Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thuy nguyen l
Bài viết: 21
Ngày: 05/05/11 10:30
Giới tính: Nữ

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thuy nguyen l »

Kinh các ĐH, >:D<
Như trong lỗ tai tôi có vô số tiếng vi vu, vo ve 0 ngừng, đó là tiếng giảm hay tăng mệt mỏi của tánh Bồ Đề (theo ĐH hochoi, chỗ 0 lời, chẳng khởi niệm). Và giải thích sao, nếu xảy ra 1 trg 2 điều đó? Tôi đang tạo thêm nghiệp hay tôi đang giải nghiệp, tu tập tinh tấn hơn?

Nói riêng trg lúc tôi niệm Phật, tiếng đó quyện với từng chử 1, tôi niệm nhanh thì nó nhanh, tôi chậm thì nó chậm. Như vậy là tiếng đó HÒA Âm hay PHÁ âm của tôi. ? (Phần tôi 0 bị chướng ngại gì trg lúc niệm cả, vẫn an nhiên tự tại)
Kính thỉnh ý
caunguyen


[i][b]Chân Thành - Thanh Tịnh - Bình Đẳng - Chánh Giác - Từ Bi[/b][/i]
Pháp Danh: [b]Thế Bảo Ngọc[/b]
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cứ niệm không gián đoạn, quan tâm làm gì ? Nếu gây hại và cản trở đường tu tập thì do oan gia đời trước hay quỷ thần phá hoại, còn không phải thì cứ niệm! Nhiều lúc đang niệm mà ngứa ngáy hay say sẩm mặt mày thì vẫn cứ niệm!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<
chào các Bạn


* .Nếu tánh thường nghe này ko có ở người điếc, thì lẽ ra người ngủ cũng ko có vì nhỉ căn cả 2 đều vắng. Hơn nữa, ví dụ về tánh thường thấy của người mù (trong kinh) có lẽ ko hợp lý vậy. :-)

* .với từ Vắng lặng thì khác với từ hư hoại


Câu hỏi của Bạn rất hay . tôi xin được thảo luận cùng Bạn

ĐỨC THẾ TÔN đã nói : Tất cả hàm Linh lớn nhỏ đều có Tánh Phật, nhưng vì nghiệp duyên chẳng đồng, nên chỉ có con ngươi là có thể thấy đặng Tánh Phật ( do tu hành chân thật lâu xa ) mà Thấy đặng Tánh Phật của chính mình cùng Vô lượng Như Lai Ba đời Chư Phật.

Có 2 loại điếc : điếc bẩm sinh và điếc do lảo hoá hay tai nạn, tất cả người điếc đều có Tánh Phật. 2 loại điếc kể trên vì nhĩ căn họ hư hoại, chứ không phải là Nhĩ căn vắng lặng như Bạn hỏi, nên họ không có cái Thường nghe biết.

Với người đang ngủ thì họ không điếc, có người chỉ cần một âm thanh nhỏ là họ đã thức , với người ngủ say mê họ vẫn thức với âm thanh to như tiếng sấm…. như vậy thì người đang ngủ vẫn có cái Thường nghe biết.

Với bật A LA HÁN thì Nhĩ căn họ là Vắng Lặng.

Với người thấy Tánh Phật của chính mình thì họ vẫn sử dụng cái thường nghe biết, để đối Nhân đãi Vật chứ không như bật A LA HÁN sử dụng Vắng Lặng làm nơi An Lạc.

Về người mù họ vẫn có Tánh Phật, do nghiệp duyên chẳng đồng cho nên họ bị mù.
Người mù có 2 loại mù bẩm sinh và mù do lảo hoá hay tai nạn.
Người mù bẩm sinh khi ta nói về nắng sáng, nắng chiều thỉ họ không thể hiểu về ánh sáng mặt trời.

Người mù do lảo hoá hay tai nạn, khi nghe nói về nắng sáng, nắng chiều…thì họ liền hiểu ngay.

Nếu ai ( chân thật tu hành ) đặng Nhĩ Căn Viên Thông ( còn gọi là Nhĩ HUỆ ) thì các căn khác cũng Viên Thông .

Với người chưa đặng Nhĩ Căn Viên Thông thì khi nghe Phật thuyết Pháp, hay nghe Tụng Kinh thì họ sẻ suy diễn lung tung không hiểu Ý phật.

Với người đặng Nhĩ Căn Viên Thông khi họ nghe Phật thuyết Pháp, hay nghe Kinh sẻ hiểu Y` Phật. thí dụ như LỤC TỔ.

Vì Nhĩ Căn Viên Thông quan trọng như vậy nên ĐÚC THẾ TÔN tuyên thuyết bộ Kinh LĂNG NGHIÊM.

Trong Thiền Tông có MÃ TỖ bất cứ là ai hỏi về Phật Pháp là Tổ chỉ La hay Hét, nếu ai đặng Nhĩ Căn Viên Thông thì Tự KIẾN TÁNH .

Chúc các Bạn sớm đặng Nhĩ Căn Viên Thông.
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

À, vì như mình thường nghe: "tôi nghe có tiếng thuyết pháp giữa hư ko", chắc là lúc đó chẳng thể nói có tiếng động nào phát ra, nên nhĩ căn (tức lỗ tai) ko thể tiếp nhận được. Ở đây bạn đề cập tính thường nghe của lỗ tai vậy, nên nếu lỗ tai bị hư hoại thì chẳng thể nghe được... vậy là mình hiểu lầm :-)

Thật ra đã nói tính thường, thì chẳng nên bận bịu ở lỗ tai, ví dụ về việc ngủ vẫn nghe là khả dĩ chấp nhận. Xét kỹ thì miễn cưỡng lắm, do muốn phổ hóa rộng rãi pháp môn này vậy. Vì nó là 1 t/h mà mình có thể nhận ra ngay vì chính mỗi người chúng ta vẫn thường thật chứng như thế, ví dụ chuông vang / ngưng mà bảo rằng nghe/ko nghe, với ví dụ người mù mà vẫn 'thấy' thì hơi bị động và đại chúng còn ngỡ ngàng chưa dễ một lần vào được. Thông qua ví dụ về nhĩ căn gần gũi hơn đã vô tình là chiếc cầu nối dẫn thẳng đến tính thường nghe vậy :-)


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Thuynguyen1 !

Cần biết rằng: trong thân người, kệ thống kinh lạc và các dòng khí lực chuyển động không ngừng.
Ở một mức độ định tâm nào đó, có thể nghe thấy chúng rõ ràng. Ở mức độ thấp hơn, là tiếng vo ve như dế kêu. Càng chú tâm, trong môi trường tĩnh lặng, âm thanh vo ve càng rõ. Thậm chí có thể gây rất khó chịu.

Có những pháp tu ngoại đạo dùng nhiều phương cách làm cho âm thanh đó nổi lên.
Nếu không phải là tình trạng bệnh lý (đã khám y tế) thì không có gì phải lo.
Tinh huyết, khí lực và tưởng thức vi tế vận động mạnh mẽ, tạo ra những âm thanh như vậy.

Hãy nỗ lực tinh tấn, rồi nó sẽ hết.


thuy nguyen l
Bài viết: 21
Ngày: 05/05/11 10:30
Giới tính: Nữ

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thuy nguyen l »

>:D< Vô cùng cảm tạ tất cả quý ĐH, >:D<
Quý ĐH luôn làm cho tôi thêm an lạc.
To: ĐH tqh009
, tôi 0 bị bệnh ở tai. Có lẽ bạn đã nói đúng trường hợp của tôi (tinh huyết / khí lực/ ...trg người tôi). Có kinh điển hay sách vở gì nói về phần này 0? Cảm ơn.
Chúc bạn luôn an lạc
.
caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen


[i][b]Chân Thành - Thanh Tịnh - Bình Đẳng - Chánh Giác - Từ Bi[/b][/i]
Pháp Danh: [b]Thế Bảo Ngọc[/b]
Hình đại diện của người dùng
Cai Gi -Doc Sao Nua
Bài viết: 130
Ngày: 21/02/11 21:49
Giới tính: Nam
Đến từ: WOW

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Cai Gi -Doc Sao Nua »

tangbong

Kính tri ân quý chư thiện hữu tri thức chia sẽ, và vị nào đã tu qua pháp môn NCVT ? và âm thanh của nó thường có mấy loại ? khi muốn vượt qua âm thanh đó thì phải thực hành như thế nào ?


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mau Ni Phật


[color=#008000]"[b]Mở miệng là Sai, so đo là Trái[/b]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cai Gi -Doc Sao Nua đã viết:tangbong

Kính tri ân quý chư thiện hữu tri thức chia sẽ, và vị nào đã tu qua pháp môn NCVT ? và âm thanh của nó thường có mấy loại ? khi muốn vượt qua âm thanh đó thì phải thực hành như thế nào ?


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mau Ni Phật
Phật nói Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm.

Bồ-tát Quán-Thế-Âm Thuật lại chỗ tu chứng

Khi bấy giờ, đức Thế-tôn bảo khắp các vị Đại Bồ-tát và các vị lậu tận Đại A-la-hán trong chúng rằng : Các ông là những vị Bồ-tát và A-la-hán sinh-trưởng trong Phật-pháp, đã chứng quả vô-học, nay tôi hỏi các ông, trong lúc ban đầu mới phát tâm, trong thập-bát-giới, ngộ được viên-thông ở giới nào và do phương tiện gì được chánh-định ?

Khi bấy giờ, ngài Quán-thế-âm Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: Thưa Thế-tôn, con nhớ vô số hằng-hà-sa kiếp về trước, có đức Phật ra đời, hiệu là Quán-thế-âm, từ đức Phật kia, con phát tâm Bồ-đề. Đức Phật kia dạy con, do nghe, nghĩ và tu, mà vào chánh-định.

Ban đầu, ở trong tính nghe, vào được viên-thông, không còn tướng sở-văn nữa. Trần-tướng đã vắng lặng, hai tướng động, tĩnh, rõ thật không sinh. Như vậy thêm dần, các tướng năng văn, sở văn đều hết. Không dừng lại nơi chỗ dứt hết năng văn, sở văn, mà tiến lên nữa, thì năng-giác, sở-giác, đều không.

Không-giác tột bậc viên-mãn, các tướng năng không, sở không đều diệt. Sinh-diệt đã diệt, thì bản-tính tịch-diệt hiện-tiền, bỗng nhiên vượt ngoài thế-gian và xuất-thế-gian, sáng suốt cùng khắp mười phương, được hai cái thù-thắng: Một là trên hợp với bản-giác diệu tâm thập phương chư Phật, cùng với chư Phật Như-lai đồng một từ-lực. Hai là, dưới hợp với tất cả chúng-sinh lục-đạo mười phương, cùng với các chúng-sinh đồng một bi-ngưỡng.

Bạch Thế-tôn, con do cúng-dường đức Quán-âm Như-lai, nhờ ngài truyền-thụ cho con Như-huyễn Văn-huân Văn-tu Kim cương chánh định, được cùng chư Phật đồng một từ-lực, nên làm cho thân con thành-tựu ba mươi hai ứng-thân vào các cõi nước.

Bạch Thế-tôn, nếu các vị Bồ-tát vào chánh định, tiến-tu pháp vô lậu thắng-giải hiện đang viên-mãn, con hiện ra thân Phật, vì họ mà thuyết pháp, khiến cho được giải-thoát.

Nếu các hàng hữu-học tu phép Diệu-minh vẳng-lặng, chỗ thắng-diệu đang viên-mãn, con ở trước người kia, hiện ra thân Độc-giác, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được giải-thoát.

Nếu các hàng hữu-học đoạn mười-hai Nhân-duyên, do các nhân duyên đã đoạn mà phát ra thắng tính và thắng tính đó hiện đang viên-mãn, con ở trước người kia hiện ra thân Duyên-giác, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được giải-thoát.

Nếu các hàng hữu học được phép Không của Tứ-đế, tu Đạo-đế vào Diệt-đế, thắng-tính đang viên-mãn, con ở trước người kia, hiện ra thân Thanh-văn, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được giải-thoát.

Nếu chúng-sinh muốn cho tâm được tỏ ngộ, không phạm vào cảnh ngũ-dục và muốn cho thân được thanh-tịnh, con ở trước người kia, hiện ra thân Phạm-vương, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được giải-thoát.

Nếu các chúng-sinh muốn làm Thiên-chủ, thống-lãnh chư thiên, con ở trước người kia, hiện ra thân Đế-thích, vì họ mà thuyết pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh muốn thân được tự-tại, đi khắp mười phương, con ở trước người kia, hiện ra thân Tự-tại-thiên, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh muốn thân được tự-tại, bay đi trên hư-không, con sẽ ở trước người kia, hiện ra thân Đại-tự-tại-thiên, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh muốn thống lĩnh qủy-thần, cứu-giúp cõi nước, con ở trước người kia, hiện ra thân Thiên-đại-tướng-quân, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh muốn sinh nơi Thiên-cung, sai khiến qủy-thần, con ở trước người kia, hiện ra thân Thái-tử, con của Tứ-thiên-vương, vì họ mà thuyết-pháp khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh muốn làm Vua cõi người, con ở trước người kia, hiện ra thân Vua, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu chúng-sinh muốn làm chủ gia-đình danh-tiếng, thế-gian kính-nhường, con ở trước người kia, hiện ra thân Trưởng-giả, vì họ mà thuyết pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh muốn đàm-luận các lời hay, giữ mình trong sạch, con ở trước người kia, hiện ra thân cư-sĩ, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành tựu.

Nếu chúng-sinh muốn trị cõi nước, chia cắt các bang, các ấp, con ở trước người kia, hiện ra thân Tể-quan, vì họ mà thuyết pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh thích các thuật-số, tự mình nhiếp-tâm giữ thân, con ở trước người kia, hiện ra thân Bà-la-môn, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có người con trai muốn học phép xuất gia, giữ các giới-luật, con ở trước người kia, hiện ra thân Tỷ-khưu, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có người con gái muốn học phép xuất-gia, giữ các cấm giới, con ở trước người kia, hiện ra thân Tỷ-khưu-ni, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành tựu.

Nếu có người con trai thích giữ ngũ-giới, con ở trước người kia, hiện ra thân Ưu-bà-tắc, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có người con gái tự giữ ngũ-giới, con ở trước nguời kia hiện ra thân Ưu-bà-di, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có người con gái lập-thân trong chính-quyền, để tu-sửa nhà nước, con ở trước người kia, hiện ra thân Nữ-chúa hay thân Đệ-nhất phu-nhân, mệnh-phụ đại-gia, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có chúng-sinh, nam-căn chẵng phạm, con ở trước người kia, hiện ra thân đồng-nam, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có gái trinh, muốn thân trinh-tiết, tránh sự xâm-phạm, con ở trước người kia, hiện ra thân đồng-nữ, vì họ mà thuyết-pháp khiến cho được thành-tựu.

Nếu có chư Thiên muốn ra khỏi cảnh giới trời, con hiện ra thân chư Thiên, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các con rồng muốn ra khỏi loài rồng, con hiện ra thân rồng, vì chúng mà thuyết pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có Dược-xoa muốn thoát ra khỏi loài minh, con ở trước họ, hiện ra thân Dược-xoa, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có Càn-thát-bà muốn thoát ra khỏi loài mình, con ở trước họ, hiện ra thân Càn-thát-bà, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có A-tu-la muốn ra khỏi loài mình, con ở trước họ, hiện ra thân A-tu-la, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có Khẩn-na-la muốn thoát ra khỏi loài mình, con ở trước họ, hiện ra thân Khẩn-na-la, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có Ma-hầu-la-già muốn thoát ra khỏi loài mình, con ở trước họ, hiện ra thân Ma-hầu-la-già, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có chúng-sinh thích làm người, tu cho được thân người, con hiện ra thân người, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có loài phi nhân, hoặc có hình, hoặc không hình, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, muốn thoát khỏi loài mình, con ở trước họ, hiện ra thân như họ, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Ấy gọi là ba-mươi-hai ứng thân diệu-tịnh, vào các cõi nước, Những thân ấy đều do vô-tác-diệu-lực của Văn-huân Văn-tu Chánh-định mà tự thành-tựu.

Bạch Thế-tôn, vì con dùng vô-tác-diệu-lực của Văn-huân Văn-tu Kim-cương Chánh-định, cùng với tất cả lục-đạo chúng-sinh trong mười phương ba đời, đồng một lòng bi-ngưỡng, nên khiến các chúng-sinh theo nơi thân tâm, mà có được mười-bốn thứ công-đức vô-úy :

Một, là do con chẳng nghe tiếng, mà lắng nghe cái nghe ấy, khiến cho chúng-sinh khổ-não nơi mười phương kia, nghe tiếng như vậy, liền được giải-thoát.

Hai, là cái thấy biết phiền-não, trói buộc, đã xoay trở lại, khiến cho các chúng-sinh, dầu vào đống lửa, lửa không cháy được.

Ba, là quán cái nghe đã xoay trở lại, khiến cho các chúng-sinh, gặp chỗ nước lớn, nước không nhận chìm được.

Bốn, là diệt hết vọng-tưởng, tâm không khởi việc sát-hại, khiến chúng-sinh vào những nước quỷ, quỷ không hại được.

Năm, là huân-tập và thành tựu được tánh nghe, cả sáu căn đều dẫn về bản-tánh, đồng với tiếng nghe, có thể khiến cho chúng-sinh, lúc đang bị hại, dao gẫy từng đoạn, hoặc khiến binh đao, chém như chém nước, hoặc như thổi ánh sáng, tánh không lay động.

Sáu, là huân-tập tánh nghe sáng-suốt, thấu khắp pháp-giới, các tính tối-tăm không thể vẹn toàn, khiến cho chúng-sinh, tuy quỷ Dược-xoa, hoặc quỷ La-sát, quỷ Cưu-bàn trà, quỷ Tỳ-xá-già, quỷ Phú-lầu-na, ở gần một bên, mắt chẳng thấy được.

Bảy là tánh tiếng diệt hết, thấy nghe quay vào, lìa các vọng cảnh, khiến cho chúng-sinh, những thứ gông cùm, xiềng xích, chẳng dính vào thân.

Tám, là diệt hết các tiếng, tánh nghe tròn đầy, biến thành từ lực, khiến cho chúng-sinh, đi qua đường hiểm, giặc không cướp được.

Chín, là huân-tập tánh nghe, rời tướng sắc, trần, chúng không còn hại được, khiến cho tất cả chúng-sinh đa-dâm, xa lìa tham dục.

Mười, là chỉ còn thuần tiếng, không dính sắc trần, căn cảnh viên-dung, khiến cho tất cả chúng sinh nóng giận, lìa các sân hận.

Mười một, là diệt hết trần tướng, xoay về tánh sáng, thì khắp pháp-giới, cả thân lẫn tâm, như ngọc lưu-ly, trong không ngăn ngại, khiến cho tất cả những người ngu xi tánh chướng, không chút thiện tâm, xa lìa sự si-mê tăm tối.

Mười hai, là dung-hóa hình-tướng, xoay tánh nghe về, đạo-trường chẳng động, hòa vào thế-gian, chẳng hoại thế giới, biến khắp mười phương, cúng-dường chư Phật Như-lai, nhiều như bụi nhỏ. Ở bên chư Phật, làm con Pháp-vương, khiến trong pháp-giới, chúng-sinh không con, muốn cầu con trai, sinh được con trai, phúc-đức, trí-tuệ.

Mười ba, là sáu căn viên thông, soi sáng không hai, mười phương thế-giới, lập kính Đại-viên, Không-như-lai-tạng, vâng theo pháp-môn bí-mật, của chư Như-lai, ở khắp mười phương, nhiều như bụi nhỏ, nhận không thiếu-sót, khiến trong pháp-giới, chúng-sinh không con, muốn cầu con gái, sanh được con gái, có tướng đoan-chánh, phước đức dịu-hiền, mọi người yêu kính.

Mười bốn, là trong tam-thiên đại thiên thế-giới này, có trăm ức mặt trời mặt trăng, các Pháp-vương-tử hiện ở thế gian, có đến sáu-mươi-hai ức số cát sông Hằng, đều tu Phật-pháp, giáo-hóa chúng-sinh, tùy-thuận chúng-sinh, phương-tiện trí-tuệ, của mỗi mỗi vị, đều chẳng đồng nhau. Do con được tánh viên-thông, phát ra diệu-tánh nhĩ-căn, rồi đến thân tâm mầu nhiệm, bao-trùm khắp pháp-giới, khiến cho chúng-sinh trì danh hiệu con, so với người trì danh-hiệu của các Pháp-vương-tử, nhiều như sáu-mươi-hai ức số cát sông Hằng, hai người phước-đức bằng nhau không khác.

Bạch Thế-tôn, một danh hiệu của con cùng với rất nhiều danh-hiệu kia không khác, là do con tu được tánh viên-thông chân-thật. Ấy gọi là mười-bốn sức thí vô-úy, đem phúc lại cho khắp chúng-sinh.

Bạch Thế-tôn, do con đã được đạo-tu-chứng viên-thông vô-thượng đó, nên lại khéo được bốn vô-tác diệu-đức không thể nghĩ-bàn :

Một, là do con ban sơ chứng được tính nghe mầu-nhiệm, với tâm sáng-suốt, thấy, nghe, hay, biết, không còn cách-biệt, thành một bảo giác, viên-dung, thanh-tịnh, nên con có thể hiện ra nhiều tướng nhiệm-mầu, nói ra vô-số thần-chú bí-mật. Trong đó, hoặc hiện ra một đầu, ba đầu, năm đầu, bẩy đầu, chín đầu, mười-một đầu, như thế cho đế một trăm lẻ tám đầu, một nghìn đầu, một vạn đầu, tám vạn bốn nghìn đầu, đầy đủ các tướng; hoặc hiện ra hai tay, bốn tay, sáu tay, mười hai tay, mười bốn tay mười sáu tay, mười tám tay, hai mươi tay, hai mươi bốn tay, như thế cho đến một trăm lẻ tám tay, một nghìn tay, một vạn tay, tám vạn bốn nghìn cái tay bắt ấn; hoặc hiện ra hai mắt, ba mắt, bốn mắt, chín mắt, như thế cho đến một trăm lẻ tám mắt, một nghìn mắt, một vạn mắt, tám vạn bốn nghìn con mắt báu thanh-tịnh; hoặc khi hiền-từ, hoặc khi oai-nghiêm, hoặc định hoặc tuệ, cứu giúp chúng-sinh, được đại tự-tại.

Hai, là do cái nghe, cái nghĩ của con, thoát ngoài sáu trần, như tiếng qua tường, chẳng bị ngăn ngại, cho nên diệu-dụng của con, hiện ra hết thảy hình-tướng, đọc tụng hết thảy các chú. Hình đó, chú đó, đem lại vô-úy thí cho chúng-sinh. Vì thế, cõi nước mười phương, nhiều như vi trần, đều gọi con là vị Thí-vô-úy.

Ba, là do con tu tập, được tánh viên-thông, diệu-mầu sẵn có, các căn thanh-tịnh, nên khi con đi đến thế giới nào, đều khiến chúng-sinh, xả cả thân mạng, những đồ quý báu, cầu con thương xót.

Bốn, là con được tâm Phật, chứng được cứu-cánh, nên con có thể, đem đồ quý báu, cúng-dường Như-lai, ở khắp mười phương. Cho đến chúng-sinh, sống trong lục-đạo ở trong pháp giới cầu con được con, cầu chánh-định được chánh-định, cầu sống lâu được sống lâu, cầu Đại-niết-bàn được Đại-niết-bàn.

Phật hỏi về viên-thông, con do nhĩ căn, quán-chiếu tròn đầy, vào trong chánh định, cái tâm phan- duyên, nay được tự-tại. Đó là nguyên-nhân, được vào dòng Thánh, đạt được chánh-định, chứng quả Bồ-đề, đó là bậc nhất.

Bạch Thế-tôn, đức Phật Như-lai kia, khen con khéo được pháp-môn viên-thông, ở trong đại-hội, thụ-ký cho con hiệu là Quán-thế-âm; do con thấy, nghe, thấu suốt mười phương, nên danh-tiếng Quán-thế-âm vang khắp mười phương thế-giới

Khi bấy giờ, đức Thế-tôn nơi tòa sư-tử, năm vóc đều phóng ra hào-quang báu, chiếu tới đỉnh Như-lai ở mười phương, nhiều như bụi nhỏ và các vị Pháp-vương-tử, các vị Bồ-tát. Các đức Như-lai kia, năm vóc cũng đều phóng ra hào-quang báu, từ các thế-giới nhiều như bụi nhỏ, rọi đến trên đỉnh Phật, trên đỉnh các vị Bồ-tát và A-la-hán trong hội. Rừng cây, ao hồ đều diễn ra pháp-âm. Hào-quang đan nhau như lưới tơ báu. Khắp trong đại-chúng được điều chưa từng có, tất cả đều được Kim-cương chánh-định. Liền khi ấy, trời mưa hoa sen bách bảo, mầu xanh, mầu vàng, mầu đỏ, mầu trắng xen lộn lẫn nhau. Mười phương hư- không hóa thành sắc thất-bảo. Cùng một lúc, các tướng núi sông đất liền nơi cõi Sa-bà này đều chẳng hiện, chỉ thấy trong mười phương, các quốc-độ, nhiều như bụi nhỏ, hợp thành một cõi, và nghe phạm-âm ca-tụng tự nhiên vang rền.

Lúc ấy, ông A-nan và cả đại- chúng, thân tâm tỏ rõ, được sự khai-thị lớn-lao, nên coi quả Bồ-đề và Đại-niết-bàn của Phật, giống như người có việc phải đi xa, chưa về được nhà, song đã biết rõ con đường về nhà.

Khắp đại-chúng trong pháp-hội, tám bộ Thiên-long, hàng Nhị-thừa hữu-học và tất cả các Bồ-tát mới phát-tâm, số nhiều như số cát ở mười sông Hằng, đều được bản-tâm xa lìa trần-tướng, rời cấu nhiễm, được pháp - nhãn thanh - tịnh. Vô lượng chúng - sinh đều phát tâm Vô - thượng Chánh - đẳng Chánh -giác.

A Mi Đà Phật! kinhle


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<

Có kinh điển hay sách vở gì nói về phần này 0? Cảm ơn.

Chào Bạn thuynguyên; sách ngoại đạo thì nhiều nhưng tôi lại ‘không tin’ về Giáo lý NGUYÊN THUỶ có đề cập về Phương pháp hít thở trong đĩa Đường Xưa Mây Trắng mà tôi có nghe qua nhưng tôi cũng chẳng mấy tin cho lắm,


Riêng tôi có một số kinh nghiêm như sau :

*. Bạn có thể Ngồi hay Đứng với tư thế thoải mái tự nhiên. Và nhiều tư thế khác nhau.
*. Từ từ Hít vào cho thật sâu cho đến không thể hít vào được nữa, thời gian thì tuỳ ngươi nhưng đừng cố gắng, tiếp theo là ngừn khoản ( tự điếm số ít là 5 nhiều là 10 ) rồi thở ra , làm như thế từ 3 đến 5 lần rồi nghĩ, sau đó thì hít thở tư nhiên và lắng nghe hơi thở của mình có nhẹ nhàng thoải mái ( nhớ là hít thở tự nhiên ).

*. Về Mắt có thể nhắm hay mở nhưng không đượccố gắn.
*. Hoàn Cảnh. Nơi nào có không khí trong lành là tốt
*. Vê Bung khi thở ra thì bụng thóp vào và giử tư thế của Bụng mà hít vào cho xâu ( không nên phìn bụng và không nên cố gắn)

*. Chỉ Tập một ngày từ 1 đến 3 lần ( không nên Tập NHIỀU ).

Đây là kinh nghiêm của cá nhân tôi có thể không thích hợp với mọi người .
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
thuy nguyen l
Bài viết: 21
Ngày: 05/05/11 10:30
Giới tính: Nữ

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thuy nguyen l »

Cảm ơn tietphuochung,
ĐH chỉ dẫn thật dễ hiểu.
caunguyen


[i][b]Chân Thành - Thanh Tịnh - Bình Đẳng - Chánh Giác - Từ Bi[/b][/i]
Pháp Danh: [b]Thế Bảo Ngọc[/b]
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

thuynguyen 1 !
-Các dòng tinh lực tuôn chảy mạnh mẽ trong cơ thể là một sự thật không thể chối cãi.
Sẽ dễ dàng được minh chứng bằng y học Phương Đông. Các pháp du già Ấn Độ cổ xưa cũng nhắc tới hiện tượng này. Có thể tìm thấy một số lưu ý qua Yoga Tây Tạng.
-Ở mức vi diệu hơn, Vi Diệu Pháp sẽ cho thấy sự vận động của tâm, vượt xa cách phân tích khoa học.

Vì bạn đã hỏi nhiều lần, nên tqh009 góp một chút kiến thức. Hãy tự tìm hiểu nếu muốn, và nhớ rằng: chỉ cần thật tâm muốn và nỗ lực hết sức cho mục đích, chúng sẽ dần xuất hiện.

Nhĩ căn viên thông, là một Pháp tu, không dùng để giải thích cho những hiện tượng này.
Âm thanh còn 1 duyên làm tâm cảm nhận: tưởng thức. Đó là ảo âm, tưởng thức an tịnh, chúng sẽ không còn.


thuy nguyen l
Bài viết: 21
Ngày: 05/05/11 10:30
Giới tính: Nữ

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thuy nguyen l »

>:D< Kính ngưỡng tqh009 >:D<
caunguyen


[i][b]Chân Thành - Thanh Tịnh - Bình Đẳng - Chánh Giác - Từ Bi[/b][/i]
Pháp Danh: [b]Thế Bảo Ngọc[/b]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách