HỎI VỀ KÍNH LỄ ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

HỎI VỀ KÍNH LỄ ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT.
Kính bạch quý thầy !
Kính thưa quý vị thiện tri thức !
Đệ tử có điều này thắc mắc, mong nhận được lời giải đáp.
Trong mỗi buổi lễ, đều có phần đảnh lễ. Đệ tử thấy thường có 3 phần:
1. Nam mô Tận Hư Không Biến Pháp Giới Quá Hiện Vị Lai Thập Phương Chư Phật, Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo.
2. Nam mô Sa bà thế giới Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Thiên Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát.
3. Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.
... (phần tiếp theo này tùy khóa tụng)
Phần đảnh lễ cơ bản trên đây là như vậy.
Đệ tử hay đi tụng kinh khóa tối ở chùa Hưng Ký - Hoàng Mai - Hà Nội - Việt Nam thấy ngày rằm và mồng một, đầu năm mới hay tụng kinh Dược Sư. Qua trao đổi thấy các chùa khác, kể cả trong và ngoài nước đều có khóa tụng Dược Sư.
Vậy, tại sao trong phần đảnh lễ không nhắc tới đảnh lễ Phật Dược Sư ?
Xin đa tạ quý vị đã chỉ dạy !


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: HỎI VỀ KÍNH LỄ ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Không nên chấp nhứt quá.

Ngay cái đảnh lễ đầu tiên "Nam Mô Tân Hư Không Biến Pháp Giới Quá, Hiện, Vi Lai Thập Phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, Thường Trụ Tam Bảo" là đủ cả Tam Bảo rồi. Đức Dược Sư Phật cũng có trong đây rồi. Không những thế mà chúng ta cũng có trong nầy vì là Vị Lai Phật. Cho nên lễ Phật ngoài để nhớ và lễ Phật trong mình. Phật không có ở đâu xa lạ mà ở ngay nơi mỗi người chúng ta. Chúng ta cứ cầu Phật ở đâu không mà bỏ mất Phật mình. Do vậy vì biết chúng sanh chấp bên ngoài, nên Phật A Di Đà thị hiện cõi Cực Lạc thành Phật ở đó, dạy chúng ta niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, nhờ tu niệm Phật, tức là nhờ ông Phật Tha, để nhận lấy và trở về ông Phật Tự (mình).

Sở dĩ người ta phải viết thêm câu hai, là bởi vì muốn chúng sanh nhớ ân sâu của đức Thích Ca Mâu Ni. Người đã dạy chúng ta ở cõi nầy Phật Pháp để giác ngộ và giải thoát. Chúng ta phải tôn sư trọng đạo. Làm sao quên đi thâm ân của đức Thế Tôn được. Chính mình đang thực hành giáo lý của ngài, nương tựa lời ngài dạy tu hành đây để giác ngộ và giải thoát.

Lạy thứ ba là lạy Phật A Di Đà vì mọi người tu Tịnh Độ đa phần là nguyện sanh Cực Lạc.

Chùa thường hay lập ra các Kinh theo mùa mà Tụng Niệm. Nhưng nếu ông thích thọ trì quyển Kinh nào như Kinh Dược Sư thì ông mỗi ngày quanh năm đều có thể tụng Kinh Dược Sư, niệm danh hiệu Phật Dược Sư nguyện sanh cõi nước Tịnh Lưu Ly của ngài. Chứ đâu nhứt thiết là phải tết đầu năm mới tụng!

Phật nào không phải là Dược Sư, A Di Đà, Thích Ca Mâu Ni?

Dược Sư là Thầy Thuốc. Phật nào cũng có thể trị bá bịnh (như bịnh vô minh) cho chúng sanh, giúp chúng sanh thoát khổ.

A Di Đà Phật là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang. Phật nào mà không Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang?

Thích Ca Mâu Ni Phật là Năng Nhân Tịch Mặt, Phật nào mà không phải như thế?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: HỎI VỀ KÍNH LỄ ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Thánh_Tri đã viết:Chùa thường hay lập ra các Kinh theo mùa mà Tụng Niệm. Nhưng nếu ông thích thọ trì quyển Kinh nào như Kinh Dược Sư thì ông mỗi ngày quanh năm đều có thể tụng Kinh Dược Sư, niệm danh hiệu Phật Dược Sư nguyện sanh cõi nước Tịnh Lưu Ly của ngài. Chứ đâu nhứt thiết là phải tết đầu năm mới tụng!
Thánh tri lại vội vàng nữa rồi :">
Ý của TTLL là Kinh Dược Sư là bộ kinh hay được tụng, được xếp vào Chư kinh Nhật tụng thì khi đảnh lễ thì cũng nên đưa danh hiệu của Phật Dược Sư vào.

Dẫu biết rằng là chấp nhất, nhưng trong lòng thắc mắc nên cứ hỏi, hỏi để mong mình bớt chấp nhất :">
Thánh_tri đã viết:Sở dĩ người ta phải viết thêm câu hai, là bởi vì muốn chúng sanh nhớ ân sâu của đức Thích Ca Mâu Ni. Người đã dạy chúng ta ở cõi nầy Phật Pháp để giác ngộ và giải thoát. Chúng ta phải tôn sư trọng đạo. Làm sao quên đi thâm ân của đức Thế Tôn được. Chính mình đang thực hành giáo lý của ngài, nương tựa lời ngài dạy tu hành đây để giác ngộ và giải thoát.

Lạy thứ ba là lạy Phật A Di Đà vì mọi người tu Tịnh Độ đa phần là nguyện sanh Cực Lạc.
Điều này thì TTLL cũng hiểu đôi chút.
Hạnh nguyện của Chư Phật là như nhau, Đức Phật nào cũng vậy, Đức Bồ tát nào cũng vậy. Vì chúng sinh chấp nhất nên mới thị hiện, mới tuyên thuyết hạnh nguyện khác nhau cho phù hợp với căn cơ của chúng sinh, cho chúng sinh hoan hỷ mà tu tập.
Và cũng vì căn cơ khác nhau nên cũng phải nương nhờ phương tiện khác nhau.

Theo TTLL tìm hiểu thì
Từ điển Tiếng Việt online đã viết:Chấp nhất: giữ khăng khăng một mực quan điểm theo cái định sẵn, không chịu thay đổi tính hay quan điểm.
Vậy thì Chấp nhất cũng không hoàn toàn không tốt.
Nếu chấp nhất để thấy hoan hỷ hơn, vững tâm trên con đường tu tập hơn thì cũng tốt, đúng không ạ ?
Đa phần chúng ta - con người trên trái đất này - đều là chúng sinh, căn cơ khác nhau. Hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư vì có liên quan tới Khổ đế nên là một trong nhiều phương tiện quan trọng nhất giúp chúng sinh tu tập.
Vậy thì theo TTLL thiết nghĩ, mỗi khi tụng kinh đảnh lễ Ngài để nhắc tới Ngài như nhắc tới một phương tiện quan trọng vậy.
Với quý vị thì có thể không nhắc tới mỗi ngày cũng được, quý vị có thể nhớ. Với những ai căn cơ thấp (như TTLL chẳng hạn) thì không đảnh lễ thấy không yên lòng.
Chư Tổ khi đưa ra bài đảnh lễ trên cũng đã phải nghiên cứu rất nhiều kinh điển (TTLL nghĩ vậy). TTLL hiểu ít, đọc ít nên thắc mắc. Mong quý vị ai biết xin hoan hỷ chỉ dạy TTLL
Xin đa tạ quý vị.
NAM MÔ TỊNH LƯU LY THẾ GIỚI DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: HỎI VỀ KÍNH LỄ ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

1. Nam mô Tận Hư Không Biến Pháp Giới Quá Hiện Vị Lai Thập Phương Chư Phật, Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo.
Câu Này Là Đảnh Lễ Tất Cả Tam Bảo Trong 3 Đời 10 Phương
2. Nam mô Sa bà thế giới Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Thiên Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát.
Câu Này Là Đảnh Lễ Đức Bổn Sư Và Chư Bồ Tát Cõi Ta Bà.
3. Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.
Câu Này Là Của Tịnh Độ Tông .

Đây Là Cách Đảnh Lễ Theo Tịnh Độ.

Mật Tông Thì Lại Có Bài Đảnh Lễ Khác.

Tùy Theo Mỗi Nơi Mà Có Bài Lễ Lạy Riêng.

DH Thích Tu Sanh Về Cõi Tịnh Độ Đông Phương Thì Lễ Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: HỎI VỀ KÍNH LỄ ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Thanh Tịnh Lưu Ly"]

Thánh tri lại vội vàng nữa rồi :">
Ý của TTLL là Kinh Dược Sư là bộ kinh hay được tụng, được xếp vào Chư kinh Nhật tụng thì khi đảnh lễ thì cũng nên đưa danh hiệu của Phật Dược Sư vào.

Dẫu biết rằng là chấp nhất, nhưng trong lòng thắc mắc nên cứ hỏi, hỏi để mong mình bớt chấp nhất :">
Thường thì tôi không phải viết cho riêng ai, viết cho cả người hỏi và những người khác. Tôi mong giải bài tất cả để mọi người hiểu mà tu hành, không còn phải chấp trước câu nệ vào tục lệ không đáng kể.

Dĩ nhiên lời ông hỏi có thể làm sáng tỏ cho nhiều người, tôi đâu có nói gì. Còn cảm ơn câu hỏi của ông để tôi có cơ hội bài tỏ chia sẽ.

Đa phần chúng ta - con người trên trái đất này - đều là chúng sinh, căn cơ khác nhau. Hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư vì có liên quan tới Khổ đế nên là một trong nhiều phương tiện quan trọng nhất giúp chúng sinh tu tập.
Vậy thì theo TTLL thiết nghĩ, mỗi khi tụng kinh đảnh lễ Ngài để nhắc tới Ngài như nhắc tới một phương tiện quan trọng vậy.
Với quý vị thì có thể không nhắc tới mỗi ngày cũng được, quý vị có thể nhớ. Với những ai căn cơ thấp (như TTLL chẳng hạn) thì không đảnh lễ thấy không yên lòng.
Vì cõi nầy là Uế Độ nên nói có Tịnh Độ.
Vì cõi nầy là cõi Khổ Đau nên nói có cõi Cực Vui.

Mỗi mỗi đều là phương tiện của đức Thế Tôn cứu vớt chúng sanh.

Hạnh nguyện của vị Phật nào, Bồ Tát nào cũng vì có liên quan đến chúng sanh bị mê muội khổ đau mà thương sót dùng phương tiện giáo hóa cứu vớt. Do vậy không riêng gì đức Phật Dược Sư có liên quan đến khổ đế, mà đức Phật A Di Đà cũng thế, đức Phật Thích Ca cũng thế, Bồ Tát Quán Thế Âm, Địa Tạng cũng thế.

Tất cả Phật Pháp mà đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã thuyết giảng đều dựa trên nền tảng Tứ Đế. Vì nếu không nhận rõ cuộc đời là đau khổ (khổ đế) thì con người làm sao biết tìm đường để hết khổ, tìm đến Phật Pháp để tu hành. Sở dĩ có người đã biết đời là khổ, nhưng không có duyên với Phật Pháp nên mới tìm những thứ khổ khác để giải sầu như là uống rượu, hút thuốc, cờ bạc, ca hát v.v... Nhưng nào biết rằng những thứ đó lại đưa người ta vào con đường đầy đau khổ, bùn lầy càng lún sâu.

Đó là bởi vì không biết được "Nguyên Nhân" của Khổ và cách để giải trừ (Tập Diệt Đạo Đế).

Hoặc họ gia nhập vào những đạo tà kiến, tập cách tu tập sai lầm không đưa đến giác ngộ và giải thoát.

Nói tóm lại, chúng ta hằng ngày học giáo lý của Phật dạy, tu tập giáo pháp thì hằng ngày đều nhớ cuộc đời là đau khổ phải tu tập để thoát ly.

Dù đó là việc Niệm Phật nào, lạy Phật nào, hoặc quán xét thân và tâm mình, quán vô thường, khổ vô ngã, quán duyên sanh không tánh, v.v...

Nếu Phật Pháp đã thắm sâu vào tâm mình rồi thì đi đâu và làm gì cũng ở trong khuông khổ của lời Phật dạy cả. Làm sao quên được? Như đi ra ngoài đường thấy người ta ăn xin, hoặc nghèo khổ, làm lụng vất vả, khởi tâm thương sót. Nhận được đời là đau khổ. Đâu có quên!

Như quán hơi thở của mình, mớ thở vô lại liền thở ra, không có cố định, thật là vô thường. Tóc hôm nào mới cắt giờ lại dày ra, da thịt luôn rụng rời thân thể qua những làng da khô. mới mùa đông, giờ lại sắp xuân sang. Mới ngày nào còn nhỏ giờ lại lớn khôn, già nua thêm một tuổi, gần kề cái chết. Toàn là khổ, vô thường, vô ngã đó!

Thấy cảnh đời như thế mà niệm Phật.

Dĩ nhiên người mới tu hoặc tu lâu phải nên định khóa mỗi ngày thực hành pháp môn của mình. Như tôi cũng định khóa mỗi ngày tụng Tâm Kinh (lâu lâu thích thì tụng kinh khác) và Niệm Phật A Mi Đà. Quen rồi đâu thể bỏ sót được.

Nhưng nên nhớ đó chỉ là thời khóa giúp cho mình có thời gian trong ngày mà thực hành. Chứ kỳ thật, cả ngày đi đứng mọi việc làm lời nói hành động đều thuận theo lời dạy của Phật, ứng dụng vào đời sống. Thì đó là công phu kéo dày, chứ không phải chờ đến thời khóa mới công phu, còn những giờ khác buông lung.

Dĩ nhiên tôi chưa đến mức tu 24/24. Nếu được thế tôi chứng quả sớm rồi. :)

Nhưng tôi cố gắng sử dụng nhiều thời gian trong ngày để thực hành lời Phật dạy như Niệm Phật, Quán Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Duyên Sanh Không Tánh, nghe kinh, đọc kinh, viết bài khuyên người, tư duy quán chiếu về những lời dạy của Phật.

Chỉ tận khả năng thôi, chứ đâu được tròn đầy.

Dĩ nhiên đó là cách tôi làm cho riêng tôi để tôi có thể bớt giảm thiểu tối đa những thì giờ nghĩ bậy, nói bậy và làm bậy, giảm bớt việc đời, bớt tiếp xúc bạn bè, bớt nói chuyện thị phi, ít nói điện thoại, không đi chơi đó đây (lâu lâu thì cũng gia đình đi đây đi đó cho họ vui, nhưng thật sự tôi không thấy gì vui hết trơn hết trội, mà cũng không buồn phiền gì). Hạng chế tối đa như thế thì cũng tạm được an.

Được an là do tập Buông Xã.

Mà buông xã được là do nhờ quán Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Duyên Sanh Không Tánh.

Thành ra tôi thường nhắt đi nhắt lại mọi người ở đây về mấy việc đó.

Thôi chúc an lành. Tu tập tốt nhé :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: HỎI VỀ KÍNH LỄ ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Đệ tử cảm ơn thầy kimcang nhiều.
Cảm ơn Thánh tri đã chia sẻ nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý

NAM MÔ TỊNH LƯU LY THẾ GIỚI DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.36 khách