Chánh Kiến Tà Kiến

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chánh Kiến Tà Kiến

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Học chân lý trước, Niệm Phật sau!

Kinh A-Di-Đà, phải phát tâm nguyện sanh về Tây-phương Cực-lạc. Người nào nghe Ngài thuyết về cõi Tây-phương mà tin tưởng, phát nguyện Vãng Sanh, rồi chấp trì danh hiệu A-Di-Đà Phật niệm từ một ngày đến bảy ngày chuyên lòng nhất tâm thì khi lâm chung A-Di-Đà Phật và chư Thánh chúng sẽ hiện ra tiếp dẫn về Tây-phương Cực-lạc quốc.

Kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy chúng sanh phải một lòng niệm câu Phật hiệu cầu Vãng Sanh. Nếu người nào tin tưởng, phát nguyện Vãng Sanh, và chuyên nhất niệm câu Phật hiệu thì dẫu mười niệm (trước phút lâm chung) mà không được Vãng Sanh thì A-Di-Đà Phật thề không thành Phật.

Kinh Đại-Tập Phật dạy, thời mạt pháp này (dù cho) vạn ức người tu hành, khó tìm thấy một người chứng đắc (nghĩa là khó vượt sanh tử luân hồi). Nhưng Phật lại nói, chỉ có người nào trì giữ pháp Niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ thì được thoát luân hồi.

Kinh Hoa-Nghiêm
, Thiện-Tài Đồng Tử đã chứng đắc Pháp-Thân, người thầy căn bản là Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát dạy Niệm Phật. Thiện Hữu Tri Thức mà Ngài đi tham phỏng, thì vị đầu tiên là ngài Đức-Vân dạy Niệm Phật, vị cuối cùng là Phổ-Hiền Bồ-tát dạy mười đại nguyện vương cầu sanh Tây-phương Cực-lạc (Nghĩa là cũng Niệm Phật cầu Vãng Sanh).

Diệu Hoa viết.

1.Pháp môn niệm Phật vừa khế cơ vừa khế lý hợp với thời mạt pháp này . Tín Hạnh Nguyện là 3 điều kiện không thể thiếu .

TÍN: Là tin có: tự, tha, nhơn, quả, sự và lý.

HẠNH: Là chấp trì danh hiệu Phật cho được “nhất tâm bất loạn”.

NGUYỆN: Là quyết muốn thoát khỏi cõi Ta-Bà, cầu sanh về nước Cực-Lạc.

Học-giả nghĩ:

Hầu như ai cũng biết “Ly pháp bất y nhân”, hay “Ly kinh giảng nghĩa đồng ma thuyết”. Thì xin hãy đừng quên dầu chúng ta đang ở Tông-giáo nào, hay đã qui y một vị Thầy Sư nổi tiếng có hàng ngàn môn sinh theo học nào khác. Thì cũng phải lấy kinh và giới luật làm đầu, thì chánh lầm đường, lở bước, sa vào tà kiến.

Pháp môn Niệm Phật là bất khã tư nghì, không thể luận bàn. Nếu ai một lòng Tín, hạnh, nguyện thì không cần đọc thêm, hiểu thêm.

Bằng như chúng ta muốn mà thân ta không muốn, miệng ta không muốn, thì phải học thêm giáo lý kinh điển trước, sau là các kinh vừa nói ở trên cũng không muộn.

Bởi vì ta tu Pháp môn Niệm-Phật cầu vãng sanh, thì cũng tu luôn pháp môn cầu sanh, vì ta còn trong cỏi dục lạc, còn mang thân người, tất ta cần phải học và hành pháp hữu vi.

Giáo lý thì hầu như trong kinh nào cũng có, nhưng dể hay khó, hợp hay không hợp cũng tùy theo căn cơ của mọi người. Chúc bạn nhiều thành công.

-ooOoo-


thienquang
Bài viết: 266
Ngày: 13/04/09 20:45
Giới tính: Nam

Re: Chánh Kiến Tà Kiến

Bài viết chưa xem gửi bởi thienquang »

Lời Phật dạy vốn chỉ là phương tiện, giống như y sư tùy bệnh cho thuốc. Chân lý vốn không lời. Xin đừng chấp trước, đừng hý luận, mà hãy theo đó thực hành.
Lời kinh vốn là lời dạy Pháp thực hành, ai tương với Pháp gì hành pháp đó, cái khác hãy để dành cho người khác vậy.


Tự đáy lòng con luôn luôn nhớ ơn Thầy.
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH
Cầu mong sự bình an và sáng suốt đến với TẤT CẢ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Chánh Kiến Tà Kiến

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Bước đầu tu hành cần phải hiểu đâu là chánh đâu là tà.

Khi tu lâu và khá hơn thì phải vược ngoài các đối đãi phân biệt chấp trước như là chánh tà, đúng sai, phải quấy, có không v.v... mới được.

Ngài Huệ Minh rượt theo Tổ Huệ Năng dành Y Bát. Lấy không được Y Bát bèn cầu xin chỉ dạy.

Tổ Huệ Năng hỏi: "Không nghĩ thiện (chánh) không nghĩ ác (tà) đâu là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh?"

Ngài Huệ Minh ngay đó Đại Ngộ bái tạ.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]51 khách