Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

"học xong rồi, thì quên rồi." đây mới là cái khó nhất của người học Phật !


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

nguynlinhtam đã viết:Trích bài giảng của Pháp Sư Tịnh Không
http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm

Hỏi: Trong đời mạt pháp người tại gia dễ thành tựu hơn người xuất gia, nên nhìn và suy nghĩ như thế nào đối với vấn đề tại gia và xuất gia?

Ðáp: Ðích thật trong đời mạt pháp người tại gia tu hành dễ thành tựu hơn người xuất gia. Tôi nghĩ quý vị cũng đã nhìn thấy sự thật này, nguyên nhân ở chỗ nào? Ý nghĩa giống như câu hỏi phía trước. Vì phạm vi sanh hoạt tiếp xúc của người tại gia chẳng rộng, thân bằng quyến thuộc cũng không nhiều, cho nên tâm của họ dễ thanh tịnh hơn. Một khi xuất gia rồi, xuất cái nhà nhỏ xong lại đi vào một cái nhà lớn; có gia đình nào của quý vị thường có đông người tụ hợp lại như vầy không? Xuất gia rồi thường hội họp với mọi người, bàn bạc chuyện tốt của nhà họ Trương, chê bai chuyện của nhà họ Lý, chuyện bận tâm quá nhiều, như vậy làm sao tâm định được! Cho nên người xuất gia tu hành khó hơn người tại gia.

Ðặc biệt là ngày nay xuất gia rất phiền phức, bị những chuyện thực tế bắt buộc, đạo tràng to lớn thì chi phí nhiều, làm thế nào để có đủ tiền trang trải phí tổn sinh hoạt? Cho nên chẳng thể không tìm đủ mọi cách để lôi kéo tín đồ, tìm đủ phương pháp để moi tiền trong túi của tín đồ bỏ vào túi của mình, đây gọi là ‘hòa thượng không bày vẽ, cư sĩ chẳng lại cúng kiếng’. Mỗi ngày đều phải làm những chuyện này, đây là sai lầm, đúng như lời của đức Phật nói trong kinh: ‘quảng doanh chúng vụ’, tạo ra vô lượng tội nghiệp, tự bản thân của họ chẳng hiểu, bị bắt buộc phải làm như vậy. Cho nên xuất gia tu hành khó hơn tại gia, người tại gia sẽ không tạo ra những tội nghiệp này. Trong đạo tràng Tịnh Tông của chúng ta, tôi khuyên tứ chúng đồng tu, bất kể tại gia, xuất gia tuyệt đối không được lôi kéo tín đồ, tuyệt đối không thể xin tín đồ một đồng xu nào cả, [được vậy] tâm của bạn mới thanh tịnh; đừng tổ chức pháp hội, đừng làm những chuyện này, hãy ‘thật thà, chắc thật niệm Phật’. Khi đạo tràng niệm Phật hết tiền rồi, không đủ để chi tiêu thì phải làm thế nào? Cứ việc tiếp tục niệm Phật đợi vãng sanh, thế gian này không đáng cho chúng ta lưu luyến. Vậy thì thong dong tự tại biết bao? Rất đúng như pháp!

Nếu Phật pháp cần bạn ở đây hoằng dương thì chư Phật, Bồ Tát tự nhiên sẽ đến hộ pháp. Cả đời tôi đều là như vậy, đây là lời của Chương Gia đại sư dạy tôi, tôi đạt được lợi ích từ [lời dạy] của lão nhân gia. Năm đó tôi mới hai mươi mấy tuổi, theo thầy học Phật, thầy dạy tôi: ‘Phát tâm chân chánh vì Phật pháp, dâng hiến cả đời cho Phật pháp, dâng hiến cho chúng sanh, hết thảy mọi việc của con đều có Phật, Bồ Tát lo lắng, chăm sóc cho’. Cho nên cả đời tôi chẳng phải bận tâm, cũng đã xây dựng được vài đạo tràng, lấy tiền ở đâu để xây? Tôi cũng chẳng biết. Tôi cũng chẳng quyên góp tiền bạc gì hết, đều là tự động [có người] đem cho, cho vừa đủ để xây dựng đạo tràng, không dư đồng nào, thiệt là không thể nghĩ bàn!

