COI BÓI, XIN XÂM, XEM QUẺ, CÚNG SAO, GIẢI HẠN, LÀ PHẬT PHÁP?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

COI BÓI, XIN XÂM, XEM QUẺ, CÚNG SAO, GIẢI HẠN, LÀ PHẬT PHÁP?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đầu năm các Phật Tử đi chùa thường là xin xâm, xem quẻ, coi bói, cúng sao, giải hạn v.v... Quý Phật Tự đi xem bói, nói cúng sao gì quý vị cúng sao đó. Có đúng Phật Pháp không? Coi chừng lầm! Toàn là việc mê tín!

Ngôi sao có quyền lực gì để mà giải trừ tai họa cho mọi người? Hoặc là có quyền lực gì mà chiếu ám gián họa mọi người khiến mọi người khổ đau?

Rồi ai cũng tin theo sợ sệt đầu năm lật đật đi cúng sao giải hạn.

Đầu năm chưa thấy an vui gì, là đã thấy lo âu phiền muộn! Phật Pháp đâu phải dạy người ta như thế!

Phật dạy: "Dục tri tiền thế nhân, kim sinh đắc thọ giả. Dục tri lai thế quả, kim sinh tác giả thị". Nghĩa là nếu muốn biết nhân đời trước thì hiện tại xem cái quả bị thọ lảnh. Nếu muốn biết cái quả tương lai, phải xem hiện tại tạo nhân gì.

Chúng ta dù là có phước đến hay họa đến đều là do Nhân Quả của bao đời mà ra. Chứ không phải do ngôi sao nào trên trời quyết định, chiếu thì họa đến, còn cúng thì sẽ giải trừ.

Nếu như thế thì còn gì là Lý Nhân Quả của đạo Phật, khi ai bị gì đều có thể cúng sao rồi là hết. Thế thì con người cả một năm cứ không sợ làm ác, bởi vì chỉ cần đến ngày tết đi mua đồ cúng mấy ngôi sao là hết, thoát nạn. Đạo lý gì mà kỳ vậy! Đó không phải là Phật Pháp.

Muốn được cái quả Tốt Đẹp, TẠI SAO KHÔNG GIEO NHÂN TỐT ĐẸP? Mà cứ toàn gieo nhân sấu, thì cái quả sẽ sấu. Rồi khi quả đến lại sợ sệt rồi nảy sanh ý tưởng huyễn hoặc hoang đường là đi cúng sao để giải hạn!

Trong Phật Pháp cái gì củng có NGUYÊN NHÂN cả! Không phải vô cớ tự nhiên.

Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Tôi có Khổ. Nhưng Vì Sao Khổ? Phải có nguyên nhân rõ ràng. Đó là vì chúng ta vô minh, tạo nghiệp ác, gieo nhân sấu, cho nên mới phải chịu quả Khổ. Chứ không phải là do Trời Quỷ Thần Ngôi Sao nào thưởng phạt ban tặng cả!

Thế thì, chính mình tạo thì mình phải tự giải quyết. Có nghĩa là muốn trừ góc khổ, phải tìm thấy cho được nguyên nhân của khổ mà nhổ nó đi, từ nay quyết không làm nhân sấu, quyết tu giới định tuệ để tảy sạch vô minh. Chứ đi cúng trời thần ngôi sao để làm gì?

Trong Kinh Nikaya Trường Bộ Kinh, Kinh Phạm Vọng, Phật dạy như sao:
(Ðại Giới)

21. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà hạnh như xem tướng tay chân, chiêm tướng, triệu tướng, mộng tướng, thân tướng, dấu chuột cắn, tế lửa, tế muỗng, dùng miệng phun hột cải v.v... vào lửa, tế vỏ lúa, tế tấm, tế gạo, tế thục tô, tế dầu, tế máu, khoa xem chi tiết, khoa xem địa lý, khoa xem mộng, khoa cầu thần ban phước, khoa cầu ma quỷ, khoa dùng bùa chú khi ở trong nhà bằng đất, khoa rắn, khoa thuốc độc, khoa bọ cạp, khoa chim, khoa chim quạ, khoa đoán số mạng, khoa ngừa tên bắn, khoa biết tiếng nói của chim. Còn Sa-môn Gotama thì tránh xa những tà hạnh kể trên. - Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

22. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn nuôi sống mình bằng những tà mạng như xem tướng các hòn ngọc, tướng que gậy, tướng áo quần, tướng gươm kiếm, tướng mũi tên, tướng cây cung, tướng võ khí, tướng đàn bà, tướng đàn ông, tướng thiếu niên, tướng thiếu nữ, tướng đầy tớ nam, tường đầy tớ nữ, tướng voi, tướng ngựa, tướng trâu, tướng bò đực, tướng bò cái, tướng dê, tướng cừu, tướng gia cầm, tướng chim cun cút, tướng con cắc kè, tướng vật tai dài, tướng ma, tướng thú vật. Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ những tà mạng kể trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

23. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng như đoán trước: Vua sẽ tiến quân, vua sẽ lui quân; vua bản xứ sẽ tấn công, vua ngoại bang sẽ triệt thối; vua ngoại bang sẽ tấn công, vua bản xứ sẽ triệt thối; vua bản xứ sẽ thắng trận, vua ngoại bang sẽ bại trận; vua ngoại bang sẽ thắng trận, vua bản xứ sẽ bại trận. Như vậy sẽ có sự thắng trận cho phe bên này, sẽ có sự thất bại cho phe bên kia. Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ những tà mạng kể trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

24. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng như đoán trước sẽ có nguyệt thực, sẽ có nhựt thực, sẽ có tinh thực; mặt trăng, mặt trời sẽ đi đúng chánh đạo, mặt trăng, mặt trời sẽ đi ngoài chánh đạo, các tinh tú sẽ đi đúng chánh đạo, các tinh tú sẽ đi ngoài chánh đạo, sẽ có sao băng, sẽ có lửa cháy các phương hướng, sẽ có động đất, sẽ có sấm trời, mặt trăng, mặt trời, các sao sẽ mọc, sẽ lặn, sẽ mờ, sẽ sáng, nguyệt thực sẽ có kết quả như thế này, nhựt thực sẽ có kết quả như thế này, tinh thực sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời đi đúng chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời đi ngoài chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, các tinh tú đi đúng chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, sao băng sẽ có kết quả như thế này, lửa cháy các phương hướng sẽ có kết quả như thế này, động đất sẽ có những kết quả như thế này, sấm trời sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng, mặt trời, các sao mọc, lặn, mờ, sáng, sẽ có kết quả như thế này. Còn Sa-môn Gotama thì tránh xa, không tự nuôi sống bằng những tà mạng kể trên. - Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

25. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng như đoán trước sẽ có nhiều mưa, sẽ có đại hạn, sẽ được mùa, sẽ mất mùa, sẽ được an ổn, sẽ có hiểm họa, sẽ có bịnh, sẽ không có bịnh, hay làm các nghề như đếm trên ngón tay, kế toán, cộng số lớn, làm thư, làm theo thế tình. Còn Sa-môn Gotama tránh xa các tà hạnh kể trên. - Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

26. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng. Như sắp đặt ngày lành để rước dâu hay rể, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến cho người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến cho tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng, thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước, thờ mặt trời, thờ đại địa, phun ra lửa, cầu Siri thần tài. Còn Sa-môn Gotama tránh xa các tà mạng kể trên. - Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

27. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng như dùng các ảo thuật để được yên ổn, để khỏi làm các điều đã hứa, để được che chở khi ở trong nhà đất, để dương được thịnh, để làm người liệt dương, để tìm đất tốt làm nhà, để cầu phước cho nhà mới, lễ rửa miệng, lễ hy sinh, làm cho mửa, làm cho xổ, bài tiết các nhơ bẩn về phía trên, bài tiết các nhơ bẩn về phía dưới, tẩy tịnh trong đầu, thoa dầu trong tai, nhỏ thuốc mắt, cho thuốc qua lỗ mũi, xức thuốc mắt, thoa dầu cho mắt, chữa bịnh đau mắt, làm thầy thuốc mổ xẻ, chữa bịnh cho con nít, cho uống thuốc làm bằng các loại rễ cây, ngăn ngừa công hiệu của thuốc. Còn Sa-môn Gotama tránh xa các tà mạng kể trên. - Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-k ... uong01.htm


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: COI BÓI, XIN XÂM, XEM QUẺ, CÚNG SAO, GIẢI HẠN, LÀ PHẬT PHÁP?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Những giới trong đại giới của Tỳ kheo không nên tùy tiện nêu ra đây vì 2 lý do
1) nghe rồi cũng như đã thọ, mà không giữ được tức là phạm giới
2) Người đời xem thấy, nghĩ rằng cũng thường thôi, và xem thường chư tăng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: COI BÓI, XIN XÂM, XEM QUẺ, CÚNG SAO, GIẢI HẠN, LÀ PHẬT PHÁP?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Phê bình người Phật tử, đã là Phật tử, mang trong mình danh hiệu cao quý là "con Phật" thế mà cũng làm điều sai trái chẳng xứng với danh hiệu. Nhiều người coi rất nhiều đĩa do các chùa phát hành. Đa số là coi đĩa của những Tăng ni thuyết pháp nổi tiếng, thế mà chẳng thấm nhuần được gì, lại còn làm chuyện đi ngược luân lý. Thật chẳng biết họ làm sao???


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: COI BÓI, XIN XÂM, XEM QUẺ, CÚNG SAO, GIẢI HẠN, LÀ PHẬT PHÁP?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ở đây vì học hỏi nên chia sẽ đôi điều thế thôi.

Mục đích là phải hiểu đâu là Phật Pháp đâu là Truyền Thống Tín Ngưỡng Nhân Gian!

Còn ai muốn coi bói, xin xâm, xem quẻ, cúng sao, giải hạn thì đó là quyền quyết định của cá nhân. Không ai cấm cảng được.

Nếu mình là Phật Tử chọn đi con đường Giác Ngộ Giải Thoát thì phải thực hành cho đúng cách. Còn nếu không muốn giác ngộ giải thoát thì thôi chứ biết làm sao bây giờ. Mà đã muốn giác ngộ giải thoát thì phải thực hành cho đúng lời Phật dạy.

Tôi viết thế nầy thật không có lợi ích gì cho tôi cả, mà đôi lúc còn bị người khác không thích. Nhưng mà tôi phải viết để cho những người muốn tìm hiểu Phật Pháp, xem Phật dạy như thế nào để tu tập đúng đường đến giác ngộ giải thoát.

Có thể vì phương tiện mà các chùa cho phép việc coi bói, xin xâm, xin quẻ, cúng sao, giải hạn, đội sớ, đọc sớ, đốt sớ, cho đến đốt giấy tiền vàng bạc, đốt quần áo giấy nhà cửa giấy v.v... như là chìu quý Phật Tử cũng như đáp ứng sự mong mỏi của Phật Tử (vì Phật tử mong muốn chỉ bấy nhiêu thôi thì phải đáp ứng, chứ mà nói cái gì giác ngộ giải thoát thì không đúng ý, không đáp ứng được cho Phật tử, thì nói cũng không ai nghe), hoặc vì những việc khác tôi không rành.

Nhưng mà cho đó là Phật Pháp, là lời Phật dạy phải làm như thế, Phật Pháp chỉ có nhiêu đó thôi thì không đúng. Phải suy xét lại để khỏi lầm đường, hoặc khiến kẻ khác phỉ báng Phật Pháp rằng là mê tín.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: COI BÓI, XIN XÂM, XEM QUẺ, CÚNG SAO, GIẢI HẠN, LÀ PHẬT PHÁP?

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

-Người ta cố tình gắn kết Phật giáo với truyền thống dân tộc, thật là điên cuồng.

-Truyền thống thì vẫn giữ, nhưng hãy để cho Giáo Pháp được yên trong tĩnh lặng, thuần khiết, tỏa sáng trí tuệ cho muôn loài nương tựa vào.

-Hội hè, đình đám, cúng sao giải hạn...toàn là những thứ du nhập từ Trung Hoa, chúng bóp méo Chánh Pháp. Đây đúng là một tệ nạn, một chướng ngại, một rào cản cho việc thực hiện Phạm hạnh.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: COI BÓI, XIN XÂM, XEM QUẺ, CÚNG SAO, GIẢI HẠN, LÀ PHẬT PHÁP?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Những giới trong đại giới của Tỳ kheo không nên tùy tiện nêu ra đây vì 2 lý do
1) nghe rồi cũng như đã thọ, mà không giữ được tức là phạm giới
2) Người đời xem thấy, nghĩ rằng cũng thường thôi, và xem thường chư tăng.
Kinh Phạm Võng 62 Tà Kiến Đức Phật Có Dạy Cấm Tỳ Kheo Xem Bói, Xem Tinh Tú, Địa Lý...Để Sanh Sống.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: COI BÓI, XIN XÂM, XEM QUẺ, CÚNG SAO, GIẢI HẠN, LÀ PHẬT PHÁP?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

binh đã viết:Những giới trong đại giới của Tỳ kheo không nên tùy tiện nêu ra đây vì 2 lý do
1) nghe rồi cũng như đã thọ, mà không giữ được tức là phạm giới
2) Người đời xem thấy, nghĩ rằng cũng thường thôi, và xem thường chư tăng.
Lời Tổ Ấn Quang khuyên dạy ông Từ Úy Như trong Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên:

“Người chưa thọ giới chẳng được xem Luật Tạng:

1) Một là vì sợ kẻ chưa hiểu lý sâu, trông thấy hành vi của những người phạm giới cấm, chẳng biết là bậc Đại Quyền Bồ Tát thị hiện, vì mong Phật chế giới hòng lợi lạc cho đời sau, bèn hiện tướng chẳng như pháp để Phật có dịp chế lập giới, nêu khuôn phép. Do chẳng hiểu lý này, chỉ căn cứ vào những hành vi trước mắt, cho là khi Như Lai tại thế, các đệ tử Phật phần nhiều chẳng như pháp. Từ đấy, khởi lên tà kiến miệt thị Tăng chúng, tội đó chẳng nhỏ.

2) Hai là những chuyện trong Luật Tạng chỉ Tăng được biết, nếu để kẻ chưa phải là Tăng đọc được, rất có thể có kẻ ngoại đạo giả vờ dự vào hàng Tỳ-kheo, làm chuyện sai pháp, vu báng Phật pháp thì hại chẳng nhỏ.

Do vậy, nghiêm cấm như thế là để dự phòng. Còn như kẻ hảo tâm hộ pháp, giảo chánh, lưu thông, há có nên cứ tuân theo thường lệ chăng? Nếu chấp chặt vào lời ấy thì Luật phải do Tăng chép, Tăng khắc, Tăng in, Tăng truyền mới khỏi trái nghịch cấm chế của Phật. Vạn sự trong thiên hạ đều có lý nhất định, làm điều gì phải thuận theo cái lý nhất định, nhưng cách thực hiện thì phải tuân theo cái đạo thích nghi thời tiết, nhân duyên. Lý khế hợp với Quyền, pháp phù hợp cùng đạo mới nên”.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: COI BÓI, XIN XÂM, XEM QUẺ, CÚNG SAO, GIẢI HẠN, LÀ PHẬT PHÁP?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Người Phật tử phải biết phân biệt, cái gì là Phật pháp, cái gì không phải.
Những việc sau đây :
coi bói, xin xâm, xin quẻ, cúng sao, giải hạn, đội sớ, đọc sớ, đốt sớ, cho đến đốt giấy tiền vàng bạc, đốt quần áo giấy nhà cửa giấy v.v...
Chẳng có trong kinh sách nào, cho nên không phải là Phật pháp. Đó chỉ là tục lệ mê tín từ Trung Hoa truyền sang. đừng lầm lẫn với Phật pháp.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: COI BÓI, XIN XÂM, XEM QUẺ, CÚNG SAO, GIẢI HẠN, LÀ PHẬT PHÁP?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Giới luât. thời Đức Như Lai Thế Tôn còn tai. thế hoàn toàn là "công truyền".

Gần 2,000 năm sau, có môt. vài vi. Luât. Sư Trung Hoa do không hiễu đúng giới luât. nên mới diễn dich. giới luât. là "bí truyền". Đã là luât. thì phãi "công truyền" thì moi. người mới có thễ theo đó mà giữ giới. Nói giới luât. là bí truyền vì người hiễu sai nên dich. sai. Nếu bí truyền thì làm sao mà hiễu luât. đễ mà giữ giới. Tam. mươn. 5 giới đơn giãn cũa Phât. Tữ tai. gia làm thí du. Nếu 5 giới này cũng bí truyền luôn thì ngày nay Phât. Tữ tai. gia biết đường đâu mà mò, làm gì biết đễ mà phân biêt. đúng với sai.

Bô. Luât. nếu ai nghiên cứu sâu đễ mà theo đó mà giữ thêm giới thì tôi thấy chẵng có gì phãi lăn tăn hết. Thời này những người không theo Phât. Giáo ho. vẫn có thễ Google đễ mà đoc. kinh sách Phât. Giáo online đó thôi thì lấy gì mà goi. là "bí truyền". Đúng là lâp. luân. vớ vẫn, dùng tay che trời cũa những người không tư duy thiền đinh. sâu rồi phán bây. phán ba. :D
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 16/01/11 02:28 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: COI BÓI, XIN XÂM, XEM QUẺ, CÚNG SAO, GIẢI HẠN, LÀ PHẬT PHÁP?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Mấy cái thứ cúng sao, cầu siêu, cầu an, giãi han. là từ phong tuc. mươn. cũa Đao. Lão Trung Hoa chẵng có dây mơ rễ má gì với Phât. Pháp cã!!!

Ai có đoc. bô. Agamas và Nikaya hoăc. kinh Pham. Võng giống KC nói thì phãi hiễu mấy cái thứ linh tinh này là thuôc. phần phong tuc. cũa người Trung Quốc, không liên hê. gì tới Viêt. Nam, lai. càng chẵng có liên hê. gì với Phât. Giáo đúng nghĩa hết.

Muốn an thì đoc. kinh Phât. trước khi đi ngũ là tư. nhiên có an thôi, chẵng cần cầu cái gì hết. :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: COI BÓI, XIN XÂM, XEM QUẺ, CÚNG SAO, GIẢI HẠN, LÀ PHẬT PHÁP?

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Bây giờ thì thấy có nhiều chùa cúng sao, cầu an, cầu siêu lắm...nếu kg có mấy vụ đó sợ rằng Phật tử bỏ đi hết.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: COI BÓI, XIN XÂM, XEM QUẺ, CÚNG SAO, GIẢI HẠN, LÀ PHẬT PHÁP?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi chỉ bát bỏ việc coi bói, xin xâm xem quẻ, cúng sao giải hạn, đốt giấy tiền, đội đọc đốt sớ, chứ không bát việc cầu siêu hay cầu an. Bát hết thì không còn phương tiện để gieo trồng thiện căn với chúng sanh.

1. Cầu Siêu

Tuy không chắc người ta có siêu hay không (việc nầy phải tùy trường hợp). Nhưng ít ra nó có những lợi ích:

a. Giúp cho người nhà có diệp tưởng nhớ người đã mất, tỏ lòng hiếu, có nghĩa lễ.
b. Giúp cho người nhà phát tâm và khởi tâm lành đến người đã mất mong cho người mất được thoát khổ, tái sanh tốt đẹp. Đây là trưởng dưỡng tâm từ bi, tâm bồ đề từ người nhà trước, rồi đến người khác.
c. Duyên lành cho toàn thể thân bằng quyến thuộc nghe được lời Kinh Phật dạy gieo trồng thiện căn với Phật Pháp.
d. Cùng nhau tụng một thời Kinh, và Niệm Phật để toàn thể thân bằng quyến thuộc có một thời được thân miệng ý trong sạch.
e. Để nhân cơ hội chỉ cho thân bằng quyến thuộc đạo lý Tứ Đế và Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã. Để họ nhận được đời là Đau Khổ (Sanh già bệnh chết), mới thấy đó đã mất rồi (Vô Thường), bớt chấp trước tranh danh đoạt lời vì hiểu chết rồi không đem theo một vật gì được cả chỉ có nghiệp theo mình mà gắng tu hành để giải thoát giác ngộ.


2. Cầu An

Cầu An nghĩa là tâm bất an (lo lắng) và thân bất an (bịnh) cho nên mới muốn cầu cho được an Tâm và Thân. Cái nầy đích thật phải chính người Thân Tâm bịnh tự cầu an cho mình. Người khác chỉ giúp sức thêm thôi.

a. Giúp người bệnh và người thân được tụng đọc một thời Kinh, niệm Phật thì tâm được an ngay thời đó. Tâm an thì thân sẽ an. Vì sao? tâm đã chuyển thì nghiệp chuyển, nghiệp chuyển thì thân bệnh sẽ chuyển. Do nghiệp mà có thân nầy, cho nên chuyển được nghiệp thì thân nầy cũng chuyển được từ đau khổ đến hết đau khổ.
b. Giúp cho người bệnh và người thân gieo trồng nhân lành với Phật Pháp.
c. như những lợi ích nêu trên ở phần cầu siêu

Nhưng mà nói thiệt, hằng ngày chúng ta phải tu hành Phật Pháp thì chính là hằng ngày cầu an cho mình rồi còn gì.

Hằng ngày tập sửa đổi thân miệng ý cho trong sạch thì thân tâm không có ác, không ác tức được an lành. Dẫu cho nghiệp đời quá khứ mình tạo ra là sấu, và đời nay nó trổ quả sấu, mình cũng phải tập bình tỉnh chấp nhận và tiếp tục tiến tu sửa thân miệng ý, thân tâm thanh tịnh. Chứ không vì chướng ngại đó mà mình để nó làm mình đau khổ.

Nghiệp có thể chuyển! Không phải Định Mệnh không thể chuyển.

Tu Sửa Thân Miệng Ý trong sạch tức là Chuyển Nghiệp!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]30 khách