Về tiếng ồn bên trong đầu óc

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Về tiếng ồn bên trong đầu óc

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Thánh_Tri đã viết:To BienTam:

Đừng nên để âm thanh làm mê hoặc. Khi nghe liển hỏi: Ai đang nghe? Ai? tự động trở về thực tại âm thanh hư vọng được lìa.

To mọi người:

Đừng có vọi và phán đoán, cứ hể nghe nói là có nghe âm thanh là ùa nhau nói thiên cơ diệu lý. Chưa biết vị ấy có tu thiền không, hay là không có mà lại có hiện trạng đó. Chớ vọi mà lầm lẫn, mê hoặc kẻ khác.
Mô Phật. Xin lỗi quí vị, xin lỗi mọi người, vì bt đã đi quá xa trong khi câu hỏi cùa đ/h nguyenan chỉ cần trả lời vừa đủ.
Cám ơn đ/h Thánh_Tri có tâm luôn lo cho mọi người sai đường lạc lối. Đạo hữu yên tâm, bt không còn chú ý vào âm thanh đó đã lâu rồi.
Ngày xưa bt dụng định mạnh nên hay nghe được, khi nhận ra nó có thể cản trở cho tuệ giác nên sau này bt dụng tỉnh giác mạnh hơn định trong đời sống và trong tu tập.
Âm thanh này cũng chỉ là sắc Kalapa do tâm sản sinh khi định tâm phát triển, điều này bt biết rõ, hành giả nào tu thiền quán Tứ Đại cũng phải đi qua.
Một lần nữa cám ơn đ/h Thánh_Tri.
bt


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Về tiếng ồn bên trong đầu óc

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

nguyenan đã viết:xin được cảm ơn đ/h biển tâm, tễu và không biết vì sự chia sẻ. tiếng động đó không gây khó chịu cho tôi, chỉ gây ra sự tò mò. nếu nó có tồn tại ở một số người thì tôi yên tâm rồi.
nhân đây cũng xin được hỏi các đạo hữu : thiền định với suy niệm cái nào quan trọng hơn cho sự khai sáng tâm thức. xin trả lời, tôi xin cảm tạ. Lời lẽ trên có gì mạo muội xin các đạo hữu bỏ quá cho.
tôi từ nhỏ đến giờ chưa qua tu tập thiền định vì chỉ la người sống trần tục, cũng hay tìm hiểu phật pháp và giáo lý của các tôn giáo khác... cũng như các đạo hữu, tôi đang đi tìm kiếm ý nghĩa thật của sự tồn tại.
Đạo hữu nguyenan không quá lo lắng là được rồi. Tuy vậy cũng phải tự mình suy xét lại thân mình xem có thật sự an bình không chứ ạ.

Thì ra bạn chưa tu tập bao giờ. Suy niệm là sao ạ ?

Nếu bạn thực sự muốn theo con đường của Đạo Phật thì nên tìm hiểu, học hỏi giáo lý căn bản trước tiên, rồi mới tìm cho mình 1 phương pháp thích hợp, vì con đường đi đến đích tối hậu của Đạo Phật chỉ có một, nhưng phương pháp thì có nhiều.

Muốn tìm hiểu và học Thiền Định thì cần phải qua các Thiền viện, các khóa tu Thiền. Những vị ở diễn đàn này đã có phương pháp riêng cho mỗi người, rồi mới vào đây học hỏi trao đổi chia xẻ cho nhau thêm.

Kính chúc bạn tìm cho mình đúng con đường và đúng phương pháp.
bt


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Về tiếng ồn bên trong đầu óc

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

nguyenan đã viết:xin được cảm ơn đ/h biển tâm, tễu và không biết vì sự chia sẻ. tiếng động đó không gây khó chịu cho tôi, chỉ gây ra sự tò mò. nếu nó có tồn tại ở một số người thì tôi yên tâm rồi.
nhân đây cũng xin được hỏi các đạo hữu : thiền định với suy niệm cái nào quan trọng hơn cho sự khai sáng tâm thức. xin trả lời, tôi xin cảm tạ. Lời lẽ trên có gì mạo muội xin các đạo hữu bỏ quá cho.
tôi từ nhỏ đến giờ chưa qua tu tập thiền định vì chỉ la người sống trần tục, cũng hay tìm hiểu phật pháp và giáo lý của các tôn giáo khác... cũng như các đạo hữu, tôi đang đi tìm kiếm ý nghĩa thật của sự tồn tại.
Con xin được chia sẻ cùng Thầy theo hiểu biết non cạn của con. Mong các Sư Thầy, Sư Cô...hoan hỷ mà chỉ dạy !!! kinhle kinhle
Thầy có nói gây ra sự tò mò thì con xin Thầy đừng tập trung hướng tâm về sự "tò mo" đó, nó tạo nên triền cái "Nghi" sau này gây trở ngại cho sự tu tập Thiền Định. Chỉ cần giữ Chánh Niệm "hơi thở và toàn thân" thì sẽ thấy "tiếng vang" đó sinh diệt "tự nhiên" mà không trở ngại gì.
thiền định với suy niệm cái nào quan trọng hơn cho sự khai sáng tâm thức.
Cái này phải tùy duyên, phải khế lý khế cơ Thầy ạ. Không thể nói cái nào quan trọng hơn cái nào. "Suy niệm" chính là huân tập "Chánh Tư Duy" ==> bồi bổ cho "Chánh Kiến". Cái này thì bình thường ai cũng làm được, chỉ còn tùy cơ duyên gặp được Thầy hay bạn tốt sẽ giúp mình mau tiến Đạo. Nhưng trường hợp nào thì mình cũng phải "chịu trách nhiệm" cho sự tu tâp của mình, đừng "nương dựa" vào ai khác. Không "nương dựa" không có nghĩa là không học hỏi, ấy là con đường Trung Đạo. Còn "Thiền Định" là nút chặng "cuối cùng" trên con đường Bát Chánh Đạo, ai đi "hết" được con đường này thì sẽ đến được "cái đích" mà Chư Phật đã đi. Cho nên "rất là khó", không phải ai cũng làm được; chỉ những vị có duyên, căn cơ sâu dày, đã "nhuần nhuyễn" 7 Chánh Đạo trước đó thì mới "hành trì" được trọn vẹn, nếu không sẽ "gãy đổ" giữa chừng. Xin Thầy quán chiếu xem mình hợp với căn cơ nào thì chọn "phương tiện" đó mà "hành trì". Chúng đều bổ khuyết cho nhau chứ không cái nào hơn cái nào cả. Đừng mang "tâm" mong cầu "cái nào quan trọng hơn" mà vướng vào ngã chấp mê lầm sẽ chướng ngại về sau.
tôi đang đi tìm kiếm ý nghĩa thật của sự tồn tại. tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong
Câu này thật là hay và thật nhiều ý nghĩa. Năm xưa, Thái tử Tất-Đạt-Đạ vì trăn trở "câu hỏi này" mà phát lòng đi tìm cầu Chân Lý. Và Người đã tìm ra con đường Giải Thoát cho tất cả chúng sanh. Nhân "Chân thật" chính là Nhân của sự Giải Thoát. Con thật không diễn tả hết được lòng ngưỡng mộ và tôn kính. Cho con gởi gắm lòng thành kính đến những Bậc đáng kính như Thầy. Xin cho con thành tâm đảnh lễ. kinhle kinhle kinhle

Nguyện chúng sinh khắp Pháp Giới bao la đều trọn thành Phật Đạo.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Về tiếng ồn bên trong đầu óc

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính các Đao Hữu
Theo thiển ý của Tễu thì vấn đề "nhậy cảm"rất khó nói.Hoặc làm người nghe hiểu lầm,hoặc dễ bị quy kết về các quan kiến...vv.
Nhưng đã là NGƯỜI phát nguyện Học Phật Học chúng ta phải bỏ các thiên chấp !Mà muốn bỏ các thiên chấp (do tri thức+Nghiệp lực+môi trường) thì chúng ta phải thực hành các Pháp Phương Tiện để có khả năng tiếp cận với Luật Tắc của Pháp Giới Tính dể thấy được các tri kiến chấp giữ của mình là sai lầm mới dễ dàng từ bỏ một cách TỰ NGUYỆN,TỰ GIÁC,và mới có động lực chân chính để Tinh Tấn Học Phật.
Qua kinh nghiệm.Tễu đã gặp nhiều trường hợp người Học Phật cũng như nhiều Người tu học các Giáo môn khác gặp phải là:Có những biến đổi về Tâm Sinh Lý (mà tưởng là bệnh lý !)... Hoặc theo hướng tích cực,hoặc tiêu cực..Rất rễ đưa đến thối thất hoặc lạc đường với mục đích của mình.Vấn đề này rất rộng nên Tễu không dám lạm bàn mà chỉ nêu mấy ý kiến mong mọi người cùng Thảo Luận.
-Theo Lý Vô Thường - Mọi sự việc có ảnh hưởng ->BIẾN ĐỔI không !??? Và BIẾN ĐỔI theo NGUYÊN LÝ NÀO !?
-Theo Lý Nhân & Quả -Khi Tác nhân THUẬN !?->Quả có THUẬN ?!!!
*Vậy : Thân có ->Do NGHIỆP và NGHIÊP do THÂN +KHẨU +Ý tạo! Vậy khi thay đổi TRI KIẾN Thì HÀNH TÁC cũng Thay đổi .Vậy THÂN+ KHẨU+ Ý=NGHIỆP có THAY ĐỔI theo không !???- >THÂN có biến chuyển theo Không !
-Vạn Pháp tuy TẠM CÓ nhưng cũng có TẠM TÍNH của nó ! Vậy MUỐN CÓ TÍNH NĂNG CỦA PHÁP KIA mà LẠI KHÔNG MUỐN THAY ĐỔI PHÁP HIỆN HÀNH có HỢP LÝ không !!!???
+Nếu Tầm Tư suy xét KỸ ta sẽ hiểu ra nhiều ý chỉ mà trong Kinh giảng giải về các Pháp Phương Tiện Thiện Xảo như: Bố thí Tay,Chân,Đầu,Mắt....VV
-Hoặc"... tu Bát Nhã dù chỉ một giây bằng vô lượng kiếp...)Hoặc "...Nghiệp lực vô lượng kiếp được giải trừ như nước sôi dội tuyết...)VV.
*Tóm lại đang trên bước đường Học Phật chúng ta phải TÔN TRỌNG luật tắc NHÂN & QUẢ !(Phải tầm tư suy xét kỹ về nguyên lý vận hành của Chư Pháp này) bằng CHÍNH KIẾN, CHÍNH TƯ DUY thì chúng ta mới có VÔ ÚY và CHÁNH NGHIỆP làm Phương Tiện đi đến Giác Ngộ.
@LƯU Ý: Chỉ khi NHÂN (Pháp)làTinh Tấn Thực Hành : THÂM SÂU CHÂN THẬT thì QUẢ CHÂN THẬT dù có muốn dũ bỏ (Khi chưa hiểu biết)cũng không được ! Mà lại phải có những Phương Pháp Thiện Xảo chuyển đổi Nghiệp thì Tính năng đó mới chuyển đổi (Còn không sẽ bị nghiệp lực của Pháp chi phối bị động chuyển đổi)
....Trên đây là mấy trải nghiện mà Tễu muốn trao đổi với các Đạo Hữu mong mọi người cùng thảo luận để chúng ta có những CHÍNH KIẾN,CHÍNH TƯ DUY trên bước đường Học Phật.Nếu không chúng ta sẽ bị những chướng ngại không đáng có và làm những việc không thể được (Thí dụ đối với người tu học thâm sâu khi có các biến đổi về Tâm Sinh Lý thì ngành Y học hiện Thế gian này BÓ TAY!) và
-Khì khì...Đến Hà Nam mà còn hỏi Hà Nam !@ ...Hoặc :Chưa đến Hà Nam mà... lại còn nói Hà Bắc ! timeeeout

Vài thiển ý mong Các Đạo Hữu trao đổi và dẫn giải dùm.

Tễu: Kính kinhle


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Về tiếng ồn bên trong đầu óc

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Đ/H Tễu kêu trao đổi và dẫn giải mà đ/h thế này timeeeout thì ai dám ! :D thôi thì đây đ/h gõ đi caunguyen ! :D
Việc học Phật thì không thể một sớm một chiều ! trao đổi trên đây thì chỉ ai hỏi đâu biết thì trả lời đó , trúng trật cũng còn do điều kiện người hỏi ! nguyên tắc mà nói thì bất cứ môn học nào nó cũng cần có trình tự bài bản riêng ! học Phật cũng không ngoại lệ ! khi nhận bất cứ pháp môn nào hành giả cũng phải theo đúng trình tự bài bản của pháp môn đó ! và hành giả cứ thế mà hành , tuy nhiên cái cần của người học đạo không thể bỏ qua là phải thắc mắc về cái hương vị giải thoát , đó là nói chung chung , rõ ra thì cần cầu ngộ ! ( chớ bảo khó ) nếu không thì việc tu học không thể tiến được ! còn muốn hiểu từ ngữ và ý nghĩa kinh điển thì không thể không liễu lăng nghiêm trước tiên ! nó là bộ kinh mang danh "Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa" điều này là khó ! nhưng cái
cần của hành giả nói chung thì chỉ cần thắc mắc về giải thoát , ngộ , hay vãng sanh nó như thế nào , những điều này mà khắc cốt ghi xương rồi thì có ngày nó xuất hiện mà khi nó xuất hiện thì hành giả cũng hiểu hết từ ngữ hay kinh điển một cách chính xác ! riêng PL thì về lý vô thường mà PL đề cập tới quý đạo hữu tạm hiểu là cái gì rồi nó cũng qua đi , mà sự thực là như thế ! bất cứ thứ gì ! chỉ bấy nhiêu thôi nếu quý đ/h hàng ngày hành thì cụng nếm giải thoát , ngộ hay vãng sanh là thế nào ! với người học Phật bước đầu thì không cần hiểu kinh gì nhiều lắm đâu (nhưng giáo lý căn bản thì không thể bỏ qua nếu chưa được khai ngộ)


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Về tiếng ồn bên trong đầu óc

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính Đạo Hữu nhampl
Khà khà...Đạo Hữu hiểu nhầm bài viết rồi! Đạo Hữu hãy đọc lại kỹ đi.
-Tễu dùng biểu tượng: timeeeout -> Là TỰ BẢN THÂN mình phải TỰ CHỦ KIỂM SOÁT mọi hành vi của mình, không là Tự bít lấp sự khai mở Chánh Kiến mà con "ĂN" timeeeout của Luật Tắc của Pháp Giới . Chứ dù có muốn thì cũng chả Ai timeeeout Được Ai đâu.

Tễu: Kính kinhle


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Về tiếng ồn bên trong đầu óc

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

:D ! PL cũng biết ! vui thôi mà ! :D kinhle


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Về tiếng ồn bên trong đầu óc

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Đạo hữu Tễu kính.

Thật là thông hiểu vài hàng dẫn giải. Thật là quí kính đôi lời thâm áo.

Quả là ở chốn đông người khó nổi tỏ bày. Đường tu thật như cái vòng trôn ốc, xoáy lên cao sẽ cũng thấy điểm khởi đầu. Thế nên giữ mãi 1 quan kiến thì cũng loang quanh lẫn quẫn thật đấy.

Pháp vận hành là cái thực tại hiện tiền mà tâm phải vô thường theo nó, nên Pháp đi tới mà tâm không ngần ngại thì đúng là vô úy mà đạo hữu giải bày.

Vậy thì thế nào là trao đổi và thảo luận đây ! Đường đi chỉ có 1 mà xe cộ thì nhiều tha hồ chọn, vậy chỉ có thể gặp nhau ở đích, hay gần đích hay sao ?

Bt cũng đã tự nhờ chú tâm và tỉnh giác để làm tư lương mà đi, có một nhóm thiện hữu cùng tu mà không thể chia xẻ, vì bạn đạo không thể hiểu và chấp nhận những đổi thay của mình.

Tuy nhiên cũng hiểu rằng cùng đi mà chân ai nấy bước, nên bt cũng từ lâu tự trú nương vào thân tâm mình thôi.

Thiện hữu cũng là Thầy, vì thể có khi chỉ 1 vài chữ mà tự nhiên ấm lòng, dù trú xứ của bt bây giờ tuyết dày 30cm và luôn luôn lạnh dưới không độ.

Kính tri ân tangbong tangbong tangbong
biển tâm


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Về tiếng ồn bên trong đầu óc

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

nguyenan đã viết:xin được cảm ơn đ/h biển tâm, tễu và không biết vì sự chia sẻ. tiếng động đó không gây khó chịu cho tôi, chỉ gây ra sự tò mò. nếu nó có tồn tại ở một số người thì tôi yên tâm rồi.
nhân đây cũng xin được hỏi các đạo hữu : thiền định với suy niệm cái nào quan trọng hơn cho sự khai sáng tâm thức. xin trả lời, tôi xin cảm tạ. Lời lẽ trên có gì mạo muội xin các đạo hữu bỏ quá cho.
tôi từ nhỏ đến giờ chưa qua tu tập thiền định vì chỉ la người sống trần tục, cũng hay tìm hiểu phật pháp và giáo lý của các tôn giáo khác... cũng như các đạo hữu, tôi đang đi tìm kiếm ý nghĩa thật của sự tồn tại.
Thế nào là khai sáng tâm thức?


nguyenan
Bài viết: 4
Ngày: 28/12/10 06:32
Giới tính: Nam

Re: Về tiếng ồn bên trong đầu óc

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenan »

cảm tạ các đạo hữu đã cho ý kiến.
tôi có một thắc mắc nho nhỏ xin được chỉ giáo: về 'vô ngã'. thân ta là kết hợp của ngũ uẩn, song nếu tâm cũng không thực có thì cái gì đang suy nghĩ, đang chiêm nghiệm. cái ý muốn thành đạo cũng từ đâu nếu không phải từ tâm, nếu thực vô ngã thì thành đạo để cho ai, ai thành đạo... tôi trộm nghĩ tại sao không gọi là tiểu ngã (như Bà La Môn giáo)


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Về tiếng ồn bên trong đầu óc

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

PL lạm bàn một chút ! vô ngã là nêu lên ý nghĩa những gì vô thường , sanh diệt ( đến rồi đi , có rồi mất) thì mình không có trong đó ! bởi nếu có mình trong đó thì khi nó đi hay mất thì ta cũng đi theo nó hoặc mất theo nó ! đại khái như thế không biết bạn có hiểu không , chứ không phải là không có ta như mọi người thường hiểu rồi nói người nọ ngã , ta vô ngã ;


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Về tiếng ồn bên trong đầu óc

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

nguyenan đã viết:cảm tạ các đạo hữu đã cho ý kiến.
tôi có một thắc mắc nho nhỏ xin được chỉ giáo: về 'vô ngã'. thân ta là kết hợp của ngũ uẩn, song nếu tâm cũng không thực có thì cái gì đang suy nghĩ, đang chiêm nghiệm. cái ý muốn thành đạo cũng từ đâu nếu không phải từ tâm, nếu thực vô ngã thì thành đạo để cho ai, ai thành đạo... tôi trộm nghĩ tại sao không gọi là tiểu ngã (như Bà La Môn giáo)
* VÔ NGÃ
Tính từ cao quý này chỉ có Phật mới hiểu, ngoài ra không ai trong chúng ta có thể hiểu hết được. Vì đây là trạng thái "tâm chứng”, không thể diễn tả hết "bằng lời". Chỉ có “tu chứng” thì mới biết được.
Trước khi muốn hiểu VÔ NGÃ là gì chúng ta cần phải hiểu thế nào là NGÃ. Thường thì chữ Ngã phải có 1 từ đi đôi với nó là chữ Pháp.
Thí dụ : “Con mắt” nhìn thấy “cái tay”.
Lúc này “con mắt” là chủ thể nên được gọi là Ngã.
Còn “cái tay” là đối tượng nên được gọi là Pháp.
Ngược lại : “Cái tay” sờ trúng “con mắt”.
Khi ấy “Cái tay” trở thành Ngã.
“Con mắt” lại trở thành Pháp.
Như vậy, Ngã là cái gì đó mang tính chủ thể, chủ động và nó bắt đầu sinh ra đủ thứ cái đi kèm theo nó : “tên” của Tôi, “nhà” của Tôi, “vườn” của Tôi, “ý” của Tôi…
Thí dụ : 1 người có cái vườn rộng đẹp, bổng nhiên có “con gà” của ông hàng xóm qua ị cho 1 bãi trên mảnh vườn đó. Thế là người đó nổi “sân” lên chửi rủa con gà, xuyên qua tới ông hàng xóm luôn. Vậy thì cái Ngã của người ấy lớn = cái vườn.
Nếu người ấy vẫn không “sân”, mà khi nào ông hàng xóm qua vẽ bậy lên “cửa” nhà người ấy mới “sân” thì lúc đó cái Ngã = “cái cửa”.
Nếu người ấy vẫn không “sân”, mà ai gọi “tên” người ấy ra chửi người ấy mới “sân” thì cái Ngã = “cái tên”.
Nếu gọi tên ra chửi vẫn không “sân” mà khi nào người ta bác bỏ, phỉ báng “quan điểm, ý kiến” của người ấy, người ấy mới “sân”. Như vậy là cái Ngã = “ý kiến”. (cái này trong thực tế hơi nhiều, kể cả người trong Đạo Phật và người ngoài Đạo Phật :D).
Thường thì chúng ta “chấp” vào những cái đó, cho là thật nên chúng ta mê lầm, tham đắm mà hơn thua giành giật về mình, gọi là Bản Ngã con người. Nhưng Đức Phật dạy rằng : vạn Pháp đều VÔ NGÃ. Nghĩa là trong Pháp Giới bao la này không có cái gì, thứ gì là có chủ thể, là độc lập, kể cả Con Người. Mọi thứ đều do nhiều “yếu tố” duyên lại với nhau mà thành. Hết “duyên” nó lại tan rã biến thành cái khác và cứ tuần tự như vậy mãi. Chỗ này Thầy biển tâm đã dạy về Lý Nhân duyên là hoàn toàn chính xác. Đức Phật có dạy trong Kinh Pháp Cú qua bài kệ rằng :

Con Ta, tài sản Ta
Khiến người ngu phiền não
Chính Ta còn không có
Làm gì có Của Ta.

Nghĩa là “bản thân” chúng ta cũng do nhiều “yếu tố” duyên lại với nhau mà thành, chứ hoàn toàn không thật có. Cho nên càng không thể có cái gì gọi là “Của Ta”.
Đây chính là chân lý của Sự Thật Khách Quan. Đức Phật không hề “hóa phép” ra những điều đó. Và nó tánh chất của vạn vật, vạn loài trong Pháp Giới bao la.
Đối với những vật vô tri vô giác như là cỏ cây, ruộng vườn, sông núi…thì gọi là không có chủ thể, không tự có.
Còn đối loài hữu tình như Con Người gọi là không có tự Ngã, không có Ngã. Năm xưa thời Phật còn tại thế, có nhiều Đạo sĩ Bà-la-môn, nhiều Đạo giáo khác… tu Thiền chứng đắc tới những tầng bậc rất cao. Rồi họ cho đó là Siêu Ngã, là Chân Ngã, Thiên Ngã,…đủ thứ Ngã. Đến khi Đức Phật ra đời thì tất cả họ đều té Ngã. :D Đức Phật chặt cho 1 đao đứt ra làm 2, Người tuyên bố VÔ NGÃ hoàn toàn.
Có lần trên đường đi tìm Đạo. Người đến học với Đạo sĩ có tên là Ca-la-ma, vị này đã chứng tới mức Vô Sơ Hữu Xứ Định, Người học cái rẹt vài ba ngày là chứng bằng luôn Thầy của mình. Người mới đến bạch với Thầy rằng : “Dạ thưa Thầy, chứng được tới mức Định như vậy là còn Ngã hay không còn Ngã ? Nếu mà còn Ngã là chưa hoàn toàn Giải Thoát. Nếu mà không còn Ngã thì ai biết là mình đã chứng ?” Ngài Ca-la-ma không trả lời được nên Phật bèn cáo từ giã biệt. Lên đường tiếp tục đi tìm sự Giải Thoát. Người lại đến gặp Ngài Uất Đầu Lâm Phất. Vị này đã chứng đắc tới mức Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định. Nghĩa là gần đến tận cùng của Giải Thoát. Người học với vị này vài bữa là chứng luôn bằng Thầy của mình. Người mới đặt lại “câu hỏi đó” với Thầy, Ngài Uất Đầu Lâm Phất cũng không trả lời được. Thế là Người cáo từ lên đường tu khổ hạnh 6 năm. Sau này Người chứng Đạo dưới cội cây Bồ-Đề sau 49 ngày đêm Thiền Định.
Đó là con đường chứng Đạo của Đức Phật. Người đã vượt qua tất cả, chiến thắng tất cả và thoát ngoài tất cả. Đến cả Ngài Uất Đầu Lâm Phất đã chứng tới mức Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định, nghĩa là đã rất gần sự Giải Thoát mà vẫn không thể trả lời Phật thế nào là VÔ NGÃ. Vậy thì đừng ai trong những người phàm mắt thịt chúng ta hôm nay cho rằng mình đã “hiểu” chữ VÔ NGÃ của Phật. Nếu thấy mình đã “hiểu” về VÔ NGÃ thì xin hãy trả lời câu hỏi mà Phật đã đặt ra cho 2 vị thầy của mình.

“Dạ thưa Thầy, chứng được tới mức Định như vậy là còn Ngã hay không còn Ngã ? Nếu mà còn Ngã là chưa hoàn toàn Giải Thoát. Nếu mà không còn Ngã thì ai biết là mình đã chứng ?”

Cảnh giới đó không có “từ” diễn tả.

Đây là những thiển ý non cạn của con. Mong các Sư Thầy, Sư Cô...hoan hỷ mà chỉ dạy! kinhle kinhle kinhle

Nguyện chúng sinh khắp Pháp Giới bao la đều trọn thành Phật Đạo.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.57 khách