Giống như đạo tràng ở Mỹ xây dựng lớn như vậy, là do Phật, Bồ Tát xây chứ đâu phải do tôi xây. Ở Ðài Loan chúng tôi xây mỗi đạo tràng đều là tự tự nhiên nhiên hình thành, chẳng có quyên góp gì hết. Hội Phật Ðà Giáo Dục Cơ Kim cũng là do người ta đến tìm và muốn tặng cho tôi, tôi cũng bán tín bán nghi, còn nghĩ họ sẽ thêm điều kiện gì nữa, [tôi] hỏi: ‘Có thiệt là ông tặng luôn phải không, chẳng có ý định đòi lại phải không?’. Ổng nói: ‘Ðúng vậy’. Tôi mới tổ chức Tài Ðoàn Pháp Nhân, kiếm luật sư làm giấy tờ, tương lai nếu chúng tôi không dùng tài sản này nữa, hết thảy quyền sở hữu sẽ thuộc về quốc gia, không thuộc bất cứ cá nhân nào, ổng sẽ không thể nào lấy lại được. Sạch sẽ, gọn gàng! Chúng ta làm sao phải suy nghĩ, lo lắng về những chuyện này hoài cho được?

Vì vậy nên người xuất gia phải làm gương tốt, có đức hạnh, học vấn, tu trì chân chánh, thì bạn nhất định sẽ được rất nhiều người tôn kính, mọi người sẽ cúng dường cho bạn, vậy thì bạn còn bận tâm gì nữa! Nếu bạn sợ không có người cúng dường thì bản thân bạn có vấn đề, có khuyết điểm, là vì bạn làm chẳng đúng như pháp! Nếu làm đúng như lý, như pháp thì Tam Bảo gia trì, long thiên hộ pháp cúng dường thì khỏi phải cầu người ta. Nếu phát tâm xuất gia bạn phải hiểu sứ mạng của người xuất gia là ‘hoằng pháp độ sanh’. Trong kinh thường dạy: ‘Thọ trì, đọc tụng, diễn thuyết cho người biết’. ‘Diễn’ là biểu diễn, phải diễn ra một hình tướng cho xã hội đại chúng thấy, làm một gương tốt. ‘Thuyết’ là khi người ta có thắc mắc đến hỏi bạn, bạn phải giải thích rõ ràng cho họ, đây là công việc của người xuất gia. Người tại gia hộ trì, nhất định như vậy; hộ trì đều là phát xuất từ lòng tự nguyện của họ, là họ có khả năng này, tuyệt đối không được miễn cưỡng. Nếu nói hội viên của Tịnh Tông Học Hội chúng ta mỗi năm phải đóng mười đồng tiền lệ phí thì tôi cũng không tán thành; tại sao vậy? Mỗi năm bạn tạo ra áp lực cho người ta [bắt họ đóng] mười đồng, chuyện này không tốt. Vì vậy nên Hoa Tạng Ðồ Thư Quán chúng tôi mãi cho đến bây giờ vẫn chẳng lập ra điều lệ này, nguyên nhân chính là vậy.

Chính phủ có quy định một điều luật nếu bạn muốn thành lập một hội cơ kim thì nhất định phải có hội viên đóng góp, hội viên nhất định phải đóng một số tiền mỗi tháng. Chuyện này trái ngược với Phật pháp; bất kể người ta chịu hay không, nếu viết [trên giấy tờ] như vậy thì sẽ tạo nên áp lực cho người, tôi không chịu làm những chuyện này. Cả đời chúng ta không nên tạo ra áp lực cho người thì họ sẽ không đem quả báo này cho chúng ta -- không tạo áp lực cho chúng ta, vậy thì chúng ta sẽ được tự tại. Trồng nhân gì thì sẽ được quả báo đó, nhất định phải hiểu chuyện này. Nếu luận trên việc tu hành và chứng quả thì tại gia và xuất gia chẳng khác gì hết, hoàn toàn giống nhau.
Cảm ơn Thiện hữu đã cho bài thuốc này, có thêm cũng chẳng hại gì. Bởi câu hỏi tôi đã có nêu ra, mà nội dung của nó là bạn có kinh nghiệm hay nằm trong tình trạng của người cư sĩ! Đó là ý chánh.

Nhân đây tôi có đọc qua một truyện cổ Phật-giáo.

Là Ngài Văn Thù hay Ngài Đồng-tử thị giả cho Quán Thế Ấm Bồ Tát. Tôi không nhớ rõ, đã nhiều lần tìm trên online web Phật-giáo. Nhưng cũng không tìm được, Đọc giả có biết xin chỉ lại rất cám ơn.

Cốt truyện như vầy.

Trong thời Ngài còn học đạo,
Một hôm Sư phụ bảo Ngài lên rừng hái lá thuốc, tìm lá thuốc nào không độc đem về trị bệnh.
Ngài lên rừng tìm lá thuốc nào không độc để hái, nhưng suốt buổi, cũng chẳng tìm được, sau trở về nhà.

Bạch Thầy "Con thấy lá thuốc nào cũng độc" nên con tìm chẳng được.

Vị Sư phụ mĩm cười, Thôi thì con lên rừng lần nữa, "Hãy tìm lá nào có độc đêm về đây".

Ngài lại tiếp tục lên rừng lần nửa, thì Ngài lại quán thấy cây lá nào cũng không độc, lại trở về tay không....

Nội dung của cốt truyện là như vậy. Cái khó là ở chổ đó.

Thiện hữu có ý từ bi rất tốt, Rất xứng là Phật tử chân chính. Thì sẽ có Thiên Thần, Hộ Pháp biết, và theo hộ trì. Tôi đã từng bị nghịch duyên cũng nhiều, chuyện qua nó sẽ qua. Xin đừng nghĩ tôi nói cao thấp mà tôi phải mang thêm Nghiệp khẩu.

Tôi đã từng nghe hay đọc ở nơi đâu thì nay cũng chẳng biết.

Như người hộ trợ Niệm cho người vãnh sanh, thì công đức người trợ niệm 7, người vãnh sanh 3.

Hoặc người tụng kinh Địa Tạng hay kinh Di Đà cho người mới chết trong 49 ngày thì cũng hưỡng được nhiều công đức như vậy. Không biết có phải vậy không?

Ngoài ra tôi còn nghe Vô tự kinh hay Vô tự chân kinh. Nếu nhận thức hay một ngôn từ tương tợ diễn tả được kinh này. Xin hãy giải bài.

Thiện Nhân kính bái.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Làm Phước Hồi Hướng Cho Người Mất Người Thì Người Mất Chỉ Hưởng Được 3/10 Phước Báo.

Đây Là Từ Trong Kinh Địa Tạng.

Người Làm Phước Thì Hưởng Trọn Phước Chứ Không Có Chỉ Là 7/10 Của Phước Báo.

Còn Niệm Phật Trợ Niệm Vãng Sanh Thì Là Tùy Theo Tâm Của Người Nghe.

Có Khi Người Chết Nghe Danh Hiệu Phật Mà Phát Tâm Tin 100% Thì Được Vãng Sanh Cho Dù Là Người Trợ Niệm Có Tin Hay Là Không Tin.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kimcang đã viết:Làm Phước Hồi Hướng Cho Người Mất Người Thì Người Mất Chỉ Hưởng Được 3/10 Phước Báo.
Trích Kinh Địa Tạng:
Như có người nam cùng người nữ nào lúc sanh tiền không tu tạo phước lành mà lại gây lấy những tội ác, sau khi người mạng chung, hàng thân quyến kẻ lớn người nhỏ vì người chết mà tu tạo phước lợi làm tất cả việc về Thánh đạo, thời trong bảy phần công đức người chết nhờ đặng một phần, còn sáu phần công đức thuộc về người thân quyến hiện lo tu tạo đó.


Nam Mô A Di Đà Phật
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< >:D< >:D<

THEO RIÊNG TÔI THÌ BÊN NÀO CŨNG CÓ CÁI VÀ CÓ CÁI DỂ, ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ D0 CÁI HẠNH ( DO LÒNG LÀM CHỨ KHÔNG PHẢI MIỆN NÓI HAY THÂN LÀM ) VÀ NGUYÊN LỰC CỦA CHÍNH MÌNH. >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< >:D< >:D<

THEO RIÊNG TÔI THÌ BÊN NÀO CŨNG CÓ CÁI KHÓ VÀ CÓ CÁI DỂ, ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ D0 CÁI HẠNH ( DO LÒNG LÀM CHỨ KHÔNG PHẢI MIỆN NÓI HAY THÂN LÀM ) VÀ NGUYÊN LỰC CỦA CHÍNH MÌNH. >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tiet Phuoc Hung, Thiện hữu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

tietphuochung đã viết:>:D< >:D< >:D<

THEO RIÊNG TÔI THÌ BÊN NÀO CŨNG CÓ CÁI KHÓ VÀ CÓ CÁI DỂ, ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ D0 CÁI HẠNH ( DO LÒNG LÀM CHỨ KHÔNG PHẢI MIỆN NÓI HAY THÂN LÀM ) VÀ NGUYÊN LỰC CỦA CHÍNH MÌNH. >:D<
Chào Thiện hữu, tôi đã đọc qua nhiều bài của bạn trên Diễn đàn, thiên về Thiền-tông, kinh Pháp bảo đàn kinh, nói về Ngài Lục Tổ Huệ Năng. Nhiều hơn. Trong đó có nhiều câu!
Bạn nói cao quá, người ta không hiểu, có nhiều lúc bạn nhịn cho qua, phải nói thấp xuống.
Mà nói quá thấp, thì không hợp với bạn phải không?

Nay bạn ở đâu, tôi trả lời câu này của bạn nè " DO LÒNG LÀM CHỨ KHÔNG PHẢI MIỆNG NÓI HAY THÂN LÀM".
Trước khi trả lời cho bạn, tôi sẽ hỏi bạn.

Bạn có biết Châu Bá Thông trong truyện Kim Dung Võ lâm ngũ bá? Nếu biết thì tôi xin nói thêm.
Tại sao Châu Bá Thông có biệt danh là lão Ngoan-đồng. Hay do từ tóc bạc biết thành tóc đen. Lại nửa khi bị bắt nhốt tại Đào hoa Đảo, Châu Bá Thông lại tự sáng chế ra một môn võ là tay trái, đánh tay phải không?...

Theo thiển ý nhận xét của tôi. Triết lý, giáo lý kinh điển của tác giả Kim Dung không ai sánh kịp, Nếu các bạn suy nghĩ sâu thêm thì biết rõ. Xin quay lại Bạn Tiet Phuoc Hung, Ngoài thời gian công phu, Lễ bái, tụng trì, Niệm Phật, Thiền định.v.v. Bạn có thư giản không? Nếu có thư giản bằng hình thức nào...

Tôi cũng có một hình thức thư giản đang học đây, rất khó, nhưng đầy thú vị...

Tựa đề là:
Tôi giữ năm thằng giặc.
Có nghĩa là bạn luôn canh giữ mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Đừng để cho nó vọng động.
Cho nên gọi là: Tôi giữ năm thằng giặc. Không cho nó chạy ra khỏi ý bạn. Khi nó làm xấu, thì bạn khiển trách nó. Rất thú vị, Khi bạn đã hơi quen với năm thằng này rồi, giai đoạn hai, Tâm đánh với tánh.

Tâm đánh với tánh là: "Do bạn học trong kinh điển, tâm bạn đã khai huệ, biết phân biệt đâu là ác, đâu là thiện rồi, Trong Bát chánh đạo gọi là Chánh kiến.
Bạn đánh với tánh là bạn đánh với bạn như Châu Bá Thông vậy. Tánh bạn là những hỗn tạp của tạp khí mà bạn không thể bỏ được (Sẽ nói sau này). Thí dụ những cái khổ đau trong Khổ và tập đế.
Hoặc nói cho dể hiểu hơn. Bạn ghiền thuốc lá, biết có độc nhưng không thể bỏ được. (Gọi là tạp khí xấu).

Thì bạn đã có Chánh kiến rồi, thì thời gian thư giản, bạn có thể đánh được cái "tánh bạn" không?

Chỉ có vậy. Tôi đọc truyện Châu Bá Thông, rồi học trong Thập mục ngưu đồ của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Mà chế ra cách thư giản này, mà cũng không phải. Trong lúc Hòa Thượng có giảng cũng đã nói rồi, nhưng chúng ta quên thôi, nay chỉ nhắc lại.

Nếu các bạn cũng chưa đọc qua. Kinh Kim Cang, Hoa Nghiêm, Pháp bảo đàn kinh, Quán Vô Lượng Thọ hay Duy thức.v.v. Thì chơi pháp môn thư giản này hơi khó.

Đó là câu trả lời cho bạn Tiet Phuoc Hung, phải dùng tâm đối trị thì tất cã điều thành công.
Chúc các bạn nhiều thành công.

Thiện Nhân.
Có sai quấy, xin các bạn sửa lại dùm, rất cám ơn.


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< >:D< >:D<



DO TÁNH ÔNG VẬY !

CÒN CẦU CÒN HỌC CÒN SI MÊ
HẾT CẦU HẾT HỌC HẾT MÊ SI
THẤY NGHE RỎ BIẾT LÀ TÁNH CHƠN THƯỜNG
ĐI ĐỨNG NẰM NGỒI LÀ TÁNH ÔNG VẬY .

Thư giản của Châu Bá Thông là thuộc về Nhị Nguyên tức là lưỡng Cực chưa vào cửa Bất Nhị, chỉ khi nào trở về Vô Cực mới thu hoạch Nhất Thừa Lý ( thư giản tuyệt đối ).
>:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »


CÒN CẦU CÒN HỌC CÒN SI MÊ
HẾT CẦU HẾT HỌC HẾT MÊ SI
Trong Hội Pháp Hoa 5000 Người Bỏ Đi Chẳng Phải Là Đã Được Rốt Ráo Mà Là Người Tăng Thượng Mạn



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
ducnghi
Điều Hành Viên
Bài viết: 42
Ngày: 16/04/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi ducnghi »

Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?
Chí Đạo Vô Nan Duy Hiềm Giản Trạch
( Cái tột Cùng của đạo không khó, khó là ở chổ Phân Biệt và Lựa Chọn )
Vĩnh Minh Thiền Sư
tangbong
giữa cái khó và cái không khó mọi người chọn cái nào kinhle


[b][color=#0040FF]Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…[/color]
[color=#0040FF]Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…[/color]
[color=#0000FF]Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …[/color]
[color=#8040FF]Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau. [/color]
[color=#FF0000]Đức Nghi[/color][/b]
[img]http://i295.photobucket.com/albums/mm135/thichnhuantruong/thichducnghi.gif[/img]
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

ducnghi đã viết:
Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?
Chí Đạo Vô Nan Duy Hiềm Giản Trạch
( Cái tột Cùng của đạo không khó, khó là ở chổ Phân Biệt và Lựa Chọn )
Vĩnh Minh Thiền Sư
tangbong
giữa cái khó và cái không khó mọi người chọn cái nào kinhle
Chào bạn Đức Nghi,

"Chí Đạo Vô Nan Duy Hiềm Giản Trạch" của Vĩnh Minh Thiền Sư.

Sự thật là vậy!
Theo thiển ý tôi như vầy, xin các bạn sửa sai lại.
Chúng ta học kinh điển để khai mở trí huệ, trong sáng phá tan màng vô minh.
Là chúng ta chỉ thấy cửa chánh kiến để cầu đạo thôi.
Gọi là cái biết "Minh tâm, kiến tánh trong kinh điển thế gian". Có thể là câu Chí Đạo Vo Nan này.

Muốn vào cửa thì, không phải dể dàng như chúng ta tưởng....Ngoại trừ những vị có thượng căn. Như Ngài Huệ Năng chỉ nghe kinh là "Ngộ Đạo".

Cho nên duy nhất, nếu muốn vào cửa thì phải học từ thấp lên cao. Tất nhiên chúng ta phải dùng phương tiện, và phương pháp tu học. Trong Tứ Diệu Đế cũng có nói về Thất Bồ đề phần.

Vậy chúng ta phải làm sao để vào cửa?

Tụng kinh, trì chú! Tiếng tôi ồn ào, ngộng nghịt, nên không thể. Là Khó.

Niệm Phật! Tôi thích lắm, nhưng không bền. Hàng ngày tôi phải lo sinh kế. (Nhất là người kinh doanh). Nên Khó.

Tọa Thiền! ư, Lớn tuổi, hay bị tê nhứt, lại còn lo cho cha, mẹ, chồng, vợ, con cái.v.v. không có thời gian. Rất khó.
Đây là những việc chung chung cái bệnh của chúng ta, nên thấy cửa mà vào không được.

Các bạn có cách giải nào khác hơn không? Tamnhu0000 có biết?

Lời của Vĩnh Minh Thiền Sư nói quả thật không sai, rất là khó.
giữa cái khó và cái không khó mọi người chọn cái nào
Không hiểu xin bạn giải thích cho rõ?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

ducnghi đã viết:
Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?
Chí Đạo Vô Nan Duy Hiềm Giản Trạch
( Cái tột Cùng của đạo không khó, khó là ở chổ Phân Biệt và Lựa Chọn )
Vĩnh Minh Thiền Sư
tangbong
giữa cái khó và cái không khó mọi người chọn cái nào kinhle
Câu: "Chí Đạo Vô Nan Duy Hiềm Giản Trạch"

Là của tổ Tăng Xán (Tổ Thứ 3 của Thiền Tông) ngài đã viết "Tín Tâm Minh" và trong đó có câu đó.

Không phải tổ Vĩnh Minh.

Câu đó là dạy cho người Tu Thiền là chánh vì rằng tu Thiền kỵ nhứt là tâm Phân Biệt và chấp hai bên có không (lựa chọn). Cho nên muốn đạt được Thiền không khó, chỉ khó là phải dẹp bỏ tâm phan duyên phân biệt chấp trước của mình. Khi tâm không còn phân biệt chấp trước thì nhập vào Thiền, về Tánh Giác Chân Như.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách