NÊN ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

NÊN ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Con người ai cũng sợ "Chết". Do vậy tôi lập topic nầy để mọi người cùng chia sẽ, chúng ta phải nên đối diện với cái chết như thế nào, để mọi người bớt sợ sệt, quyến luyến, buồn rầu khổ đau.

Người thế gian ngộ cái là khi còn sống, không bao giờ muốn nghĩ đến cái Chết. Thành ra không có CHỦNG BỊ! Cho nên khi đến lúc chết lại sợ hải vô cùng, quyến luyến, buồn khổ vô cùng! Cái đó có hại lắm đó! Vì chính cái niệm sợ hải, quyến luyến bối rối, buồn rầu không buông xã được nó đưa chúng ta tái sanh vào nơi đau khổ.

Không phải người chết quyến luyến gia đình, đau khổ sợ hải, mà chính người thân còn sống đó cũng đau khổ vô cùng, không muốn cho người thân mình mất, nếu kéo khóc lóc. Mà biết đâu chính người thân còn sống làm những hành động vậy mới khiến người mất phân tâm, đặc biệt là lúc hấp hối, chính vì phân tâm nên khiến họ càng đau khổ vô cùng.

Chúng ta là người Học Phật, lẽ nào cũng làm giống người thế gian chưa từng học Phật hay sao?

Dĩ nhiên người học Phật lúc mới đầu vào đạo phải sợ chết chứ :). Bởi vì sợ chết nên mới tìm học Phật Pháp để giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, mới gắng tu học chứ. Nhận thấy đời là khổ (sanh, già, bệnh, chết) tức là hiểu Khổ Đế chút ít cho nên mới tìm học Phật để biết nguyên nhân của khổ, tức Tập Đế. Và tu tập để nhổ tận góc của Khổ, tức là Diệt Đế, và đưa đến giải thoát giác ngộ gọi là Đạo Đế.

Thế cho nên Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo là nền tản của Phật Pháp mà mọi người Phật Tử cần nghiên cứu cho kỹ.

Các phương pháp căn bản để nhổ góc khổ đau trước mắt là Quán Vô Thường, Khổ, Không Vô Ngã. Hết sức quan trọng. Nếu chúng ta có thể Quán những điều đó thì chúng ta bớt khổ ngay hiện tại nhiều lắm đó.

Bởi vì cả vũ trụ, cả trái đất, cuộc đời, thân mạng, chúng sanh, vạn vật là vô thường, luôn luôn dời đổi chuyển biến không ngừng, không có cố định, hằng ngày đang chuyển biến trước mắt chúng ta đây. Thì có cái gì là khổ đau đâu? Nó đã là cái quy luật vận hành như vậy, thì mình phải sống thuận theo quy luật vận hành như vậy chứ.

Bây giờ như nói đứa bé mới sanh ra. Có ai trên đời nầy mà muốn đứa bé là đứa bé hoài hay không? Hoặc như Tần Thủy Hoàng, cho đến Tào Tháo, cho đến Hilter và những người cực ác đều sống mãi thì cái thế giới nầy sẽ ra sao?

Chúng ta lo thân chúng ta còn chưa xong, muốn nó sống mãi cũng không được, vì hiện tại nó mỗi ngày mỗi trưởng thành lớn lên và già nua, và đi đến cái chết hằng ngày giờ phút giây đây. Ta có cấm cản gì nó được không? Ai cũng hiểu là hoàn toàn không thể được.

Thế thì tại sao ta muốn người thân ta sống mãi? Ta muốn chính ta sống mãi? Do vậy khi người thân sấp mất lại khóc lóc quyến luyến, còn khi sống thì cải lộn đánh nhau gây khổ sở cho nhau. Làm gì mà kỳ vậy! Thật là mâu thuẫn lắm!

Đã sanh ra thì phải có lúc chết mất chứ. Phải can đảm chấp nhận điều đó. Phải Quán Vô Thường cho thấu triệt mà chấp nhận sống thuận theo luật vận hành ấy. Ta cứ muốn làm nghịch với Lý Vô Thường thì đau khổ mãi mãi mà thôi.

Vạn vật là vô thường, mà tâm ý mê muội của mình không cho vạn vật vô thường làm sao được. Dù không muốn nó cũng vận hành theo quy luật vô thường của nó mà thôi. Làm sao cấm cản trái đất nó quay quanh mặt trời? Làm sao cấm cản thân mình nó không trưởng thành già chết?


Thành ra người học Phật phải nắm cho vững và quán xét cho kỹ Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã.

Lại phải hiểu rõ lý Nhân Quả. Mình gieo Nhân gì thì sẽ được Quả nấy.

Lại phải hiểu rõ lý Duyên Sinh. Nhân duyên hòa hợp thì tạm có thân người cây cỏ nhà cửa tiền bạc vật chất v.v.... Mà khi đã do nhân duyên hòa hợp tạm có thì phải có ngày nhân duyên tan ra mà mất thôi, do vậy Nhân duyên biệt ly rồi thành không.

Thành ra cái thân con người cũng do bao thứ nhân duyên mà hợp thành, do vậy mà phải có ngày nhân duyên tan rã hết thì thịt xương trả về đất, máu mũ đàm đải trả về nước, hơi ấm trả về lửa, không khí trả về gió, không trả về hư không, kiến và thức cũng trả về cho kiến thức giống như hư không mà có tánh biết, vì không hình không tướng. Cho nên Kinh Lăng Nghiêm nói Bảy Đại (địa thủy hỏa phong không kiến thức) trả về cho Bảy Đại. Rồi lại do nhân duyên nói lại hòa hợp mà hình thành ra một thân khác, người khác.

Như vậy thì có gì mà sợ Chết đâu! Cho nên học Phật giúp chúng ta giải thoát đau khổ mê muội thật sự hiện tại đó chứ!

Do vậy mà mình phải vận dụng cuộc đời cái thân giả tạm của mình trọn vẹn chỉ mấy chục năm trên trái đất nầy mà tu hành Phật pháp để mang lại sự giải thoát giác ngộ an vui hiện tại cho mình và cho người khác, cũng như giải thoát giác ngộ an vui mai hậu.

Thành ra cuộc đời nếu hiểu đạo thì sống khỏe lắm, vui lắm, nhưng phải tập mới được, không thể nói bằng miệng là an vui giải thoát được đâu. Phải tập quán Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Duyên Sinh, rồi buông xã từ từ. Sửa đổi thân miệng ý. Làm được bao nhiêu hay bấy nhiêu vì an lạc giải thoát bao nhiêu cũng đở hơn là không có.

Đôi khi mắt và tâm mình chấp trước vào việc gì đó, nhỏ hẹp quá nên thấy khổ đau. Chứ nếu mà mình tập nhìn rộng ra, mở lòng ra thì mình có thể làm tất cả mọi việc lợi ích cho mình và người như chơi vậy.

Thí dụ như là ai nói sấu mình đi, hay ai chửi mình trước mặt, thì có thể là mình sẽ khổ liền, buồn liền. Nhưng ngay sau đó mình quán xét rộng ra mọi thứ đều là Vô Thường, Duyên Sinh, hư vọng thì ta còn gì phải chấp trước vào người đó, lời nói đó mà khiến cho ta đau khổ buồn phiền. Thế thì ngay nơi lúc đó là cái khổ vơi đi rồi đó.

Hay là chúng ta làm ăn thì có dư chút là đủ rồi, an phận tu tập, tri túc thường lạc, không phải thấy người khác mua được chiếc xe mới rồi mình phải sanh tâm đua đồi phải mua cho hơn họ chiếc xe mới khác. Mình làm vậy là mình khổ đó. Mình phải tập quán vô thường, duyên sinh, để buông xuống cái tâm niệm ấy. Bởi vì cuộc đời có cái gì đâu mà tranh giành hơn thua, chết rồi bỏ lại hết đó, tranh làm chi vậy, đủ cơm no áo mặt là sống vui rồi và dành thời giờ để tu tập giải thoát.

Hoặc giả là có người thân bị hấp hối đưa vô nhà thương, mình cũng làm tròn bổn phận cũng lo đưa đi nhà thương, nếu bác sĩ không chửa được nữa thì mình phải chấp nhận, bình tỉnh, can đảm nhớ lời Phật dạy là Thế Gian Vô Thường, Thân Mạng mong manh, duyên đến thì có, duyên đi thì mất thôi. Thế mình bớt khổ khi quán xét như vậy, rồi mình đến bên người bệnh đừng có khóc lóc quyến luyến hoặc nói chuyện gì khác, ngoại trừ việc khiến cho người thân mình họ an tâm, vui vẻ. Nếu có thể thì đem Phật pháp nói cho họ nghe để họ vơi đi nỏi sợ hải và đau khổ, để tâm họ được an vui ra đi.

Đấy mới thật là người Phật tử đó chứ, người có học có hành Phật pháp đó chứ!

Bây giờ giả sử chính mình là bệnh nhân hấp hối đi, thì mình cũng phải nhớ lời Phật dạy về Vô Thường Vô Ngã Duyên Sinh vv... mà chấp nhận cái chết của mình, chấp nhận ra đi, và hiểu rằng cả đời mình tu tập Phật Pháp thì gieo trồng nhân nào sẽ được quả nấy. Có tu tập Phật Pháp trong đời như giữ năm giới thì không sợ phải đọa lạc vào đâu mà được sanh làm người trở lại. Còn nếu có tu Tịnh Độ thì gắng tín nguyện niệm Phật cầu sanh Cực Lạc.

Người thân có vào thăm bệnh thì vui vẻ với họ, bảo họ đừng khóc, hãy niệm Phật hộ giúp tôi, giảng cho họ hiểu lời Phật dạy Vô Thường Duyên Sinh đâu ai tránh khỏi, kẻ đi trước người đi sau thôi, hãy gắng ở lại tu tập cho tốt để giác ngộ và giải thoát. v.v... Rồi nhiếp tâm niệm Phật, giữ cho được an lạc, không khởi phiền não, buông xuống hết. Rồi ra đi thôi.

Cho dù chết kiểu nào cũng không nên sợ, quan trọng là mình có tu tập hiện tại bây giờ cho đến lúc đó. Bởi vì nhân nào thì quả nấy, mình có tu, mà lở như chết bị bom đạn, mái bay nổ, khủng bố, tai nạn giao thông, thiên tai động đất sống thần vv... thì do nhân mình tu như thế nào thì cái quả sẽ tái sanh tương ưng với những gì mình tu thôi.

Người tu thiền thì tập chánh niệm luôn luôn
Người tu tịnh thì tập niệm phật luôn luôn

Dù đối diện với những cái chết đó.

Chết không phải là Khổ, mà khổ là do vì mình không chánh niệm tỉnh giác, nên sanh cái tâm sợ, do sợ mà mất chánh niệm nên khổ đau. Còn nếu mình chánh niệm tỉnh giác, tâm không sợ không còn khởi thì mình an thôi.

Cho nên bây giờ phải tu tập và chủng bị.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: NÊN ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Đề tài này thật quan trọng ! Cám ơn vì đã tạo nhân-duyên.

Thọ mạng chỉ tồn tại trong một hơi thở, sanh diệt không ngừng. Chúng ta từ lúc sinh ra là đã bắt đầu chết, thực sự không cần tới mức già-bệnh đâu.

Chúng ta chết trong từng satna mà không ý thức đó thôi. Chính xác hơn là không đủ tuệ tri để rõ biết điều này. Đời sống này chẳng qua là một tên gọi khác của cái chết. Dù là người ta có gọi bạn là gì đi chăng nữa, bản chất vẫn là chỉ bạn mà thôi.

Như vậy, đối diện với cái chết chính là thực hành chánh niệm tỉnh giác, ngoài ra không còn công cụ nào để đối diện với nó nữa. Hành thiền chính là thực tập đối diện với cái chết.

Muốn chuẩn bị cho cái chết, có một pháp môn thiền quán 8 giai đoạn của quá trình chết (Mật tông Tây Tạng), giúp thần thức không bị tán loạn trước cửa tử, nhờ đó có thể tái sinh ở các cõi lành.

Chúng ta tu tập cả một đời, chẳng qua cũng chỉ để chuẩn bị cho cái chết mà thôi. Cũng như học 12 năm để chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Chuẩn bị tốt, học tốt thì thi tốt, kết quả tốt, hoặc ngược lại. Thao trường đổ mồ hôi thì chiến trường bớt đổ máu.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NÊN ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Khi Chết rồi

Không có khóc lóc gì hết trơn, gia đình và bà con bảo không nên khóc, chỉ một lòng niệm Phật thôi nếu có tâm đến cúng bái người chết.

Mời quý Thầy đến tụng kinh Niệm Phật, cả nhà đồng tụng niệm theo. Tốt nhứt chỉ nên niệm một câu "Nam Mô A Mi Đà Phật" thôi vì ai cũng niệm được cả. Niệm để gieo nhân lành với Phật Pháp. Tôi nhớ hồi đám ma cô tôi, lúc tôi 10 tuổi, đó là lần đầu tiên tôi nghe Kinh A Di Đà và Bát Nhã Tâm Kinh. Nghe quý thầy tụng rồi tôi nghe theo mà riết tôi cũng thuộc luôn (không có cầm Kinh đọc chữ, chỉ nghe nói là hôm nay tụng kinh A Di Đà vậy thôi, rồi Quy thầy tụng đâu có cầm kinh vì họ thuộc, nên tôi cũng không có kinh mà đọc, vậy mà nghe mấy ngày đám (3 ngày) ma là tôi thuộc luôn Kinh A Di Đà và Tâm Kinh). Vì vậy đó là nhân duyên chủng tử cho người thân được nghe Kinh và niệm Phật. Cho nên tôi không bát việc mời quý thầy đến tụng Kinh siêu độ cho người thân. Dĩ nhiên lúc đó tôi còn nhò tụng thì tụng mà có biết Kinh nói cái gì đâu. :)) Nhưng mà nhờ có nghe quý thầy tụng Kinh lần đầu tiên trong đời, rồi thấy hình ảnh Tăng Sĩ đắp y Cà Sa vàng đẹp, lòng tôi mới bắc đầu hướng về Phật Pháp đó! Từ đó về sau tôi biết niệm Phật, niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, rồi cả 10 năm sau đó tôi mới có diệp tìm hiểu Phật Pháp đến bây giờ.

Làm đam ma càng đơn giản chừng nào càng tốt chừng nấy. Không có nên phí tiền làm linh đình, mướn trống kèn ầm ĩ phiền hàng sớm.

Không có coi bói ngày giờ bỏ thân vào quan tài, ngày giờ đưa đi chôn hoặc thiêu, không có đi nghe lời thầy bói là cho hồm đi lòm cửa nầy cửa kia v.v... Cửa Cái rộng lớn đó cứ việc đi ra thẳng bình thường, không có mê tín gì hết trơn.

Không có đốt giấy tiền vàng bạc, không cần đốt đồ người chết, nếu còn sài được thì bố thí cho người nghèo cần đồ bận, thí hết.

Người đến cúng điếu chỉ nên niệm Phật một câu, chào một cái thôi.

Không có đọc diễn văn, không đọc chia buồn gì hết ráo. Cứ âm thầm từng người đến chấp tay niệm Phật một tiếng xá chào một cái rồi thôi.

Không có mua đồ cúng tế như heo quây v.v... không giết hại sanh mạng. Thà đem tiền mua heo quây, mua tràng hoa mua nầy mua kia cúng đó, người ta đi tiền mặt, rồi lấy tiền đó mà bố thí, phóng sanh, làm các việc từ thiện, trai tăng, ấn tống kinh điển vì người mất mà tạo phước còn tốt hơn.

Tuy chôn hay thiêu không quan trọng, nhưng mà thiêu thì nó gọn sạch sẽ hơn, còn chôn phải tốn tiền mua đất sây mộ v.v... rồi sau nầy nhà nước giải tỏa phải đào mộ lên lại lấy tro cốt tốn tiền nữa. Thà Thiêu một cái rột rồi xong.

Khi đưa quan tài ra khỏi nhà, không có nên nhẩy lăng đùng đùng dưới đất để cản quan tài, hay là lót đường cho quan tài đi. Lầm cái việc đó không có lợi ích gì hết trơn hết rội, đôi khi cản trở mấy vị khiên quan tài nặng nhọc mà còn phải tránh mấy người con gái lăng dưới đất cản để tỏ lòng hiếu đó mà. Trời! Còn sống không hiếu đến chết đi cản quan tài cho là có hiếu hay sao! Rồi đôi khi người khiên quan tài vấp té, quan tài rơi xuống đất mà cho là có hiếu đó sao?

Rồi cái gì mà cho đứa cháu đích tôn đứng cầm cây dù mà che cái quan tài khi mà từ nhà ra xe nhà vàng đó. Đứa nhỏ sợ quá chừng mà cũng gán ôm cái hồm vì sợ té và che cây dù.

Còn nhiều việc mê tín tà kiến lắm mà tôi không nói hết được. Chỉ nội cái đám ma thôi mà thấy khổ quá chừng! Đủ việc hết trơn hết trội.

Thành ra người đệ tử Phật học hiểu Phật Pháp rồi thì nên làm đơn giản, đở tốn kém và sức lực. Thay gì dùng tiền tốn kém hoặc tiền mua đồ cúng đám ma, mua quan tài đắc tiền, mua hoa quả đắc tiền, mướn đội trống kèn, xe nhà vàng đẹp, v.v.... thì lấy tiền bố thí cúng dường phóng sanh trai tăng ấn tống kinh sách vv... làm việc thiện mà tốt hơn.

Bởi gì cái quan tài dù sau cũng thiêu, hoặc giả chôn thì nó cũng mục nát vì vô thường mà, thế thì đem tiền phí phạm làm cái gì? Làm việc thiện không tốt hơn hay sao?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
neo_prog
Bài viết: 61
Ngày: 29/10/10 07:12
Giới tính: Nam

Re: NÊN ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi neo_prog »

Cũng như lúc sống , ta đem đến cho họ sự an vui , nhẹ nhàng , cân bằng thì lúc họ gần ra đi ta cũng làm y hệt như vậy . Lúc chết là lúc dao động rất mạnh , chúng ta giúp họ điều ngự , cân bằng lại , hướng họ đến sự nhẹ nhàng , vui tươi , ân tâm


Nguyện đem cái Ta ngu ngốc này và những cái của Ta ngu ngốc kia làm công cụ thực hành cả 1 đời này :)
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: NÊN ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Ngoài công phu tu tập ra thì : tất cả các hành đều "vô thường" thuộc pháp sanh diệt , không thể giải quyết khi cận tử nghiệp đến !


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: NÊN ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Sắp lâm chung nhớ câu Phật hiệu tangbong


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: NÊN ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
cái chết là gì nhỉ?

theo đạo phật thì chúng sinh trong đó có các cá nhân, là các dòng thức duyên (gá) với sắc (tứ đại và các loại sắc) mà thành các cá nhân; cá nhân là danh (tâm thức) sắc (thân); cá nhân được nhận diện qua thân vì thân là cái thấy được, còn tâm thì không thấy được; thân hoại thì dòng thức qua nhân quả lại duyên với sắc mà thành các chúng sinh mới, gọi là tiến trình tái sanh

cho nên cái chết chỉ xảy ra ở khía cạnh thân hoại; đây là chỗ liên quan đến các mặt nổi của thế gian như tình cảm, thủ tục, lễ nghi của những người thân thuộc còn sống

còn ở chiều sâu của thế gian, mọi sự vẫn bình thường, các dòng thức vẫn liên tục vận chuyển tương hệ với nhau; và sau một thời gian thì mặt nổi của thế gian cũng trở lại cái bình thường không như trước mà cũng không khác trước của nó

:)


anonymous_itop
Bài viết: 24
Ngày: 18/12/09 20:04
Giới tính: Nam
Đến từ: bình phước

Re: NÊN ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi anonymous_itop »

nếu không tập luôn giử chánh niệm, lúc sắp chết không thể nào giử chánh niệm nổi. vì lúc đó ý thức đã yếu dần. không phải muốn dùng ý chí mà được, phải có sự tu tập hằng sát na. khi đối diện cái chết thanh thản vì đó là nhân-quả. điều này khó mà hiểu được, nếu chỉ học hiểu.

nói thì dể, nhưng lúc đối mặt cái chết mới biết. ta cố chấp và khó buông, khi tứ đại sắp lìa. cảm giác sẻ rất khó chịu. không nhớ chánh pháp là điều bình thường. vì vậy hãy tu tập ngay bây giờ. ngay giây phút này. đừng chần chừ (đang tự nhắn nhủ với bản thân mình).


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: NÊN ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Thân tứ đại nâng đỡ cho dòng tri thức.
Tứ đại tuần tự diệt, thức người dần dần yếu.
Tứ đại diệt hoàn toàn, tâm trở nên loạn động trước những ảnh tượng lưu xuất từ nghiệp.

Từ bi tâm là cột trụ để tâm nương gá vào lúc này. Nếu từ bi tâm không được tu tập, không được làm cho kiên cố từ trước, không được làm cho vững chắc, không là thói quen của tâm, chỉ còn nước để gió nghiệp cuốn đi đâu thì đi.

Thật là hi hữu, như ném hạt đậu chui lọt lỗ kim, người không tu tập giới hạnh, có thể nhớ được những hạnh nguyện và phẩm hạnh cao quý của tam bảo trong giờ phút quyết định này.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: NÊN ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Người không sợ chết trừ khi biết trước ngày giờ mình chết!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: NÊN ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

vậy xin cho con hỏi đã có ai trong số mọi người đã từng đối diện với cái chết chưa ạ? Giả sử như mình mắc 1 bệnh gì đó và bác sĩ bảo rằng ta chỉ còn có thể sống đến ngày mai thôi! Mọi người đã từ có ai trải quan một cảm giác như thế như ạ? :-?


khà khà
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: NÊN ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Tôi chưa trải :D
Nhưng tôi nói thật nhé! Tôi đã gặp nhiều trường hợp sắp chết mà lạc quan lắm, vẫn như còn sống vài chục năm vậy! Thấy họ vậy mà mình cảm phục!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách