Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kính chào các bạn,

Câu hỏi giữa người tu sĩ xuất gia và người cư sĩ tại gia. cái khó tu sữa nào thường xẩy ra cho người tu?

Trong kinh luận đã nói nhiều, mà trong sách báo diễn đàn Phật-giáo cũng có nói đầy đủ không thiếu. Nếu chịu khó tìm tòi học hỏi.

Có Thầy, có sách luận người tu sĩ khó tu hơn người cư sĩ. Cũng có Thầy, có sách luận người cư sĩ khó tu hơn người tu sĩ.

Riêng phần tôi là cư sĩ tại gia thấy tu quá khó không phải dể, nhưng viết ra hoặc luận bàn cho người khác thấy sao tu dể quá.

Trong Diễn đàn này có phần tiêu đề chánh "Linh ứng Phật pháp và kinh nghiệm tu tập'.

Các bạn đã có kinh nghiệm về việc tu hành của người Phật tử tại gia?

hoặc có cùng tâm trạng giống như câu hỏi không?

Nay tôi đã nêu ra câu hỏi này, xin được giải bài rất cám ơn.

Thiện Nhân kính bái.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Chẳng phải khó - dễ ở xuất gia hay tại gia mà là tu thế nào để giải thoát. Khó - dễ là ở chỗ đó, dẫn đến vấn đề xuất gia hay tại gia.

Tại gia mà muốn tu hành giải thoát, dễ hành nhất là Tín sâu - Nguyện thiết - Niệm Phật Vãng Tây Phương Cực Lạc là chắc chắn hơn hết. Hoặc tu hành các pháp môn khác hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Còn nếu không tu tịnh độ thì e rằng phải là bậc thượng căn nhạy bén mới có thể đời này giải thoát.

Người xuất gia thì ràng buộc bên ngoài ít. Có phần thuận tiện hơn trong tu trì giải thoát, chính quy hơn.

Đạt đến giải thoát thì dù tại gia hay xuất gia đều không còn là vấn đề.

Tùy theo hoàn cảnh mỗi người mà thôi, có người nên tu tại gia, có người thì xuất gia, nghiệp duyên mỗi người chẳng nói chung chung được. Quan trọng là tâm tu hành, giải thoát thì có thể vượt qua mọi trở lực trên đường tu.


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Nói tới tu là khó rồi ! nhưng theo PL thấy thì cư sĩ khó nhất là giai đoạn đầu ! bởi : không được học bài bản , bị chi phối bởi mọi thứ trong cuộc sống ! nhưng giai đoạn sau thì lại không bị ru ngủ , có nhiều sự bức bách thúc đẩy ! nói chung thì hễ tu thì ai cũng khó hết ! giới nào cũng cần phải quyết tâm cao .


Hình đại diện của người dùng
neo_prog
Bài viết: 61
Ngày: 29/10/10 07:12
Giới tính: Nam

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi neo_prog »

Nếu xét thực tế thời đại phức tạp , mình thấy rằng tu sĩ thoải mái , tự do , dễ chịu hơn so với cư sĩ . 1 ng cư sĩ nếu ko có sự cứng rắn cũng như mềm dẻo luồn lách rất dễ bị các tác nhân xung quanh đẩy cho phạm giới , đặc biệt là khi bị những kẻ nào đó bày mưu xấu :) Cư sĩ còn có những ràng buộc phức tạp với gia đình , họ hàng , ... Kẻ xấu ko đụng vào ta nhưng tìm cách dùng người thân của ta để hại ta thì cũng khốn khổ lắm :( Ta có hiểu biết nhưng còn bao nhiêu người thân của ta liệu họ có hiểu biết , khôn khéo tránh né :) Đó là cái khó lớn nhất của người cư sĩ .
Năm nay mình cũng mới 24 tuổi , kinh nghiệm còn rất yếu kém . Nhưng mình vẫn thích nghiên cứu , thực hành , ứng dụng Phật học vào mọi thứ của cuộc sống .
Mình hiểu ra 1 điều lớn lao là Không có gì trên thế giới này thoát khỏi lòng bàn tay Đức Phật tangbong
Mình vẫn quyết tâm thực hành và ứng dụng đạo Phật nhưng mình sẽ vẫn sử dụng Lừa gạt , Dối trá để tránh phạm các giới còn lại :D Người ta Có và Không , còn ta âm thầm Không Có mà cũng Không không :D
Đó là quan niệm riêng của mình và hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay của mình


Nguyện đem cái Ta ngu ngốc này và những cái của Ta ngu ngốc kia làm công cụ thực hành cả 1 đời này :)
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Cư Sĩ Có Cái Khó Của Cư Sĩ.

Xuất Gia Có Cái Khó Của Xuất Gia.

Không Thể Nói Ai Tu Khó Hơn Ai Mà Là Tùy Theo Người Tu.

Xuất Gia Chẳng Tu Hành Chân Chánh Thì Đọa Sâu Và Lâu Hơn Cư Sĩ Gấp Trăm Ngàn Triệu Lần.

Giới Xuất Gia Vi Tế Khó Giữ Lắm Chứ Không Phải Dễ Dàng.

Nhận Người Ta Một Lạy Mà Không Tu Chân ChánhThì Bị Đọa Liền.

Kinh Phật Nói:

Hột Cơm Của Thí Chủ
Nặng Như Núi Tu Di
Ăn Rồi Chẳng Tu Hành
Đời Sau Mang Lông Đội Sừng Trả



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Trích bài giảng của Pháp Sư Tịnh Không
http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm

Hỏi: Trong đời mạt pháp người tại gia dễ thành tựu hơn người xuất gia, nên nhìn và suy nghĩ như thế nào đối với vấn đề tại gia và xuất gia?

Ðáp: Ðích thật trong đời mạt pháp người tại gia tu hành dễ thành tựu hơn người xuất gia. Tôi nghĩ quý vị cũng đã nhìn thấy sự thật này, nguyên nhân ở chỗ nào? Ý nghĩa giống như câu hỏi phía trước. Vì phạm vi sanh hoạt tiếp xúc của người tại gia chẳng rộng, thân bằng quyến thuộc cũng không nhiều, cho nên tâm của họ dễ thanh tịnh hơn. Một khi xuất gia rồi, xuất cái nhà nhỏ xong lại đi vào một cái nhà lớn; có gia đình nào của quý vị thường có đông người tụ hợp lại như vầy không? Xuất gia rồi thường hội họp với mọi người, bàn bạc chuyện tốt của nhà họ Trương, chê bai chuyện của nhà họ Lý, chuyện bận tâm quá nhiều, như vậy làm sao tâm định được! Cho nên người xuất gia tu hành khó hơn người tại gia.

Ðặc biệt là ngày nay xuất gia rất phiền phức, bị những chuyện thực tế bắt buộc, đạo tràng to lớn thì chi phí nhiều, làm thế nào để có đủ tiền trang trải phí tổn sinh hoạt? Cho nên chẳng thể không tìm đủ mọi cách để lôi kéo tín đồ, tìm đủ phương pháp để moi tiền trong túi của tín đồ bỏ vào túi của mình, đây gọi là ‘hòa thượng không bày vẽ, cư sĩ chẳng lại cúng kiếng’. Mỗi ngày đều phải làm những chuyện này, đây là sai lầm, đúng như lời của đức Phật nói trong kinh: ‘quảng doanh chúng vụ’, tạo ra vô lượng tội nghiệp, tự bản thân của họ chẳng hiểu, bị bắt buộc phải làm như vậy. Cho nên xuất gia tu hành khó hơn tại gia, người tại gia sẽ không tạo ra những tội nghiệp này. Trong đạo tràng Tịnh Tông của chúng ta, tôi khuyên tứ chúng đồng tu, bất kể tại gia, xuất gia tuyệt đối không được lôi kéo tín đồ, tuyệt đối không thể xin tín đồ một đồng xu nào cả, [được vậy] tâm của bạn mới thanh tịnh; đừng tổ chức pháp hội, đừng làm những chuyện này, hãy ‘thật thà, chắc thật niệm Phật’. Khi đạo tràng niệm Phật hết tiền rồi, không đủ để chi tiêu thì phải làm thế nào? Cứ việc tiếp tục niệm Phật đợi vãng sanh, thế gian này không đáng cho chúng ta lưu luyến. Vậy thì thong dong tự tại biết bao? Rất đúng như pháp!

Nếu Phật pháp cần bạn ở đây hoằng dương thì chư Phật, Bồ Tát tự nhiên sẽ đến hộ pháp. Cả đời tôi đều là như vậy, đây là lời của Chương Gia đại sư dạy tôi, tôi đạt được lợi ích từ [lời dạy] của lão nhân gia. Năm đó tôi mới hai mươi mấy tuổi, theo thầy học Phật, thầy dạy tôi: ‘Phát tâm chân chánh vì Phật pháp, dâng hiến cả đời cho Phật pháp, dâng hiến cho chúng sanh, hết thảy mọi việc của con đều có Phật, Bồ Tát lo lắng, chăm sóc cho’. Cho nên cả đời tôi chẳng phải bận tâm, cũng đã xây dựng được vài đạo tràng, lấy tiền ở đâu để xây? Tôi cũng chẳng biết. Tôi cũng chẳng quyên góp tiền bạc gì hết, đều là tự động [có người] đem cho, cho vừa đủ để xây dựng đạo tràng, không dư đồng nào, thiệt là không thể nghĩ bàn!

Giống như đạo tràng ở Mỹ xây dựng lớn như vậy, là do Phật, Bồ Tát xây chứ đâu phải do tôi xây. Ở Ðài Loan chúng tôi xây mỗi đạo tràng đều là tự tự nhiên nhiên hình thành, chẳng có quyên góp gì hết. Hội Phật Ðà Giáo Dục Cơ Kim cũng là do người ta đến tìm và muốn tặng cho tôi, tôi cũng bán tín bán nghi, còn nghĩ họ sẽ thêm điều kiện gì nữa, [tôi] hỏi: ‘Có thiệt là ông tặng luôn phải không, chẳng có ý định đòi lại phải không?’. Ổng nói: ‘Ðúng vậy’. Tôi mới tổ chức Tài Ðoàn Pháp Nhân, kiếm luật sư làm giấy tờ, tương lai nếu chúng tôi không dùng tài sản này nữa, hết thảy quyền sở hữu sẽ thuộc về quốc gia, không thuộc bất cứ cá nhân nào, ổng sẽ không thể nào lấy lại được. Sạch sẽ, gọn gàng! Chúng ta làm sao phải suy nghĩ, lo lắng về những chuyện này hoài cho được?

Vì vậy nên người xuất gia phải làm gương tốt, có đức hạnh, học vấn, tu trì chân chánh, thì bạn nhất định sẽ được rất nhiều người tôn kính, mọi người sẽ cúng dường cho bạn, vậy thì bạn còn bận tâm gì nữa! Nếu bạn sợ không có người cúng dường thì bản thân bạn có vấn đề, có khuyết điểm, là vì bạn làm chẳng đúng như pháp! Nếu làm đúng như lý, như pháp thì Tam Bảo gia trì, long thiên hộ pháp cúng dường thì khỏi phải cầu người ta. Nếu phát tâm xuất gia bạn phải hiểu sứ mạng của người xuất gia là ‘hoằng pháp độ sanh’. Trong kinh thường dạy: ‘Thọ trì, đọc tụng, diễn thuyết cho người biết’. ‘Diễn’ là biểu diễn, phải diễn ra một hình tướng cho xã hội đại chúng thấy, làm một gương tốt. ‘Thuyết’ là khi người ta có thắc mắc đến hỏi bạn, bạn phải giải thích rõ ràng cho họ, đây là công việc của người xuất gia. Người tại gia hộ trì, nhất định như vậy; hộ trì đều là phát xuất từ lòng tự nguyện của họ, là họ có khả năng này, tuyệt đối không được miễn cưỡng. Nếu nói hội viên của Tịnh Tông Học Hội chúng ta mỗi năm phải đóng mười đồng tiền lệ phí thì tôi cũng không tán thành; tại sao vậy? Mỗi năm bạn tạo ra áp lực cho người ta [bắt họ đóng] mười đồng, chuyện này không tốt. Vì vậy nên Hoa Tạng Ðồ Thư Quán chúng tôi mãi cho đến bây giờ vẫn chẳng lập ra điều lệ này, nguyên nhân chính là vậy.

Chính phủ có quy định một điều luật nếu bạn muốn thành lập một hội cơ kim thì nhất định phải có hội viên đóng góp, hội viên nhất định phải đóng một số tiền mỗi tháng. Chuyện này trái ngược với Phật pháp; bất kể người ta chịu hay không, nếu viết [trên giấy tờ] như vậy thì sẽ tạo nên áp lực cho người, tôi không chịu làm những chuyện này. Cả đời chúng ta không nên tạo ra áp lực cho người thì họ sẽ không đem quả báo này cho chúng ta -- không tạo áp lực cho chúng ta, vậy thì chúng ta sẽ được tự tại. Trồng nhân gì thì sẽ được quả báo đó, nhất định phải hiểu chuyện này. Nếu luận trên việc tu hành và chứng quả thì tại gia và xuất gia chẳng khác gì hết, hoàn toàn giống nhau.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Chẳng phải khó - dễ ở xuất gia hay tại gia mà là tu thế nào để giải thoát. Khó - dễ là ở chỗ đó, dẫn đến vấn đề xuất gia hay tại gia.

Tại gia mà muốn tu hành giải thoát, dễ hành nhất là Tín sâu - Nguyện thiết - Niệm Phật Vãng Tây Phương Cực Lạc là chắc chắn hơn hết. Hoặc tu hành các pháp môn khác hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Còn nếu không tu tịnh độ thì e rằng phải là bậc thượng căn nhạy bén mới có thể đời này giải thoát.

Người xuất gia thì ràng buộc bên ngoài ít. Có phần thuận tiện hơn trong tu trì giải thoát, chính quy hơn.

Đạt đến giải thoát thì dù tại gia hay xuất gia đều không còn là vấn đề.

Tùy theo hoàn cảnh mỗi người mà thôi, có người nên tu tại gia, có người thì xuất gia, nghiệp duyên mỗi người chẳng nói chung chung được. Quan trọng là tâm tu hành, giải thoát thì có thể vượt qua mọi trở lực trên đường tu.
Sự giải bài của Thiện-hữu rất đúng, chính xác "Chẳng phải khó mà cũng chẳng phải dễ" tùy tâm, tùy hoàn cảnh và sự sinh hoạt của mỗi Phật tử. Nhưng đa số là chúng ta gặp rất nhiều nghịch duyên trên đường đạo, nào là vợ con, bạn bè, công việc hàng ngày, bấy nhiêu đó cũng khiến ta điên đảo phiền nào.

Tín xâu, Nguyện thiết: Là bước thứ nhất, cố gắng đọc nhiều kinh, luật, luận sẽ tự mình kiến tánh trong giáo lý nhiệm mầu. Còn học, đọc, viết thì còn nhớ. Nhưng đối đải với trần cảnh thì duyên theo. Thiện hữu phải làm sao đây? Các bạn hữu có trong tình trạng này không?

Nghi vấn này, tôi đã bị hơn 10 năm, bây giờ đây, muốn vượt qua bước thứ nhất là phải học chữ "Nhẫn làm đầu" thêm vào.

Hành theo (Niệm Phật cầu vãnh sanh) là rất quan trọng của tất cã Phật tử. Cần phải có phương pháp tu học,
Tôi sẽ hỏi sau này. Thiện hữu đã có kinh nghiệm hay học qua, thì xin giải bài, công đức của quí vị không thể tín được. [/quote]

Vì vậy câu hỏi này "Riêng phần tôi là cư sĩ tại gia thấy tu quá khó không phải dể, nhưng viết ra hoặc luận bàn cho người khác thấy sao tu dể quá."

Riêng về cái khó của người tu sĩ xuất gia, tôi không luận bàn được vì tôi chưa phải là tu sĩ.
Mong thiện hữu thông hiểu.

Rất cảm ơn quí bạn đọc giả.

Thiện Nhân kính bái.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

nhampl đã viết:Nói tới tu là khó rồi ! nhưng theo PL thấy thì cư sĩ khó nhất là giai đoạn đầu ! bởi : không được học bài bản , bị chi phối bởi mọi thứ trong cuộc sống ! nhưng giai đoạn sau thì lại không bị ru ngủ , có nhiều sự bức bách thúc đẩy ! nói chung thì hễ tu thì ai cũng khó hết ! giới nào cũng cần phải quyết tâm cao .
Thiện hữu viết đúng như vậy, sự thật là sự thật. Cái khó nhất là giai đoạn đầu.
Theo thiển ý tôi có cảm nhận.

01- 95% Người muốn tu điều có riêng cái phiền não! tại sao? Riêng tôi bước đầu tiên cầu đạo, tôi đã cảm nhận được sinh ly, tử biệt chuyện trong gia đình. Còn các đọc giả có phiền não vì phải cầu đạo?

02- 95% Người bỏ đạo hay lơ là học cho biết, nhưng không thực hành! tại sao? Uống thuốc chưa đúng. Thí dụ: Như chưa gặp được Thiện trí thức.v.v.

03- 95% Tu không đắc đạo! tại sao?
-------------=======-----------------
Giới luật nào cũng cần phải quyết tâm cao. Thiện hữu nói đúng vậy. Muốn quyết tâm cao phải kiên nhẫn. Mà tôi đã học trong bài Thiểu dục, tri túc, Lục hòa.v.v Nhưng vẫn còn, và còn dài dài. Thiện hữu có bị giống như tôi không? Cầu Thiện hữu tri thức giải bài.

Người Phật tử tại gia chỉ có giữ 5 giới!
Nếu giữ nghiêm túc được một giới, thì bớt được phiền não một phần, chắc chắn có được an tịnh một phần.
Nếu cố gắng giữ trọn 5 thì lợi lạc được cã 5. Về đời sao sẽ sanh vào cõi quí. Là bước thứ nhất, Nếu chúng ta bước thêm nửa. Tu thập thiện, công phu Thiền, Tịnh, Mật.v.v. Vì vậy cái khó là ở bước này. Dầu có đọc kinh điển nhiều, Dầu có minh tâm, kiến tánh đi, nhưng không thực hành miên mật sẽ khó, khó thành công.

Chính là nội dung chính trong tiêu đề này. Mà tôi thấy rất khó là vậy.
Hy vọng quí bạn có tìm được, thêm phương tiện và phương pháp ngai trong giai đoạn bước thứ hai này?

Nghi vấn này tôi và quí đọc giả cũng đều mông đợi. Thỉnh cầu bực Thiện hữu tri thức giải bài.

Thiện nhân kính bái.


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Đ/H thien nhan ! PL cũng là một cư sĩ , có lẽ đ/h và PL cùng có chung một nguyên do khi bước vào đạo (người thân mất) ! không biết đ/h thế nào chứ PL thì từ ngày đó đến nay 29 năm PL chưa hề ngưng nghỉ , tất cả những gì PL trải qua đều đã chia xẻ hết với quý đ/h trên dđ này rồi , thế nên PL mới nói "khó nhất là giai đoạn đầu" quyết định là do niềm tin có rõ ràng không ! chứ không thì như đ/h viết :" viết ra hoặc luận bàn cho người khác thấy sao tu dể quá." ! phải là nói được thì làm được !


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

neo_prog đã viết:Nếu xét thực tế thời đại phức tạp , mình thấy rằng tu sĩ thoải mái , tự do , dễ chịu hơn so với cư sĩ . 1 ng cư sĩ nếu ko có sự cứng rắn cũng như mềm dẻo luồn lách rất dễ bị các tác nhân xung quanh đẩy cho phạm giới , đặc biệt là khi bị những kẻ nào đó bày mưu xấu :) Cư sĩ còn có những ràng buộc phức tạp với gia đình , họ hàng , ... Kẻ xấu ko đụng vào ta nhưng tìm cách dùng người thân của ta để hại ta thì cũng khốn khổ lắm :( Ta có hiểu biết nhưng còn bao nhiêu người thân của ta liệu họ có hiểu biết , khôn khéo tránh né :) Đó là cái khó lớn nhất của người cư sĩ .
Năm nay mình cũng mới 24 tuổi , kinh nghiệm còn rất yếu kém . Nhưng mình vẫn thích nghiên cứu , thực hành , ứng dụng Phật học vào mọi thứ của cuộc sống .
Mình hiểu ra 1 điều lớn lao là Không có gì trên thế giới này thoát khỏi lòng bàn tay Đức Phật tangbong
Mình vẫn quyết tâm thực hành và ứng dụng đạo Phật nhưng mình sẽ vẫn sử dụng Lừa gạt , Dối trá để tránh phạm các giới còn lại :D Người ta Có và Không , còn ta âm thầm Không Có mà cũng Không không :D
Đó là quan niệm riêng của mình và hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay của mình
Nếu xét thực tế thời đại phức tạp , mình thấy rằng tu sĩ thoải mái , tự do , dễ chịu hơn so với cư sĩ .
Cái nhìn của Thiện hữu rất thực tế, về vật chất, ngũ dục. Người tu sĩ thoải máy hơn người cư sĩ. Nếu xét thêm thì cái khó, có thể lớn nhiều hơn người cư sĩ. Thí dụ như người đạo hạnh càng cao, thì chức dụ cũng cao, cũng nhiều. Lượng từ bi càng trải rộng nhiều. Thời giờ giáo chúng, thuyết pháp, giảng kinh cũng càng nhiều. Do đó công phu thực hành Thiền, Tịnh, Mật, bị ít nhiều, gián đoạn. cũng là nghịch duyên của cái khó.

Thiện hữu tuổi đời còn nhỏ, nhưng đạo hạnh không nhỏ. Theo thiển ý cảm nhận của tôi.
Vì kiến thức thiện hữu nhận xét rất xâu xa, giữa đời và đạo. Lại nửa dám nói lên sự thật của chính mình.
Biết cái sai, thấy cái sai, hay đang sử dụng cái sai.
"Là bậc Trượng phu thì sẽ không tái diễn nữa" Nếu từ từ tu sữa, Nếu cố gắng giữ lòng tin. Nơi Phật, Pháp, Tăng.

Cái khó của bạn, cũng là cái khó hiện nay của tôi. Chúng ta hay đọc giả nói riêng. Cần phải cố gắng, nổ lực thêm lên, nhận thức thực tế cái sai lầm được của chính mình. Chính là cá khó của người cư sĩ.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thien Nhan đã viết:Nhưng đa số là chúng ta gặp rất nhiều nghịch duyên trên đường đạo, nào là vợ con, bạn bè, công việc hàng ngày, bấy nhiêu đó cũng khiến ta điên đảo phiền nào.
Bổn phận phải làm thì làm, nếu không thì nghịch mãi.
Tín xâu, Nguyện thiết: Là bước thứ nhất, cố gắng đọc nhiều kinh, luật, luận sẽ tự mình kiến tánh trong giáo lý nhiệm mầu. Còn học, đọc, viết thì còn nhớ. Nhưng đối đải với trần cảnh thì duyên theo. Thiện hữu phải làm sao đây? Các bạn hữu có trong tình trạng này không?
Nghi vấn này, tôi đã bị hơn 10 năm, bây giờ đây, muốn vượt qua bước thứ nhất là phải học chữ "Nhẫn làm đầu" thêm vào.
Thấy cảnh (đối phó với cảnh) thì lập tức rời tâm, rời tâm thì làm sao trực nhận bản tâm thanh tịnh. Dù có làm gì cũng là lòng vòng. Chẳng rõ nguồn TÂM, tu hành chỉ là tu phước. DH kiểm nghiệm xem!
Hành theo (Niệm Phật cầu vãnh sanh) là rất quan trọng của tất cã Phật tử. Cần phải có phương pháp tu học,
Tôi sẽ hỏi sau này. Thiện hữu đã có kinh nghiệm hay học qua, thì xin giải bài, công đức của quí vị không thể tín được.
Trực nhận bản tâm thanh tịnh (nhà Thiền gọi là Kiến Tánh) ở thế giới này hay ở Cực Lạc không khác. Chỉ có đều là: ở ta bà này, nếu làm được thì rất tốt, nhưng nếu chưa được thì vẫn e rằng vẫn luân hồi sanh tử, kiếp sau chưa biết ra sao.

Nhưng ở Cực Lạc, hễ về nơi ấy thì chắc chắn Kiến Tánh tại Cực Lạc, nếu chưa Kiến Tánh thì chẳng bao giờ rời khỏi. Vì ở đó chỉ có các thiện duyên, không có các sự khổ hay xấu uế, tất cả đều thanh tịnh; đặc biệt, tất cả những năng lực gì cần trang bị đầy đủ thì đều được chư Thánh và ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ chỉ bảo tường minh, cho đến khi chứng mới thôi, sau đó quí vị có thể ở tại CỰC LẠC tiến lên nhất sanh bổ xứ Bồ Tát hoặc tự tại đến các phương khác tế độ chúng sanh.

Còn về công phu thì tùy theo căn cơ đều có đủ mức độ. Đã Tin nhận Thế giới Cực Lạc và bản nguyện thành tựu của Đức A DI ĐÀ thì việc còn lại là dốc sức tu hành, càng miên mật càng tốt, thâm sâu lại càng tốt, công đức sâu dày dễ tiến lên NHẤT SANH BỔ XỨ BỒ TÁT.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có cái tu nào khó?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

kimcang đã viết:Cư Sĩ Có Cái Khó Của Cư Sĩ.

Xuất Gia Có Cái Khó Của Xuất Gia.

Không Thể Nói Ai Tu Khó Hơn Ai Mà Là Tùy Theo Người Tu.

Xuất Gia Chẳng Tu Hành Chân Chánh Thì Đọa Sâu Và Lâu Hơn Cư Sĩ Gấp Trăm Ngàn Triệu Lần.

Giới Xuất Gia Vi Tế Khó Giữ Lắm Chứ Không Phải Dễ Dàng.

Nhận Người Ta Một Lạy Mà Không Tu Chân ChánhThì Bị Đọa Liền.

Kinh Phật Nói:

Hột Cơm Của Thí Chủ
Nặng Như Núi Tu Di
Ăn Rồi Chẳng Tu Hành
Đời Sau Mang Lông Đội Sừng Trả
Cảm ơn Thiện hữu đã giải bài, rất chân thật.

"Cư Sĩ Có Cái Khó Của Cư Sĩ. Xuất Gia Có Cái Khó Của Xuất Gia."

Không nên đứng núi này trông núi nọ!

Học Phật pháp là phải tự kiểm soát lại mình trước, sau mới đi hỏi người khác. Đó là cái khó của học giả.
-------------=====================------------------------

Mỗi cư sĩ tại gia, ai ai cũng có cái khó ít, nhiều, càng tham thiền, nhập đạo thì thấy càng khó.
Tôi sẽ nêu ra dưới đây, Những người trở thành Phật tử.

01- Vì theo gia quyến, thờ cúng, ông bà, tin Trời, Phật, đã trở thành Phật tử.
02- Người qui y Tam bảo nhưng không giữ giới. Biết Nhân và Quả chút ít (Không tìm hiểu kinh điển).
03- Người qui y Tam bảo biết giới luật, Nhân quả (Đọc kinh, nghe Pháp thiếu trí huệ) Nên khó giữ luật.
04- Người qui y Tam bảo biết giới luật, nhân quả (Đọc kinh, nghe pháp có trí huệ ) vì nghịch duyên trong cuộc sống, Muốn mà không làm được. Nên cũng khó giữ luật.
05- Người có đủ, biết hết kinh điển diển bài, nói được nhưng làm không được.

Giai đoạn hai. Những Phật tử chí thành muốn cầu đạo (là tu sĩ tại gia).

06- Là muốn học hết kinh điển, cả ngày, lẩn đêm. Nhưng giữ giới vẩn có khi được, khi không bởi vì tạp khí "Tam độc". vẩn còn mãi. Có khi ba mươi, năm mươi năm cũng vậy.
07- Có người ngộ được kinh điển (Hiểu thấu tất cã tâm pháp "Kiến tánh") Nhưng tạp khí vẩn còn, chỉ bớt được chút ít. Cũng khó tu. Cũng trở thành Phật tử tại gia.

Còn rất nhiều trường hợp, chỉ ai ăn nấy no, sẽ tự hiểu.
Đó là những vì tôi đã trải qua. Nay nói ra cho quí vị hiểu.
Kiến thức tôi rất là nông cạn, học xong rồi, thì quên rồi.
Nên đã nêu giải đáp chữ "Khó" này ra.

Mông cầu Thiện hữu tri thức giải bài.

Thiện Nhân kính bái.

Chú thích: Diễn đàn vấn đáp là tôi muốn hỏi để học, học để hành. Có sai phạm xin chỉnh sửa rất cám ơn.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.56 khách