TÂM LÀ GÌ VÀ Ở ĐÂU?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: TÂM LÀ GÌ VÀ Ở ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

mytutru đã viết: Nếu như Ngài Langtu là người như Ngài Lục Tổ thì tt không cần phải nói ra đây dài dòng nữa.. Vì với hạnh thánh tăng .. Nhìn qua lời lẽ của tt đã nhận biết tt ra sao rồi.. Vì sao Ngài Ngũ Tổ trao truyền Y bát cho Ngài Lục Tổ Mà không trao cho Ngài Thần Tú.. ???
Đừng có so sánh tôi với ngài Huệ năng,kẻo tôi bị mọi người ném đá :D Tôi chỉ có ý muốn nói những vấn đề mình đang mắc phải có khi nhờ một thứ "vớ vẩn" nào đó mà tìm ra lời giải.Nhiều người hiện nay thường hay than thở sao mình xấu số quá,phải chi được sinh ra thời Phật còn tại thế,được nghe ngài thuyết pháp thì đã giác ngộ rồi.Nhưng họ quên rằng Phật rao giảng,thuyết pháp đến 49 năm,đi đến mòn cả chân,nói đến khô bọt mép :D nhưng số người ngộ đạo chẳng được bao nhiêu.Vấn đề là phải tự xem lại mình đang bị kẹt ở chỗ nào,chứ không phải là nhờ thầy giỏi,cho dù Phật có tái thế cũng chẳng giúp gì được.
Cũng như gặp bác sĩ thì phải khai triệu chứng thì mới biết đường mà mò.Bác sĩ hỏi :"ộng bị bệnh ra sao ?" thì bệnh nhân lại mắng xối xả :"ông là bác sĩ thì phải tự mà biết chứ sao lại còn hỏi !".Pó tay.com :D
mytutru đã viết:Nói theo phật thì ai có học đều nói được hết.. Nhưng có hiểu chi li từng ngỏ ngách hay không còn do người tu sửa... Phật dạy vô ngã tướng cho những ai đã thấu lý đạo để vào thẳng con đường bất sanh bất diệt... Như viên Kim Cương đã hoàn hảo.
Kinh Vô ngã tướng là kinh thứ hai mà Phật thuyết pháp,nó là kinh căn bản dành cho mọi người nên rất dễ hiểu chứ không phải là dành cho những ai đã thấu lý đạo.Nếu đã thấu lý đạo thì đâu cần ai dạy nữa,chẳng những vậy còn thấy kinh sách nói sai hết :))


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: TÂM LÀ GÌ VÀ Ở ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
Dạo này tâm xỉa răng cũng bán chạy lắm, nhất là dịp Tết.

Ở đâu chỉ tui mua với.Xưa nay chỉ xài tăm xỉa răng chứ chưa biết tâm xỉa răng là cái chi chi

>Ở khắp mọi nơi. Ở ngay trong mỗi con người chúng ta!

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Không hiểu có phải bạn có ý nói mĩa mai tôi ? Nếu thấy tôi nói sai thì sao bạn không dám nói thẳng là sai chỗ nào ?


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: TÂM LÀ GÌ VÀ Ở ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thiện tay! Thiện tay! :D

Con học ít, hiểu ít, không dám mĩa mai, cũng không dám chỉ dạy ai đâu.
Con chỉ trả lời, nếu có gì mạo phạm xin Ngài tha thứ.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: TÂM LÀ GÌ VÀ Ở ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thật ra chẳng có gì để nói. Nói về Tâm thì chẳng khác nào là cầm con dao sắc bén; không khéo chính người cầm nó bị đứt tay trước mà đứt khi nào chẳng hay biết. Biết rồi thì đã đứt tay máu chảy. Người tự cho mình ngộ thì chẳng khác gì cầm dao khứa cổ của chính mình. Người chứng ngộ thì hiếm khi nói, còn người cố nói diễn Tâm thì càng nói càng xa Tâm.

Tâm xưa nay chẳng phải một, chẳng phải hai, hay là gì đó này kia,...cũng chẳng phân ra là Vọng Tâm hay Chân Tâm,...Lại vì người chưa thấu nên phân biệt ra mà giảng nói. Nếu pháp bên đây khởi thì pháp bên kia sẽ khởi. Pháp bên đây diệt thì pháp bên kia cũng diệt. Tất cả pháp như từ ngang hông mà chui ra. Đến không từ đâu, đi không vết tích. Pháp gì cũng vậy, thô hay tế, luân hồi hay quốc độ, nhất nhất đều như vậy. Nói nhãm đã xong!

Mượn giả diệt giả. Mượn hữu diệt vô.Tâm chẳng một dụng.
Sửa lần cuối bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 vào ngày 23/02/10 05:14 với 1 lần sửa.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: TÂM LÀ GÌ VÀ Ở ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Thiện tay! Thiện tay! :D

Con học ít, hiểu ít, không dám mĩa mai, cũng không dám chỉ dạy ai đâu.
Con chỉ trả lời, nếu có gì mạo phạm xin Ngài tha thứ.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle
Bạn đang nói đùa hay nói thật đấy ?
Thôi thì cứ cho là bạn nói thật,tức là ý bạn còn thắc mắc chưa hiểu ý tôi nói gì khi cho rằng TÂM "Ở khắp mọi nơi. Ở ngay trong mỗi con người chúng ta!" :D

Như tôi đã nói TÂM được hiểu theo 2 nghĩa :

_ Chân tâm : kinh Hoa nghiêm có dạy rằng vũ trụ do Chân tâm biến hiện mà thành.Như vậy "tất cả do tâm tạo" nghĩa là tất cả đều do sự biến hiện của Chân tâm.Ví dụ minh họa : như cái nồi đất,cái bình,cái chén...đều là những hình tướng khác nhau nhưng vật liệu cấu thành nên chúng đều như nhau cả : đó là đất sét.Trong cái "thế giới đất sét" đó mà có thằng nhóc đầu đất hỏi "đất sét ở đâu?" thì sẽ có câu trả lời là "đất sét có mặt ở khắp nơi".Cũng như có ai đó hỏi "không khí ở đâu?" thì cũng phải biết là nó khắp mọi nơi xung quanh ta.Ngay người hỏi đang hít thở nó,ngay như hỏi cái câu "không khí ở đâu?" thì cũng phải nhờ không khí vào ra trong miệng mới phát ra câu hỏi đó :))
Chân tâm thực ra là cái gì ? Nó chỉ là tên gọi khác của Chân không,Tánh không...

_ Vọng tâm : bên Thiền tông thì nói "từ một niệm vô minh mà sinh ra sơn hà đại địa".Như vậy "tất cả do tâm tạo" ở đây nghĩa là tất cả đều cái tâm vọng động của chính mình mà ra.Mà chỉ có con người mới có tâm thức,ý thức chứ con vật hay cục đá thì không có ý thức.Theo nghĩa này mới nói Tâm ở ngay trong mỗi con người chúng ta.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: TÂM LÀ GÌ VÀ Ở ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Ông mới tới cửa!


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: TÂM LÀ GÌ VÀ Ở ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Thật ra chẳng có gì để nói. Nói về Tâm thì chẳng khác nào là cầm con dao sắc bén; không khéo chính người cầm nó bị đứt tay trước mà đứt khi nào chẳng hay biết. Biết rồi thì đã đứt tay máu chảy. Người tự cho mình ngộ thì chẳng khác gì cầm dao khứa cổ của chính mình. Người chứng ngộ thì hiếm khi nói, còn người cố nói diễn Tâm thì càng nói càng xa Tâm.

Tâm xưa nay chẳng phải một, chẳng phải hai, hay là gì đó này kia,...cũng chẳng phân ra là Vọng Tâm hay Chân Tâm,...Lại vì người chưa thấu nên phân biệt ra mà giảng nói. Nếu pháp bên đây khởi thì pháp bên kia sẽ khởi. Pháp bên đây diệt thì pháp bên kia cũng diệt. Tất cả pháp như từ ngang hông mà chui ra. Đến không từ đâu, đi không vết tích. Pháp gì cũng vậy, thô hay tế, luân hồi hay quốc độ, nhất nhất đều như vậy. Nói nhãm đã xong!

Mượn giả diệt giả. Mượn hữu diệt vô.Tâm chẳng một dụng.
Bạn hãy nhìn lại mình xem có phải là từ ngang hông mà chui ra ? :))



Còn mù chữ mà muốn đọc sách ư ? Chưa học thuộc bản cửu chương mà đòi làm toán ư ? Bạn muốn bàn đến lý Bất nhị trong khi chưa thông được vô ngã,tánh không ư ? :D

Mọi lời nói vay mượn từ kinh sách,dù không hiểu ý nghĩa thâm sâu của nó mà vẫn cứ nói thì người đó đúng là con két !


Hình đại diện của người dùng
mytutru
Bài viết: 901
Ngày: 27/03/08 21:55
Giới tính: Nữ

Re: TÂM LÀ GÌ VÀ Ở ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi mytutru »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .. Thời tiết tại VN và khắp mọi nơi đang nóng bức .. Xin mọi người như mưa mát tưới cho cây .. kinhle kinhle kinhle


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: TÂM LÀ GÌ VÀ Ở ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"langtu"]

Như tôi đã nói TÂM được hiểu theo 2 nghĩa :

_ Chân tâm : kinh Hoa nghiêm có dạy rằng vũ trụ do Chân tâm biến hiện mà thành.Như vậy "tất cả do tâm tạo" nghĩa là tất cả đều do sự biến hiện của Chân tâm.Ví dụ minh họa : như cái nồi đất,cái bình,cái chén...đều là những hình tướng khác nhau nhưng vật liệu cấu thành nên chúng đều như nhau cả : đó là đất sét.Trong cái "thế giới đất sét" đó mà có thằng nhóc đầu đất hỏi "đất sét ở đâu?" thì sẽ có câu trả lời là "đất sét có mặt ở khắp nơi".Cũng như có ai đó hỏi "không khí ở đâu?" thì cũng phải biết là nó khắp mọi nơi xung quanh ta.Ngay người hỏi đang hít thở nó,ngay như hỏi cái câu "không khí ở đâu?" thì cũng phải nhờ không khí vào ra trong miệng mới phát ra câu hỏi đó :))
Chân tâm thực ra là cái gì ? Nó chỉ là tên gọi khác của Chân không,Tánh không...

_ Vọng tâm : bên Thiền tông thì nói "từ một niệm vô minh mà sinh ra sơn hà đại địa".Như vậy "tất cả do tâm tạo" ở đây nghĩa là tất cả đều cái tâm vọng động của chính mình mà ra.Mà chỉ có con người mới có tâm thức,ý thức chứ con vật hay cục đá thì không có ý thức.Theo nghĩa này mới nói Tâm ở ngay trong mỗi con người chúng ta
Ba hồi "tất cả do tâm tạo" là chân tâm, bốn hồi là vọng tâm. :)

Cứ tạm cho và hiểu rằng tâm ở khắp mọi nơi và ở ngay mỗi người chúng ta cũng được, mà chưa tu chứng biết được thì những kiến giải đó cũng chẳng phải là của mình, và cũng không thể hoàn toàn đúng, bởi vì Tâm lìa tứ cú tuyệt bách phi, cho nó là cái gì và ở đâu nhứt định, hay chấp nó ở khắp mọi nơi và ở ngay nơi con người mình cũng dù đúng cũng thành sai.

Ông đã hiểu thế giới trùng trùng duyên khởi, cái nầy có thì cái kia có, đố ai biết được cái bàn, cái ghế là cái gì và từ đâu có, tìm hoài tìm mãi cái nhân duyên đầu tiên chẳng thể được vì thế mới là "trùng trùng" và "vô thỉ vô chung". Do vậy Kinh Lăng Nghiêm bảo "Phi tự nhiên, phi nhân duyên".

Nhưng cũng có thể miễn cưỡng tạm hiểu và tạm nói là "do tâm tạo" vì đương thể tức không thì thể tánh chân như hiển bài.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
mytutru
Bài viết: 901
Ngày: 27/03/08 21:55
Giới tính: Nữ

Re: TÂM LÀ GÌ VÀ Ở ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi mytutru »

kinhle kinhle kinhle

(( Định Thì Yên bằng Động thì lung tung )) Càng nói càng nghĩ càng bay phất phới khó hiểu hì hì kinhle


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: TÂM LÀ GÌ VÀ Ở ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Các hành vô thường
Là pháp sanh diệt
Sanh diệt, diệt rồi
Tịch diệt là vui

Mình biết mình là phàm phu chính gốc. Chỉ biết học vẹt. Chỉ mong niệm Phật liễu sanh thoát tử. Trân trọng cám ơn sự đối đáp nhiệt tình của tất cả chư vị.
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: TÂM LÀ GÌ VÀ Ở ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Thánh_Tri đã viết:
Ba hồi "tất cả do tâm tạo" là chân tâm, bốn hồi là vọng tâm. :)

Cứ tạm cho và hiểu rằng tâm ở khắp mọi nơi và ở ngay mỗi người chúng ta cũng được, mà chưa tu chứng biết được thì những kiến giải đó cũng chẳng phải là của mình, và cũng không thể hoàn toàn đúng, bởi vì Tâm lìa tứ cú tuyệt bách phi, cho nó là cái gì và ở đâu nhứt định, hay chấp nó ở khắp mọi nơi và ở ngay nơi con người mình cũng dù đúng cũng thành sai.

Ông đã hiểu thế giới trùng trùng duyên khởi, cái nầy có thì cái kia có, đố ai biết được cái bàn, cái ghế là cái gì và từ đâu có, tìm hoài tìm mãi cái nhân duyên đầu tiên chẳng thể được vì thế mới là "trùng trùng" và "vô thỉ vô chung". Do vậy Kinh Lăng Nghiêm bảo "Phi tự nhiên, phi nhân duyên".

Nhưng cũng có thể miễn cưỡng tạm hiểu và tạm nói là "do tâm tạo" vì đương thể tức không thì thể tánh chân như hiển bài.
kinhle

Công nhận ở đây có nhiều người ngộ ghê.Đang nói về cái gì thì ngay chỗ đó mà nói,cứ lan man sang chuyện khác !! :))


Tôi thấy mình nên chấm dứt bàn luận thêm về đề tài này ở đây.Nhưng cũng muốn lan man thêm nhiều điều "ngoài lề" để nói cho hết ý :)

Trước đây có một người được đặt cho cái biệt danh là THIỀN LÀM DÁNG :D Bởi vì anh ta chẳng hiểu mô tê gì về Phật pháp cả.Nhưng thấy có mấy câu của Thiền tông có vẻ bí hiểm thì hay đem ra dùng,để làm ra vẻ ta đây rất hiểu đạo.Cứ ai nói gì thì anh ta cũng nhảy vô bài bác,chê bai từ những câu đó.Thật ra thì cách nói hay giảng giải là đúng hay sai tùy thuộc vào góc độ nào,tầng mức nào.Chẳng hạn Thiền tông có nói "hễ mở miệng ra nói là đã sai rồi".Cứ thử vào chùa,gặp một vị sư đang đọc kinh,thuyết pháp mà lớn tiếng như vậy xem.Nói xong thì phải ngậm miệng lại ngay,vì đã hiểu vậy sao còn mở miệng ra nói =))

Tôi thì cho rằng những người đó là CON KÉT.Tại sao gọi họ là con két ? Vì người ta nói là hiểu mình nói cái gì,còn con két có cũng bắt chước,nói y chang như giọng con người nhưng nó không hiểu ý nó nói cái gì cả.Thánh nhân nói gì thì họ hiểu tại sao,còn hạng người con két chỉ biết nhai lại câu chữ của họ chứ không hiểu ý nghĩa của nó.Tôi nói vậy chỉ có ý xây dựng thôi,ở đây nếu bạn nào cảm thấy mình không phải loại người như vậy thì xem như là tôi không ám chỉ đến các bạn.

----------------------------------

Vì tôi cũng có tham gia một diễn đàn PG khác và mới có chuyện xảy ra giống như ở đây,nên mang qua đây cho những người mà tôi ám chỉ đến hãy đọc và hiểu ý tôi hơn.
langtu;5696 đã viết:Tôi không có ý tranh luận hơn thua với bạn,mong bạn đừng nên hiểu lầm.Tôi chỉ muốn bạn trải lòng,hãy giải bày những quan điểm,lập trường của mình.Tất nhiên ai cũng nghĩ rằng mình đúng,nhưng khi bàn luận so sánh những quan điểm khác nhau thì biết đâu tôi (hoặc bạn) lại thấy được mình đã sai lầm và biết từ bỏ những sai trái mà mình ôm chấp bấy lâu.Đó là điều ích lợi.Còn nếu ai cũng cho rằng mình đúng thì cũng chả sao cả,ít ra cũng được hiểu thêm những quan kiến khác.
Như bạn cũng biết,kinh sách PG rất nhiều,đa dạng.Có khi nào bạn thấy cùng một vấn đề mà có kinh nói thế này có kinh nói thế khác,mâu thuẫn nhau chưa ? :D
Bởi vì kinh sách khác biệt là do "căn cơ bất đồng,tùy bệnh mà cho thuốc".Nó giống như cái tủ thuốc chứa đủ loại khác nhau,bệnh nào thì uống thuốc nấy.Bị tiêu chảy cần uống thuốc cầm mà uống thuốc xổ thì... :D cũng như ăn phải thứ nhiễm độc cần dùng thuốc xổ mà lại ống thuốc cầm thì...:(

Kinh sách chỉ là phương tiện nhằm đạt đến cứu cánh,là thuốc trị trong khi bị bệnh.Do đó khi hết bệnh rồi thì không ai lại uống thêm thuốc nữa.Đến lúc bạn thấy kinh nào cũng nói sai hết là bạn đã ngộ đạo đấy ! Như vậy là có hai trình độ từ thấp lên cao :
_ Thấy sao thì nói vậy.
_ Thấy vậy chứ không phải vậy (nên chỉ tạm nói vậy).

Ví dụ như khi ta nhúng cây thước vô chậu nước,do khúc xạ ánh sáng nên ta thấy cây thước bị cong.Có thằng nhóc tì lên tiếng "cây thước này cong rồi",nhưng thật ra cây thước nó thẳng.Do giới hạn của giác quan,ta thấy mặt trời mọc ở hướng đông,lặn ở hướng tây.Cũng là "Thấy sao thì nói vậy" chứ thật ra thì hướng đông,hướng tây chỉ là do quy ước chứ đâu phải thật có hướng đông,hướng tây.Mặt trời vẫn đứng yên chứ đâu có mọc hay lặn.Chính là mặt đất ta đang đứng nó chuyển động quanh mặt trời,cho nên "Thấy sao thì nói vậy" nó chỉ đúng theo cái nhìn hạn hẹp của cặp mắt ếch của mình !


Trở lại đề tài "Vô ngã - tánh không",nó cũng chỉ là những sự thật ở trình độ "Thấy sao thì nói vậy".Để tìm hiểu một cái gì thì người ta thường theo cái gọi là 3W (what,how,why).Trước tiên khi xem xét chuyện gì thì phải thống nhất nhau là chúng ta đang tìm hiểu về cái gì (what).Sau đó là đi sâu vào chi tiết xem nó là như thế nào,thế cách ra làm sao (how).Cuối cùng là tìm hiểu xem tại sao nó lại như thế mà không phải khác (why).Như vậy câu hỏi tại sao là sâu sắc nhất,vì nó đi đến tận cùng của bản chất vấn đề.
Do đó,nói về vô ngã (tánh không) cũng vậy.Trước tiên là câu hỏi :
_ Chúng ta đang tìm hiểu cái gì ? (what)
Trả lời : đối tượng mà ta xét tới là tất cả mọi thứ (vạn pháp),không chừa ra cái gì cả.
_ Vạn pháp nó như thế nào ?(how)
Trả lời : vạn pháp đều không có bản ngã (vô ngã)
_ Tại sao vạn pháp lại không có bản ngã mà không thể khác là có bản ngã ? (why)
Trả lời : ... (bạn vienquang6 thử trả lời đi nhé :D)

Nhưng cũng có người chưa biết bản ngã là gì làm sao hiểu được câu nói "vạn pháp đều không có bản ngã" ; không có bản ngã là không có cái chi vậy hè ? :D
Bạn vienquang6 là chủ nhà của cái thớt này,cứ nói về "Vô ngã - tánh không" một cách tràng giang đại hải nhưng cái thắc mắc căn bản nhất NGÃ LÀ GÌ thì chưa nghe bạn giải thích !
langtu;5704 đã viết:Tất nhiên là chúng ta sẽ lấy Kinh Luận Phật giáo làm Chuẩn.Nhưng như tôi đã nói là Kinh Luận Phật giáo rất đa dạng.Bạn đang đứng ở góc độ nào,luận bàn ở mức độ nào thì dùng kinh Luận ở vào mức độ đó ra mà xét,bệnh nào thì thuốc nấy.Bạn vẫn không hiểu điều này nên cứ hay trích dẫn kinh sách ra đây,cho rằng cái nào cũng là chân lý cả.Giống như người bệnh cho rằng thuốc nào cũng là thuốc nên uống đủ thứ thuốc vô người thì bệnh tình càng thêm nặng :D
Ví dụ : người chấp có thì kinh sẽ nói rằng "không,các pháp không có như bạn tưởng đâu".Đối với người chấp không thì sẽ có kinh nói khác "các pháp có chứ không phải là không đâu nhé".Có kinh nói "thân người này là tạm bợ vô thường,nên nhàm chán nó" Nhưng kinh khác thì nói ngược lại "mạng người rất khó được,hãy gìn giữ nó mà tu hành".Khi thì nói cõi Tịnh độ ở hướng Tây,khi thì nói nó ở ngay tại đây.Khi thì tức tâm tức phật,khi thì phi tâm phi phật.Khi thì có phật có niết bàn,khi thì không có phật,không có niết bàn.Khi thì có khổ,có vô minh,có giác ngộ,chứng đắc.Khi thì không có khổ,vô minh,giác ngộ,chứng đắc.v.v...


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách