Tu Tịnh và tu Mật

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tu Tịnh và tu Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

HỎI: Gia đình chúng tôi lâu nay tu theo pháp môn niệm Phật thuộc Tịnh độ tông. Vừa rồi tôi có gặp một người bạn tu theo pháp môn trì chú thuộc Mật tông. Bạn khuyên nên trì niệm mật chú để có thể thành tựu giải thoát ngay trong đời này vì đi thẳng vào tâm chư Phật, còn niệm Phật thì chỉ ở bên ngoài thôi.

Tôi nghĩ rằng đời người vô thường, nay còn mai mất nên gắng niệm Phật để vãng sanh về Cực lạc rồi tiếp tục tu lên nữa sẽ chắc chắn hơn. Không biết tôi suy nghĩ như vậy có đúng không?

(NGUYỄN THỊ THU, [email protected])


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tu Tịnh và tu Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thấy thực hành pháp nào có lợi cho mình nhứt, và mình thích nhứt, hành được nhứt thì mình theo pháp đó thôi.

Cô đã tu Tịnh Độ thì một bề Tín Nguyện Hạnh thôi. Cần gì nghe người khác nói mà phân tâm. Hỏi như vậy thì cô chưa có lòng Tin với Tịnh Độ. Mà Tin là một trong 3 món tư lương cần phải có của Tịnh Độ. Nếu không có lòng Tin thì làm sao vãng sanh?

Hãy nên thường ngày đọc "Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao" nếu tu Tịnh Độ, để tăng trưởng lòng tin và biết cách đúng pháp thực hành Tịnh Độ.

Chúc an vui

TT.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tu Tịnh và tu Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Vãng sanh CỰC LẠC thì chắc chắn được giải thoát. Điều này đã được Đức Phật giảng rõ trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (chín phẩm vãng sanh).

Xin trích ra một ít, để các bạn tham khảo.
Kinh Niệm Phật Ba La Mật có nói:
Bạch đức Thế-Tôn, con thường tin và nghĩ rằng Niệm Phật tức là thành Phật ngay trong đời nầy. Thế thì tại sao hôm nay đức Thế-Tôn lại ân cần khuyên bảo chúng con phải phát nguyện vãng sanh Cực-Lạc quốc độ ở Tây phương ?”

.........................

Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật – nhưng chưa thể đắc Tam-minh, Lục-thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô lượng Tam-muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất-thiết Chủng-trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như-Thật-Đạo.

Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đã nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đã đúc ra hình dạng của viên gạch. Nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư rã, chịu được nắng chói mưa sa, thì cần phải đưa vào lò lửa nung đốt một hạn kỳ. Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.

Thí dụ như việc khắc họa hình tượng. Tuy đã dùng gỗ tốt đẽo gọt lâu ngày và tạo nên hình dáng con người. Nhưng phải bỏ ra một thời gian lâu xa để chạm trổ thêm mắt, tại, miệng, nét mặt, nếp nhăn, dáng vẻ, bộ tịch, thần sắc ... Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh, và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi Ta-bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém, quả đức chưa hoàn mãn. Cần phải vãng sanh Cực-Lạc thế giới, cận kề Phật và Thánh-chúng, thành tựu vô lượng Ba-la-mật thâm nhập Tam-muội Tổng-trì-môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rãi nơi Bồ-đề đạo-tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng-chánh-giác, Chuyển-pháp-luân Vô-thượng.

Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ... đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỒNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Tu Tịnh và tu Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

Pháp nào cũng là phương tiện tu tập cả, đối với người tu tập Phật Pháp thì phải luôn giữ chánh định kiên cố, pháp môn nào mình yêu thích, khi tu pháp môn mình lại thấy an vui thì hãy tiếp tục theo, đừng nghe người khác tới nói một câu là mình nghe theo lập tức bỏ Tịnh Độ theo Mật Tông, Pháp nào cũng giải thoát hết, ví như cư sĩ Diệu Âm niệm Phật mà trí tuệ bỗng bừng mở, chẳng khác như các vị tu thiền đắc đạo. Nhưng đừng vì tu pháp môn này mà khinh tiện pháp môn kia, các pháp môn đều là phương tiện đưa đến giải thoát hết. Letamnhi1995 nghĩ người bạn của thien nhan vẫn còn cố chấp vào pháp môn của mình, khi càng cố chấp thì càng khó chứng đạo, còn thien nhan khi nghe như thế thì lập tức hỏi trên diễn đàn này cho thấy thien nhan chẳng kiên cố vào pháp môn của mình, bị lung lay chỉ vì 1 lời nói. Nói đến đây letamnhi1995 nghĩ nên nói thêm rằng, đừng nghĩ đó là ma chướng quấy mình, hãy nghĩ rằng đó là một vị Phật hay Bồ Tát vì muốn thử công phu tu tập của mình nên mới thử lòng mình đây!! A Di Đà Phật!
TRong bài này letamnhi1995 nói thẳng nên có thể hiện sự bất kính! Xin nguyện sám hối và mong thien nhan hoan hỷ mà bỏ qua!A Di Đà Phật!


khà khà
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tu Tịnh và tu Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Cảm ơn letamnhi1995 tangbong

Có lời khuyến bảo, Lời của Đ/h có lý lẽ tốt lắm, học chỉ chuyên cần một Pháp môn là đủ rồi.

Thảo luận đem lại sự lợi ít, nếu người hỏi có lòng cầu học, và người đáp thật tình giúp đở. Thì tn này lúc nào cũng vui và nhận hết.

Càng nói thật lòng thì càng tốt cho người cầu học. =D>

tn, kính
Letamnhi1995 nghĩ người bạn của thien nhan vẫn còn cố chấp vào pháp môn của mình, khi càng cố chấp thì càng khó chứng đạo, còn thien nhan khi nghe như thế thì lập tức hỏi trên diễn đàn này cho thấy thien nhan chẳng kiên cố vào pháp môn của mình, bị lung lay chỉ vì 1 lời nói.
Xin đính chánh với letamnhi đây là câu hỏi trên báo Giácngộ. Mình đem vào Diễn đàn để tv công tâm bình luận, mở mang trí huệ. Chỉ có vậy.


letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Tu Tịnh và tu Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

a di da phat! that le roi. Xin loi thien nhan! letamnhi hap tap qua!


khà khà
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tu Tịnh và tu Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

letamnhi1995 đã viết:a di da phat! that le roi. Xin loi thien nhan! letamnhi hap tap qua!
Cho lỗi rồi đó, :D Nói vui thôi, Đ/h thật tình quá, Đ/h không có lỗi gì hết.


huynhsangsang
Bài viết: 4
Ngày: 30/08/11 07:51
Giới tính: Nam
Đến từ: VIỆT NAM

Re: Tu Tịnh và tu Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhsangsang »

09/2011 lúc 10:11 chiều NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT CON HUỲNH ĐỊNH PD QUẢNG TÁNH SANH RA TRONG CÕI NGŨ TRƯỢC THỜI MẠT PHÁP NÀY, KHÔNG ĐỦ NHÂN DUYÊN PHƯỚC ĐỨC GẶP ĐƯỢC 13 TỔ SƯ TỊNH ĐỘ CẦU Ở NGÀI HỌC ĐẠO. NAY CON CÓ NHÂN DUYÊN ĐƯỢC THẤY NGHE CÁC TỔ SƯ TỊNH ĐỘ TRUYỀN DẠY CHÁNH PHÁP CỦA PHẬT. TỔ SƯ THIỆN ĐẠO NÓI . NGUYÊN NHÂN NHƯ LAI RA ĐỜI. LÀ VÌ BẢN NGUYỆN CỦA PHẬT A MI ĐÀ: TRONG 49 NĂM THẾ TÔN NÓI PHÁP 84 NGÀN PHÁP MÔN ĐỀU QUANG TRỌNG NÓI. CHỈ CÓ MỘT PHÁP MÔN THÙ THẮNG NHẤT MÀ PHẬT GIỚI THIỆU CHO CHÚNG SANH. MỘT ĐỜI THÀNH TỰU GIẢI THOÁT RA KHỎI LỤC ĐẠO SANH TỬ LUÂN HỒI. GÓI GỌN TRONG TAM TẠNG 12 BỘ KINH ĐIỂN LÀ:1 CÂU NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT. VÌ THẾ NIỆM PHẬT LIỀN BẰNG TỤNG HẾT TAM TẠNG KINH ĐIỄN. NIỆM PHẬT KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN. NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT.VÌ VẬY CON HUỲNH ĐỊNH PD QUẢNG TÁNH CÙNG ÔNG BÀ CHA MẸ ANH CHỊ EM CON CHÁU TRONG GIA ĐÌNH THÂN TỘC CÙNG TẬN HƯ KHÔNG KHẮP PHÁP GIỚI CHÚNG SANH, NẾU CÓ AI THẤY NGHE, ĐỀU PHÁT TÂM BỒ ĐỀ, CÙNG CON ĐẢNH LỄ CUỐI ĐẦU GIEO XUỐNG TẤT CẢ NĂM VÓC SÁT ĐẤT LẠY ĐẾN PHẬT A MI ĐÀ CÙNG 13 TỔ SƯ TỊNH ĐỘ KHẮP MƯỜI PHƯƠNG BA ĐỜI CÙNG TẬN HƯ KHÔNG GIỚI. HẾT MỘT BÁO THÂN NÀY, ĐỒNG SANH CỰC LẠC, ĐỒNG KIẾN MI ĐÀ, ĐỒNG NGỘ VÔ SANH, ĐỒNG THÀNH PHẬT ĐẠO. NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT A MI ĐÀ PHẬT


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tu Tịnh và tu Mật

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Người nói câu
trì niệm mật chú để có thể thành tựu giải thoát ngay trong đời này vì đi thẳng vào tâm chư Phật, còn niệm Phật thì chỉ ở bên ngoài thôi.
là chưa hiểu Pháp Môn Tịnh Độ cũng như chưa hiểu về Mật Tông.

Người bạn của DH đã Phạm Giới Mật Tông mà không biết. DH về nói với người đó mau mà Sám Hối.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách