Có quan niệm rằng theo Phật giáo không nên học nhiều.

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hoangmoc1906
Bài viết: 72
Ngày: 20/10/09 03:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Q9 tphcm viet nam

Có quan niệm rằng theo Phật giáo không nên học nhiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi hoangmoc1906 »

Kính thưa quý Thầy Cô cùng các đạo hữu!
Tôi nghĩ rằng đến với Phật giáo không chỉ có niềm tin, lòng tín ngưỡng mà phải học hành có hệ thống từ thấp lên cao để hiểu biết chân chính rồi từ đó niềm tin kiên cố, đúng Chánh Pháp - "Văn - Tư - Tu".
Có quan niệm rằng: không nên học nhiều, vì biết nhiều thì khổ nhiều, kiến giải nhiều, vướng mắc nhiều không ít lợi....
Kính thưa quý Thầy Cô và các bạn đạo chia sẽ về quan niệm này!


Hình đại diện của người dùng
bebobebi
Bài viết: 191
Ngày: 17/02/11 11:41
Giới tính: Nam
Đến từ: hcm

Re: Có quan niệm rằng theo Phật giáo không nên học nhiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi bebobebi »

tùy duyên mà ứng, chẳng đúng cũng chẳng sai .


[b][color=#BF0000]ym : ve_chai92[/color][/b]
Hình đại diện của người dùng
buivhai
Bài viết: 162
Ngày: 29/06/10 18:29
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Có quan niệm rằng theo Phật giáo không nên học nhiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi buivhai »

Đức Phật tuỳ chúng sinh mà thuyết pháp. Giống như thày thuốc tuỳ căn bệnh của từng bệnh nhân mà bốc thuốc vậy. Người bệnh này uống nhầm phương thuốc dành cho người khác sẽ không khỏi bệnh. Bị một bệnh mà uống nhiều bài thuốc dành cho các bệnh khác nhau thì cũng không thể khỏi bệnh. Nếu dùng bừa bãi vậy thì khỏi bệnh này sẽ mắc bệnh khác chứ không sai.

Trường hợp này giống như người ham thuốc bổ, cứ nghe nói bổ là ham, không cần biết nó có cần thiết cho mình hay không. Bên đông y thường lưu ý một điều là: “Khi có bệnh mới dùng thuốc, khi không bệnh tuyệt đối không dùng”.

Cơ thể con người khoẻ khi âm dương trong cơ thể cân bằng. Một khi âm dương bất thường chắc chắn sẽ sinh bệnh.. Khi không bệnh mà uống thuốc bổ vào tức là tự ta đã phá cân bằng âm dương trong cơ thể, tự ta gây hoạ cho ta.

Với học pháp, pháp nào hợp với ai thì người đó nên chuyên mà tu tập. Chớ nên ham biết nhiều pháp, chớ nên ham tu tập nhiều pháp. Giống như nước trong một dòng sông, nên chuyên tâm mà chảy ra biển lớn, chớ nên nhìn sông khác rộng hơn mà mong chuyển sang, không chịu chảy nữa. Nếu có dừng lại cũng sẽ bị ngấm vào lòng đất chứ không thể có ngày ra biển hoà chung với trăm sông.

Nước ở một con sông là một thể với dòng sông, chỉ biết dòng sông. Nhưng khi ra biển thì nó hoà vào biển lớn, là một thể với biển lớn, biết cả biển lớn. Lúc này thì nước ở sông nhỏ hay lớn không phân biệt nữa, tất cả đều là nước biển rồi. Chung một vị bao gồm tất cả rồi.

Luận đến chỗ này người không sáng suốt có thể nhầm lẫn là cách tu nào cũng tới đích. Điều này là không phải. Chỉ có những pháp tu chân chính do Đức Phật dạy mới đưa người thực hành tới đích. Đó là những cách tu dạy thực hành một cách sáng suốt. Như Đức Phật đã dạy: “Nên thực hành, thấy có ích thì tin theo, còn không nên vì kính trọng người mà tin theo.

Pháp của Đức Phật truyền tới chúng ta đã trải qua bao đời. Lối đi chân chính đã bị không ít rừng cây che phủ, dễ làm người tu lầm đường lạc lối. Giống như nước Hồ Gươm xưa, cũng từ sông hồng, do rẽ lối mà không ra được biển lớn. Đến nay vẫn đành nằm cô độc, bơ vơ, trong khi những người bạn vốn chung dòng với nó đã hoà vào biển lớn lâu rồi.

Tóm lại, chúng ta nên chọn pháp hợp với mình mà tu, không nên ham biết nhiều pháp, biến chúng ta thành cái bồ đựng sách với mớ lý thuyết suông chẳng có ích lợi gì. Giống như người cha là huấn luyện viên thể dục, sang vùng khác công tác, để lại ở nhà cho con rất nhiều sách dạy các cách luyện tập để tăng cường sức khoẻ, đứa trẻ học hết lý thuyết, nhưng không thực hành, thân người nó vẫn ốm yếu bệnh tật thôi. Chúng ta học là để bỏ cái gốc tham, mà cứ ham học nhiều pháp thì cái gốc tham nó đã dày lên rồi còn nói gì đến bỏ nữa.

Bùi Văn Hải


[color=#4000FF]Đoá sen mọc ở dưới bùn
Xung quanh tanh tưởi, bọ trùn múa may
Ồn ào hỗn loạn thật gay
Nhưng sen chẳng ngại, vui thay chuyện đời
Không lo, không ghét, không dời
Hoà vào, tĩnh lặng, nhẹ nhàng toả hương[/color]

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Có quan niệm rằng theo Phật giáo không nên học nhiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Quan niệm đó cũng đúng mà cũng sai.

Tùy người mà nói.

Người ta bệnh học nhiều kinh mà chỉ lý thuyết xuông, thì mình nói cho người ta nghe rằng như thế có lợi ích gì?

Người ta bệnh không học Kinh, chê bai kinh, theo tư tưởng sai lầm, thì mình nói cho người ta nghe nên học Kinh theo lời dạy Phật mà tu cho đúng đường.

Tôi cũng khuyên người ta học Kinh Phật để biết giáo lý tu hành.
Tôi cũng khuyên người ta bớt học Kinh Phật lo việc dụng công tu hành.

Tùy duyên tùy người mà nói thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: Có quan niệm rằng theo Phật giáo không nên học nhiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Chào bạn, mình nghĩ nên cân bằng giữa việc học và hành. Không nên nghiêng về bên nào nhiều quá. Mình nhớ trong Phật học đường của chùa Xá lợi có treo câu như thế này ''Tu mà không học là tu mù, học mà không tu là cái đãy đựng sách'' Tuy nhiên để biết được thế nào mới cân bằng thì cũng không dễ. Có câu: sách vở (học) và công phu (hành) ấn chứng cho nhau.

Mình ví dụ nha, chẳng hạn ban đầu bạn đọc một bản kinh, có 1 câu nào đó bạn không hiểu, bạn tạm để nó qua một bên, một thời gian sau trong lúc bạn đang công phu chẳng hạn như tọa thiền hay niệm Phật gì đó bạn bỗng ''ngộ'' ra (hix, nói ngộ thì hơi quá gọi là giải ngộ thì có lẽ đúng hơn) điều gì đó. Thời gian sau khi gặp lại đoạn kinh đó thì bạn hiểu rõ (không dám nói thấu triệt nhưng mà hiểu rõ hơn thời gian trước). Cũng chính vì lần này bạn hiểu rõ đoạn kinh qua công phu thực chứng chứ không phải trí thức suông nên lòng tin của bạn được tăng trưởng rõ rệt, càng thêm vững tâm tu học, càng hăng hái thực hành lời Phật day hơn nữa. Cứ thế, cứ thế tiếp tục tangbong

Đó gọi là việc học và thực hành ấn chứng cho nhau. Theo mình hiểu là vậy.


hoangmoc1906
Bài viết: 72
Ngày: 20/10/09 03:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Q9 tphcm viet nam

Re: Có quan niệm rằng theo Phật giáo không nên học nhiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi hoangmoc1906 »

Như vậy mới gọi là Trung Đạo! :D Cảm ơn quý đạo hữu chia sẽ.

