Trang 2 trên 5

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Đã gửi: 16/03/08 17:03
gửi bởi Chanhientam
"Bác" đâu có muốn im lặng nhưng đã có người khác nói, bác đồng cảm thì vỗ tay tán thán. Nói nữa thứ nhất là thừa, thứ hai là có khi người ta diễn lại không đúng ý "bác", lại thêm tranh cải. Có điều chỉ một cái vỗ tay của "bác', mà Mộng giác cũng đem bỏ sông bỏ biển. Thành mới thấy ... im lặng, mới thấy cái chỗ Nhu Thuận trích của Minh Đạo đó như ... trên trời rơi xuống. Đáng nhẽ, cho rớt thì cho rớt luôn phần Nhu Thuận đi cho xong. Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Vì sao cái này khộng rồi mà cái kia còn đó. Thưa bác Mộng Giác?

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Đã gửi: 21/03/08 07:49
gửi bởi Nhu Thuận
Chanhientam đã viết:"Bác" đâu có muốn im lặng nhưng đã có người khác nói, bác đồng cảm thì vỗ tay tán thán. Nói nữa thứ nhất là thừa, thứ hai là có khi người ta diễn lại không đúng ý "bác", lại thêm tranh cải. Có điều chỉ một cái vỗ tay của "bác', mà Mộng giác cũng đem bỏ sông bỏ biển. Thành mới thấy ... im lặng, mới thấy cái chỗ Nhu Thuận trích của Minh Đạo đó như ... trên trời rơi xuống. Đáng nhẽ, cho rớt thì cho rớt luôn phần Nhu Thuận đi cho xong. Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Vì sao cái này khộng rồi mà cái kia còn đó. Thưa bác Mộng Giác?
.

=D> =D> =D>

Xem ra, lời này có ký lô ? :)) :)) :)) .

Không sao, xóa thì chuyện nhỏ, chