Thắc Mắc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
SuperMinh
Bài viết: 64
Ngày: 21/10/10 03:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Biên Hòa - Đồng Nai

Thắc Mắc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi SuperMinh »

Cháu chào các bác! Cháu đọc Kinh Vô Lượng Thọ, hình như là phẩm Bồ Tát Tu Trì nhưng mà cháu cũng không chắc là có đúng không nữa. Có đoạn như thế này: "Bồ Tát thấy quang này liền được bất thối chuyển và được 3 nhẫn: một là âm hưởng nhẫn, hai là nhu thuận nhẫn, ba là vô sanh pháp nhẫn" vậy các bác giải thích cho cháu về 3 nhẫn trên đi ạ.


[b][color=#0040FF]Đã biết đời là [i]giả tạo[/i], sao lại còn [i]phiền não[/i] ?
Đã biết là [i]phiền não[/i], sao lại còn [i]trói buộc[/i] vào ?
Đã biết là [i]trói buộc[/i], sao chưa chịu [i]xả bỏ[/i] ?[/color]

[color=#0080FF]Đường đời chật hẹp người chen lấn
Nẻo đạo thêng thang chẳng ai cần ![/color]

[color=#0040FF]Nguyện cho tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo[/color]

[color=#0000BF]NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT[/color][/b]
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thắc Mắc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

SuperMinh đã viết:Cháu chào các bác! Cháu đọc Kinh Vô Lượng Thọ, hình như là phẩm Bồ Tát Tu Trì nhưng mà cháu cũng không chắc là có đúng không nữa. Có đoạn như thế này: "Bồ Tát thấy quang này liền được bất thối chuyển và được 3 nhẫn: một là âm hưởng nhẫn, hai là nhu thuận nhẫn, ba là vô sanh pháp nhẫn" vậy các bác giải thích cho cháu về 3 nhẫn trên đi ạ.
Không phải ở phẩm Bồ Tát Tu Trì, mà là ở phẩm Bồ Đề Đạo Tràng (nói về cây bồ đề) trong Kinh Vô Lượng Thọ mà ngài Hạ Liên Cư dịch soạn. Thấy cây Bồ Đề đó thì được các thư nhẫn như trên.

Thấy cây Bồ Đề có nghĩa là Thấy được Tánh Giác của mình. Bồ Đề là Giác vậy. Do vì Giác nên không mê, cho nên có thể nhẫn.

Từ trên Lục Độ Ba La Mật mà nhìn thì tu "Huệ Bát Nhã Ba La Mật" mới có thể thành tựu "Nhẫn Ba La Mật". Không có Trí Tuệ thì Nhẫn không được vì chấp cái gì cũng thận, người ta chửi là thật, nghe đau lòng, người ta khen là thật, nghe vui lòng. Toàn chạy theo vọng cảnh. Nếu có Trí Tuệ có Giác thì không chạy theo vọng trần mà sanh tâm buồn vui, có thể nhẫn được.

Học Kinh đừng nên nghĩ đó chỉ dành cho Bồ Tát, rồi chúng ta chỉ học qua loa cho biết mà không thực hành vì tự nghĩ mình làm không nỏi, đó chỉ dạy cho Bồ Tát thôi. Như vậy học để làm gì? Phật dạy để làm gì nếu con người không thể thực hành?

Kinh Phật dạy chỉ cùng một lời một Kinh mà tất cả chúng sanh đều có thể thiểu và thực hành theo khả năng của mình.

Cho nên tôi khuyên người học Phật, nếu học được cái gì từ Kinh Phật cũng phải xem con mình nên áp dụng vào đời sống của mình như thế nào.

Như nói Âm Thanh Nhẫn nghĩa là nghe pháp của Phật dạy mà không sợ hãi, tin nhận, hiểu rõ, ghi nhớ và đem ra thực hành. (xem trích Kinh Hoa Nghiêm ở phần dưới). Thì hiện tại nây mình đọc Kinh Phật, cũng đừng nên sợ hãi cái gì, nên tin nhận hiểu rõ ghi nhớ và áp dụng vào đời sống hằng ngày. Thì dù ta không bằng Bồ Tát, nhưng ít ra ta cũng có tu tập chút ít thì được lợi ích chút ít.

Thí dụ như có người Phật Tử đi chùa mấy chục năm mà nghe nói rằng: "Mình có Tánh Giác, có thể thành Phật" vv... sanh lòng sợ hãi nghi ngờ, nói "thôi tôi không dám thành Phật đâu". Thế là đâu có Âm Thanh Nhẫn!

Còn có người Phật Tử học hiểu Phật Pháp thì nghe nói thế đâu có sanh sợ hãi. Người đó được chút ít phần Âm Thanh Nhẫn!

Thí dụ khác, bây giờ Kinh Vô Lượng Thọ dạy, ai Thấy được cây Bồ Đề thì được các nhẫn đó. Nhưng mình đâu thể chờ đến khi mình vãng sanh cõi Cực Lạc rồi mới thấy cây Bồ Đề, rồi mới được các nhẫn đó. Còn hiện tại nghe nói vậy thôi, qua loa, không lợi ích gì cho mình hiện tại hay sao?


Cho nên khi đọc Kinh mình nên liên hệ với đời sống mình hiện tại, áp dụng tu hành như thế nào. Chứ không nghe qua loa cho biết chơi, và chờ đợi gì cả. Phải làm sao áp dụng liền vào đời sống.

Thế thì như nói Thấy câu Bồ Đề liền được các Nhẫn mình phải liên hệ với đời sống mình như thế nào?

Như nói Bồ Đề là Giác. Do vậy sống hiện tại đây mình phải nên Chánh Niệm Tỉnh Giác. Thí dụ như người ta khen mình hoặc chê mình. Mình phải nên Giác Tỉnh, rằng lời khen tiếng chê đó là hư vọng, mình buông xuống, thế thì mình đã nhẫn được một phần nào rồi, giác tỉnh một chút rồi. Ngay hiện tại cũng thấy cây Bồ Đề một phần nào rồi, an lạc thanh tịnh một phần nào rồi.

Đâu cần phải chờ vãng sanh mới được!


Kinh Hoa Nghiêm trong Phẩm Thập Nhẫn có nêu ra như sau:
Ðây là mười nhẫn: âm-thanh nhẫn, thuận nhẫn, vô-sanh-pháp nhẫn, như huyễn nhẫn, như diệm nhẫn, như mộng nhẫn, như hưởng nhẫn, như ảnh nhẫn, như hóa nhẫn, như không nhẫn.

Mười nhẫn nầy, tam-thế chư Phật đã nói, nay nói, sẽ nói.

Chư Phật-tử ! Thế nào là đại Bồ-Tát âm-thanh nhẫn?

Nghĩa là nghe những pháp của chư Phật nói, chẳng kinh chẳng hãi chẳng sợ, thâm tín ngộ giải, ưa thích xu-hướng, chuyên tâm ghi nhớ, tu tập an-trụ.

Chư Phật-tử ! Thế nào là đại Bồ-Tát thuận-nhẫn ?

Nghĩa là ở nơi phật-pháp tư-duy quán-sát bình-đẳng không trái, tùy thuận biết rõ, khiến tâm thanh-tịnh, chánh trụ tu tập xu nhập thành-tựu.

Chư Phật-tử ! Thế nào là đại Bồ-Tát vô-sanh-pháp nhẫn ?

Ðại Bồ-Tát nầy chẳng thấy có chút pháp nào sanh, cũng chẳng thấy có chút pháp nào diệt. Tại sao vậy ? Vì nếu đã vô-sanh thời vô-diệt. Nếu đã vô-diệt thì vô-tận. Nếu vô-tận thời ly-cấu. Nếu ly-cấu thời vô-sai-biệt. Nếu vô-sai-biệt thời vô-xứ-sở. Nếu vô-xứ-sở thời tịch-tịnh. Nếu tịch-tịnh thời ly-dục. Nếu ly-dục thời vô-tác. Nếu vô-tác thời vô-nguyện. Nếu vô-nguyện thời vô trụ. Nếu vô-trụ thời vô-khứ vô-lai. Ðây gọi là thứ ba, vô-sanh-pháp-nhẫn của đại Bồ-Tát.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thắc Mắc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

TT nói rồi nguynlinhtam không cần nói thêm nữa :) .

Đoạn bạn thấy là ở trong Phẩm 15: Phẩm Bồ Đề Đạo Tràng.
Chánh kinh:

若 有 眾 生,覩 菩 提 樹、聞 聲、齅 香、嘗 其 果 味、觸 其 光 影、念 樹 功 德,皆 得 六 根 清 徹,無 諸 惱 患,住 不 退 轉,至 成 佛 道。復 由 見 彼 樹 故,獲 三 種 忍,一 音 響 忍,二 柔 順 忍,三 者 無 生 法 忍。

Nhược hữu chúng sanh, đổ Bồ Đề thụ, văn thanh, khứu hương, thường kỳ quả vị, xúc kỳ quang ảnh, niệm thụ công đức, giai đắc lục căn thanh triệt, vô chư não hoạn, trụ Bất Thoái Chuyển, chí thành Phật đạo. Phục do kiến bỉ thụ cố, hoạch tam chủng Nhẫn, nhất Âm Hưởng Nhẫn, nhị Nhu Thuận Nhẫn, tam giả Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Nếu có chúng sanh thấy cây Bồ Ðề, nghe tiếng, ngửi mùi, nếm vị trái cây, chạm phải ánh sáng, hình bóng nó, nghĩ đến công đức của cây thì đều được sáu căn thanh triệt, không có các não hoạn, trụ Bất Thoái Chuyển, cho đến thành Phật đạo. Lại do thấy cây ấy sẽ đắc ba thứ nhẫn: Một là Âm Hưởng Nhẫn, hai là Nhu Thuận Nhẫn, ba là Vô Sanh Pháp Nhẫn.


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách