Quán thân bất tịnh!

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Quán thân bất tịnh!

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

sợ quá nhỉ?


khà khà
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Quán thân bất tịnh!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
trích "Luận Đại Trí Độ",

Quán bất tịnh là Bồ tát ma ha tát quán thân như cây cỏ đá ngói không khác. Bốn đại ngoài thân biến làm đồ uống ăn, chứa đầy trong thân, phần cứng là đất, ướt là nước, nóng là lửa, động là gió. Bốn phần ấy vào bên trong tức là thân; trong bốn phần ấy đều không có ngã, không có ngã sở, đi theo bốn tướng vô thường sinh, già, bệnh, chết, không theo ý người. Khổ, không cũng như vậy, hoặc ngồi hoặc đứng, nằm thời biếng nhác, thân không động tâm cũng không động; đi thời tâm loạn, tâm không tịnh thân cũng không tịnh. Muốn lấy việc mắt thấy ví việc không thấy, nên nói ví dụ: Trâu ví dụ cho thân hành giả, kẻ mổ trâu ví dụ cho hành giả, dao ví dụ cho trí tuệ sắt bén, cướp mạng trâu ví dụ cho phá một tướng thân. Bốn phần ví dụ cho bốn đại. Người mổ trâu quán sát trâu bốn phần, không còn có trâu riêng, cũng chẳng phải là trâu. Hành giả quán thân do bốn đại cũng như vậy. Bốn đại ấy không gọi là thân, vì sao? Vì đại có bốn mà thân chỉ là một. Lại, bốn đại là tổng tướng, thân là biệt tướng; nếu bốn đại ở ngoài thì không gọi là thân, khi vào trong thân, giả gọi là thân. Ngã không ở trong bốn đại, bốn đại không ở trong ngã. Ngã cách bốn đại xa, chỉ vì điên đảo vọng chấp là thân. Dùng trí tuệ phân tán thành không ấy, mà phân biệt bốn đại và tạo sắc, vậy sau vào ba niệm xứ kia, được vào đạo. Lại thân này từ chân đến tóc, từ tóc đến chân, da mỏng bọc quanh; suy nghĩ ngược xuôi không có một chỗ tịnh, tóc lông cho đến não, màng, nói lược thời có 36 thứ bất tịnh, nói rộng thời rất nhiều.

Kho lúa ví dụ cho thân, nông phu ví dụ cho hành giả, ruộng gieo lúa ví dụ cho thân nghiệp nhân duyên của hành giả, gặt lúa vào kho ví dụ cho nhân duyên của hành giả thành thục thọ thân; lúa, mè, lúa tẻ, đậu ví dụ cho các thứ bất tịnh trong thân. Nông phu mở kho liền biết lúa, mè, lúa tẻ. đậu, các thứ khác nhau, cũng như vậy. Ấy là hành giả quán bất tịnh. Lấy mắt tuệ xem kho thân thấy biết trong thân này đầy dẫy bất tịnh; chắc chắn sẽ tan hoại do vì kẻ khác hại hoặc do tự chết, trong thân này chỉ có phân, nước dãi bất tịnh, các thứ xấu xa hiện lộ.

Ðã quán nội thân bất tịnh, nay quán ngoại thân bại hoại. Thế nên nói hai thứ bất tịnh: Một là đã hoại, hai là không hoại. Nay quán thân mình chưa hoại còn có sự hiểu biết. Nếu người kiết sử mỏng, lợi căn thời sinh tâm nhàm chán, còn người độn căn kiết sử dầy, thấy người chết đã hoại, đáng sợ đáng ghét. Nếu chết một ngày đến năm ngày, bà con còn thủ hộ, khi ấy cầm thú chưa ăn, bầm xanh sình trướng, mủ máu tươm chảy, bụng phình phá vỡ, năm tạng nát hoại, phân nước tiểu hôi thối rất đáng chán ghét. Hành giả nghĩ rằng sắc thân này trước đẹp; đi lại, nói năng đẹp lộng lẫy, dáng dấp thùy mị, mê hoặc lòng người, người dâm đãng ưa đắm. Nay xem chẳng thấy sắc đẹp ở đâu, như Phật từng dạy, thật là pháp huyễn, chỉ dối mắt người vô trí. Sự thật ngày nay lộ hiện, hành giả liền nghĩ thân ta với thân người chết kia không khác, chưa thoát khỏi nó, làm sao tự mình mê đắm và mê đắm người khác? Lại cũng tại sao trọng mình khinh người? Quán được như vậy thời tâm điều phục, có thể cầu đạo, trừ được tham ưu thế gian.

Lại suy nghĩ thây ấy khi mới chết, chim thú trông thấy bảo chẳng phải người chết, không dám đến gần, vì vậy nên nói qua sáu, bảy ngày, thân thích đã đi hết, thì loài chim, kên kên, chồn, dành đến xé ăn. Da thịt đã hết, ngày ngày đổi khác, vì vậy nên nói chỉ có người xưa. Thấy rõ như vậy, càng sinh tâm nhàm chán, nghĩ rằng tim gan, da thịt này thật không có ngã, chỉ do thân này tập hợp nhân duyên tội phước thọ khổ vô lượng. Liền tự nghĩ thân ta không bao lâu sẽ phải như vậy, chưa lìa khỏi điều đó. Hoặc có khi hành gỉả thấy xương người trên đất, nước mưa dội, ngâm nắng phơi gíó thổi, chỉ còn xương trắng; hoặc thấy xương gân lâu ngày đứt ra, đốt xương rã, phân tán mọi nơi, sắc trắng như bồ câu, hoặc mục nát tiêu hoại, đồng màu đất. Lúc đầu quán 36 vật bất tịnh, thây chết sình trướng, một ngày đến năm ngày, ấy là quán bất tịnh. Chim thú đến ăn cho đến đồng mầu đất, ấy là quán vô thường. Trong đó tìm ngã và ngã sở không thể có được, như trước nói do nhân duyên sinh, không tự tại, ấy là quán phi ngã. Quán thân tướng như thế không điều gì đáng vui, nếu đắm trước thời sinh ưu khổ, ấy là quán khổ.

kinhle


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Quán thân bất tịnh!

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cảm ơn đạo hữu hlich!
@ TLNT: danh họa vẽ đẹp thì sao quán tranh ổng được vậy đạo hữu? ;)


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Quán thân bất tịnh!

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Kính các đạo hữu.

Theo tôi thì "quán" thân bất tịnh ở đây có hai ý nghĩa;hay đúng hơn là 2 cách:

1-Ý nghĩa thiền định: Trong thiền định;thì tầm;tứ và tưởng được sử dụng. Nghĩa là hướng tâm tập trung vào những đối tượng bất tịnh;bất khả ái;đáng nhàm chán như mật đờm phân nước tiểu xác chết...v..v. Khi tập tập trung vào những đối tượng này;nó tạm thời quên đi những đối tượng khả ái khả lạc khả hỷ;thạm dục tạm thời bị chặn lại;tạm thời thôi. Bởi khi những đối tượng khả ý khả lạc khả hỷ;hấp dẫn đối với mắt tai mũi lưỡi thân quay trở lại thì tham dục vẫn quay trở lại theo đúng quy luật duyên sinh. Trong phép tu thiền định với đề mục bất tịnh này;có thể dùng xác chết thực;có thể dùng hình ảnh;có thể tưởng tượng cũng được. Và nhớ rằng tham dục chỉ tạm thời biến mất khi tâm;tầm;tứ và tưởng đang "say sưa" với đối tượng bất tịnh.

2-Ý nghĩa thiền tuệ: trong trạng thái chánh niệm tỉnh giác;có thể thấy thực tánh bất tịnh của thân ngay trên thân;(nội thân và ngoại thân) trong thận trọng chú tâm quan sát;mà không sử dụng tầm;tứ;hay tưởng tượng. Cái đẹp;cái xấu được phản ánh như nó là mà không bị nhiễm ô bởi khái niệm;suy nghĩ;thành kiến....v.v..v


Quý đạo hữu có thể chọn một trong hai cách tu trên;đức Phật giảng cả thiền định và thiền tuệ. Và theo tôi;quan trọng là đừng nhầm lẫn thiền định và thiền tuệ


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Quán thân bất tịnh!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

a, chào đ/h whale!

biệt tăm một dạo bẳng đi
bây giờ trở lại có gì lạ không?

:D


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Quán thân bất tịnh!

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

hlich đã viết:tangbong

a, chào đ/h whale!

biệt tăm một dạo bẳng đi
bây giờ trở lại có gì lạ không?

:D
Ra đi tức thị trở về
Trở về rồi lại ra đi mấy hồi
Gặp nhau đạo hữu đã có lời
Thì tôi cũng chào đạo hữu để rồi ...lại đi

Cứ đi thì vẫn cứ đi
Không có đích đến vậy thì về đâu
Trăm năm trong cuộc bể dâu
Đi-về-đến-đợi thay nhau tuần hoàn...


Nghiêm!Đằng sau,quay!

"Đi đầu rồi lại đi đâu
Đi đâu rồi lại đi đầu chứ sao..."
.....
cafene :D tangbong


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Quán thân bất tịnh!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
a ha :D

đi rồi lại đến đến rồi đi
sáu ngã vào ra chẳng hạn kỳ
ta bà một cõi bao phiền não
hãy về nẻo giác tiếc mà chi

cafene


letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Quán thân bất tịnh!

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

=D> =D> tangbong


khà khà
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách