Xuất gia nhiều người vẫn cho là Bất Hiếu.

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hoangmoc1906
Bài viết: 72
Ngày: 20/10/09 03:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Q9 tphcm viet nam

Xuất gia nhiều người vẫn cho là Bất Hiếu.

Bài viết chưa xem gửi bởi hoangmoc1906 »

Kính xin quý Thầy cho con tỏ tường vì có người cho rằng: xuất gia bỏ Cha bỏ Mẹ là bất hiếu.
- Tu không nhất thiết phải xuất gia vì "thờ cha kính mẹ mới là chân tu"
- Xuất gia là hình thức nhằm lẫn trốn những khó khăn ở đời
- .....
Đây là những lời con nghe từ nhiều người bên ngoài nói (và tuyên truyền nhau- phải chăng học đang phá đạo???), con không bận tâm, nhưng lý lẽ đó không đúng chổ nào?
Kính xin quý Thầy chỉ dạy!


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Xuất gia nhiều người vẫn cho là Bất Hiếu.

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Kính xin quý Thầy cho con tỏ tường vì có người cho rằng: xuất gia bỏ Cha bỏ Mẹ là bất hiếu.
Xem người đó xuất gia như thế nào nữa bạn à. Nếu người xuất gia đó chân thật muốn thoát khỏi luân hồi, tu hành tinh tấn,hoằng pháp lợi sanh thì tương lai người đó thành Phật độ mười phương chúng sanh, và độ cả cha mẹ thời quá khứ không biết số lượng là bao nhiêu mà kể thì so với 1 người chỉ hiếu thảo với cha mẹ trong 1 đời thì đâu bằng, chỉ giúp nuôi cha mẹ trong 1 đời còn khi cha mẹ mất thì luân hồi nơi đâu.
Trái lại xuất gia mà thân xuất tâm không xuất dướng vào danh văn, lợi dưỡng, bỏ cha mẹ ở nhà 1 mình không ai nuôi dưỡng thì người này nhất định đọa Địa ngục bạn à ./..,.,
Trích Kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo:
(Phật bảo Di Lặc Bồ Tát rằng:
- Này Di Lặc! Ta nay bảo thật cùng ông)
(Nếu có Bồ Tát).
(Chẳng tu các hạnh)
(Chẳng đoạn phiền não)
(Chẳng tu tập thiền tụng)
(Chẳng cầu đa văn)
(Ta nói người ấy chẳng phải là xuất gia)

Trích Kinh Địa Tạng:
Bây giờ, Ngài Ðịa Tạng Bồ tát thưa Thánh Mẫu rằng: “Danh hiệu của những tội báo trong cõi Nam Diêm Phù Ðề như dưới đây:
Như có chúng sinh chẳng hiếu thảo với cha mẹ, cho đến giết hại cha mẹ, kẻ đó phải đọa vào Vô Gián địa ngục mãi đến nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
Như có chúng sinh giả làm Thầy Sa Môn kỳ thật tâm chẳng phải Sa Môn, lạm dụng của thường trụ, trái phạm giới luật, gạt gẫm hàng bạch y, tạo nhiều điều tội ác. Hạng người như thế phải đọa vào Vô Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.






- Tu không nhất thiết phải xuất gia vì "thờ cha kính mẹ mới là chân tu"
Đúng vậy Đức Phật đâu có nói chỉ có xuất gia mới tu hành được giải thoát đâu? Như thời Phật còn tại thế thì cùng với Phật là Cư sĩ Duy Ma Cật thị hiện thành Phật tại gia đó bạn.

- Xuất gia là hình thức nhằm lẫn trốn những khó khăn ở đời
Đức Phật ngày xưa ngài là Thái Tử ngài cũng đâu có khó khăn gì đâu, ngài là người đại phước Đức mà xuất gia là vì độ chúng sanh đó thôi. Nói chung là tùy tâm người xuất gia thôi bạn à.

Kính Bạn


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
hphilong
Bài viết: 26
Ngày: 12/12/10 06:24
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Xuất gia nhiều người vẫn cho là Bất Hiếu.

Bài viết chưa xem gửi bởi hphilong »

Kính xin quý Thầy cho con tỏ tường vì có người cho rằng: xuất gia bỏ Cha bỏ Mẹ là bất hiếu.
- Tu không nhất thiết phải xuất gia vì "thờ cha kính mẹ mới là chân tu"
- Xuất gia là hình thức nhằm lẫn trốn những khó khăn ở đời
- .....
Đây là những lời con nghe từ nhiều người bên ngoài nói (và tuyên truyền nhau- phải chăng học đang phá đạo???), con không bận tâm, nhưng lý lẽ đó không đúng chổ nào?
Ai nói mấy câu này giống như chửi xéo tất cả các Thầy Tăng, Ni là bất hiếu :( Nếu xuất gia với tâm chân thật cầu đạo tu hành đức độ, thành tựu độ được nhiều người, rồi về độ luôn cả phụ mẫu giúp cha mẹ Vãng Sanh đó là đứa con có hiếu nhất trên cuộc đời vì không như những người con bình thường chỉ kính hiếu nuôi dưỡng cha mẹ trong 1 đời mà người xuất gia còn có thể giúp họ mãi mãi thoát khổ hưởng an lạc vĩnh cửu vô lượng kiếp về sau. :) :)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xuất gia nhiều người vẫn cho là Bất Hiếu.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hoangmoc1906 đã viết:Kính xin quý Thầy cho con tỏ tường vì có người cho rằng: xuất gia bỏ Cha bỏ Mẹ là bất hiếu.
- Tu không nhất thiết phải xuất gia vì "thờ cha kính mẹ mới là chân tu"
- Xuất gia là hình thức nhằm lẫn trốn những khó khăn ở đời
- .....
Đây là những lời con nghe từ nhiều người bên ngoài nói (và tuyên truyền nhau- phải chăng học đang phá đạo???), con không bận tâm, nhưng lý lẽ đó không đúng chổ nào?
Kính xin quý Thầy chỉ dạy!
Nhiều người nói vậy là lấy cái cớ thôi. Chứ nhiều người ở nhà có thờ cha kính mẹ gì đâu mà gọi là chân tu, gặp chuyện còn cự nự cha mẹ. Vả lại ở nhà duyên đời thường ràng buộc lo toan các việc, tinh thần đâu mà tu? Thì giờ đâu mà tu khi phải giải quyết mọi điều ở nhà.

Thối đời là thế, thấy người khác có tâm xuất gia thì lại nói "xuất gia là bất hiếu". Nào biết rằng có tâm hướng thượng trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh là Đại Hiếu!

Thử hỏi thân người khó được, nay có thân người được tu Phật Pháp, sẽ thoát ly sanh tử như thế đâu có phụ công ơn cha mẹ cho mình tấm thân nầy đâu?

Còn người bất hiếu với cha mẹ là người không dùng thân nầy để chuyên tu cầu giải thoát giác ngộ, cứ lảng phí cả một cuộc đời cho việc thế gian vô nghĩa. Tranh danh đoạt lợi cả một cuộc đời, đau khổ tràng ngập, mù mù mà sanh ra, mịt mịt mà chết mất, tiếp tục luân hồi, há có uổng cha mẹ cho thân nầy không! Há có uổng công bá tánh nuôi dưỡng cái thân nầy không?

Ở thế gian có người nầy cũng phải có kẻ khác chứ. Nhìn khắp xem người tại gia nhiều hơn bốn bể đầy ngập cả đường xá. Còn người xuất gia chỉ trọn vẹn có bao nhiêu? Thế mà có người phát tâm xuất gia lại ngăn cảng, cho là bất hiếu. Bây giờ ra đường vào quơ đại một người đặc biệt là buổi tối ở các quán bia đầy nghẹt người hai bên đường, thử xem người ấy có hiếu chăng? họ ở tại gia đó mà? sao nói tại gia là có hiếu?

Ôi người tại gia mà không có học đạo biết tu thì quả tình là bất hiếu!

Người xuất gia tại chùa được Thầy dạy bảo điều hay lẽ phải, bỏ ác làm lành, sửa thân miệng ý trong sạch, há lại là người bất hiếu?

Dù họ chưa hiểu đạo mấy, chưa biết tu mấy, nhưng cũng hơn ngàn người ở nhà rồi, vì sao thế? Vì họ ở gần Tăng Đoàn, tức là ở gần những thầy lành bạn tốt từ từ họ cũng nhiễm lây cái tốt thôi, bởi vì "gần đèn thì sáng".

Còn người ở nhà, xung quanh toàn là người không hiểu đạo, làm việc chẳng lành, thân miệng ý luôn tạo nghiệp, thì dù người ấy có tốt cũng lần lần nhiễm thối sấu, vì "gần mực thì đen" vậy!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xuất gia nhiều người vẫn cho là Bất Hiếu.

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Xuất Gia Là Đại Hiếu.

Xuất Gia Có 3 Nghĩa.

Xuất Thế Tục Gia:

Lìa Bỏ Gia Đình Vào Chùa Tu Hành.

Xuất Gia Này Thì Các Ngoại Đạo Cũng Làm Được.

Xuất Phiền Não Gia

Là Tu Hành Từ Bỏ Tham Sân Si

Xuất Tam Giới Gia

Là Chứng Các Quả Thánh Ra Khỏi 3 Cõi.

Hai Loại Xuất Gia Sau Chỉ Có Trong Phật Pháp Mới Làm Được.

Loại Xuất Gia Thứ Nhất Chỉ Là Hình Thức Bên Ngoài Không Quan Trọng Lăm Nếu Đủ Điều Kiện Thì Làm Không Thì Ở Nhà Tu Hành.

Hai Loại Xuất Phiền Não Gia, Xuất Tam Giới Gia Đây Mới Là Ý Nghĩa Chân Thật Của Xuất Gia.

Niệm Phật Vãng Sanh Là Thành Tựu 2 Loại Xuất Gia Sau Bởi Vì.

Vãng Sanh Là Ra Khỏi 3 Cõi Luân Hồi Chứng Bồ Tát (Xuất Tam Giới Gia) Và Dứt Tham Sân Si (Xuất Phiền Não Gia).



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Xuất gia nhiều người vẫn cho là Bất Hiếu.

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

hay! hay! con cũng thắc mắc như thế và giờ thì con hiểu rồi! Cảm ơn mọi người nhiều! :)) :))


khà khà
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Xuất gia nhiều người vẫn cho là Bất Hiếu.

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Con cảm ơn các Thầy đã có lời thật bổ ích. kinhle Thầy Thánh_Tri và Thầy kimcang đã "giải" gần như là đầy đủ ý nghĩa của 2 từ "xuất gia". Cho con xin được thêm 1 chút thiển ý của con. Mong các Thầy hoan hỷ ! kinhle
hoangmoc1906 đã viết:Kính xin quý Thầy cho con tỏ tường vì có người cho rằng: xuất gia bỏ Cha bỏ Mẹ là bất hiếu.
- Tu không nhất thiết phải xuất gia vì "thờ cha kính mẹ mới là chân tu"
- Xuất gia là hình thức nhằm lẫn trốn những khó khăn ở đời
- .....
Đây là những lời con nghe từ nhiều người bên ngoài nói (và tuyên truyền nhau- phải chăng học đang phá đạo???), con không bận tâm, nhưng lý lẽ đó không đúng chổ nào?
Kính xin quý Thầy chỉ dạy!
Cho con hỏi là Ba Mẹ họ "sống" một kiếp người như vậy có Vui không ? Mang nặng đẻ đau, lo từng miếng ăn, từng giấc ngủ, lo công danh sự nghiệp, lo dựng vợ gã chồng...lo cho "họ" cả một đời như vậy có Sướng không ? Ba Mẹ họ có ở lại "sống" với họ hoài không ? Rồi "họ" có giống Ba Mẹ họ không ?...Phải biết rằng mang "cái thân" người này là chịu bao nhiêu công ơn của Ba Mẹ sinh thành, lo lắng, nuôi nấng, dưỡng dục...Sự có mặt trên đời của "ta" là Ba Mẹ ta đã phải "Khổ" sở và gây tạo bao nhiêu là ác Nghiệp; để rồi trôi nổi ngụp lặn trong sinh tử Luân Hồi không biết chừng nào ra. Vô Lượng Ba Mẹ quá khứ đều như thế. Vậy thử hỏi, một người :

Phát lòng Vô Thượng
Nhất thiết Bồ Đề
Độ thoát được mình
Độ khắp Mười Phương.

Là có hiếu hay bất hiếu ? kinhle kinhle
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Xuất gia nhiều người vẫn cho là Bất Hiếu.

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

có hiếu! Nhưng vấn đề là họ không nhìn ra được như vậy! Họ chỉ biết sống và cuộc sống chỉ đơn giản ở 2 vấn đề là có tiền và hưởng thụ!
Dù ba mẹ đã rất khổ cực nhưng đã rất vui khi có sự có mặt của ta đó chứ, họ rất hạnh phúc! :">


khà khà
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Xuất gia nhiều người vẫn cho là Bất Hiếu.

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Không biết đã viết: Cho con hỏi là Ba Mẹ họ "sống" một kiếp người như vậy có Vui không ? Mang nặng đẻ đau, lo từng miếng ăn, từng giấc ngủ, lo công danh sự nghiệp, lo dựng vợ gã chồng...lo cho "họ" cả một đời như vậy có Sướng không ? Ba Mẹ họ có ở lại "sống" với họ hoài không ? Rồi "họ" có giống Ba Mẹ họ không ?...Phải biết rằng mang "cái thân" người này là chịu bao nhiêu công ơn của Ba Mẹ sinh thành, lo lắng, nuôi nấng, dưỡng dục...Sự có mặt trên đời của "ta" là Ba Mẹ ta đã phải "Khổ" sở và gây tạo bao nhiêu là ác Nghiệp; để rồi trôi nổi ngụp lặn trong sinh tử Luân Hồi không biết chừng nào ra. Vô Lượng Ba Mẹ quá khứ đều như thế. Vậy thử hỏi, một người :

Phát lòng Vô Thượng
Nhất thiết Bồ Đề
Độ thoát được mình
Độ khắp Mười Phương.

Là có hiếu hay bất hiếu ? kinhle kinhle
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle
Đó là những nghĩa lý vượt ngoài cái "hiểu" thường tình của thế gian. Con xin trích lại câu hỏi của một Thầy bên trang my.opera.com
kebetha đã viết:Vào xem có truyện HKGH mới ko ai dè đọc toàn cái gì đâu. Theo mình nghĩ tôn giáo nào thì cũng là chỗ dựa tinh thần giúp ta sống tốt hơn, có ích hơn cho XH mà thôi. Ai pro phật pháp giải đáp giúp kẻ mê muội này cái: 1. Nếu ai cũng vào chùa tu để được phúc...thì thế giới này sẽ thế nào? 2. Một khi đất nước lâm nguy. Bọn xâm lược giết dân như rạ..cứ để luật nhân quả trị chúng ha? Và các bạn chỉ biết nghe kinh + cầu nguyện?
Câu này có liên quan tới đề tài chúng ta đang thảo luận. Và câu trả lời của con theo nghĩa lý của thế gian :
Không biết đã viết:Chào tất cả Quý anh chị gần xa ! Hôm nay em vô tình biết được trang web này nên cũng xin góp thêm ý kiến cho diễn đàn mình thêm sơm tụ. Có gì thiếu sót mong Quý anh chị rộng lòng bỏ qua cho :D Trước hết, em xin được trả lời câu hỏi mà bạn kebetha đặt ra đó là : 1. Nếu ai cũng vào chùa tu để được phúc thì thế giới sẽ như thế nào ? Bạn đã nêu ra vấn đề rất hay mà em nghĩ hầu hết những người mới đến với Đạo Phật đều thắc mắc. Câu hỏi tuy đơn giản nhưng thật ra nó là đề tài lớn chứ không phải nhỏ. Em xin được trả lời trên 3 phương diện đó là ý nghĩa, áp dụng và đích đến. Thứ nhất, “tu” có nghĩa là sửa, là rèn luyện để ngày càng tốt hơn, đạo đức ngày càng hoàn thiện hơn để mình sống đúng, sống tốt cho mình, cho người thân và cho xã hội. Cho nên “tu” là việc có thể làm mọi lúc mọi nơi chứ không phải đợi đến khi lên chùa. Nếu như mình biết “tu” tiến bộ từng ngày (mình so với mình thôi đừng so với người khác) thì dù ở nơi nào mình làm được điều lành, điều tốt thì cũng đều có phúc cả (không nhất thiết là ở trên chùa). Nhưng tự bản mình có thể “tu” được không? Rảnh rỗi nằm nhà mình có “tu” đươc không? Chính vì thế mà mình phải đến trường để học chữ nghĩa, đạo đức… phải đi chùa để học giáo Pháp, lễ Phật là học tôn kính bậc đáng kinh, gặp gỡ con người để tập hạnh thương yêu, chia sẻ, từ bi,… ở nhà thì phải biết làm tròn bổn phận của bản thân như học tập, công việc…, hiếu kính với cha mẹ, thương yêu đùm bọc anh em… Nội chút xíu nhiêu đó em kể ra cũng thấy nhức đầu chứ chưa nói tới chuyện bắt tay vô làm. Vì đường “tu” gian nan trắc trở như thế, tự bản thân mình không làm nổi nên phải đi chùa học tập với các Thầy, trao dồi với bạn tu gọi là trợ duyên để cùng tiến bộ. Chứ không bắt buộc phải lên chùa. Lên chùa mà quậy quọ trộm cắp không tu cũng như không. Đó là ý nghĩa chữ “tu”. Và rõ ràng việc “tu” là không giới hạn không gian hay thời gian. Việc “tu” đó là bắt nguồn từ cuộc sống hàng ngày và phải áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ: bình thường thì mình hay dễ dải, ăn uống không có giờ giấc, quần áo thì nay chỗ này, mai chỗ kia,… đến khi tu mình biết rằng ngăn nắp và sạch sẽ cũng chính là đạo đức thì mình bắt đầu thay đổi ăn đúng giờ giấc, quần áo, sách vỡ, giầy dép gọn gàng ngăn nắp, làm việc gì cũng có kế hoạch… Đó là mình tu cho mình, xong rồi thì mình có uy tín, có lòng tin tác động tích cực đến anh em, bạn bè, cha mẹ… Nếu như mình không biết “tu” thì liệu mình có làm được những chuyện như em vừa nêu. Hay làm chuyện gì mình cũng dễ dải, qua loa cho xong chuyện hoặc lúc rãnh rỗi thì không học tập, tọa thiền mà cứ chạy ra ngoài bida, game, nhậu nhẹt, v.v… Đó là ý nghĩa việc “tu” trong đời sống hàng ngày là dần dần hoàn thiện đạo đức, nhân cách bản thân để có ích lợi cho bản thân mình, cho gia đình, cho xã hội. Điều này phải hiện rõ kết quả trong đời sống thường ngày, ngay ngày hôm nay chứ không phải đợi đến khi chết qua thế giới bên kia hay đến khi đắc Đạo. Như vây mới là “tu” đúng. Còn việc xuất gia lên chùa tu là việc không phải ai "muốn" cũng được. Nếu duyên nợ trần gian còn nhiều thì việc chúng ta “nghĩ” tới chuyện lên chùa tu còn khó chứ chưa nói là “làm”. Nên nhớ người có đủ Phước, Duyên mới có thể xuất gia đi “tu” và đi trọn con đường. Nghĩa là muốn lên chùa tu chúng ta phải hoàn thành bổn phận và trách nhiệm với gia đình, người thân, bạn bè, xã hội… rồi mới có thể nhẹ nhàng thanh thản lên chùa. Chứ còn nếu chúng chưa hoàn thành trách nhiệm của bản thân với gia đình, người thân,… hoặc vì những biến cố cuộc sống như thất tình, phá sản hay vì tham vọng, tiền bạc… thì đều không thể lên chùa tu được. Những ai làm như vậy rồi cũng sẽ trồi sụt hoặc thoái đọa về sau. Như Đức Phật xưa kia trước khi xuất gia Người cũng đã để lại cho vua Tịnh Phạn 1 đứa con trai nối nghiệp ngôi Vua rồi mới có thể ra đi dù tâm cầu Đạo đã phát khởi từ lâu trước đó. Và tất cả những ai đã xuất gia đi “tu” nghĩa là không còn sống cho mình nữa, nếu họ còn sống ngày nào hay làm bất kỳ việc gì cũng là vì lợi ích chúng sinh (dĩ nhiên là chỉ những vị chân tu). Các Thầy hay gọi là “ thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sinh”. Đó là những vị hành Bồ Tát đạo và là những bậc đáng để chúng ta cung kính và đảnh lễ. Chính vì ý nghĩa đó mà không thề có chuyện 1 vị xuất gia hành Bồ Tát đạo mà còn vướng nợ trần gian như vợ chồng, con cái, tài sản, danh vọng… Và "đích đến" của con đường này chính là “Niết Bàn vô sanh” nghĩa là an vui hạnh phúc tuyệt đối. Em không dám lạm bàn về hai chữ “Niết Bàn” của Phật vì tự biết mình chưa đủ tuổi. :) Nhưng chỉ biết đó là hợp với nhân quả : nổ lực, phấn đấu, cho đi an vui hạnh phúc thì sẽ nhận được an vui hạnh phúc; nếu cho niềm đi an vui hạnh phúc đến vô cùng vô tận thì sẽ nhận được an vui hạnh phúc vô cùng tận; quả vị của Phật là quả vị vượt ngoài không gian và thời gian nên chúng ta không thể dùng không gian và thời gian để đo tính. Vì thế mà các Thầy tu chân chính đều biết rằng phải “tu” đến vô lượng kiếp mới có thể thành tựu được "đích đến" này. Các Thầy chỉ sợ là “tu” sai chứ không sợ “tu” lâu. Như chính Đức Phật từ bi là như thế, trí tuệ là như thế mà còn phải “tu” vô lượng kiếp mới thành Phật thì xin đừng ai trong những người phàm mắt thịt chúng ta nói là “tu” sơ sơ 1-2 kiếp là được. kinhle kinhle
2. Đất nước lâm nguy, bọn xâm lăng giết người như rạ, cứ để luật nhân quả trị chúng hả ?
Nghĩ như vậy thì cũng được nhưng hơi thụ động, lúc đó nhân quả cũng sẽ xử tội bọn chúng nhưng cũng xử luôn tội chúng ta thí dụ như là mù mắt, què quặt, ngu si… Vì chúng ta có mắt mà như mù, tay chân đầy đủ mà không biết bảo vệ quê hương, thấy biết đó mà không quan tâm đến vận mệnh đất nước. Ngược lại chúng ta chống trả thì mắc tội sát sanh, không từ bi ? Không phải, vì nhân quả công bằng theo nghiệp của từng người. Nghiệp là hành động, lời nói, suy nghĩ có ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, thân thể.. người khác hoặc là đao đức của bản thân. Trường hợp này bọn chúng xâm lăng chính là gây tạo ác nghiệp, chúng ta thấy biết mà không cản lại nghĩa là đồng tình ~ tội gần bằng ác nghiệp bọn chúng gây (ko đồng tình nhưng chết nhác, trốn “nhân quả” vẫn tóm cổ xữ tội đồng tình vì để điều đó xảy ra). Chống trả lại nghĩa là ngăn cản ác nghiệp lây lan, điều này chúng ta được phúc vì không phải chống với cái ác là dễ đâu, đôi khi phải đánh đổi bằng sinh mạng sương máu ~ công đức rất lớn. Nhưng ta giết bọn chúng thì sao, cũng là sinh mạng mà. Thì cũng vậy thôi, ta cũng mắc nghiệp sát sanh nhưng nghiệp này không lớn vì không xuất phát từ ác tâm mà từ thiện tâm bảo vệ tổ quốc, bảo vệ hòa bình. Ta có công thức: phước = hành động x từ tâm; tội = hành động x tà tâm. Vd: 1 tỷ phú làm từ thiện 1 tỷ đồng công đức vẫn không bằng người vô gia cư làm từ thiện 1 triệu. Giết 1 con gà để ăn thịt vẫn không tôi lỗi bằng giết 1 con người để trả thù dù chẳng ăn miếng thịt nào. Lại nữa, chính phủ nào chủ mưu điều quân xâm lược nước khác thì tội nặng nhất còn quân lính thừa hành theo thì chỉ có tôi 1 phần, theo tỷ lệ 4:1 chẳng hạn nghĩa là dù binh lính giết cả ngàn người ngoài chiến trường vẫn không có tôi bằng tên thủ lĩnh ngồi trong doanh trại điều phối, ra lệnh dù hắn không giết 1 người nào. Tương tự như vậy chúng ta phải ghi nhớ công ơn những chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ đất nước nhưng công đức lớn hơn cả chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (mặc dù chỉ toàn họp hành giết chóc nhưng chúng ta đang sống trong hòa bình, độc lập ngày nay là vẫn đang phải chịu ơn của Người). kinhle kinhle
3. Các bạn chỉ biết nghe kinh + cầu nguyện ?
Bạn nói vậy cũng đúng luôn. Đối với Đạo em tạm phân làm 4 nhóm: 1. Người bình thường chưa có duyên với Đạo, không biết Đạo và không tin Đạo, 2. Đến với Đạo bằng tín tâm (niềm tin), 3. Đến với Đạo bằng cách tư duy, nghe Pháp nghiệm thấy đúng trong thực tế cuộc đời từ đó mà theo Đạo, 4. Người có căn cơ và phước duyên sâu dày với Đạo. Đối với hàng thứ nhất thì còn có nhiều cấp độ nhưng tạm thời em cho vào 1 nhóm để dễ phân tích. Nhóm này hầu như chưa hiểu Đạo và không tin Đạo. Đa phần nhóm này nhận thức và tư duy thuần túy theo lý tính và vật chất của thế gian. Thí dụ : học cao hiểu rộng thì giàu có, thành đạt (điều này đúng nhưng cũng có trường hợp học cao, hiểu rộng vẫn lênh đênh lận đận cả đời, ít học như Bầu Đức lại đứng top các sàn chứng khoán Việt Nam, cái này là do phước không thuộc phạm trù lý tính của thế gian), yêu chân thành chung thủy sẽ được đón nhận hạnh phúc, thủy chung...(điều này cũng đúng nhưng cũng có nhiều ngoại lệ vì duyên nợ không đồng nhau, cũng nằm ngoài phạm vi lý giải của thực tế),…Nhóm này dễ rơi vào 2 cực đoan : 1 là không tin nhân quả, thấy nhiều người keo kiệt, bủn sỉn mà ngày càng giàu lên, thấy nhiều quan to chức lớn mà có đức độ gì đâu cũng ô dù, tham nhũng… mà vẫn sống phơi phơi cho nên người này gia tăng lòng ích kỷ, cứ sống buông tuồng thoải mái, không biết thương yêu làm lợi cho ai bao giờ (may lắm thì được cho gia đình mình qua tới nhà hàng xóm là tôi không nghe, tôi không hay, tôi không biết gì hết). 2 Là làm cái gì cũng nghĩ là do mình, mình nổ lực, mình học giỏi, mình sáng tạo… cho nên mình thành công là chuyện dĩ nhiên, mà không thấy rằng mình đang được nâng đỡ từ biết bao nhiêu điều: hít thở không khí của Trái đất, mang hình hài của cha mẹ, 1 bụng kiến thức của thầy cô, môi trường làm việc có bạn bè, đồng nghiệp,… Em thiết nghĩ trên đời này không ai có thể tự làm được việc gì dù chỉ đơn giản là việc tắm cho thân thể mình sạch sẻ. Chính vì vậy người đó sẽ khởi sinh kiêu mạng, khi dễ những người kém phước hơn mình, cũng không có ý thức đền đáp lại cho quê hương, đất nước có chăng làm việc tốt lành gì cũng là vì danh vọng của bản thân. Hoặc giả có những người bất hạnh, nghèo hèn thì cứ cho là tại mình ít học, tại mình ngu si… nên cứ bi quan mà sống lầm lũi hết một đời. Họ không biết rằng do họ kém phước mà phải chịu như vậy, nếu họ biết điều đó mà gom góp sách đèn, khuyến tấn người khác học hành, cúng dường Chư Phật 1 nhành hoa, 1 tấm lòng,… thì họ đã có thể cải thiện phước của mình mà thay đổi luôn kiếp sống chứ đâu phải chịu ràng buộc khổ nạn như vậy suốt đời. Nhóm thứ 2 chắc phần nhiều là nữ vì một cách tự nhiên người nữ có sẵn tâm thành kính và cũng có trực giác tốt hơn nam giới (thiên hướng tâm linh, chắc “tu” đâu từ kiếp trước). Nhóm này tiến bộ hơn nhóm trước vì biết tin nhân quả, biết tin có Thần Thánh nên biết khiêm hạ, ít kiêu mạng hay cực đoan hơn nhóm 1. Có lẻ ý bạn nói rơi vào nhóm này nhiều nhất là chỉ biết nghe kinh + cầu nguyện. Không đến nỗi “chỉ biết”như bạn nói đâu, nhóm này họ cũng sống cũng làm việc như những người khác nhưng thiên hướng tâm linh của họ tốt nên ngoài những lo toan cuộc sống mưu sinh hàng ngày họ biết đi chùa, lễ Phật, nghe Pháp, cầu nguyện… Có 2 khả năng cao nhất có thể xảy ra : 1. Họ đến với Đạo vì lòng thành kính, yêu thương gia đình, người khác…thì họ đến lễ Phật, cầu nguyện cho gia đình, cho bá gia bá tánh chứ hoàn toàn không phải vì họ (trẻ đẹp, trúng số,…). Trường hợp này nếu chưa có trí tuệ mà vẫn duy trì lâu dài thì cuộc sống được thoải mái, thân tâm nhẹ nhàng (dù có khi cuộc sống làm lụng còn vất vả, đừng hiểu lầm cuộc sống nhẹ nhàng thoải mái là ko làm gì hết). Nếu biết nghe Pháp, suy nghiệm đạo lý thì lâu ngày trí tuệ sẽ mở ra làm được nhiều điều lợi ích cho bản thân, cho gia đình, xã hội (dĩ nhiên đời sống vật chất thường ngày cũng tiến bộ theo). Nếu giữ vững tâm hạnh đó thì có thể tiến sâu vào làm Bồ Tát đạo và biết tu tập thiền định thì sẽ đắc quả thánh hoặc khi mất sẽ sinh thiên để tiếp tục tu tập cho đến ngày giải thoát. 2. Họ đến với Đạo cũng bằng tâm thành kính, nhưng thẳm sâu trong lòng họ vẫn còn tâm ích kỷ. Cho nên khi đi chùa lễ Phật, cúng dường,... họ cũng cầu xin cho gia đình, bá gia bá tánh kèm theo chút chút gì đó cho mình. Với tâm ích kỷ đó họ đi chùa lễ lạy lâu ngày mà không thấy có kết quả (Tứ Thánh đế gọi là cầu bất đắc) mới suy nghĩ lại, tâm thành kính bị lung lay và lâu dần họ bỏ Đạo trở thành người nhóm 1. Trường hợp này thật đáng tiếc vì khi quay lưng với Đạo rất có thể họ sẽ tạo nghiệp và đọa luôn. Nếu như có người hướng dẫn hoặc bạn cùng tu trợ duyên giúp họ vượt qua thì có thể tránh được. Nhóm thứ 3 thì chắc là nam nhiều hơn vì những người này bản năng là đã có hiểu biết, có kiến thức rất nhiều về đời sống nên tự bản thân họ đã biết tư duy, quán sát về cuộc sống. Nói cái gì phải đúng với những điều họ thấy, đúng với thực tế thì họ mới nghe nếu không là họ phản biện. Tuy nhiên vẫn có nhiều chuyện trong cuộc sống vượt trên những suy luận thông thường (tội, phước, nghiệp…) họ không thể hiểu được cũng không thể nhờ người thân bạn bè lý giải được thì khi có duyên đến với Đạo họ mới vỡ lẻ ra và hiểu được những chuyện đó (nói là có duyên nhưng bản thân người đó phải có tâm tìm cầu chân lý, sự thật thì mới được, chứ vô tâm thì potay). Nhóm này phần lớn có xuất thân từ nhóm 1, có trí tuệ và ham thích phân tích, lý luận. Do đó họ đến với Đạo thường khó hơn và ít hơn nhóm 2 vì phải qua giai đoạn đấu tranh tư tưởng, phản biện tư duy đến khi nào thông rồi mới chịu hiểu và theo Đạo. Những người này nếu biết gìn giữ và khéo “tu” thì sẽ tiến rất xa trên con đường giải thoát. Tuy nhiên trong nhóm này vẫn có nguy cơ tiềm ẩn đó chính là tâm kiêu mạng, tự hào. Khi mới đến với Đạo, họ học Đạo với con mắt trẻ thơ thấy điều gì cũng mới cũng lạ cũng hay. Do tâm đam mê, ham học hỏi đó họ tiến rất nhanh về mặt giáo lý trên con đường Đạo, kèm theo là cảm giác hưng phấn, sảng khoái vì cảm thấy mình hiểu biết hơn, tài giỏi hơn, nhìn nhận sự đời rất tinh tường sáng tỏ. Cũng chính vì vậy mà tâm kiêu mạng nổi lên. Tâm kiêu mạng nổi lên rồi thì đi đâu, gặp ai họ cũng thích nói lý, tranh luận có khi là hơn thua, đụng chuyện gì cũng thích phân tích rành mạch, đúng sai phải trái. Từ đó mà con đường Đạo bị đứng lại, không tiến được nữa vì người hiểu Đạo là phải từ bi, đem những điều mình học, mình hiểu làm lợi ích cho mọi người chứ không phải để tranh biện hơn thua, phải trái. Những người đó nếu biết tu tập thiền định mà không ngăn ngừa tâm kiêu mạng thì có thể dẫn tới điên loạn (tẩu hỏa nhập ma). Bằng chứng là bệnh nhân nhả thương điên thường tự xưng mình Thủy tinh, siêu nhân, Thần Thánh… chứ họ đâu tự xưng là người thường. Để ngăn chặn tâm kiêu mạng ngay từ đầu thì người đó phải biết lễ Phật, khấn nguyện, trải lòng thương yêu chúng sinh, có Thầy dạy… thì mới có thể kiềm giữ tâm kiêu mạng phát khởi, tu tập càng tiến bộ càng phải biết lễ Phật và thương yêu chúng sinh… như thế thì mới không bị trồi sụt và tránh những sai lầm đáng tiếc để bước đi con đường giải thoát. Nhóm thứ 4 là những bậc thượng căn, phước duyên tròn đầy và có khi họ đã tu tập tích lũy công đức từ những kiếp trước. Những vị này lòng tin đối với Đạo là cực kỳ sâu sắc và vững chải. Bên ngoài nhìn họ rất bình thường, có khi là họ sống rất đơn sơ giản dị nhưng tâm hồn họ cực kỳ cao thượng em không thể diễn tả hết bằng lời (dĩ nhiên chỉ những vị chân tu). Có khi họ là hòa thượng đã xuất gia đi giáo hóa chúng sinh cả một đời, cũng có khi họ là những người Phật tử sống đúng với những lời răng dạy của Phật mà không sơ xuất 1 điểm nào, đi đâu làm gì cũng là vì lợi ích của con người, cộng đồng, xã hội... Đó là do họ đã phát nguyện và thực hành Bồ Tát đạo từ đời kiếp này đến đời kiếp khác cho tới ngày đắc Đạo. Đối với những vị này thì cho em xin thành tâm đãnh lễ và cầu xin các Ngài hãy phủ lòng từ cứu độ hết tất cả chúng sinh. Mong các Ngài bền bỉ đi trên con đường giải thoát, nhiếp phục thân tâm, đồng thành Phật Đạo. kinhle kinhle
Những thiển ý non cạn của con. Mong các Sư Thầy, Sư Cô...hoan hỷ mà chỉ bày ! kinhle kinhle
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi Không biết vào ngày 28/12/10 21:45 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Xuất gia nhiều người vẫn cho là Bất Hiếu.

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Dùng tham sân si đối đãi với người dưng đã là tạo nghiệp, huống chi với cha mẹ. Như thế thì sao gọi là hiếu nghĩa đúng mực. Đây nói lên bổn phận của người con chẳng dùng tham sân si đối với cha mẹ, mới là đúng bổn phận.

Thấy cha mẹ khổ sở trong tam giới mà không sanh lòng cứu vớt thì thử hỏi còn cứu vớt ai. Đây nói lên tấm lòng của người con.

Cho nên bài viết sau rất là xác đáng vậy
:
kimcang đã viết:Xuất Gia Là Đại Hiếu.

Xuất Gia Có 3 Nghĩa.

Xuất Thế Tục Gia:

Lìa Bỏ Gia Đình Vào Chùa Tu Hành.

Xuất Gia Này Thì Các Ngoại Đạo Cũng Làm Được.

Xuất Phiền Não Gia

Là Tu Hành Từ Bỏ Tham Sân Si

Xuất Tam Giới Gia

Là Chứng Các Quả Thánh Ra Khỏi 3 Cõi.

Hai Loại Xuất Gia Sau Chỉ Có Trong Phật Pháp Mới Làm Được.

Loại Xuất Gia Thứ Nhất Chỉ Là Hình Thức Bên Ngoài Không Quan Trọng Lăm Nếu Đủ Điều Kiện Thì Làm Không Thì Ở Nhà Tu Hành.

Hai Loại Xuất Phiền Não Gia, Xuất Tam Giới Gia Đây Mới Là Ý Nghĩa Chân Thật Của Xuất Gia.

Niệm Phật Vãng Sanh Là Thành Tựu 2 Loại Xuất Gia Sau Bởi Vì.

Vãng Sanh Là Ra Khỏi 3 Cõi Luân Hồi Chứng Bồ Tát (Xuất Tam Giới Gia) Và Dứt Tham Sân Si (Xuất Phiền Não Gia).


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Xuất gia nhiều người vẫn cho là Bất Hiếu.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Xin hỏi:
1. Quý đạo hữu học Chánh Pháp hay ngoại đạo ?
2. Nếu học Chánh Pháp thì xin hoan hỷ trích dẫn đoạn kinh, luật, luận nào mà Đức Thế Tôn dạy:
hoangmoc1906 đã viết:xuất gia bỏ Cha bỏ Mẹ là bất hiếu.
Đừng nghe ai nói mà tu, nghe lời Đức Phật Thích Ca dạy mà tu mới giải thoát được.

NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
QT2009
Bài viết: 22
Ngày: 30/04/09 19:56
Giới tính: Nữ
Đến từ: CANADA

Re: Xuất gia nhiều người vẫn cho là Bất Hiếu.

Bài viết chưa xem gửi bởi QT2009 »

hoangmoc1906 đã viết:Kính xin quý Thầy cho con tỏ tường vì có người cho rằng: xuất gia bỏ Cha bỏ Mẹ là bất hiếu.
- Tu không nhất thiết phải xuất gia vì "thờ cha kính mẹ mới là chân tu"
- Xuất gia là hình thức nhằm lẫn trốn những khó khăn ở đời
- .....
Đây là những lời con nghe từ nhiều người bên ngoài nói (và tuyên truyền nhau- phải chăng học đang phá đạo???), con không bận tâm, nhưng lý lẽ đó không đúng chổ nào?
Kính xin quý Thầy chỉ dạy!
Nếu hoangmoc1906 phát Bồ Đề Tâm thì xuất gia là đúng<=> 100% hiếu thảo cha mẹ tangbong kinhle . Còn không thì hãy xem lại tâm nguyện xuất gia của mình. Nếu bạn chưa biết phát Bồ Đề Tâm là gì ? Thì nên tham khảo các kinh hay luận nói về Bồ Đề Tâm.
====
ĐH ThanhTri & KimCang góp ý rất hay !

ĐH ThanhTri hôm nay có cái nhìn thoáng hơn cho việc xuất gia, đó là điềm mừng. Hy vọng một ngày không xa, ĐH sẽ xuất gia tangbong !


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách