Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

vấn_đạo
Bài viết: 282
Ngày: 23/02/11 18:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Đến từ nhân quả của chính mình

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi vấn_đạo »

binh đã viết:Xin lỗi trả lời trễ, Vì lâu lâu mới ghé qua.

Vấn đạo đã viết
1./Theo đh bình Mạt na thức(ngã) là dòng thức lưu chuyển tiếp tục khi 5 uẩn tan rã => dẫn đến tái sinh -> CHỨNG TỎ MẠT NA THỨC THƯỜNG CÒN ,VĨNH CỮU =>Điều này hoàn toàn sai lầm vì thế tôn đã nói trong kinh Vô Ngã Tướng:"Thức là thường hay vô thường?-Là vô thường, bạch thế tôn" -> khái niệm sai dẫn đến sai hàng loạt -> nếu cho rằng mạt na thức là thường còn tức phủ nhận chân lý vô thường của thế tôn -> theo tôi -> SAI LẦM TRẦM TRỌNG
Theo PGPT thì mọi thức đều là huyễn, không thực có. Cho nên đ/h vấn đạo kết luận rằng "CHỨNG TỎ MẠT NA THỨC THƯỜNG CÒN ,VĨNH CỮU" là sai lầm. Đây là đ/h tự suy diễn, và gán ghép cho tông phái khác.

Tôi đã nói rằng mỗi người nên nghiên cứu giáo lý của tông phái mình cho sâu, và không nên phán xét tông phái khác dựa theo các qui tắc của tông phái mình. Sẽ dẫn đến sai lệch và gây ra tranh luận vô ích.

Vả lại nếu đ/h khăng khăng cho rằng mọi cái đều vô thường, có biến đổi , thì cái chân lý vô thường của đ/h cũng phải biến đổi. Còn đ/h thì rơi vào chấp đoạn diệt.
Thật ra Phật giáo chấp nhận rằng Chơn Như, Phật tánh là không biến đổi. Và mọi hình tướng biến đổi chỉ là huyễn hoặc mà thôi. Nghĩa là mọi pháp không có thật, chỉ là sự đánh lừa của thức (Nhất thiết duy tâm tạo) mà thức cũng là huyễn. Còn cái "chơn lý vô thường" đó chỉ áp dụng trong thế giới của thức đó mà thôi.
:D Tất cả chúng ta đều suy diễn, tất cả chúng ta đang diễn đạt cái vô minh của chúng ta, tất cả chúng ta đều chấp ngã, vấn đề là ít nhiều mà thôi , vấn đề là tại giây phút hiện tại nó có logic hay không mà thôi, do đó tôi không khẳng định luận giải tôi là chân lý hay bất cứ gì tôi kiến giải đều là đúng, tôi chỉ nói nó đúng với riêng tôi , hợp lý logic với riêng tôi đến hiện tại giờ phút này, và tất cả điều đó tôi học được từ thế tôn, tôi đưa ra luận giải là chia sẽ vì đây là diễn đàn, vì vậy đh không nên nói tôi gán ghép tông phái này tông phái kia khi trong bài tôi ghi rất rõ là do ngã tôi nói ra do đó có thể nó chỉ đúng với tôi hoặc 1 nhóm người hoặc chỉ 1 mình tôi :D , tôi cũng không bài bác tông phái nào vì vạn pháp vô thường thì pháp tôi đang học chẳng lẽ lại thường ????????????????????????????????? :D


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

hlich đã viết:đ/h bt,

để mình mượn đoạn trích mà đ/h vấn_đạo trích dẫn "Thắng Pháp Tập Yếu"; đoạn này diễn tả tiến trình tâm của một người sắp chết,

Tâm Bhavanga (hữu phần) dừng lại và rung động hai tâm sát-na rồi diệt, tiếp theo là Ý môn hướng tâm (manodvàràvajjana) khởi lên rồi diệt. Tiếp đến là Javana (tốc hành tâm) chỉ có năm tâm sát-na chớ không phải bảy như thường lệ vì yếu ớt. Vì vậy tâm này thiếu khả năng dẫn sanh mà chỉ có khả năng điều hành cho một đời sống mới Abhinavakarana. Ðối tượng trong trường hợp này là thiện, tâm của người này là thiện, không cần nhắc bảo hay phải được nhắc bảo, câu hữu với hỷ tương ưng hay không tương ưng với trí, tùy theo trường hợp. Tâm đồng sở duyên (Tadàlambana), có công tác ghi giữ hay ghi nhận trong hai sát-na, đối tượng được nhận thức, có thể sanh hay không, tiếp đến là Tử tâm (cuticitta), sát-na tâm cuối cùng trong đời hiện tai.

vẽ ra thì như thế này .....JJJJJTTC hoặc .....JJJJJC

C: cuti citta, tử tâm, luôn ở sát na cuối cùng
J: javana citta, tốc hành tâm, kéo dài năm sát na
T: tadalambana, tâm đồng sở duyên, có thể sanh hay không, sanh thì kéo dài hai sát na (như trong JJJJJTTC), không sanh thì không có (như trong JJJJJC)

:)
ồ thì ra ý là nói cái chỗ này. tangbong .Cám ơn đạo hữu Hlich.


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

hlich đã viết:tangbong
tâm sát na cuối cùng, hay tốc hành tâm cuối cùng
theo vi diệu pháp thì tâm tốc hành cuối cùng không ở sát na cuối cùng của một kiếp, mà là vài sát na trước đó; theo đúng lý thuyết là vậy :D

cái quan trọng trong tiến trình tái sinh là loạt tâm tốc hành cuối cùng sẽ định đoạt quả thức tái sinh; bởi vậy Đức Phật nhấn mạnh đến sự tỉnh giác trước khi qua đời, trích Kinh Tương Ưng, S,iv,210,

-- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải chánh niệm, tỉnh giác khi thời đã đến (khi mệnh chung). Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

:)

tangbong tangbong tangbong đạo hữu Hlich cùng quí đạo hữu kính.
Theo bt, quan trọng của chúng ta người tu Phật, chính là câu viết trên của đ/h Hlich, mà bt đã bôi đậm, bởi vì Đạo Phật là 1 tôn giáo nhưng đồng thời cũng vượt lên trên cả niềm tin của tôn giáo, tự làm chủ ý chí mình để sống và chết thật toàn thiện.

Đây là cả một vấn đề sâu rộng của đạo Phật, nhưng bt chỉ tha thiết muốn nói đến là "Dòng tâm thức cuối cùng quyết định kiếp sống tới, và tu hành sao cho giờ phút quan trọng đó tâm vẫn còn tỉnh giác"

bt thì rất "ngán" sợ cho kiếp luân hồi, vì mỗi một động niệm nho nhỏ của chúng ta đều có sự tác ý trước đó, tránh cái sanh nghiệp này chẳng phải dễ, nên phải nhìn nó để nó "xấu hổ" mà chạy trốn mình, nhìn cho đến bao giờ thì chẳng biết, nhưng tâm nhìn tâm cũng hơn là tâm nhìn cảnh.
bt lại được biết trong thức tái sinh (kiết sinh thức) có tới 19 tâm quả tục sinh, nhìn vào đó thấy trong ta có đủ chủng tử của 4 cảnh khổ, của tật nguyền, của người tốt, người xấu, của trời. Nếu tu hành đã có thiền định hoặc thể nghiệm sinh diệt thì còn đở, ngoài ra thì phải nổ lực không ngừng.
Nếu quí vị hoan hỉ, và đạo hữu Hlich không ngại, xin nói rộng hơn về tâm sở Tư, rộng hơn là Hành trong Nghiệp & trong Thập Nhị Nhân Duyên, một vấn đề sanh tử trọng đại.

Mong lắm thay.
kính,bt


Ngoaicam
Bài viết: 13
Ngày: 30/01/11 14:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Chí hòa

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngoaicam »

Ôi, liệt sỹ là ân nhân để ta rảnh rang gõ máy. Vậy mà được tặng cho 4 chữ Ma Quỷ Tà thần. Rồi xem như không đáng một xu


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Ôi, liệt sỹ là ân nhân để ta rảnh rang gõ máy. Vậy mà được tặng cho 4 chữ Ma Quỷ Tà thần. Rồi xem như không đáng một xu
Đây Là Diễn Đàn Phật Pháp Chỉ Nói Theo Phật Pháp Không Nói Theo Cái Hiểu Của Thế Gian.

KC Ở Canada Mấy Chục Năm Không Danh Từ Hiểu Liệt Sĩ Nghĩa Là Gì Mà Gọi Là Ân Nhân.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
vấn_đạo
Bài viết: 282
Ngày: 23/02/11 18:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Đến từ nhân quả của chính mình

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi vấn_đạo »

biển tâm đã viết:
hlich đã viết:tangbong
tâm sát na cuối cùng, hay tốc hành tâm cuối cùng
theo vi diệu pháp thì tâm tốc hành cuối cùng không ở sát na cuối cùng của một kiếp, mà là vài sát na trước đó; theo đúng lý thuyết là vậy :D

cái quan trọng trong tiến trình tái sinh là loạt tâm tốc hành cuối cùng sẽ định đoạt quả thức tái sinh; bởi vậy Đức Phật nhấn mạnh đến sự tỉnh giác trước khi qua đời, trích Kinh Tương Ưng, S,iv,210,

-- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải chánh niệm, tỉnh giác khi thời đã đến (khi mệnh chung). Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

:)

tangbong tangbong tangbong đạo hữu Hlich cùng quí đạo hữu kính.
Theo bt, quan trọng của chúng ta người tu Phật, chính là câu viết trên của đ/h Hlich, mà bt đã bôi đậm, bởi vì Đạo Phật là 1 tôn giáo nhưng đồng thời cũng vượt lên trên cả niềm tin của tôn giáo, tự làm chủ ý chí mình để sống và chết thật toàn thiện.

Đây là cả một vấn đề sâu rộng của đạo Phật, nhưng bt chỉ tha thiết muốn nói đến là "Dòng tâm thức cuối cùng quyết định kiếp sống tới, và tu hành sao cho giờ phút quan trọng đó tâm vẫn còn tỉnh giác" cafene

bt thì rất "ngán" sợ cho kiếp luân hồi, vì mỗi một động niệm nho nhỏ của chúng ta đều có sự tác ý trước đó, tránh cái sanh nghiệp này chẳng phải dễ, nên phải nhìn nó để nó "xấu hổ" mà chạy trốn mình, nhìn cho đến bao giờ thì chẳng biết, nhưng tâm nhìn tâm cũng hơn là tâm nhìn cảnh.
bt lại được biết trong thức tái sinh (kiết sinh thức) có tới 19 tâm quả tục sinh, nhìn vào đó thấy trong ta có đủ chủng tử của 4 cảnh khổ, của tật nguyền, của người tốt, người xấu, của trời. Nếu tu hành đã có thiền định hoặc thể nghiệm sinh diệt thì còn đở, ngoài ra thì phải nổ lực không ngừng.
Nếu quí vị hoan hỉ, và đạo hữu Hlich không ngại, xin nói rộng hơn về tâm sở Tư, rộng hơn là Hành trong Nghiệp & trong Thập Nhị Nhân Duyên, một vấn đề sanh tử trọng đại.

Mong lắm thay.
kính,bt
tangbong =D> kinhle Lành thay lành thay, đh bt vì thương đạo chúng nên nói lời này, chánh pháp luôn trường tồn, đệ tử phật luôn có những người thiết tha thắp sáng ngọn đuốc của người tangbong


vấn_đạo
Bài viết: 282
Ngày: 23/02/11 18:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Đến từ nhân quả của chính mình

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi vấn_đạo »

Ngoaicam đã viết:Ôi, liệt sỹ là ân nhân để ta rảnh rang gõ máy. Vậy mà được tặng cho 4 chữ Ma Quỷ Tà thần. Rồi xem như không đáng một xu
=)) Thiếu kiến thức về tưởng uẩn trầm trọng, đề nghị đh học lại 5 uẩn cho thấu suốt , 5 bô kinh nguyên thủy nhất là trung bộ kinh, 4 a hàm -> đào sâu vô vi diệu pháp -> còn chưa hiểu thì có giáo trình cao cấp hơn :D bát nhã ba la mật đa tâm kinh tụng hoài thì hiểu =)) còn hok có kiến thức cứ la làng lên và áp đặt suy diễn người ta gọi tưởng uẩn là tà ma quỷ thần thì đạo hữu đang hoang tưởng nặng. baibaibai Còn nếu đọc qua ngâm cứu rồi vẫn không hiểu có thể post bài lên đây , đạo chúng trong này giải thích cho ai cũng từ bi hết đh yên tâm , nhất là 2 đh kc và vhbk nhiệt tình nhất :D


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính chào các bạn kinhle kinhle kinhle ,

Kính bạn hlich kinhle .
theo vi diệu pháp thì tâm tốc hành cuối cùng không ở sát na cuối cùng của một kiếp, mà là vài sát na trước đó; theo đúng lý thuyết là vậy :D

cái quan trọng trong tiến trình tái sinh là loạt tâm tốc hành cuối cùng sẽ định đoạt quả thức tái sinh; bởi vậy Đức Phật nhấn mạnh đến sự tỉnh giác trước khi qua đời, trích Kinh Tương Ưng, S,iv,210,

-- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải chánh niệm, tỉnh giác khi thời đã đến (khi mệnh chung). Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

:)
Kính bạn Vấn_Đạo kinhle .
tangbong =D> kinhle Lành thay lành thay, đh bt vì thương đạo chúng nên nói lời này, chánh pháp luôn trường tồn, đệ tử phật luôn có những người thiết tha thắp sáng ngọn đuốc của người tangbong
Kính bạn Biển Tâm kinhle .
tangbong tangbong tangbong đạo hữu Hlich cùng quí đạo hữu kính.
Theo bt, quan trọng của chúng ta người tu Phật, chính là câu viết trên của đ/h Hlich, mà bt đã bôi đậm, bởi vì Đạo Phật là 1 tôn giáo nhưng đồng thời cũng vượt lên trên cả niềm tin của tôn giáo, tự làm chủ ý chí mình để sống và chết thật toàn thiện.

Đây là cả một vấn đề sâu rộng của đạo Phật, nhưng bt chỉ tha thiết muốn nói đến là "Dòng tâm thức cuối cùng quyết định kiếp sống tới, và tu hành sao cho giờ phút quan trọng đó tâm vẫn còn tỉnh giác" cafene

bt thì rất "ngán" sợ cho kiếp luân hồi, vì mỗi một động niệm nho nhỏ của chúng ta đều có sự tác ý trước đó, tránh cái sanh nghiệp này chẳng phải dễ, nên phải nhìn nó để nó "xấu hổ" mà chạy trốn mình, nhìn cho đến bao giờ thì chẳng biết, nhưng tâm nhìn tâm cũng hơn là tâm nhìn cảnh.
bt lại được biết trong thức tái sinh (kiết sinh thức) có tới 19 tâm quả tục sinh, nhìn vào đó thấy trong ta có đủ chủng tử của 4 cảnh khổ, của tật nguyền, của người tốt, người xấu, của trời. Nếu tu hành đã có thiền định hoặc thể nghiệm sinh diệt thì còn đở, ngoài ra thì phải nổ lực không ngừng.
Nếu quí vị hoan hỉ, và đạo hữu Hlich không ngại, xin nói rộng hơn về tâm sở Tư, rộng hơn là Hành trong Nghiệp & trong Thập Nhị Nhân Duyên, một vấn đề sanh tử trọng đại.

Mong lắm thay.
kính,bt


NHÂN VÌ SỰ THỂ HIỆN CON ĐƯỜNG CỦA NHÂN LOẠI, LÀ SỰ THỂ HIỆN VỊ GIẢI THOÁT CỦA NHÂN LOẠI. KÍNH LỂ CÁC BẠN kinhle kinhle kinhle .

Kính bạn Biển Tâm.
Đọc xong bài viết của bạn, kính mong được góp ý:
Theo bt, quan trọng của chúng ta người tu Phật, chính là câu viết trên của đ/h Hlich, mà bt đã bôi đậm, bởi vì Đạo Phật là 1 tôn giáo nhưng đồng thời cũng vượt lên trên cả niềm tin của tôn giáo, tự làm chủ ý chí mình để sống và chết thật toàn thiện.
_ VỚI TÔI . BẠN ĐẢ THỂ HIỆN CÁI CHỨNG BIẾT VỀ CÁI BIẾT THIỆT TẾ ĐỐI VỚI BẠN . ( BẠN ĐANG ĐỨNG MỘT MÌNH TRONG CÁI GỌI LÀ KHỔ, NHÂN SANH TỬ NƠI CHÍNH BẠN ).
Đây là cả một vấn đề sâu rộng của đạo Phật, nhưng bt chỉ tha thiết muốn nói đến là "Dòng tâm thức cuối cùng quyết định kiếp sống tới, và tu hành sao cho giờ phút quan trọng đó tâm vẫn còn tỉnh giác" cafene
_ NẾU BẠN TIẾP TỤC TRÊN CON ĐƯỜNG NẦY THẬT TRỌN VẸN, THỜI BẠN: RỎ BẠN , RỎ SANH TỬ.
bt thì rất "ngán" sợ cho kiếp luân hồi, vì mỗi một động niệm nho nhỏ của chúng ta đều có sự tác ý trước đó, tránh cái sanh nghiệp này chẳng phải dễ, nên phải nhìn nó để nó "xấu hổ" mà chạy trốn mình, nhìn cho đến bao giờ thì chẳng biết, nhưng tâm nhìn tâm cũng hơn là tâm nhìn cảnh.
_ KHI BẠN RỎ BẠN, RỎ SANH TỬ. TRONG BẠN ĐẢ CÓ VỊ THANH TỊNH. NHÂN THANH TỊNH BẠN RỎ GÌ LÀ ĐỘNG.
bt lại được biết trong thức tái sinh (kiết sinh thức) có tới 19 tâm quả tục sinh, nhìn vào đó thấy trong ta có đủ chủng tử của 4 cảnh khổ, của tật nguyền, của người tốt, người xấu, của trời. Nếu tu hành đã có thiền định hoặc thể nghiệm sinh diệt thì còn đở, ngoài ra thì phải nổ lực không ngừng.
_ ĐẾN ĐÂY BẠN RỎ CÁI GOI LÀ: SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC ( CÁI THUỘC VỀ SANH TỬ, VỀ NHÂN QUẢ ).

NHÂN ĐỌC NHỬNG BÀI VIẾT CỦA CÁC BẠN. KÍNH MONG ĐƯỢC THỨ LỔI DO GÓP Ý kinhle kinhle kinhle .

nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA.


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

74. Thời gian tái sanh

- Thưa đại đức, ví dụ có hai người ở đây cùng chết, một người được sanh lên cõi trời phạm thiên, một người đầu thai vào xứ Kasmir kế cận đây, thế thì ai sẽ đến trước?

- Cùng đến một lúc, tâu đại vương.

- Xa gần không đồng nhau mà sao lại cùng đến một lượt, thưa đại đức?

- Thế thì đại vương thử nhiếp tâm nghĩ đến xứ sở Alasanda của đại vương đi?

- Trẫm nghĩ rồi.

- Bây giờ đại vương lại nhiếp tâm nghĩ đến xứ sở Kasmir đi!

- Trẫm nghĩ rồi!

- Thời gian mà đại vương nghĩ đến hai xứ sở ấy, xứ sở nào mau hơn?

- Thời gian bằng nhau.

- Tại sao thế? Xứ Alasanda của đại vương cách đây hai trăm do tuần, xứ Kasmir cách đây chỉ có mười hai do tuần mà thời gian đi về lại bằng nhau?

- Quả đúng như thế thật. Nhưng đại đức có thể cho nghe thêm ví dụ nữa được chăng?

- Ví dụ có hai con chim cùng bay, một con tìm đậu nhánh cao, một con tìm đậu nhánh thấp, chúng cùng đậu một lần. Bần tăng thử hỏi đại vương, cái bóng của hai con chim ấy, bóng nào rọi xuống mặt đất trước?

- Cùng một lần, không trước không sau.

- Chúng sanh chấm dứt thọ mạng ở đây, dẫu hóa sanh lên cõi Phạm thiên, dẫu đầu thai vào cảnh người thì thời gian vẫn đồng nhau, không có sau trước, tâu đại vương.

- Đại đức cho nghe thêm ví dụ.

- Đại vương hãy nhìn sắc thân của bần tăng đi?

- Trẫm nhìn rồi.

- Đại vương bỏ bần tăng, và qua cửa kính trên nóc cung điện, nhìn mặt trời thử xem.

- Trẫm nhìn rồi.

- Thời gian mà đại vương nhìn bần tăng ở cạnh đây và thời gian mà đại vương nhìn mặt trời xa xăm kia, có bằng nhau chăng?

Đức vua Mi-lan-đà gật đầu:

- Vậy là trẫm đã hiểu. Sự tái sanh của chúng sanh, dầu ở cảnh giới nào, đều xảy ra trong một niệm, chẳng có xa gần, sau trước!

- Đúng thế, tốc lực tâm đều bằng nhau.

- Quả vậy, thưa đại đức.

* * *

75. Sự liên hệ giữa kiếp này với kiếp kia

Đến đây, đức vua Mi-lan-đà chợt suy nghĩ một hồi lâu rồi nói:

- Thưa đại đức, trẫm có một hoài nghi, một nghi nan. Rằng là chúng sanh chết ở đây đầu thai vào cảnh giới khác, khi đi sanh như vậy chúng có hình tướng hoặc màu sắc nào chăng?

- Chẳng có màu sắc nào, chẳng có hình tướng gì khi chúng sanh đi đầu thai, tâu đại vương. Suốt cả tam tạng, Đức Chánh Đẳng Giác không nói điều ấy.

- Nếu Đức Phật không thuyết điều ấy thì rõ ràng giáo pháp của Đức Phật đồng với ngoại đạo rồi!

- Tại sao đại vương lại suy diễn như vậy?

- Đúng là trẫm suy diễn, nhưng mà trẫm suy diễn y cứ nơi câu nói của đại đức. Nếu chúng sanh đi đầu thai mà không mang theo màu sắc và hình tướng nào cả, như vậy chứng tỏ không có chúng sanh đi đầu thai. Không có chúng sanh đi đầu thai thì cảnh giới mà nó đầu thai cũng không có. Cõi sau không có thì cõi sau nữa cũng không có. Nếu luận điểm như vậy thì khác gì chủ trương của tà sư Gunàjìvaka, là bậc thầy lớn, là bậc trí thức lớn ngoại đạo hằng tuyên bố: "Chẳng có cõi này, cõi sau nên không có chuyện chúng sanh đầu thai vào cõi sau."

- Đại vương hãy nghe bần tăng nói đây.

- Trẫm nghe rõ rồi.

- Đại vương có nói dối không đấy?

- Sao đại đức lại nói thế?

- Làm sao đại vương có thể nghe được lời nói của bần tăng, khi mà lời nói của bần tăng chẳng có màu sắc và hình tướng nào cả? Chẳng có màu xanh, trắng, vàng... hay hình thù như voi, ngựa, xe đi từ miệng của bần tăng sang lỗ tai của đại vương?

Đức vua Mi-lan-đà tán thán:

- Hay lắm, tuyệt vời thay là trí tuệ của đại đức.

- Tâu đại vương! Chúng sanh lìa bỏ cõi đời này đi tìm chỗ tái sanh chẳng có màu sắc, hình thù tướng mạo gì cả đâu. Từ cảnh giới này sang cảnh giới kia ví như tiếng nói của bần tăng đi sang lỗ tai của đại vương vậy!

- Trẫm đã hiểu rồi. Có lẽ trên thế gian này chẳng ai có tuệ giác thâm sâu như đại đức, đã soi rọi làm cho trẫm tiêu tan mọi nghi ngờ. Nhưng từ sự giải đáp của đại đức, trẫm lại phát sanh một nghi nan khác nữa.

- Đại vương cứ nói.

- Nếu tái sanh mà chẳng có màu sắc và hình tướng nào đi ra cả, thì khi đầu thai vào cảnh giới mới, một ngũ uẩn khác sẽ tự nhiên sanh ra chăng? Và như vậy thì nói thiện, nói ác để làm gì? Có sự liên hệ gì giữa nghiệp thiện ác với đời này đời kia đâu? Và cái mà Phật giáo gọi là vòng luân hồi tái sanh thật vô nghĩa lý vậy! Xin đại đức hãy soi sáng cho trẫm điều nghi nan ấy.

- Vâng, thường ngày đại vương có ăn cơm chăng?

- Có.

- Hạt cơm ấy từ đâu ra?

- Từ lúa.

- Lúa ấy tự nhiên sanh ra hay do đại vương bảo nhân dân cày bừa và gieo hạt?

- Dĩ nhiên là phải trải qua công phu gieo cày gặt hái mới có được.

Im lặng một lát, đại đức Na-tiên hỏi tiếp:

- Hạt gạo mà đại vương sai người nấu để ăn chính là hạt lúa mà người nông dân gieo trên ruộng phải chăng?

- Thưa không phải.

- Hay là hạt lúa khác?

- Cũng không phải. Nó có được từ hạt lúa gieo trên ruộng.

Đại đức Na-tiên chợt mỉm cười:

- Thế là đại vương đã tự trả lời câu hỏi của đại vương! Đại vương đã tự trả lời rằng, hạt cơm mà đại vương ăn chẳng phải do tự nhiên sanh mà do công người nông phu gieo cày và gặt hái. Lại nữa, hạt cơm ấy có được dẫu chẳng phải là hạt lúa gieo trên ruộng, nhưng cũng do từ hạt lúa trên ruộng ấy sanh ra. Cũng vậy, ngũ uẩn tuy đã diệt rồi, nhưng nương tựa ngũ uẩn ấy, do các nghiệp thiện ác chi phối mà sanh ra ngũ uẩn mới. Ngũ uẩn mới chính là hạt gạo mà đại vương ăn, nó có được cũng do từ ngũ uẩn cũ, tức là hạt lúa cũ sinh ra. Và đấy chính là sự diễn tiến của vòng luân hồi tái sanh, tâu đại vương.

- Trẫm đã rõ lắm rồi nhưng cho nghe thêm ví dụ.

- Đại vương có tổ chức hội hoa đăng chứ?

- Thưa có.

- Khi đại vương chủ trì hội hoa đăng ấy, đại vương thấy người ta mồi lửa từ cây đèn này sang cây đèn khác chứ?

- Vâng, thấy.

- Thế thì lửa bên cây đèn này tự nhiên nó chạy sang cây đèn bên kia chăng?

- Chẳng phải tự nhiên mà do có người mồi.

- Rồi lửa ở cây đèn sau chính là lửa ở cây đèn trước?

- Không phải.

- Hay chẳng liên hệ gì với nhau?

- Chẳng phải.

- Vậy là đại vương đã tự trả lời. Đại vương đã tự trả lời rằng, chẳng phải ngũ uẩn mới do tự nhiên sanh mà chính do thiện ác tạo tác. Ngũ uẩn mới không phải là ngũ uẩn cũ đầu thai mà do ngũ uẩn cũ cùng với những tạo tác của nó mà sanh ra ngũ uẩn mới. Đại vương đã nắm vững vấn đề rồi chứ?

Đức vua Mi-lan-đà gật đầu rồi hỏi tiếp:

- Ngũ uẩn nói chung, nhưng nói riêng sắc uẩn cũng là vậy chứ.

- Đúng là vậy.

- Thọ và tưởng... cũng thế?

- Đúng là vậy.

- Nhưng sắc thân của chúng sanh dù xấu dù đẹp, dù đui què mẻ sứt hay lành lặn; những cảm thọ vui buồn, cùng những tri giác, ý tưởng v.v... nếu bảo chết là hết thì không đúng, bảo không liên hệ gì nhau cũng không đúng. Trẫm đã hiểu vậy nhưng đại đức có thể thiện xảo cho nghe ví dụ nào cụ thể dễ hiểu nữa chăng?

- Có thể được. Đại vương có cái kiếng soi mặt nào ở đấy chăng?

- Thưa có.

- Đại vương hãy để cái kiếng ấy ở trước mặt đại vương.

- Để rồi.

- Đại vương hãy soi mặt mình vào đấy.

- Soi rồi.

- Đại vương có thấy rõ tai, mắt, mũi của đại vương ở trong kiếng chăng?

- Thưa, thấy rõ rồi.

- Thế là tai, mắt, mũi của đại vương đã đi qua cái kiếng kia rồi phải không?

- Đúng vậy.

- Đại vương hãy xem lại coi thử đại vương có mất tai, mất mắt và mất mũi chăng?

- Không mất.

- Vậy, nói chung là ngũ uẩn, nói riêng là sắc, thọ tưởng... ở kiếp sau nó nương từ sắc, thọ, tưởng của kiếp này mà có, bảo là một cũng sai, bảo là hai cái khác nhau cũng sai vậy. Khi một chúng sanh chết, ngũ uẩn diệt theo, nhưng những nghiệp thiện ác tạo tác như bóng nương theo hình sẽ cấu sanh ngũ uẩn mới, đời sống mới trong bụng mẹ. Mãi mãi như vậy là hành trình luân hồi của chúng sanh trong sáu nẻo.

- Cảm ơn đại đức.

* * *

76. Vào cửa nào để đầu thai?

- Đại đức vừa bảo là ngũ uẩn mới sẽ cấu sinh trong bụng mẹ, vậy thì nó sẽ theo vào cửa nào mới cấu sanh được?

- Nó có vào nhưng chẳng theo cửa nào cả, tâu đại vương!

- Sao lại vô lý như thế được?

- Đại vương có cái hộp nào mang theo đó chăng?

- Thưa có.

- Đại vương có biết trong hộp ấy đựng gì không?

- Nó đựng ngọc ấn và mấy cái triện son của trẫm.

- Vậy thì "cái thấy" của đại vương nó đi vào cửa nào mà biết trong hộp đựng ngọc ấn và triện son?

- À ra vậy!

- Chúng sanh vào bụng mẹ chẳng theo cửa nào cả cũng y như thế, đầu tiên nó đi vào bởi cái tâm sơ khởi gọi là kiết sinh thức; cái thức ấy chẳng có hình thù, tướng mạo gì cả, nó như cái luồng suy nghĩ hay tốc lực tâm của đại vương vụt chạy vào bên trong cái hộp kia vậy.

- Trẫm không còn nghi ngờ gì nữa cả.

* * *
Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - Tỳ Kheo Thích Giới Nghiêm


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

21. Cái gì dẫn dắt đi tái sanh?

Đức vua hỏi:

- Cái gì dẫn dắt chúng sanh đi tái sanh, thưa đại đức?

- Là danh, sắc, tâu đại vương!

- Nghĩa là danh sắc của con người cũ này sanh trở lại?

- Không phải vậy, tâu đại vương! Chính danh sắc này làm các việc thiện ác; và chính do năng lực của nghiệp thiện ác ấy mà một danh sắc khác kế tục được sanh ra để nhận lãnh quả phước hoặc tội đã tạo tác.

- Nếu danh sắc cũ mà không sanh trở lại, thì đời này làm ác, đời sau đâu có chịu tội báo? Và như thế có nghĩa là mình đã thoát khỏi luân hồi sinh tử sao?

- Không phải vậy, tâu đại vương! Chỉ có người không còn gây nhân thiện ác mới chấm dứt tái sanh, chứ nếu còn gây nhân thiện ác thì sẽ sanh trở lại để thọ nhận quả báo, vòng sinh tử vì thế sẽ tiếp nối mãi không ngừng. Danh sắc cũ và danh sắc mới cũng chính là mình đấy chứ không phải ai khác.

- Xin đại đức hãy cho ví dụ.

- Ví như kẻ trộm xoài, chủ nhà bắt được quả tang dẫn đến đại vương nhờ xử trị. Bị cáo cãi rằng: "Hạ thần không hái xoài của người ấy. Trái xoài của anh ta trồng hồi trước chỉ là hạt mầm ở dưới gốc còn trái mà hạ thần hái là trái to ở trên cành. Hạ thần không có ăn trộm." Tâu đại vương! Với lý lẽ như thế, đại vương có xử phạt y được không?

- Thưa đại đức, dẫu có ngụy biện hay ho, trẫm vẫn xử phạt tên ăn trộm kia như thường!

- Sao lại thế được? Y đâu có hái cắp trái của người kia trồng đâu mà xử tội, hở đại vương?

- Đành rằng thế, nhưng mà trái cây y hái trộm ấy cũng do từ trái kia sanh ra, nó nẩy mầm, tăng trưởng mà thành. Cho nên người kia cũng không thoát khỏi tội.

Tỳ khưu Na-tiên gật đầu:

- Cũng như thế đó là danh sắc cũ và danh sắc mới, tâu đại vương . Việc tái sanh từ đời này sang đời kia cũng vậy. Các nghiệp thiện ác trong đời giống như đã gieo hạt giống, nẩy mầm, tăng trưởng, mai sau tất có quả báo.

Đức vua Mi-lan-đà cũng gật đầu:

- Trẫm đã hiểu, nhưng xin Đại đức cho một ví dụ nữa.

- Có thể được. Ví dụ có người đốt lửa sưởi ấm bên bờ ruộng, lửa ấy cháy lan sang một đám ruộng, người chủ ruộng bắt dẫn đến đại vương xử trị. Người đốt lửa tâu rằng: "Lửa của hạ thần đốt lên là lửa khác, lửa cháy ruộng ấy là lửa khác, không phải là lửa của hạ thần." Người kia nói lý như vậy, đại vương có bắt tội chăng?

- Dĩ nhiên là bị tội rồi.

- Vì cớ sao, tâu đại vương?

- Vì lửa cháy ruộng ấy cũng do từ lửa anh ta sưởi ấm trên bờ ruộng mà sanh ra, nên y không thể chạy tội được.

- Cũng vậy, ngon lửa trước là danh sắc cũ, ngọn lửa cháy ruộng tức là danh sắc mới, có được cũng từ danh sắc cũ mà ra.

- Xin cho nghe một ví dụ nữa.

- Ví như người đốt đuốc ngoài sân để ăn cơm, vô ý để tàn lửa bay sang đống rơm, lan sang nhà hàng xóm rồi thiêu rụi cả làng. Dân làng bắt y dẫn đến cho đại vương xử tội. Y cãi cố rằng, lửa cháy nhà là lửa khác còn lửa của y là ở nơi bó đuốc dùng để ăn cơm mà thôi! Đại vương có trị tội được y chăng?

- Trị tội được chứ!

- Vì cớ sao?

- Vì lửa cháy nhà có được là do từ lửa nơi bó đuốc của y.

- Cũng như thế đó là ngũ uẩn cũ và ngũ uẩn mới, tâu đại vương! Ngũ uẩn này (danh sắc cũ) tuy đã tắt nhưng cũng bởi nó mà tạo nên ngũ uẩn mới (danh sắc mới).

- Cho nghe một ví dụ nữa.

- Có người đàn ông nạp lễ vật dạm hỏi một cô gái còn nhỏ, đợi lớn lên hẳn cưới, nhưng sau đó ông ta đi làm ăn xa. Cô gái lớn lên, có người đàn ông khác đem lễ vật hậu hỉ đến cưới đem đi. Người đàn ông đi làm ăn xa trở về vác đơn thưa kiện. Người kia cãi rằng: "Vợ cũ của anh chỉ là một cô bé, còn vợ của tôi đây là một thiếu nữ." Vậy thì trường hợp ấy, đại vương xử cho ai thắng?

- Dĩ nhiên là cho người đàn ông trước thắng kiện.

- Tại sao lại như thế?

- Vì thiếu nữ kia cũng từ cô bé mà trưởng thành chứ có phải là người khác đâu.

- Cũng như thế đó là thân này và thân kia, danh sắc cũ và danh sắc mới, tâu đại vương!

- Đại đức còn có ví dụ nào nữa chăng?

- Có thể được, tâu đại vương! Ví như có người đến một chủ nuôi bò mua sữa. Mua xong, anh ta gởi bình sữa lại hẹn lát sau đến lấy, nhưng vì bận việc, hôm sau mới tới lấy sữa. Nhưng sữa đã chua, anh ta bảo rằng, anh không mua sữa chua và yêu cầu chủ bò đổi bình sữa mới. Người chủ bò không chịu, bảo rằng sữa chua là vì để cách đêm chứ không phải là sữa khác. Thế rồi hai người cãi vả nhau. Trường hợp đại vương thì đại vương xử cho ai được kiện?

- Chủ nuôi bò.

- Tại sao?

- Sữa để cách đêm thì nó chua chứ có phải là sữa khác đâu.

- Danh sắc cũ tạo nghiệp thiện ác nên có được danh sắc mới cũng y như thế, tâu đại vương .

- Trẫm hoàn toàn lãnh hội rồi, cảm ơn đại đức!

* * *

Kinh Mi Tiên Vấn Đáp - HT Thích Giới Nghiêm


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong kinhle kinhle kinhle Kính cám ơn đạo hữu Mymamut. Ở nơi quí vị sẵn có những gì bt cần học.
Những điều dưới đây bt nguyện giữ gìn trong cuộc sống, dù mình còn là kẻ bắt đầu, tuy vậy vẫn đem an lành thanh tịnh đến cho người chung quanh.

* Kiên nhẫn lắng nghe..... (nhẫn nhục)
*Tạm dẹp cái biết của mình (bố thí)
*Phái xem đây là cơ hội học thêm (trì giới)
*Luôn xem lại mình còn có gì cần bỏ (xuất gia)
*Kiên trì lắng nghe, hành thiện cho đến cùng (tinh tấn)
*Hành theo lời nói & nói theo hành động (chân thật)
*Quay vào trong để thấy ta và người không còn (tâm từ)
*Không xao lãng lắng nghe & hành thiện (thiền định)
*Suy tư trong chánh niệm (trí tuệ)
*"con phải giữ tâm sao cho như đất" lời Phật dạy (tâm xã)

kính,bt


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]43 khách