Trang 1 trên 4

Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Đã gửi: 02/03/11 17:08
gửi bởi vấn_đạo
:D Đây là 1 vấn đề rất hữu ích cho đạo chúng, nếu đạo chúng được hướng dẫn cặn kẽ thì họ sẽ không còn mù mờ về giáo lý.
theo sự tu học của bản thân vấn đạo -> sau khi chết không có linh hồn chỉ có nghiệp lực tái sanh, ai có thể chứng minh bằng luận giải logic, bằng kinh điển thì mọi người cứ đóng góp tangbong kinhle

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Đã gửi: 02/03/11 17:25
gửi bởi kimcang
Đề Tài Câu Hỏi Không Đúng?

Linh Hồn Là Cái Chấp Sai Lạc Của Ngoại Đạo

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Đã gửi: 02/03/11 17:31
gửi bởi Hieule
ĐH nên sửa lại đề tài đi vì thật sự mà nói Phật Giáo không chấp nhận linh hồn vì đó là chấp ngã và chấp thường của ngoại đạo :D

Nhưng nếu nói nghiệp lực và nhân quả có tác động đến việc tái sanh thì được tangbong

A Di Đà Phật

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Đã gửi: 02/03/11 17:36
gửi bởi vấn_đạo
tangbong tangbong tangbong thanks 2 admin kinhle

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Đã gửi: 02/03/11 17:47
gửi bởi binh
Sau khi chết thì các thức đều mất. Chỉ còn lại 2 thức:
Alaya, vì thức này dựa vào vô thỉ vô minh nên không mất được
Matna, vì thức này chấp Alaya làm ngã, nên Alaya tồn tại thì matna tồn tại.

Matna thức là cái ý niệm chấp ngã. Chính vì sau khi chết, người ta còn ý niệm đó nên mới có luân hồi tiếp.
Và sau khi đầu thai, có đầy đủ các căn thức, ta sẽ tiếp tục trả nghiệp đã tạo ra từ kiếp trước. (Các chủng tử nghiệp lưu lại trong Alaya nên không mất).

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Đã gửi: 02/03/11 17:59
gửi bởi hlich
tangbong
đạo phật không chấp thường (tức linh hồn) nên thay vào đó phải nói đến một cái gì tương tục để mà thể hiện lý nhân quả, không thôi sẽ rơi vào đoạn vấn nạn

cái tương tục đó chính là dòng a lại da thức; dòng thức này từ một hữu tình mới chết duyên cho một hữu tình mới để tiếp tục không mất mát nhân quả

tới đây mình liên tưởng tới gien (genes); gien là chương trình để phát triển một hữu tình nên là một loại thức gá vào chất; gien thay đổi chút ít là tạo ra một hữu tình hoàn toàn khác biệt ... nghe y như là dòng a lại da thức

:)

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Đã gửi: 02/03/11 18:06
gửi bởi binh
sau khi chết không có linh hồn chỉ có nghiệp lực tái sanh
Làm gì có chuyện nghiệp lực tái sanh ?
Nghiệp lực là cái gì ? là cái mà người ta tạo ra. Nó không có tánh, không tự hữu, nó vô ngã, nó vốn không thật, làm sao tái sanh ?

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Đã gửi: 02/03/11 21:27
gửi bởi Hieule
Hi ĐH Hlich...lâu không thấy ĐH vào diển đàn :D

ĐH Binh :D

Theo chổ kiến thức ít ỏi của tôi, nghiệp lực bao gồm nhiều nhân tố trong lý thập nhị nhân duyên trong đó desire về sự sinh tồn được coi là yếu tố chính.

Quý ĐH có thể tìm hiểu thêm chút ít trong cuốn Đức Phật dạy những gì? Tác Giả: HT Walpola Rahula (Giảng viên Harvard) Dịch Giả: Ni Sư Thích Nử Trí Hải

Vi Diệu Pháp (Abhidharma) bên Nam Tông có giảng giải về phần nghiệp lực.

Nếu sai chổ nào nhờ ĐH Hlich hiệu đính giùm :D

A Di Đà Phật

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Đã gửi: 02/03/11 21:37
gửi bởi vấn_đạo
binh đã viết:
sau khi chết không có linh hồn chỉ có nghiệp lực tái sanh
Làm gì có chuyện nghiệp lực tái sanh ?
Nghiệp lực là cái gì ? là cái mà người ta tạo ra. Nó không có tánh, không tự hữu, nó vô ngã, nó vốn không thật, làm sao tái sanh ?
cafene Nghiệp chính là nhân quả của bản thân , hay nói cách khác chính nhân quả của chúng ta tái sinh, a lại da thức và mạt na thức là khái niệm bên duy thức.
Hieule đã viết:Theo chổ kiến thức ít ỏi của tôi, nghiệp lực bao gồm nhiều nhân tố trong lý thập nhị nhân duyên trong đó desire về sự sinh tồn được coi là yếu tố chính.
tangbong =D> kinhle

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Đã gửi: 02/03/11 22:47
gửi bởi vấn_đạo
Để đi sâu vào nghiệp và tái sinh đạo chúng có thể tham khảo VI DIỆU PHÁP, là 1 giáo trình tâm lý học vĩ đại của Thế Tôn về Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp, Niết Bàn , đọc và hiểu được phần nào trong vi diệu pháp, đạo chúng sẽ tỏ ngộ được trí tuệ siêu việt của thế tôn và tâm lý học. link tham khảo http://www.viet.net/anson/uni/u-vdp/vdp-index.htm

Còn đây là link tham khảo về nghiệp tái sanh, link gốc http://www.viet.net/anson/uni/u-vdp-ty/vdpty05.htm rất hay để đạo chúng sáng tỏ tri kiến về tâm, tu hành không ngoài giải thoát Tâm, vì thế nên tham khảo VI DIỆU PHÁP, vì Vi Diệu Pháp là 1 kho tàng kiến thức vĩ đại về Tâm cafene

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Đã gửi: 03/03/11 02:40
gửi bởi binh
do sự bất đồng về sử dụng từ trong PGNT với PGPT nên thấy có khác biệt.

Nếu ta hiểu rằng sử dụng chữ "Nghiệp" thay cho chữ "Ngã" thì nghĩa cũng giống nhau.

Trong kinh Lăng Già có nói

1) Y Bất giác tâm động gọi là nghiệp tướng
2) Y tâm động khởi năng kiến, gọi là chuyển tướng
3) Y năng kiến và cảnh giới gọi là hiện tướng

Mà tâm động là khởi niệm, Vậy khởi niệm đã là nghiệp rồi
Do vậy con người hiện tiền là do nghiệp, do một đống nghiệp tạo thành.
Cho nên có thể nói con người là quả báo của nghiệp (chính báo) và còn là nguyên nhân của nghiệp (nghiệp nhân) cho các kiếp sau.

Re: Linh hồn có tồn tại không sau khi chúng ta chết?

Đã gửi: 03/03/11 03:37
gửi bởi vấn_đạo
binh đã viết:Do vậy con người hiện tiền là do nghiệp, do một đống nghiệp tạo thành.
Cho nên có thể nói con người là quả báo của nghiệp (chính báo) và còn là nguyên nhân của nghiệp (nghiệp nhân) cho các kiếp sau.
Không phải là do 1 đống nghiệp, mà là do:

"sau khi đã thoát khỏi những ý niệm sai lạc về tự ngã, người tu hành tìm xem nguyên nhân của tự ngã ấy. Vị này biết rằng, mọi sự vật ở đời đều do nhiều nhân duyên họp thành, thuộc quá khứ hay hiện tại, và sự hiện hữu của đời sống hiện tại là do vô minh quá khứ (avijjà) và do ái (tanhà), thủ (upàdàna), nghiệp (kamma) và đoàn thực (àhàra) của hiện tại. Do năm nhân duyên này, cái gọi là con người sanh ra, và vì nhân quá khứ chi phối hiện tại, nhân hiện tại cũng sẽ chi phối quả vị lai. Suy tư như vậy, vị tu hành vượt lên mọi nghi ngờ về quá khứ, hiện tại và tương lai." (vi diệu pháp)