Trang 1 trên 4

Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Tu Học _()_

Đã gửi: 17/03/11 23:08
gửi bởi pucaquynhnga22

Vấn đề 1:Tội “Vượt pháp”


Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, do điều kiện ở quê không có chùa và chư Tăng nên tôi tự học pháp môn lần chuỗi niệm Phật qua internet. Tôi có nghe vấn đề lần chuỗi niệm Phật, nếu lỡ lần qua hạt lớn hình hồ lô trên đầu chuỗi (mẫu châu) là phạm tội "vượt pháp".

Trong quá trình lần chuỗi, nhiều lúc do không chú tâm nên tôi đã lần qua hạt này. Tôi muốn biết thêm về tội này, cách thức sám hối. Làm sao để lần chuỗi mà không phạm? (ĐỒNG QUANG, [email protected])



Đáp: Bạn Đồng Quang thân mến!

Tội "vượt pháp" (việt pháp tội) được đề cập đến trong khá nhiều kinh, nhất là những kinh điển hay nghi quỹ thuộc Mật giáo. Kim Cang Đảnh Nhất Tự Luân Vương Du Già Nhất Thiết Thời Xứ Niệm Tụng Nghi Quỹ (q.1), Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Tiêu Tai Trừ Nạn Niệm Tụng Nghi Quỹ (q.1) dạy rằng: Khi lần tràng hạt, khởi đầu từ mẫu châu (hạt lớn hình hồ lô đầu xâu chuỗi), cứ mỗi danh hiệu Phật hay mỗi biến (thần chú) lần qua một hạt, đến hạt cuối cùng đụng vào mẫu châu phải quay trở lại, không được vượt qua, nếu vượt qua là phạm tội "vượt pháp" (trái vượt, không đúng pháp). Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu Tập (q.2) dạy rằng: Nếu lần chuỗi đến hạt mẫu châu phải trở lại, không được vượt qua.

Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu chép: Các hạt chuỗi là biểu thị cho Đức Bồ tát Quán Thế Âm, còn mẫu châu là biểu thị cho Đức Phật Vô Lượng Thọ, hoặc là biểu thị cho Phật quả của sự tu hành đã hoàn thành viên mãn. Cho nên, lúc lần chuỗi đến hạt mẫu châu thì không được vượt qua, phải lật xoay ngược trở lại mà lần. Nếu không như thế thì phạm phải tội trái vượt, không đúng pháp (việt pháp tội).

Vì mẫu châu biểu thị cho Đức Phật Vô Lượng Thọ hay biểu thị cho Phật quả nên nhiều người quen gọi tội lần chuỗi hạt vượt mẫu châu là tội "vượt Phật".

Rõ ràng, trong phương thức lần chuỗi hạt, kinh điển Phật giáo có quy định về tội "vượt pháp". Tuy nhiên, tội "vượt pháp" trong Mật giáo còn bao hàm ý nghĩa về các vấn đề như chưa được sức gia trì mà đã kiết ấn, lập đàn tràng hoặc chưa được phép của đạo sư mà đã giảng dạy, truyền bá giáo pháp Mật tông…

Mặt khác, mẫu châu theo quan niệm của Mật giáo là biểu trưng cho Bổn tôn, nên không thể vượt qua. Ai vượt qua Bổn tôn tức phạm tội "vượt pháp". Theo Mật giáo, nếu lần chuỗi hạt sai cách (vượt qua mẫu châu), trái với nghi quỹ thì rất dễ bị ma quỷ nhiễu hại, rất khó tiến tu để thành tựu đạo nghiệp. Cho nên, tội "vượt pháp" là một trong những nghi quỹ đặc biệt dành cho các hành giả tu tập theo những pháp thức của Mật tông.

Còn đối với các hành giả tu tập theo Tịnh Độ tông, lần tràng hạt như một hình thức ghi nhận công phu niệm Phật (niệm được bao nhiêu danh hiệu) thì cũng nên chú ý khi lần chuỗi hạt đến mẫu châu, quay ngược lại để không trái vượt. Muốn khắc phục lỗi này, người lần chuỗi hạt phải tập trung, lần hạt chậm rãi và chánh niệm, rõ biết tất cả. Khi lần đến mẫu châu khắc biết, dừng và quay ngược lại cho đúng cách. Tuy nhiên, nếu lỡ mất chánh niệm để vượt qua mẫu châu thì tâm niệm sám hối và không nên quá lo lắng hoặc băn khoăn về việc này. Ngoài ra, có không ít người lần chuỗi hạt như một phương tiện để giữ chánh niệm, hoặc xem đó là một cách trang nghiêm pháp tướng và đối với một số người lần chuỗi hạt như là một thói quen thì họ làm theo cách tự nhiên, không nhất thiết phải theo nghi quỹ nào, và như thế thì không liên hệ đến "vượt pháp".

Tổ Tư vấn ([email protected])

( Nguồn giacngo.vn)

Re: Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Tu Học _()_

Đã gửi: 18/03/11 02:28
gửi bởi Nguyen_khoa
Bản thân N_K cũng niệm Phật những ko lần chuỗi hạt,chỉ dám lần những viên đá tròn xâu lại thành chuỗi thường dc bán ở ngoài.Nên lúc niệm Phật,lúc lần hạt cảm thấy ko vướng mắc,ko lo sợ,niệm niệm liên tục.Quan trọng sao niệm niệm ko ngừng nghĩ,tâm chỉ còn câu niệm Phật như vậy là quá tốt rồi.Bản thân ai đang phát tâm tu Niệm Phật đừng vướng mắc quá nhiều về hình tướng,lần chuỗi hay lần hạt sao cũng dc.hãy cứ để cho miệng niêm,tai nghe,tâm này thanh tịnh tangbong Nam mô A Di Đà Phật tangbong

Re: Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Tu Học _()_

Đã gửi: 18/03/11 05:59
gửi bởi Thánh_Tri
Hồi nào tới giờ tôi lần chuổi, tôi lần tuốt luốt. Hạt nào tôi cùng lần hết. Tôi chỉ đơn giảng nghĩ rằng chuổi giúp tôi nghi nhớ và liên tiếp không gián đoạn. Như một vòng tròn liên tiếp.

Re: Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Tu Học _()_

Đã gửi: 20/03/11 05:43
gửi bởi pucaquynhnga22
Quỳnh Nga Thì Trước Giờ Niệm Phật, Chuỗi Hạt, Chuỗi Đá, Chuỗi Dù Có Hình Phật Hay Không QN Vẫn Chưa Bao Giờ Xoay Ngược Trở Lại Mà Lần, Vẫn Lần Qua Hạt Mẫu Châu Luôn.
Theo Như Bài Trên, Tu Mật Tông Mà Lần Qua Hạt Mẫu Châu Là Phạm Tội Vượt Pháp, Vậy Khi Một Phật Tử Tịnh Độ Nhưng Trì Chú Thì lần chuỗi qua hạt mẫu châu, vậy liệu có phạm tội vượt pháp?!

Re: Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Tu Học _()_

Đã gửi: 20/03/11 06:48
gửi bởi Thánh_Tri
Theo tôi thì cứ lần chuổi đừng sợ gì hết.

Còn nếu sợ thì tìm sâu chuổi nào không có hạt mẫu châu, như sợ dây chuyền bằng ngọc. Cái gì có thể đem ra lần là được, không nhất thiết phải là chuổi, bởi vì nó chỉ có công dụng giúp mình liên tục niệm và nghi nhớ số niệm bao nhiêu.

Lần chuổi hạt to hạt nhỏ gì cũng được, đừng nghĩ hạt to là cho Hòa Thượng gì gì hết. Ai thích chuỗi nào vừa tay mình lần thì mua chuổi đó thôi.

Tôi biết Phật Tử chùa tôi chấp trước lắm, nên có lần tôi đeo một chuổi to vào chùa. Ai cũng le lưỡi "ý nghĩ rằng sao tôi lại dám đeo chuổi to". Tôi cứ mặt họ. Ông thầy thấy tôi đeo chuổi to ổng cười và hỏi chuổi nầy làm bằng gì, tôi vẫn đáp tỉnh bơ.

Chuổi người ta chế tạo ra cốt yếu là để mình lần niệm Phật. Chứ đâu phải người ta tạo ra để phân biệt giai cấp Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức vv....

Mà nói ngây tôi đâu có ham chuổi to, to vừa vừa tay để lần thôi là được, to quá nó nặng muốn chết, ai mà chịu cực khổ mang chuổi to để nặng người làm gì.

Re: Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Tu Học _()_

Đã gửi: 20/03/11 07:24
gửi bởi pucaquynhnga22
A DI ĐÀ PHẬT. QN cũng lần chuỗi hạt khá to. Chuỗi có hình Phật.

Re: Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Tu Học _()_

Đã gửi: 20/03/11 08:40
gửi bởi Nguyen_khoa
Bản thân N_K đi chùa thấy Phật tử đa số dụng tướng nhiều hơn là dụng tâm,thường chấp vào cái hình tướng,thế này là đúng,thế kia là sai,là phạm giới.Cứ lo để ý cái bên ngoài mà ko bao giờ nhìn lại cái bên trong của mình,nếu tâm này niệm Phật chuyên nhất thì còn quan trọng chi chuỗi này chuỗi kia,chuỗi to chuỗi nhỏ.chuỗi đẹp chuỗi xấu,nhiều hạt hay ít hạt (108 hạt moi chịu,ít hơn là sinh ra fien não liền).
Phật tử đang tu Niệm Phật,mỗi lần Niệm Phật lần chuỗi ,niệm niệm đang liên tục,bỗng lần đến hạt mẫu châu,phải nhớ ko lần hạt này,hoặc lỡ lần hạt mẫu châu tự nhiên đâm ra phiền não ko đáng,tâm này bị xao động liền,thế là bị tạp niệm dậy khởi,thế là mất đi chánh niệm tức thì.Cứ như vậy làm sao dc chuyên nhất.Cứ Niệm niệm liên tục" A Di Đà Phật",miệng niệm,tai nghe,tâm thanh tịnh là về với Phật thôi.Bao nhiều công đức Niệm Phật quý vị ráng chuyên vun bồi,nếu có tội gì Tôi xin chịu thay cho quý vị.Cứ an tâm mà chuyên Niệm Phật tangbong Nam Mô A Di Đà Phật tangbong tangbong

Re: Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Tu Học _()_

Đã gửi: 20/03/11 09:48
gửi bởi Thien Nhan
Nguyen_khoa đã viết:Cứ Niệm niệm liên tục" A Di Đà Phật",miệng niệm,tai nghe,tâm thanh tịnh là về với Phật thôi.Bao nhiều công đức Niệm Phật quý vị ráng chuyên vun bồi,nếu có tội gì Tôi xin chịu thay cho quý vị.Cứ an tâm mà chuyên Niệm Phật tangbong Nam Mô A Di Đà Phật tangbong tangbong
Nguyên Khoa thuyết mấy câu thật chính xác đó, thiệt tình quá "Nếu có tội gì tôi xin chịu thay cho quí vị",

Rất cám ơn, Thiện hữu. Xin cho biết thêm.

Đi, đứng, nằm, ngồi có bắt buộc không?

Khi nói chuyện với người đối diện thì niệm có được không?

TN

Re: Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Tu Học _()_

Đã gửi: 20/03/11 13:11
gửi bởi kimcang
Chuổi Mà Chạm Hình Phật Là Không Nên Cái Này Giống Như Mặc Quần Áo Mà Có Vẽ Hình Phật.

Chư Thánh Tu Hành Còn Phải Giữ Giới Tướng Nghiêm Nhặt.

Re: Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Tu Học _()_

Đã gửi: 20/03/11 21:13
gửi bởi Nguyen_khoa
tangbong Người niệm Phật chuyện tâm Niệm Phật,cứ đúng theo chánh pháp mà tu hành,dẹp trừ vọng tưởng,tiêu trừ tham,sân,si,dùng tâm chuyên nhất phá trừ cái hình tướng.Dc như vậy mười phương chư Phật đồng tán thán ai nỡ não bắt tội mình chứ tangbong

tangbong Cứ tìm đại một chuỗi hạt mà lần cũng dc,đâu nhất thiết là xâu chuỗi hạt Phật moi dc,mới linh ứng chứ.Một phần giúp tâm ta dẹp bỏ những vướng mắc ko đáng,ko lo sợ,ko hoài nghi,tâm minh dễ chuyên nhất tangbong

Việc công phu niệm Phật của mỗi ngưởi có khác nhau.Đi,đứng,nằm,ngồi đều dc.những lúc quý vị chạy xe,đi bộ,hoặc ko lần chuỗi hạt thì công phu niệm phật ấy ko sai khác,công đức vẫn như nhau.Khi làm việc ko bắt buộc cũng phải niệm,nếu niệm dc thì quá tốt,đối với những người lao động bằng đầu óc,việc niệm Phật sẽ khó khăn và sẽ ảnh hưởng đến công việc,công viêc ko hiệu quả sẽ bi la rầy rồi sanh ra phiền não thêm.Việc giao tiếp với mọi người cũng ko bắt buộc vừa nói vừa niệm,như vậy càng khó khăn hon vì cùng đầu óc chúng ta ko thể cùng làm cùng suy nghĩ 2 việc cùng 1 lúc.Những lúc niệm Phật hãy để đầu óc mình thanh thản,lúc niệm chỉ nên chuyên tâm mà niệm,niệm niệm liên tục dẹp trừ những tạp niệm,như vậy việc niệm Phật sẽ thành tụ tangbong Nam Mô A Di Đà Phật tangbong

Re: Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Tu Học _()_

Đã gửi: 20/03/11 23:54
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Phật chẳng phải chỉ có nơi Tượng Phật, HÌnh Phật,... thì tại sao phải Kính Trọng, Lễ Kính nơi các hình tượng Phật???
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Re: Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Tu Học _()_

Đã gửi: 21/03/11 05:50
gửi bởi Thánh_Tri
Cơm áo là giả thì tại sao hằng ngày vẫn ăn mặt?

Nên biết ở ngay tượng Phật không thể nói là giả hay thật được, không thể nói Phật hay không phải Phật được. Mọi lời nói danh tự đều xuất từ tâm thức hư vọng. Mà xuất phát từ tâm ý hư vọng thì nói không bao giờ trúng.

Tượng Phật cũng là do tâm ý con người nghĩ và vẽ đúc ra, để tưởng nhớ tôn kính vị Thầy của chúng sanh. Để chúng sanh có trổ để quy hướng về. Dần dần thấy tượng Phật ở ngoài để nhớ đến Phật ở trong, và "năng lễ sở lễ tánh không tịch".

Có duyên tu thiện phước thì vẫn đở hơn là tạo ác nghiệp, mặt dù tu thiện phước, và làm ác nghiệp đều là hư vọng tất cả.

Thầy tôi dạy:

"Thật tế lý địa bất thủ nhất trần
Vạn hạnh môn trung bất xả nhất pháp".