Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Tùy duyên, đa số nói với những người thế gian ( không phải là Phật tử), thì nói linh hồn họ sẽ dễ hiểu hơn so với nói thân trung ấm hay a lại gia thức …

Chẳng hạn mình nói không có linh hồn, mà có a lại gia thức hay thân trung ấm, những người ít học sẽ khó mà nắm bắt. Đôi khi lại hiểu lầm. Chứ bây giờ mà nói, đạo Phật không công nhận có linh hồn, mà chỉ có sự tồn tại của a lại gia thức. thân trung ấm… Đôi khi họ lại nghĩ chẳng có linh hồn, còn a lại gia thức chắc nằm trong cơ thể, vậy chết là hết … Ta nói một đằng đôi khi người ta lại hiểu một nẻo.


Nếu nói với họ, có thể gọi là linh hồn để họ dễ hiểu, nhưng phải kèm theo là :” trong cách hiểu của thế gian gọi là linh hồn, nhưng trong đạo phật gọi là a lại gia thức hay thân trung ấm..”. Cũng tùy duyên mà nói Pháp.

Quỳnh Nga nghĩ vậy.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
vấn_đạo
Bài viết: 282
Ngày: 23/02/11 18:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Đến từ nhân quả của chính mình

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi vấn_đạo »

binh đã viết:Kinh nói Khởi niệm tức là tạo nghiệp. Vì sao ? vì có niệm tức là có phân biệt, có phân biệt tức là có năng, sở => có năng, sở tức là có ta và cái không phải ta => có mọi thứ. mà như vậy tức là đã tạo nghiệp. vì có tạo nghiệp thì mới có chính báo và y báo. Chính báo là ta, còn y báo là thế giới ta nuơng tựa.
Cho nên ta là kết quả của "tâm bất giác động" hay là kết quả của niệm khởi đầu. Cái niệm khởi đầu ấy tức cái tâm bất giác, gọi là vô minh.
Vậy niệm là nhơn và ta là quả. Hay vô minh là nhơn, ngã là quả.
Đây là nghĩa rộng của chữ nghiệp.

Còn nếu nói luật nhơn quả tạo ra nghiệp mà nghiệp đó đi tái sanh thì không đúng
Ví như có một người làm lỗi. Tòa tuyến án phải đi đày
Thì người đó là tác nhơn phải đi đày, chứ không phải bản án đó đi đày

Cũng thế, hành động tạo ra nghiệp, thì người làm hành động đó phải nhận quả báo chứ không phải nghiệp nhận quả báo
Ta phảỉ hiểu rằng "nghiệp" tức là "bản án" mà luật nhơn quả đã phán quyết.
Do đó cái tác nhân hành động tạo nghiệp phải đi đầu thai chứ không phải nghiệp đi đầu thai.
Tác nhân đó là NGÃ. (là Mạt na thức)

Còn nói rộng ra thì nghiệp tức là ngã. , vì có nghiệp mới phải chịu nghiệp báo,
Vậy tôi xin tóm tắt ý của đh bình về mạt na thức và a lại da thức:
1./Niệm là nhân -> Ta là qủa => Vô minh là nhân -> Ngã là quả
=> Niệm = vô minh vì ta= ngã
2./ Ngoài 6 thức, còn 2 thức là mạt na thức và a lại da thức
3./Phán xét Luật nhân quả => Mạt na thức(ngã) gánh chịu , nhiều hay ít là do (nghiệp)
4./nghiệp=ngã => mạt na thức=hành

1./vậy đh hãy chứng minh bằng luận giải logic cho tôi thấy niệm=vôminh?
2./và đh hãy chứng minh cho tôi thấy mạt na thức=hành uẩn?
3./Quan trọng nhất đh hãy chứng minh cho tôi NGÃ=MẠT NA THỨC
vì đó là những khái niệm đh hiểu cho tới tận giờ phút này, nếu đh hiểu đh hãy luận giải và chứng minh 1 cách logic.

Bây giờ tôi sẽ chứng minh bằng luận giải của tôi để cho đh thấy chỗ chết người khi nhận mạt na thức là ngã -> tái sinh

1./Theo đh bình Mạt na thức(ngã) là dòng thức lưu chuyển tiếp tục khi 5 uẩn tan rã => dẫn đến tái sinh -> CHỨNG TỎ MẠT NA THỨC THƯỜNG CÒN ,VĨNH CỮU
=>Điều này hoàn toàn sai lầm vì thế tôn đã nói trong kinh Vô Ngã Tướng:"Thức là thường hay vô thường?-Là vô thường, bạch thế tôn" -> khái niệm sai dẫn đến sai hàng loạt -> nếu cho rằng mạt na thức là thường còn tức phủ nhận chân lý vô thường của thế tôn -> theo tôi -> SAI LẦM TRẦM TRỌNG

2./ Trích kinh ananda:"Do chấp thủ gì, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ. Do chấp thủ sắc, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ. Do chấp thủ thọ... tưởng... các hành... Do chấp thủ thức, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ.
=>bất cứ hiểu điều gì là ngã, KỂ CẢ A LẠI DA THỨC VÀ MẠT NA THỨC=> CHẤP NGÃ => SAI LẦM.

3./ Cho rằng còn tồn tại thức 7,8 khi ngũ uẩn tan rã là sai, khi thế tôn dạy trong bài kinh kiên cố (trường bộ kinh) 1 cách rõ ràng về thức:"Khi thức diệt, ở đây mọi thứ đều diệt tận". Chấp nhận còn 2 thức đó là đi ngược lại lời thế tôn dạy -> Thế tôn không bao giờ sai

Quá trình chết và tái sinh được mô tả thế nào trong vi diệu pháp(thắng pháp tập yếu)????

Trích:"Janakakamma (sanh nghiệp) là nghiệp chi phối sự sanh trưởng trong một đời sau. Sự chết của con người chỉ là sự kết liễu tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Chính tâm sát na cuối cùng định đoạt đời sống tương lai của con người."
-> Chính tâm sát na cuối cùng định đoạt kiếp sau của chúng ta => NÓI MẠT NA THỨC LÀ SAI

Để giải thích cho đoạn trên rõ hơn ta xem đọan kinh này:

"Ðối với những người sắp sửa chết, trong khi lâm chung, do sức mạnh của nghiệp, một trong những tướng sau đây được khởi ra trong một trong sáu cửa.

1. Một nghiệp có khả năng khiến cho tái sanh trong đời sau được khởi tùy theo trường hợp.

2. Hay là một nghiệp tướng là một vật như sắc v.v... mà trước kia đã từng được dùng trong khi làm nghiệp ấy.

3. Hay là một thú tướng phải được và phải thực nghiệm trong đời sống khởi lên ngay tiếp theo đó.

Liền theo đó, y cứ theo đối tượng được khởi lên, tùy theo với nghiệp cần phải được thuần thục, hoặc thanh tịnh hay nhiễm ô, và phù hợp với cảnh giới sẽ được tái sanh, dòng tiềm thức luôn luôn được trôi chảy, hướng phần lớn về cảnh giới ấy. Hay cái nghiệp có khả năng khiến cho tái sanh ấy hiện khởi đến với căn môn với tư cách là một tác động mới."

VÀ ĐÂY LÀ ĐOẠN KINH MINH CHỨNG CHO SỰ VÔ THƯỜNG CỦA THỨC -> KHÔNG CÓ GÌ LÀ THƯỜNG CÒN MÃI MÃI CẢ

Trích:"Ðối với người sắp chết, hoặc đến cuối lộ trình tâm của người ấy, hoặc khi hữu phần bị diệt, tử tâm, giai đoạn cuối cùng của đời sống hiện tại, khởi lên rồi diệt. Khi tâm ấy được diệt trừ, tiếp ngay sau tâm ấy, y-cứ trên đối tượng được thâu nhận như vậy, hoặc có tâm (hadaya) làm căn cứ địa hay không có, kiết sanh tâm khởi lên và được thiết lập trong đời sau, kiết sanh tâm này bị thúc đẩy bởi vô minh tùy miên, căn cứ vào ái tùy miên, sanh ra bởi nghiệp, câu hữu với những tâm sở tương ưng, hành động như tâm xung phong cho những tâm sở câu hữu, và tiếp nối những đời sống với nhau"

ĐOẠN KINH NÀY GIẢNG GIẢI RÕ HƠN VỀ SÁT NA CHUYỂN TIẾP GIỮA CHẾT VÀ TÁI SINH

Trích:"Lấy một trong ba tướng kể trên làm đối tượng, lộ trình của tâm tuần tự diễn tiến, dầu cho sự chết có đến hết sức bất thần và lập tức. Sau đây là lộ trình tâm của một người sắp chết và được sanh lên cõi người, và đối tượng của người này là một thiện nghiệp.

Tâm Bhavanga (hữu phần) dừng lại và rung động hai tâm sát-na rồi diệt, tiếp theo là Ý môn hướng tâm (manodvàràvajjana) khởi lên rồi diệt. Tiếp đến là Javana (tốc hành tâm) chỉ có năm tâm sát-na chớ không phải bảy như thường lệ vì yếu ớt. Vì vậy tâm này thiếu khả năng dẫn sanh mà chỉ có khả năng điều hành cho một đời sống mới Abhinavakarana. Ðối tượng trong trường hợp này là thiện, tâm của người này là thiện, không cần nhắc bảo hay phải được nhắc bảo, câu hữu với hỷ tương ưng hay không tương ưng với trí, tùy theo trường hợp. Tâm đồng sở duyên (Tadàlambana), có công tác ghi giữ hay ghi nhận trong hai sát-na, đối tượng được nhận thức, có thể sanh hay không, tiếp đến là Tử tâm (cuticitta), sát-na tâm cuối cùng trong đời hiện tại. Có người hiểu lầm là đời sống kế tiếp bị định đoạt chi phối bởi Tử tâm cuối cùng này. Sự thật chính Tốc hành tâm mới chi phối đời sống đời sau. Khi tử tâm diệt, sự chết mới thiệt bắt đầu. Bắt đầu từ đây, không có một sắc nào do tâm tạo và do ăn uống tạo được tạo ra (cittaja và àhàraja rùpa). Chỉ có các sắc do khí nóng tạo ra (utuja) được tạo ra cho đến khi thi thể trở thành tro bụi."


Còn đây là trong vi diệu pháp giảng giải của thầy giác chánh giải thích rõ về tử tâm và tâm tục sinh như thế nào sự chuyển giao thế nào, phù hợp với thập nhị nhân duyên ra sao
Trích:" Tâm Tử là sát na cuối cùng (tâm Hộ Kiếp diệt lần chót) của đời sống cũ. Tâm Tục Sinh là sát na đầu tiên của kiếp sống mới. Theo định luật, khi tục sinh phải diễn tiến đủ 14 sát na tâm Hộ Kiếp và 7 sát na tâm Ðổng Tốc trong lộ Tục sinh. Lý do tục sinh phải là tâm Tham" => Chính vì không ly tham nên không đoạn diệt vô minh , nên mãi mãi luân hồi sinh tử


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Có người hiểu lầm là đời sống kế tiếp bị định đoạt chi phối bởi Tử tâm cuối cùng này. Sự thật chính Tốc hành tâm mới chi phối đời sống đời sau.
Câu này đúng theo vi diệu pháp nam truyền, cho nên câu này
Chính tâm sát na cuối cùng định đoạt kiếp sau của chúng ta
Không đúng. Phải nói là loạt tốc hành tâm tạo nghiệp (javana citta) cuối cùng. Loạt tốc hành tâm cuối cùng định đoạt quả thức tái sinh (patisandhi citta, thuộc loại vipaka, quả)

Theo vi diệu pháp nam truyền thì có dòng thức tương tục (citta-santati) tiếp nối các kiếp sống. Một kiếp sống được bắt đầu với thức tái sinh (patisandhi citta) và chấm dứt với tử thức (hay tử tâm, cuti citta). Trong khoảng giữa là các loạt tâm hữu phần (bhavanga citta), tâm tạo nghiệp (tốc hành tâm, javana citta), tâm quả (cảm nhận nghiệp quả, vipaka citta).

Duy thức có căn bản từ truyền thống vi diệu pháp bắc truyền cho nên đại cương cũng tương đồng với vi diệu pháp nam truyền.

A lại da thức = tâm hữu phần
Mạt na thức = ý/căn

Tuy nhiên vì duy thức là một hệ thống vi diệu pháp phức tạp nên nói nhiều về a lại da và mạt na thức trong khi đó thì vi diệu pháp nam truyền chỉ đề cập sơ sài về tâm hữu phần và ý/căn.

Để tránh sự hiểu lầm và chấp dòng thức tương tục là ngã thường bất biến, duy thức nói dòng thức này hằng chuyển, tức là luôn biến chuyển.

Khi một hữu tình chấm dứt một kiếp thì dòng tâm hữu phần (hay a lại da thức) đưa quả thức tái sinh (hay chủng tử trong a lại da thức) duyên cho một hữu tình mới.

Vì mạt na thức là ý căn có tính cách cục bộ riêng rẽ cho một hữu tình nên nó cũng chấm dứt theo một hữu tình. Tuy nhiên, một ý căn mới sẽ được thành hình ngay khi quả thức tái sinh duyên cho một hữu tình mới.

Trong 12 nhân duyên thì hành duyên thức, thức duyên danh sắc. Trong tiến trình tái sinh thì hành thường được coi là nghiệp, thức là quả thức tái sinh, và danh sắc là một hữu tình mới. Cho nên cái trực tiếp duyên cho một hữu tình mới là quả thức tái sinh.

Phải nhớ là không có cái gì tái sinh, mà là có cái được sinh ra duyên cho sự tái sinh. Cái được sinh ra từ một cái trước đó, ra rồi duyên, duyên rồi diệt. Một dòng tương tục sinh diệt theo nhân quả, không có bóng dáng của một ngã thường bất biến.

:)


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Theo Abhidhamma, dòng tốc hành cuối cùng „bắt“ đối tượng thiện hoặc bất thiện chính là nghiệp cận tử, kế tiếp tâm tử sanh lên biết cùng cảnh đó trong 1 sátna, tiếp đến là tâm tục sinh cũng biết cùng cảnh đó, và rồi đến tâm hộ kiếp đầu tiên làm nhiệm vụ duy trì kiếp sống mới, tâm này lại cũng biết cùng cảnh giống như tâm tục sinh. Nếu đi xa hơn nữa thì trong đời sống tâm hộ kiếp vẫn thường xuyên biết cảnh đầu tiên đó. Thế nên chúng ta vẫn thường nói "nghiệp bất thiện hay thiện này đã từ vô lượng kiếp trước" , mới biết chỉ có miên mật tu chỉnh, trực diện tâm thì mới làm nghiệp mỏng dần.

Theo bt, gọi là tâm sát na cuối cùng, hay tốc hành tâm cuối cùng định đoạt kiếp sống sau, thấy cũng đều đúng.

Theo Duy thức, nghiệp lực do thức thứ 6 tạo nên, nội kết thành tiềm năng & được tàng trữ trong thức thứ 8, là nghiệp chủng tử.

Sự sanh khởi & hoại diệt của nghiệp lực đồng thời với sự sanh khởi & hoại diệt của ngã tướng & pháp tướng.

Nghiệp & Hành (dòng diễn biến liên tục của ý) rất giống nhau về hành động & năng lực tạo tác, riêng Hành lại còn ươm mầm thúc đẩy cho nghiệp chủng tử không ngừng sanh khởi, từ thân khẩu ý thì nó hiện hành, ở tàng thức thì nó biến đổi.

Tâm sinh lên và diệt đi nên không bao giờ thường còn, nhưng có lẽ do gọi là “dòng tâm thức” nên luôn có sự hiểu lầm.

Một chút chia xẻ thật "bình dân"
Kính,bt


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tâm sát na cuối cùng, hay tốc hành tâm cuối cùng
theo vi diệu pháp thì tâm tốc hành cuối cùng không ở sát na cuối cùng của một kiếp, mà là vài sát na trước đó; theo đúng lý thuyết là vậy :D

cái quan trọng trong tiến trình tái sinh là loạt tâm tốc hành cuối cùng sẽ định đoạt quả thức tái sinh; bởi vậy Đức Phật nhấn mạnh đến sự tỉnh giác trước khi qua đời, trích Kinh Tương Ưng, S,iv,210,

-- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải chánh niệm, tỉnh giác khi thời đã đến (khi mệnh chung). Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
do gọi là “dòng tâm thức” nên luôn có sự hiểu lầm
không phải sự hiểu lầm đến từ tên gọi mà thực sự theo luận thuyết thì đó là "dòng" (santati); và cũng bởi vậy mà sự chấp ngã là điều vi tế và hầu hết mọi người dễ rơi vào ... cho đến khi Đức Phật ra đời
nghiệp lực do thức thứ 6 tạo nên
nghiệp lực từ vô minh; cho nên thức thứ sáu định đoạt hướng đi hơn là tạo nghiệp lực; thức thứ sáu lèo lái hướng dẫn nghiệp lực đi vòng vòng lục đạo cho đến khi khéo lèo lái vào bát chánh đạo thì mới mong tiêu hết nghiệp lực

:)


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

theo vi diệu pháp thì tâm tốc hành cuối cùng không ở sát na cuối cùng của một kiếp, mà là vài sát na trước đó; theo đúng lý thuyết là vậy .
tangbong cám ơn đạo hữu Hlich.
Xin đạo hữu hoan hỉ giải thích chỗ này thêm được không ? Thanks


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

đ/h bt,

để mình mượn đoạn trích mà đ/h vấn_đạo trích dẫn "Thắng Pháp Tập Yếu"; đoạn này diễn tả tiến trình tâm của một người sắp chết,

Tâm Bhavanga (hữu phần) dừng lại và rung động hai tâm sát-na rồi diệt, tiếp theo là Ý môn hướng tâm (manodvàràvajjana) khởi lên rồi diệt. Tiếp đến là Javana (tốc hành tâm) chỉ có năm tâm sát-na chớ không phải bảy như thường lệ vì yếu ớt. Vì vậy tâm này thiếu khả năng dẫn sanh mà chỉ có khả năng điều hành cho một đời sống mới Abhinavakarana. Ðối tượng trong trường hợp này là thiện, tâm của người này là thiện, không cần nhắc bảo hay phải được nhắc bảo, câu hữu với hỷ tương ưng hay không tương ưng với trí, tùy theo trường hợp. Tâm đồng sở duyên (Tadàlambana), có công tác ghi giữ hay ghi nhận trong hai sát-na, đối tượng được nhận thức, có thể sanh hay không, tiếp đến là Tử tâm (cuticitta), sát-na tâm cuối cùng trong đời hiện tai.

vẽ ra thì như thế này .....JJJJJTTC hoặc .....JJJJJC

C: cuti citta, tử tâm, luôn ở sát na cuối cùng
J: javana citta, tốc hành tâm, kéo dài năm sát na
T: tadalambana, tâm đồng sở duyên, có thể sanh hay không, sanh thì kéo dài hai sát na (như trong JJJJJTTC), không sanh thì không có (như trong JJJJJC)

:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cám ơn ĐH Hlich

How have you been?


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
vấn_đạo
Bài viết: 282
Ngày: 23/02/11 18:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Đến từ nhân quả của chính mình

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi vấn_đạo »

hlich đã viết:tangbong
Có người hiểu lầm là đời sống kế tiếp bị định đoạt chi phối bởi Tử tâm cuối cùng này. Sự thật chính Tốc hành tâm mới chi phối đời sống đời sau.
Câu này đúng theo vi diệu pháp nam truyền, cho nên câu này
Chính tâm sát na cuối cùng định đoạt kiếp sau của chúng ta
Không đúng. Phải nói là loạt tốc hành tâm tạo nghiệp (javana citta) cuối cùng. Loạt tốc hành tâm cuối cùng định đoạt quả thức tái sinh (patisandhi citta, thuộc loại vipaka, quả)

Theo vi diệu pháp nam truyền thì có dòng thức tương tục (citta-santati) tiếp nối các kiếp sống. Một kiếp sống được bắt đầu với thức tái sinh (patisandhi citta) và chấm dứt với tử thức (hay tử tâm, cuti citta). Trong khoảng giữa là các loạt tâm hữu phần (bhavanga citta), tâm tạo nghiệp (tốc hành tâm, javana citta), tâm quả (cảm nhận nghiệp quả, vipaka citta).

Duy thức có căn bản từ truyền thống vi diệu pháp bắc truyền cho nên đại cương cũng tương đồng với vi diệu pháp nam truyền.

A lại da thức = tâm hữu phần
Mạt na thức = ý/căn

Tuy nhiên vì duy thức là một hệ thống vi diệu pháp phức tạp nên nói nhiều về a lại da và mạt na thức trong khi đó thì vi diệu pháp nam truyền chỉ đề cập sơ sài về tâm hữu phần và ý/căn.

Để tránh sự hiểu lầm và chấp dòng thức tương tục là ngã thường bất biến, duy thức nói dòng thức này hằng chuyển, tức là luôn biến chuyển.

Khi một hữu tình chấm dứt một kiếp thì dòng tâm hữu phần (hay a lại da thức) đưa quả thức tái sinh (hay chủng tử trong a lại da thức) duyên cho một hữu tình mới.

Vì mạt na thức là ý căn có tính cách cục bộ riêng rẽ cho một hữu tình nên nó cũng chấm dứt theo một hữu tình. Tuy nhiên, một ý căn mới sẽ được thành hình ngay khi quả thức tái sinh duyên cho một hữu tình mới.

Trong 12 nhân duyên thì hành duyên thức, thức duyên danh sắc. Trong tiến trình tái sinh thì hành thường được coi là nghiệp, thức là quả thức tái sinh, và danh sắc là một hữu tình mới. Cho nên cái trực tiếp duyên cho một hữu tình mới là quả thức tái sinh.

Phải nhớ là không có cái gì tái sinh, mà là có cái được sinh ra duyên cho sự tái sinh. Cái được sinh ra từ một cái trước đó, ra rồi duyên, duyên rồi diệt. Một dòng tương tục sinh diệt theo nhân quả, không có bóng dáng của một ngã thường bất biến.

:)
tangbong đh hlich, trong phần này đh bình đã luận giải 4 vấn đề trên và chưa đưa ra luận giải tiếp , nay đh đưa ra luận giải về mạt na thức và a lại da thức nên chúng ta sẽ thảo luận trên luận giải của chúng ta, chúng ta sẽ không kết luận là đúng sai theo kiểu chân lý mà mọi người phải chấp nhận, mà chúng ta sẽ kết luận đúng sai theo hiểu biết của ngã chúng ta, và dù có đúng hay sai với riêng chúng ta, thì nó cũng sẽ giúp trau dồi thêm cho sự tu học của chúng ta, và những gì chúng ta thảo luận là những gì chúng ta cho là đúng đến thời điểm này, với riêng mỗi chúng ta, do đó, hy vọng đh hlich hay bất cứ ai có luận giải rõ ràng, dù đúng hay sai cứ đưa ra nhưng nên nói rõ là mình dựa vào đâu và vì sao như thế, nếu được như thế thì sự tu học về chánh kiến của chúng ta sẽ ngày càng tiến bộ không ngừng. Và đâu là nền tảng chung để chúng ta đứng trên đó thảo luận với nhau ? Là tam pháp ấn khổ, vô thường, vô ngã, là thập nhị nhân duyên, là luật nhân quả=>Đó chính là những tiền đề chân lý căn bản nhất để thảo luận, vì dù học bất cứ pháp môn nào chúng ta cũng phải trải qua những cái CĂN BẢN KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN NÀY VÌ NÓ LÀ CHÂN LÝ, Đức phật là người tuyên thuyết là người mở đường, và sau này nếu có ai phát biểu PHÁP LÀ THƯỜNG CÒN -> THÌ HỌ PHẢI XEM LẠI CHÍNH BẢN THÂN HỌ, COI HỌ CÒN LÀ 1 NGƯỜI ĐỆ TỬ PHẬT HAY KHÔNG, KHI CHÍNH HỌ PHỦ NHẬN PHÁP ẤN MÀ PHẬT ĐÃ TUYÊN THUYẾT , NẾU BẤT CỨ ĐH NÀO DÙNG LUẬN CỨ BẤT KỲ MÔN PHÁI NÀO ĐỂ PHỦ NHẬN SỰ VÔ THƯỜNG MÀ PHẬT ĐÃ TUYÊN THUYẾT THÌ THEO TÔI LUẬN CỨ ĐÓ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ VÀ ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ 1 ĐỆ TỬ PHẬT CÓ CHÁNH KIẾN MÀ LÀ TÀ KIẾN.

Và 1 điều quan trọng ta phải phân biệt cho rõ là:
1./Kinh -> do Thế Tôn thuyết
2./Luận -> do Tổ soạn ra
Mức độ chính xác và uyên bác thì ai cao hơn ai, ai có thể hiểu rõ ai hơn ?????Do đó cùng 1 ý cái nào trích từ kinh là chính xác nhất, kế đó mới tới luận -> nếu kinh nói A, mà luận nói B -> thì phải xem lại luận đó có phù hợp với Tam pháp ấn, Luật nhân quả, lý duyên sinh hay không?Trong thảo luận ta không thể mắt nhắm mắt mở đưa ra 1 luận cứ mà không xác đáng, nếu không xác đáng thì không thể thảo luận.

Theo đh hlịch:

A lại da thức=Tâm hữu phần
Mạt na thức=ý căn

Đó là luận giải của đh hlich mà chưa có sự minh chứng rõ ràng cho phần trên, còn bây giờ chúng ta khảo sát qua khái niệm thế nào là tâm hữu phần, thế nào là ý căn, từ đó so sánh với a lại da thức và mạt na thức thì chúng ta sẽ rút ra kết luận là chúng có giống nhau hay không.

1./Mạt na thức cũng có tên là ý căn. Bởi vì ý thức dựa vào nó mà hiện sanh. Duy thức học bài số năm chép rằng:

Thử dĩ nhị năng biến.
Thị thức danh vi Mạt na.
Y chỉ chuyển duyên hỉ.
Tư lường vi tánh tướng.
=> Khái niệm mạt na thức đại diện cho ý căn cần phải được xem xét lại, nếu nói mạt na thức(nếu có) là 1 thành phần của ý căn thì có logic còn nói mạt na thức = ý căn là không logic vì sao vì ý căn đâu chỉ có mạt na thức(nếu có) không. Kinh pháp cú nói rất rõ trong phẩm song yếu:
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
-> nếu nói mạt na thức(nếu có) là sai vì thế tôn không dùng 1 thành phần của thức đại diện trong câu kinh trên. Ai dùng khái niệm mạt na thức = ý căn là sai lầm

2./Tâm hữu phần:"Dòng tâm thức này được gọi là Bhavanga vì là một thành phần của sự sống. Ðến cuối cùng đời sống, khi người ấy lâm chung, dòng tâm thức trở thành Tử tâm (cuticittam) rồi diệt." -> tâm hữu phần không bao giờ thường còn mãi mãi

Còn a lại da thức được hiểu thế nào trong thành thật duy thức luận:
Tụng đáp:

Ðầu, thức A lại da.

Dị thục, Nhất thiết chủng.

Không thể biết chấp, thọ.

Xứ, liễu. Tương ưng xúc,

Tác, ý, thọ, tưỏng, tư.

Và chỉ có xả thọ.

Tánh vô phú vô ký.

Tánh xúc cũng như thế,

Hằng chuyển như nước, dốc,

A la hán bỏ hết.
=>Hằng chuyển như nước,dốc -> tức mãi mãi tồn tại, không bao giờ bị ngắt quãng
Tóm lại nói tâm hữu phần=a lại da thức là gán ghép không có logic => dẫn đến sai lầm hàng loạt.
Tóm lại mạt na thức và a lại da thức là khái niệm bên duy thức,còn thời tại thế đức thế tôn không có khái niệm này, nếu cho rằng thời thế tôn ngài không hiểu mạt na thức và a lại da thức nên không đề cập mà để đến đời sau các tổ chỉ ra thì có điều gì gượng ép không??? cafene

Để rộng đường tham khảo tôi xin trích trong bộ phân tích của tạng vi diệu pháp,phân tích rất rõ ràng về thức uẩn, và nếu ai có thể chỉ cho tôi thấy cái nào là a lại da thức, cái nào là mạt na thức thì tôi vô cùng chân thành cám ơn quý đh tangbong :

THỨC UẨN (Viññānakkhandho)

[26] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ THỨC UẨN?

Bất cứ thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, xa hoặc gần, mà gom chung, tổng kết lại. Ðây gọi là thức uẩn.

[27] Ở ÐÂY, THỨC QUÁ KHỨ[40] LÀ THẾ NÀO?

Thức nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biên diệt, đã biến hoại, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ, tức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Ðây gọi là thức quá khứ.

Ở ÐÂY THỨC VỊ LAI[41] LÀ THẾ NÀO?

Thức nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa phát khởi, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa dậy khởi, chưa ứng khởi, chưa xẩy đến, gom lại thành phần vị lai, tức là nhãn thức... (trùng)... ý thức. Ðây gọi là thức vị lai.

Ở ÐÂY, THỨC HIỆN TẠI[42] LÀ THẾ NÀO?

Thức nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang hiện khởi, đang phát khởi, đang sanh khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là nhãn thức... (trùng)... ý thức. Ðây gọi là thức hiện tại.

[28] Ở ÐÂY THỨC BÊN TRONG[43] LÀ THẾ NÀO?

Thức nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là nhãn thức... (trùng)... ý thức. Ðây gọi là thức bên trong.

Ở ÐÂY THỨC BÊN NGOÀI[44] LÀ THẾ NÀO?

Thức nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là từ nhãn thức... (trùng)... ý thức. Ðây gọi là thức bên ngoài.

[29] Ở ÐÂY THỨC THÔ THỨC TẾ[45] LÀ THẾ NÀO?

Thức bất thiện là thô, thức thiện và vô ký là tế; thức thiện và bất thiện là thô, thức vô ký là tế; thức tương ưng thọ khổ là thô, thức tương ưng thọ lạc và phi khổ lạc là tế; thức tương ưng thọ lạc và khổ là thô, thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tế; thức của người không nhập thiền là thô, thức của người nhập thiền là tế; thức cảnh lậu là thô, thức phi cảnh lậu là tế; hoặc do so sánh thức nầy thức kia mà được nhận là thức thô thức tế.

[30] Ở ÐÂY, THỨC XẤU THỨC TỐT[46] LÀ THẾ NÀO?

Thức bất thiện là xấu, thức thiện và vô ký là tốt; thức thiện và bất thiện là xấu, thức vô ký là tốt; thức tương ưng thọ khổ là xấu, thức tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc là tốt; thức tương ưng thọ lạc là khổ là xấu, thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tốt; thức của người không nhập thiền là xấu, thức của người nhập thiền là tốt; thức cảnh lậu là xấu, thức phi cảnh lậu là tốt; hoặc so sánh thức nầy thức kia mà được nhận là thức xấu thức tốt.

[31] Ở ÐÂY THỨC XA[47] LÀ THẾ NÀO?

Thức bất thiện xa với thức thiện và vô ký; thức thiện và vô ký xa với thức bất thiện; thức thiện xa với thức bất thiện và vô ký; thức bất thiện và vô ký xa với thức thiện; thức vô ký xa với thức thiện và bất thiện; thức thiện và bất thiện xa với thức vô ký; thức tương ưng thọ khổ xa với thức tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc; thức tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc xa với thức tương ưng thọ khổ; thức tương ưng thọ lạc xa với thức tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc; thức tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc xa với thức tương ưng thọ lạc; thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc xa với thức tương ưng thọ lạc và khổ; thức tương ưng thọ lạc và thọ khổ xa với thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc; thức của người không nhập thiền xa với thức của người nhập thiền, thức của người nhập thiền xa với thức của người không nhập thiền, thức cảnh lậu xa với thức phi cảnh lậu; thức phi cảnh lậu xa với thức cảnh lậu. Ðây được gọi là thức xa.

Ở ÐÂY, THỨC GẦN[48] LÀ THẾ NÀO?

Thức bất thiện gần với thức bất thiện; thức thiện gần với thức thiện; thức vô ký gần với thức vô ký; thức tương ưng thọ khổ gần với thức tương ưng thọ khổ; thức tương ưng thọ lạc gần với thức tương ưng thọ lạc; thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc gần với thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc, thức của người không nhập thiền gần với thức của người không nhập thiền, thức của người nhập thiền gần với thức của người nhập thiền, thức cảnh lậu gần với thức cảnh lậu; thức phi cảnh lậu gần với thức phi cảnh lậu. Ðây gọi là thức gần.

Hoặc do so sánh thức nầy với thức kia, nên được gọi là thức xa thức gần.

DỨT PHẦN PHÂN TÍCH THEO KINH


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
1./Kinh -> do Thế Tôn thuyết
2./Luận -> do Tổ soạn ra
1. kinh do các tổ chép lại lời Thế Tôn
2. luận do các tổ soạn

cho nên các tổ rành kinh hơn chúng ta nhiều; và họ soạn luận cũng dựa vào cách giải thích kinh của họ; các bộ luận đều có chép lại những phản bác và các câu trả lời cho những phản bác; những gì mình viết xuống cũng là kiến thức học được từ những bậc uyên bác khác thôi

các vi diệu pháp là các mô hình tâm thức được thiết lập để củng cố các lối thực hành của các bộ phái; cho nên khó mà nói cái nào chính xác hơn cái nào

mình học về các mô hình tâm thức vì thích thú đề tài này, kể cả mô hình tâm thức của khoa học hiện đại, rất còn nhiều bí ẩn

:)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Xin lỗi trả lời trễ, Vì lâu lâu mới ghé qua.

Vấn đạo đã viết
1./Theo đh bình Mạt na thức(ngã) là dòng thức lưu chuyển tiếp tục khi 5 uẩn tan rã => dẫn đến tái sinh -> CHỨNG TỎ MẠT NA THỨC THƯỜNG CÒN ,VĨNH CỮU =>Điều này hoàn toàn sai lầm vì thế tôn đã nói trong kinh Vô Ngã Tướng:"Thức là thường hay vô thường?-Là vô thường, bạch thế tôn" -> khái niệm sai dẫn đến sai hàng loạt -> nếu cho rằng mạt na thức là thường còn tức phủ nhận chân lý vô thường của thế tôn -> theo tôi -> SAI LẦM TRẦM TRỌNG
Theo PGPT thì mọi thức đều là huyễn, không thực có. Cho nên đ/h vấn đạo kết luận rằng "CHỨNG TỎ MẠT NA THỨC THƯỜNG CÒN ,VĨNH CỮU" là sai lầm. Đây là đ/h tự suy diễn, và gán ghép cho tông phái khác.

Tôi đã nói rằng mỗi người nên nghiên cứu giáo lý của tông phái mình cho sâu, và không nên phán xét tông phái khác dựa theo các qui tắc của tông phái mình. Sẽ dẫn đến sai lệch và gây ra tranh luận vô ích.

Vả lại nếu đ/h khăng khăng cho rằng mọi cái đều vô thường, có biến đổi , thì cái chân lý vô thường của đ/h cũng phải biến đổi. Còn đ/h thì rơi vào chấp đoạn diệt.
Thật ra Phật giáo chấp nhận rằng Chơn Như, Phật tánh là không biến đổi. Và mọi hình tướng biến đổi chỉ là huyễn hoặc mà thôi. Nghĩa là mọi pháp không có thật, chỉ là sự đánh lừa của thức (Nhất thiết duy tâm tạo) mà thức cũng là huyễn. Còn cái "chơn lý vô thường" đó chỉ áp dụng trong thế giới của thức đó mà thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]22 khách