Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Cai Gi -Doc Sao Nua
Bài viết: 130
Ngày: 21/02/11 21:49
Giới tính: Nam
Đến từ: WOW

Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Cai Gi -Doc Sao Nua »

khungbo


Kính mời chư thiện hữu tri thức chia sẽ và cách tu như thế nào:


Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ? hay còn gọi là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội




Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Sửa lần cuối bởi Cai Gi -Doc Sao Nua vào ngày 30/04/11 18:31 với 1 lần sửa.


[color=#008000]"[b]Mở miệng là Sai, so đo là Trái[/b]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Pháp môn nào đưa về được chơn tâm sáng suốt thì đều là viên thông cả. Nhĩ căn viên thông tức là nghe, nghe âm thanh xung quanh ta. Cái nghe không mất dù ta có bịt tai đi chăng nữa! Nếu nói bịt tai là cái nghe mất thì khi mở tai ra tại sao cái nghe lại còn ? Rồi mới thấy cảnh trần, thanh trần thay đổi chứ cái nghe có thay đổi đâu, tùy theo duyên mà biến hiện cái nghe có sai khác chứ cái tánh nghe vẫn như thế, thường hằng mà thôi!

Vọng động do nơi sáu căn mà trở về chơn tâm cũng do nơi sáu căn mà thôi! Cho nên mở một căn thì các căn đều mở được. Như thắt gút mà tìm được gút thì đều mở được dây cả!

"Thủ Lăng Nghiêm", Tàu dịch là "Đại định kiên cố". Nghĩa là cái bản thể chơn tâm sẵn có của tất cả chúng sanh và chư Phật, nó bao la trùm khắp cả vũ trụ, nên gọi là "Đại". Tâm ấy thường tịch tịnh không vọng động nên gọi rằng "Định". Nó không bị thời gian thay đổi, hay không gian chuyển dời, thấu xưa suốt nay, bao giờ cũng vẫn thường như thế, ở nơi bực thánh không thêm, tại phàm cũng không bớt, như như bất động, nên gọi rằng "Kiên cố" - Phật học Phổ thông.

Còn nghĩa tam muội tôi vẫn chưa hiểu! Nếu có vị nào giải thích được thì xin cảm tạ nhiều!

Bạn hãy tìm đọc Phật học Phổ thông, có nói đấy!

A Mi Đà Phật!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<

TAM MUỘI

Xin được đóng góp về Từ TAM MUỖI .

Trích Lược Sử Phật Giáo ẤN ĐỘ của HT. Thích Thanh Kiểm

……..lập trường của kinh Lăng Nghiêm là y vào sức Tam Muội ( Chánh Định ) để phát huy các lực dụng của Bất Tư Nghì Giải Thoát. Trong Phật Giáo, đặc biệt về Đại Thừa Phật Giáo có nói nhiều về Tam Muội, nhưng trong Kinh nầy lấy hai thứ Tam Muội làm cứu cách tức là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội và Ban Chu Tam muội.
_Y vào Ban Chu Tam Muội để được thấy rõ Chư Phật.
_ y vào Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội để hiểu biết về Chư Pháp đều là KHÔNG, và thể hiện ra lực dụng diệu hữu.

Căn cứ vào bài trích trên có thể hiểu ra : Tam Muội có nghĩa là CHÁNH ĐỊNH.
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

tangbong tangbong tangbong


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
thuy nguyen l
Bài viết: 21
Ngày: 05/05/11 10:30
Giới tính: Nữ

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thuy nguyen l »

Xin trích 1 đoạn trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhờ các ĐH chỉ bảo, giải thích !
"...
2. NHĨ NHẬP VỐN VÔ SANH
- A Nan! Ví như có người lấy hai ngón tay bịt chặt hai lỗ tai, do lỗ tai mỏi mệt, trong đầu hóa ra có tiếng; cả hai tai cùng cái mỏi mệt đó, đều là tướng ngó lâu mỏi mệt của tánh Bồ Đề. Do hai thứ vọng trần Động và Tịnh hiện ra cái nghe, thu nạp cảnh trần, gọi là tánh nghe; tánh nghe này lìa Động và Tịnh, vốn chẳng có tự thể.
- A Nan nên biết! Cái nghe này chẳng từ động tịnh ra, chẳng từ tai ra, cũng chẳng từ hư không ra. Tại sao? Nếu cái nghe từ chỗ tịnh ra, thì khi động, cái nghe đã theo tịnh diệt, lẽ ra chẳng thể nghe động; nếu từ chỗ động ra, thì khi tịnh, cái nghe đã theo động diệt, lẽ ra chẳng biết được tịnh. Nếu từ lỗ tai ra thì chẳng có động tịnh, vậy biết cái nghe vốn chẳng có tự tánh. Nếu từ hư không ra, hư không đã thành tánh nghe thì chẳng phải hư không; lại hư không tự nghe, có liên quan gì chỗ nhập của ngươi? Vậy biết Nhĩ Nhập hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên."

Xin cho biết nghĩa trong đoạn nay" - A Nan! Ví như có người lấy hai ngón tay bịt chặt hai lỗ tai, do lỗ tai mỏi mệt, trong đầu hóa ra có tiếng; cả hai tai cùng cái mỏi mệt đó, đều là tướng ngó lâu mỏi mệt của tánh Bồ Đề."


[i][b]Chân Thành - Thanh Tịnh - Bình Đẳng - Chánh Giác - Từ Bi[/b][/i]
Pháp Danh: [b]Thế Bảo Ngọc[/b]
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<
xin chào Bạn với câu hỏi của Bạn thì theo tôi hiểu là có nghĩa như sau :" chính là cái thường nghe biết".

xin mời Bạn đọc bài viết tôi mới viết vào ngày hôm qua bên chuyên mục Thiền Tông.


Bài viết về Cái Nghe :

Thật sự cái Nghe của chúng ta là thường Nghe biết dù trong khi thức hay trong khi ngũ, khi có âm thanh hay không có âm thanh . Khi có âm thanh ta Nghe biết có âm thanh, khi mà không có âm thanh ta Nghe biết không có âm thanh, đều nầy ai cũng tự kiểm chứng được, do đó mà nói : cái nghe là thường Nghe biết.


Khi nghe lời khen chê, chỉ trích … mà khởi Vui , buồn, giận … là cái nghe biết có sanh là cái nghe biết của người Phàm . Tạm gọi cái nghe biết bị nhiễm Ô

Khi nghe lời khen , chê…mà không khởi Vui hay Buồn, giận là cái nghe biết không sanh là cái nghe biết cùa Thánh. Tạm gọi cái nghe biết Thanh tịnh.

Cho nên Cái thường Nghe biết nầy dù Phàm hay Thánh vẫn có đủ. Chỉ trừ người điếc là không nghe biết.
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

Bạn thuy nguyen thân mến,

ko biết giải thích như vậy có quá đáng ko. Bạn hãy hình dung khi trước khi có khái niệm lỗ tai, trước khi có khái niệm cảm giác ra đời đó, trước khi có từ lỗ tai, cảm giác đó, mà có người bịt tai (tạm gọi vì nếu ko nói chẳng biết diễn đạt ntn), mỏi, sinh ra tiếng. Vậy người đó bắt đầu nghĩ gì ? Tính bồ đề ở chỗ ko lời, ở chỗ chẳng khởi niệm, mà giờ tạm gọi là lỗ tai, rồi mệt mỏi... thì quả là quả bồ đề này bị mệt mỏi mất rồi, nên mới sinh đủ thứ như vậy, cũng như tai mỏi sinh tiếng ở ví dụ trên vậy. Tuy nhiên, như lỗ tai mình vậy, bị người ta 'tra tấn' = nhiều cách, mà biết 'tra tấn' mãi người ta cũng ngưng. Vậy là dù phân biệt giữa 'tra tấn' với ko 'tra tấn', 'khó chịu' với 'thoải mái' mà ko bám vào đó đến nổi hơn thua với người vậy.

Lấy 1 ví dụ này: thay vì đoạn trên mình ghi 'tra tấn',
- mình nói 'vô tâm' hơn là "tác động những âm thanh gây cho thân cảm giác khó chịu"
- mình cố tìm những từ làm giảm tác dụng từ ngữ như thế (thật ra rất là khó nếu người đó là 'kẻ mình hong ưa', và nhất là tánh giác của mình còn yếu để luôn nhận ra nó)
- Càng 'vô tâm' đến độ chẳng còn ngôn ngữ nữa, thì tức quả bồ đề càng bớt mệt mỏi.

Mong đôi lời có ích :-)
Sửa lần cuối bởi hochoi vào ngày 10/05/11 06:51 với 1 lần sửa.


hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

bạn tietphuochung thân mến,

Nếu tánh thường nghe này ko có ở người điếc, thì lẽ ra người ngủ cũng ko có vì nhỉ căn cả 2 đều vắng. Hơn nữa, ví dụ về tánh thường thấy của người mù (trong kinh) có lẽ ko hợp lý vậy. :-)


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Cai Gi -Doc Sao Nua đã viết:Kính mời chư thiện hữu tri thức chia sẽ và cách tu như thế nào:


Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ? hay còn gọi là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội
Bồ Tát Quán Thế Âm trong kinh Lăng Nghiêm, Chương Viên Thông có dạy: ‘Xoay trở lại nghe nơi tự tánh, tánh thành đạo vô thượng’ (Phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo). Ðây là tổng cương lãnh tu hành của Bồ Tát Quán Thế Âm. Phản văn tức là thâu nhiếp sáu căn.
Dùng niệm Phật để thâu nhiếp sáu căn.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Ðại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta phương pháp niệm Phật: ‘Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối’ (Ðô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế), hết thảy chỉ có tám chữ. Nếu làm được tám chữ này thì đó tức là tiêu chuẩn của người chắc thật niệm Phật.


Nam Mô A Di Đà Phật
thuy nguyen l
Bài viết: 21
Ngày: 05/05/11 10:30
Giới tính: Nữ

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thuy nguyen l »

Cảm ơn ĐH tietphuochunghochoi,
Tôi sẽ suy nghiệm điều các ĐH nói. caunguyen


[i][b]Chân Thành - Thanh Tịnh - Bình Đẳng - Chánh Giác - Từ Bi[/b][/i]
Pháp Danh: [b]Thế Bảo Ngọc[/b]
hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

Bạn Cai Gi - Doc Sao Nua thân mến,

Nhĩ căn viên thông, bạn chịu khó đọc lại đôi lần, chắc sẽ có ích. Theo ý mình, trong kinh ngài Quán Thế Âm có bảo "Xoay Cái Nghe vào bên trong, rồi bước đầu được nhập lưu". Phần các bạn giải thích ở chỗ quả của Nhập Lưu. Tuy nhiên, căn bản là nhân, phải "xoay cái nghe vào trong " bạn ạ. Chẳng hạn, đọc kinh, niêm phật, đọc chú... phút giây đó là rời hý luận bên ngoài mà nhiếp niệm, miệng niệm, tâm trì. Nhưng sau khi đọc kinh, niệm phật trì chú đó, chút ít tuệ phát sinh lại muốn dông ruổi vào đâu đó nơi nào đó, có người đàm đạo thỏa thích... vậy là cái nghe đi ra ngoài. Căn bản là soi lại chính mình, dù pháp môn nào cũng thế, học xong xem như chưa học, luôn quán chiếu tâm tính mình, mà sửa dần, nghe xem mình giải đãi, tinh tấn thế nào ra sao, các dấu hiệu thiện tâm khai phát chưa, các ác tập dẹp bỏ được ko, nhu nhẫn, hòa nhã, bình đẳng, chẳng xét lỗi người, cao mạn tâm... 1 trong 4 giới Thủ Lăng Nghiêm đề xướng là vọng ngữ, vọng ngữ này cũng do cao mạn tâm mà ra. Học Thủ Lăng Nghiêm, tuệ dễ sinh, trong khi ai trong chúng ta cũng có tâm cao mạn. Lửa đốt ko đúng chỗ tất tự chuốt họa vậy. Tự hứa lòng mình: Dù cao thấp thế nào mình cũng nên biết, Người trên cao nhảy xuống tất nhiên đau hơn người ở thấp, nhưng chẳng phải vị trí cao mà gây đau, căn bản thế giới chẳng có phương sở nhất định. Giống như mình đào một cái hố vậy, rồi nhảy xuống đó, có khác chăng mình leo lên núi cao cùng khoảng cách mà nhảy xuống, chẳng lẽ mình ko biết thành gì đó ở dưới biển trước đây từng là vùng núi cao, vùng núi cao kia, trước đây ở tận đáy biển. Tự thẹn với lòng luôn điều phục tâm cao mạn, dù mình lên cao đến đâu cũng là do trước đây mình ở thăm thẳm vực sâu, biết như thế ko bao giờ quên mất vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Muốn tu pháp môn Nhĩ Căn Viên Thông của ngài Quán Thế Âm cần phải có đủ điều kiện.

1. Ở nơi thanh vắn
2. Không nói chuyện
3. Bớt đi cái động
4. Miên Mật mới thành công

Đi đứng nằm ngồi thường an trú trong cái Tánh Nghe của mình, không chạy theo âm thanh trần cảnh, một niệm không sanh khởi.

Như tiếng chim kêu thì nghe, chim không phát ra tiếng cũng vẫn nghe, nói chunng động cũng nghe mà tĩnh cũng nghe.

An trú vào cái Tánh nghe vô phân biệt, thường trụ đó miên mật, thì lâu ngày dầy tháng, trần cảnh sẽ tự lìa, sở văn đã lìa thì năng văn cũng lìa, từ từ trở về với tự tánh thanh tịnh của mình.

Khó ở chỗ là miên mật không gián đoạn. Nhưng mà tu hành pháp môn nào cũng phải miên mật không gián đoạn mới thành công. Niệm Phật cũng thế, tham tổ sư thiền cũng thế, mà tu pháp môn nhĩ căn viên thông cũng thế.

Bớt đi những câu hỏi và trả lời không đáng, chỉ làm cho vọng niệm thêm nhiều mà thôi, thật trái với pháp tu.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]32 khách