì chỉ nên theo cái nghĩa là "giáo lý của Phật Thích Ca". Bác dựa theo cái ý "Pháp nào cũng là Phật pháp" để tìm cách bắt bẻ thì lại là vấn đề khác. Cũng như từ "Phật" có nhiều nghĩa, nhưng nghĩa thường dùng thì ám chỉ đến ngài Cù đàm (Tất đạt đa), nghĩa khác thì dùng để gọi những người đã đắc đạo, nghĩa khác nữa ám chỉ đến Thực tại tuyệt đối.

_ Khi tôi ngồi trên ghế nghĩa là tôi đang đứng yên chứ không chuyển động. Bác muốn chơi trò bắt bẻ rằng do trái đất chuyển động...thì hãy làm trò đố vui đi nhé, tôi phát chán những trò chơi vô bổ rồi.
Sửa lần cuối bởi langtu vào ngày 11/01/11 09:58 với 2 lần sửa.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
langtu đã viết: Nếu dựa trên nhân chứng và vật chứng mà bác vẫn chối cãi, không "tâm phục khẩu phục" thì Bao Công xử án cũng đành bó tay.com :D Cũng may bác là thường dân chứ bác mà là chủ tịch nước thì chắc phải thả hết đám tử tù vì chẳng có cách gì chứng minh là họ có tội cả, đối với bác thì chứng minh cũng chỉ là lòng tin thôi :))
Dựa tức là tin.
Lại phải áp dụng câu "y nghĩa bất y ngữ" :D

Ví dụ thế này : nhìn thấy một bà già mang một cái giỏ xách ở trong chợ, ba người ở đằng xa tám với nhau. Anh thứ nhất nói :"tôi tin trong giỏ có rau". Anh thứ hai nói "tôi tin trong giỏ có cá". Anh thứ ba đi đến gần, nhìn thấy trong giỏ không có gì cả, bèn nói "tôi thấy không có gì trong giỏ". Trường hợp Anh thứ ba thì không thể nói là "tôi tin là..." vì vấn đề đã được chứng minh.

Cũng là "dựa" vào cái gì đó để nói, nhưng không phải hễ có từ "dựa" là quy cho là "tin".


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

binh đã viết:Học Phật pháp mà áp dụng theo lối suy luận logic của phuơng tây thì hỏng.

Theo lập luận của phuơng Tây, thì A là A, B là B, A không thể là cả hai được.

Thế nhưng trong thực tế thì lại có những cái như vậy.

Hãy xem bàn tay của tôi. Tôi giơ bàn tay lên, và tôi nắm nó lại.

Bây giờ không thể bào bàn tay hồi nãy là nắm tay này. Vì hình dạng chúng khác nhau.
Cũng không thể bảo là chúng không phải một.
Chúng vừa là một, vừa là khác.
Theo tiêu chuẩn phuơng Tây, họ không có từ nào để diễn tả tình trạng đó.
Nhưng điều đó là có thật. (thí dụ ánh sáng có cả tính sóng lẫn hạt)
Bởi vậy dùng luận lý toán học để nghiên cứu Phật pháp thì không thể nào hiểu được Phật pháp.

Cái Minh Triết của Phật giáo là Đạt được chứng ngộ. Lúc đó mọi việc sẽ sáng tỏ.
Còn bây giờ giống như người mù sờ voi, dù suy luận cách nào cũng không đúng.
Bác đánh đồng khái niệm "biểu hiện" và "thực chất" lại làm một để rồi kết luận một câu "Chúng vừa là một, vừa là khác" nghe ngây ngô quá :D Lẽ ra nên nói :"Dù thực chất chỉ là một bàn tay, nhưng có nhiều biểu hiện khác nhau".

Cũng như ly bia, mặt kính, bình bông...có thể nói "chúng có chung bản chất là thủy tinh, nhưng có nhiều hình thức khác nhau".


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Hồng Nhật đã viết:
Không biết đã viết:1+1=2
Bình và Kết
Mình xin bình luận theo quan điểm của triết học:Đây là cách suy luận về hình thức và bản chất của các trường phái triết học.
1+1=2.Đúng hay sai => Theo quan điểm triết học thì đúng về hình thức nhưng sai về bản chất.
Theo quan điểm của khoa học và triết học là quan điểm về "nhất nguyên luận" vì thế khi đối với 1 sự vật ,sự việc,hiện tượng đều đc đặt theo 1 cái tên đồng nhất nhất định gọi là tên khoa học(hay còn gọi là giả thiết về mặc định hay qui ước).Vì thế mới có giả thiết(qui ước) về dãy số tự nhiên theo thứ tự :....0,1,2,3,4,5,6,7,8,9...Qui ước tiếp theo:Một số tự nhiên thì bằng số tự nhiên đứng trước nó cộng với 1.
Đây là 2 giả thiết(qui ước) đc đặt ra(hay còn gọi là chấp vào cái có trước).
Vậy:1+1=2 là đúng hay là sai?
Trả lời :Đúng thì đúng với cái đặt ra trước (hay còn gọi là giả thiết,qui ước) là cái đúng với hình thức.
Sai thì sai với bản chất,nếu phản biện sẽ thấy rõ:Nếu lúc đầu qui ước 2 mệnh đề :
+Thứ tự số tự nhiên không phải là 0,1,2,3..... mà là 0,1,3,2...
+Vẫn giữ nguyên giả thiết thứ 2:Một số tự nhiên thì bằng số tự nhiên đứng trước nó cộng với 1.
=> 1+1=3 chứ ko phải là 1+1=2 nữa.
Kết luận:Đúng với cái đặt ra trước thì gọi là đúng về hình thức vì giả thiết(qui ước)thay đổi thì kết quả của nó sẽ thay đổi.Còn bản chất thì chỉ duy nhất,bất biến ,ko thay đổi.Vậy bản chất thực của nó là gì ? Về bản chất thực thì không có cái phép toán 1+1=2,cũng không có con số 1 hay số 2.....
Mình xin trích dẫn một câu trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử để hiểu rõ hơn:
"Đạo có tên là Đạo,không phải là sự thật thường hằng
Tên dùng để gọi không phải là sự thật"
Hay theo Đức Phật đã từng nói:"Vì có sinh nên gọi là có nhưng bản tính lại là không"
=>Nên 1 hay 2 hay 1+1=2 cũng chỉ là tên gọi nên không phải là sự thật.
Mình xin bình như vậy ,Đh nào thấy chỗ nào không hợp lý thì cho mình xin ý kiến nhé :D :D :D :D
Trường hợp 1+1 = 3 cũng giống như 1+1 =10, đều chung một nghĩa với 1+1 = 2 :D

=> Ở đây trong đây có nhiều người sính "ngữ" mà cố tình quên "nghĩa" :))


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:Nếu xét trên bình diện nhân quả thì có hai bên, nếu Minh triết đó chứng minh không theo quy luật nhân quả thì diễn giải thế nào.

Nghe nói về thuyết bất định, và rối lượng tử trong học thuyết lượng tử, thì sẽ không theo quy luật nhân quả, nghĩa là không còn tác động nhân quả, có nghĩa có thể dịch chuyển một nguyên tử tức thì vượt cả tốc độ ánh sáng, thời gian và cả không gian (việc này khoa hoạc đã chứng minh được bằng thực nghiệm - mà Albert Einstein - không thể chứng minh bằng quy ước nhân quả toán học - được gọi là "Sự tương tác ma quái"), hay 2 hay nhiều hạt lượng tử sẽ có thể xuất hiện đồng thời hai nơi mà không phụ thuộc luật không gian và thời gian.

Nói nghe có vẻ khó hiểu, nhưng suy nghiệm lại về Phật Pháp lại giống nhau đến kỳ lạ. Khi nói đến vượt quy nhân quả đối đãi, hay sự phân thân nhiều nơi của một vị Bồ tát?!!, hay sự dịch chuyển tức thời của tư tưởng...

Không lẽ khoa học đang gần chạm móc và chứng minh được khoa học tâm linh.
Chỉ có bác này mới làm tôi cảm thấy lý thú :) Vấn đề này tôi đã luận bàn trong bài "Tâm - Vật", Khoa học và Phật giáo đi trên 2 con đường khác nhau. Riêng chuyện "sự phân thân nhiều nơi của một vị Bồ tát?!!, hay sự dịch chuyển tức thời của tư tưởng..." thì tôi tôn trọng lòng tin của bác nên không có ý kiến.


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Con chào Thầy langtu, lâu quá không gặp Thầy có khỏe không ? :D Bửa giờ đề tài thào luận sôi nổi không thấy Thầy đâu. Bữa nay lên thấy 1 lèo hết hồn luôn. :D Câu nói :
langtu đã viết: _ Khi nói thì người nghe cần hiểu nó theo ngữ cảnh của người nói.
Câu này thật chí tình chí lý =D> =D> Nói vậy nghĩa là người nghe cần đặt mình vào ngữ cảnh người nói (đăt mình vào HQC người khác) để hiểu.
Vầy mà Thầy tqh009 nói : "Hệ tri thức đó, nó phù hợp với hệ quy chiếu mà nó đang được khảo sát. Không nên kết luận một chiều đúng hay sai." thì Thầy hông chịu. Thầy hỏi "1+1=2" đúng hay không ? :D

Bây giờ Thầy chuyển qua :
Câu nói "y nghĩa bất y ngữ" thật là chí lý, nhất là khi đối đáp với bác KB :D
Câu này có từ Nghĩa với Ngữ. Thế nào là Nghĩa, thế nào là Ngữ ? Lại phải đặt mình vào ngữ cảnh người nói để hiểu. :D Thôi thì con hiểu như vầy :

Nghĩa = TƯỞNG Tri, Ngữ = TƯỞNG Tri <==> Nghĩa = Ngữ (vậy cho nó đơn giản dễ hiểu :D )

Còn khi có khái niệm NghĩaNgữ thì câu "y nghĩa bất y ngữ" mới tạm đúng. Tại vì cùng đọc 1 câu, nhưng nhiều người vẫn hiểu theo những nghĩa khác nhau, họ hiểu theo HQC của họ. :D
Con nói vậy, không biết có nói bậy chỗ nào không, mong Thầy hoan hỷ mà chỉ dạy cho con !!! :D kinhle kinhle

Mong các Sư Thầy, Sư Cô...thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Không biết đã viết:Con chào Thầy langtu, lâu quá không gặp Thầy có khỏe không ? :D Bửa giờ đề tài thào luận sôi nổi không thấy Thầy đâu. Bữa nay lên thấy 1 lèo hết hồn luôn. :D
Chẳng qua là tôi không cảm thấy hứng thú với những chuyện quá đỗi dễ hiểu mà phải nhai đi nhai lại mãi. Do "cây muốn lặng mà gió chẳng dừng" nên tôi không thể giả lơ mãi :D
Không biết đã viết:Câu nói :
langtu đã viết: _ Khi nói thì người nghe cần hiểu nó theo ngữ cảnh của người nói.
Câu này thật chí tình chí lý =D> =D> Nói vậy nghĩa là người nghe cần đặt mình vào ngữ cảnh người nói (đăt mình vào HQC người khác) để hiểu.
Vầy mà Thầy tqh009 nói : "Hệ tri thức đó, nó phù hợp với hệ quy chiếu mà nó đang được khảo sát. Không nên kết luận một chiều đúng hay sai." thì Thầy hông chịu. Thầy hỏi "1+1=2" đúng hay không ? :D

Bây giờ Thầy chuyển qua :
Câu nói "y nghĩa bất y ngữ" thật là chí lý, nhất là khi đối đáp với bác KB :D
Câu này có từ Nghĩa với Ngữ. Thế nào là Nghĩa, thế nào là Ngữ ? Lại phải đặt mình vào ngữ cảnh người nói để hiểu. :D Thôi thì con hiểu như vầy :

Nghĩa = TƯỞNG Tri, Ngữ = TƯỞNG Tri <==> Nghĩa = Ngữ (vậy cho nó đơn giản dễ hiểu :D )

Còn khi có khái niệm NghĩaNgữ thì câu "y nghĩa bất y ngữ" mới tạm đúng. Tại vì cùng đọc 1 câu, nhưng nhiều người vẫn hiểu theo những nghĩa khác nhau, họ hiểu theo HQC của họ. :D
Con nói vậy, không biết có nói bậy chỗ nào không, mong Thầy hoan hỷ mà chỉ dạy cho con !!! :D kinhle kinhle

Mong các Sư Thầy, Sư Cô...thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle
Bác bị tẩu hỏa nên ám ảnh "TƯỞNG Tri" quá rồi, đi đâu cũng nghe nói đến TƯỞNG Tri :)) "Ngữ" là nói về ngôn từ, "Nghĩa" là nói về ý nghĩa, có thế thôi. Tôi ví dụ về "ngữ" và "nghĩa" như sau :

_ Đây là giáo lý của Phật --> Phật đây có nghĩa là ngài Cù đàm, người sáng lập đạo Phật.
_ Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành --> Phật đây có nghĩa là người đắc đạo.
_ Đố ai tìm ra chỗ nào không có Phật --> Phật đây có nghĩa là Thực tại.


Còn về "Hệ quy chiếu" cũng vậy, các bạn lạm dụng nó quá :D

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87 ... %E1%BA%BFu

Cho nên 1+1=2 là chân lý, nó luôn luôn đúng dù xét trên bất kỳ góc độ, khía cạnh nào, hay bất kỳ Hệ quy chiếu nào (theo cách nói của các bạn). Chẳng hạn 1 viên kẹo giá 3đ, người bán lấy ra 1 viên, sau đó thêm 1 viên thì thành ra 2 viên, người mua sẽ trả 6đ => cả người bán lẫn người mua đều thấy ĐÚNG như nhau. Ở trên có bạn nào đó nói 1+1 = 3 cũng đúng là vì "3" là ngôn ngữ bạn ấy tạo ra để thay cho "2". Cũng vậy ở hệ nhị phân thì 1+1=10 là do ngôn ngữ khác nhau, chứ thực chất chúng đều chung một nghĩa. Chứ nếu quả thật máy tính 1+1=10 thì giả dụ đến mua đồ uống ở máy tự động nó sẽ rơi xuống 10 lon bia : người mua lời to :))

Tóm lại :
_ Một từ có thể có nhiều nghĩa (ví dụ về Phật)
_ Một nghĩa có thể có nhiều từ (ví dụ về 1+1=2)

Mấy bác đã hết lăn tăn chưa ? :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
1+1=2 là chân lý
1 đơn vị và 1 đơn vị luôn là 1 đơn vị và 1 đơn vị, điều này có thể coi là "chân lý"; tuy nhiên 1 đơn vị và 1 đơn vị là 2 đơn vị cũng còn được coi là sự định nghĩa thế nào là 2

coi 1+1=2 chỉ là định nghĩa của 2 với những ai phân biệt định nghĩa và chân lý khác nhau như thế nào đó; thường thì theo họ định nghĩa là sự thành lập hệ qui chiếu, còn chân lý là cái vượt hệ qui chiếu

đây cũng là điểm tế nhị của hệ tư tưởng trước và sau đại thừa; trước đại thừa thì các "pháp" được xem là chân lý (thực hữu); sau đại thừa thì các "pháp" được xem là định nghĩa (giả hữu) thôi, và chân lý duy nhất là "tánh không"

có điều chúng ta sống trong thế giới mà định nghĩa là điều cần thiết để thông tin với nhau, cho nên định nghĩa cũng là chân lý của thế gian, còn gọi là tục đế; và tánh không là chân đế
:)


Chânthanh
Bài viết: 14
Ngày: 05/01/11 21:08
Giới tính: Nam
Đến từ: Saigon

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Chânthanh »

Em xin mạo muội thay mặt cho chúng sinh "học lực thấp" chia sẻ suy nghĩ bình dân này rằng: KHỔ THÌ WÁ DỄ THẤY, MUỐN THOÁT KHỔ PHẢI THÔNG THÁI NHƯ CÁC "BÁC" HAY CHĂNG??? Bình dân như chúng em đến bao giờ mới thông thái được? Dạy rằng tự mình cứu mình, vậy ai tự mình thông thái? Lại dạy rằng qua cực lạc không cần thông thái, vậy bình dân sao mà biết hướng tây phương mà đi, đi bằng gì, cái gì đi, ??BÌNH DÂN CHỈ BIẾT TIN MÀ THÔI, NẾU CÓ MÙ QUÁNG THÌ ĐÀNH PHẢI THẾ. HỌ ĐƯỢC PHƯỚC THẤY PHÉP LẠ THÌ BỊ RỦA LÀ ẢO TƯỞNG?!


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Gửi Chân Thành
Theo lời dạy của Phật Thích Ca, Đức Phật A Di Đà đã thành Phật cách đây mười ức kiếp; hiện là giáo chủ cõi Cực lạc phía Tây thế giới Ta bà. Ngài có hạnh nguyện rộng lớn là tiếp độ tất cả chúng sanh trong mười phương pháp giới, nếu người nào có lòng ưa thích muốn được sanh về thế giới của Ngài.
Lời nguyện thứ 18,19,20 của Phật ADIDA có nói tới việc sanh về cõi nước của ngài.
18. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


19. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

20. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
như vậy những chúng sinh "bình dân" không cần biết hướng Tây Phương Cực Lạc ở đâu nhưng chí tâm phát nguyện nhẫn đến 10 niệm khi lâm chung đều được Phật ADIDA tới tiếp dẫn về cõi nước của ngài.

Nếu muốn bạn có thể tham khảo thêm 48 lời nguyện của Đức Phật ADIDA
http://www.thondida.com/V-48LoiNguyen.php


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Minh triết của Phật giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Chânthanh đã viết:Em xin mạo muội thay mặt cho chúng sinh "học lực thấp" chia sẻ suy nghĩ bình dân này rằng: KHỔ THÌ WÁ DỄ THẤY, MUỐN THOÁT KHỔ PHẢI THÔNG THÁI NHƯ CÁC "BÁC" HAY CHĂNG??? Bình dân như chúng em đến bao giờ mới thông thái được? Dạy rằng tự mình cứu mình, vậy ai tự mình thông thái? Lại dạy rằng qua cực lạc không cần thông thái, vậy bình dân sao mà biết hướng tây phương mà đi, đi bằng gì, cái gì đi, ??BÌNH DÂN CHỈ BIẾT TIN MÀ THÔI, NẾU CÓ MÙ QUÁNG THÌ ĐÀNH PHẢI THẾ. HỌ ĐƯỢC PHƯỚC THẤY PHÉP LẠ THÌ BỊ RỦA LÀ ẢO TƯỞNG?!
Chânthanh đăng bài này đến bài nọ, bài nào cũng chả biết gì, hỏi toàn những cái đâu đâu. Sao không tìm đọc kinh Phật hay sách các vị Tổ, tự mình biết thôi. Không ai không thông thái và cũng không ai thông thái cả, tự mình tự che mắt mình vậy! Cứ tin tưởng vào cõi Cực Lạc của đức A Di Đà mà nhất tâm niệm Phật, chắc chắn vãng sanh. Không bàn cãi gì nhiều!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]51 khách