Tuỳ bệnh cho thuốc thoáng nghe thì hay nhưng mình suy nghĩ với giáo lý Thế Tôn là không ổn.
Bệnh và thuốc là y học chứ không phải Phật học, không bệnh mà uống thuốc nhứt hạ sốt thì cấp cứu là cái chắc.
Phật thì trị Tâm vô cùng tuyệt diệu, dù bệnh hay không cũng phải dùng "thuốc", còn "thuốc" nào thì tuỳ.
Có người ngoại đạo nói rằng: "Tôi không cần biết Phật pháp chi, tôi sống đúng không có lỗi với lương tâm là được, tôi biết từ thiện, giúp người..... còn hơn :-SS
Điều này nghe thì tưởng rằng tốt nhưng nếu không được liều thuốc "vô thường, khổ, vô ngã..." thì người này sẽ thay đổi quan điểm khi họ gặp khó khăn bế tắc trong cuộc sống, khi đó họ có thể là từ người sáng đi vào bống tối.
Từ thiện và giúp người, không làm xấu khi thuận lợi, khi bất lợi họ thất hứa, và làm điều ác như chơi để rồi biện hộ rằng "Bần cùng sanh đạo tặc, đói ăn vụng túng làm liều, tức nước vỡ bờ...." cuộc sống thề này nên họ thế nọ .v.v..
Nhưng nếu là người con Phật chân chánh thì "Áo rách cũng giữ lấy lề" - "Đi với Phật mặc áo Cà sa, đi với ma cũng mặc áo ấy" :))


Hình đại diện của người dùng
buivhai
Bài viết: 162
Ngày: 29/06/10 18:29
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Có quan niệm rằng theo Phật giáo không nên học nhiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi buivhai »

hoangmoc1906 đã viết:Như vậy mới gọi là Trung Đạo! :D Cảm ơn quý đạo hữu chia sẽ.

Tuỳ bệnh cho thuốc thoáng nghe thì hay nhưng mình suy nghĩ với giáo lý Thế Tôn là không ổn.
Bệnh và thuốc là y học chứ không phải Phật học, không bệnh mà uống thuốc nhứt hạ sốt thì cấp cứu là cái chắc.
Phật thì trị Tâm vô cùng tuyệt diệu, dù bệnh hay không cũng phải dùng "thuốc", còn "thuốc" nào thì tuỳ.
Có người ngoại đạo nói rằng: "Tôi không cần biết Phật pháp chi, tôi sống đúng không có lỗi với lương tâm là được, tôi biết từ thiện, giúp người..... còn hơn :-SS
Điều này nghe thì tưởng rằng tốt nhưng nếu không được liều thuốc "vô thường, khổ, vô ngã..." thì người này sẽ thay đổi quan điểm khi họ gặp khó khăn bế tắc trong cuộc sống, khi đó họ có thể là từ người sáng đi vào bống tối.
Từ thiện và giúp người, không làm xấu khi thuận lợi, khi bất lợi họ thất hứa, và làm điều ác như chơi để rồi biện hộ rằng "Bần cùng sanh đạo tặc, đói ăn vụng túng làm liều, tức nước vỡ bờ...." cuộc sống thề này nên họ thế nọ .v.v..
Nhưng nếu là người con Phật chân chánh thì "Áo rách cũng giữ lấy lề" - "Đi với Phật mặc áo Cà sa, đi với ma cũng mặc áo ấy" :))
Học Phật Pháp chính là để chữa căn bệnh về tâm của con người. Các pháp của Đức Phật chính là vị thuốc.
Tâm chúng sinh ai cũng có bệnh, chỉ có tâm Bậc A La Hán là không bệnh thôi.


[color=#4000FF]Đoá sen mọc ở dưới bùn
Xung quanh tanh tưởi, bọ trùn múa may
Ồn ào hỗn loạn thật gay
Nhưng sen chẳng ngại, vui thay chuyện đời
Không lo, không ghét, không dời
Hoà vào, tĩnh lặng, nhẹ nhàng toả hương[/color]

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Có quan niệm rằng theo Phật giáo không nên học nhiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Đọc nhiều kinh cũng tốt nhưng phải có căn bản.
Căn bản là các kinh nguyên thủy Phật thuyết đầu tiên sau đó đọc các kinh Đại Thừa.
Khi cảm thấy đã hiểu và có niềm tin kiên cố chốt lại chỉ chuyên đọc môt bộ kinh và chuyên tu một pháp môn.


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Có quan niệm rằng theo Phật giáo không nên học nhiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Pháp (dharma) là thực tại. Chừng nào còn bị màn che của từ ngữ hay ý tưởng thì vẫn chưa thấy pháp-thực tại. Mặc dù từ ngữ;tư tưởng và kinh điển (sratras) cũng là pháp.

Kiến thức là một thứ rất lạ lùng. Nó có cả hai chức năng : khai mở và đóng kín tâm trí. Khi kiến thức bị lấy làm đối tượng chấp thủ (kiến thức vẫn là cảnh thủ) thì sinh ra phiền não (kiến thức vẫn là cảnh lậu).

Nên học để khai mở tâm trí. Và tiếp tục vứt bỏ kiến thức đi để đến với thực tại. Cả hai thao tác đều cần thiết; tìm đến và vứt bỏ để tiếp tục đi tới. :)


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Có quan niệm rằng theo Phật giáo không nên học nhiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

whale đã viết:Pháp (dharma) là thực tại. Chừng nào còn bị màn che của từ ngữ hay ý tưởng thì vẫn chưa thấy pháp-thực tại. Mặc dù từ ngữ;tư tưởng và kinh điển (sratras) cũng là pháp.

Kiến thức là một thứ rất lạ lùng. Nó có cả hai chức năng : khai mở và đóng kín tâm trí. Khi kiến thức bị lấy làm đối tượng chấp thủ (kiến thức vẫn là cảnh thủ) thì sinh ra phiền não (kiến thức vẫn là cảnh lậu).

Nên học để khai mở tâm trí. Và tiếp tục vứt bỏ kiến thức đi để đến với thực tại. Cả hai thao tác đều cần thiết; tìm đến và vứt bỏ để tiếp tục đi tới. :)
Có phải đây là tinh thần của Ngón tay chỉ trăng?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
buivhai
Bài viết: 162
Ngày: 29/06/10 18:29
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Có quan niệm rằng theo Phật giáo không nên học nhiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi buivhai »

whale đã viết:Pháp (dharma) là thực tại. Chừng nào còn bị màn che của từ ngữ hay ý tưởng thì vẫn chưa thấy pháp-thực tại. Mặc dù từ ngữ;tư tưởng và kinh điển (sratras) cũng là pháp.

Kiến thức là một thứ rất lạ lùng. Nó có cả hai chức năng : khai mở và đóng kín tâm trí. Khi kiến thức bị lấy làm đối tượng chấp thủ (kiến thức vẫn là cảnh thủ) thì sinh ra phiền não (kiến thức vẫn là cảnh lậu).

Nên học để khai mở tâm trí. Và tiếp tục vứt bỏ kiến thức đi để đến với thực tại. Cả hai thao tác đều cần thiết; tìm đến và vứt bỏ để tiếp tục đi tới. :)
Học là để biết, biết là để thực hành trong đời sống hiện tại chứ không phải để vứt đi. Ta học pháp là tìm tới chân lý, ta hành pháp là sử dụng chân lý vào thực tại mà đi tới giác ngộ chứ không phải học xong chưa hành đã bỏ.

Ví pháp như con thuyền, ta học pháp tức là ta học về con thuyền đó, biết nó hình dáng thế này, cách sử dụng thế này. Học xong rồi thì ta sử dụng nó vào thực tại để qua sông, chứ đâu phải học xong là vất.

Qua sông rồi mới vất bỏ thuyền, đó là khi thực tại chúng ta không cần thuyền nữa, còn khi chưa qua sông mà vứt bỏ là không phù hợp với thực tại, giữa dòng mà vứt bỏ thuyền là .... chết đuối :)


[color=#4000FF]Đoá sen mọc ở dưới bùn
Xung quanh tanh tưởi, bọ trùn múa may
Ồn ào hỗn loạn thật gay
Nhưng sen chẳng ngại, vui thay chuyện đời
Không lo, không ghét, không dời
Hoà vào, tĩnh lặng, nhẹ nhàng toả hương[/color]

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Có quan niệm rằng theo Phật giáo không nên học nhiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

giống như "vật cực tất phản" ấy nhỉ?


khà khà
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách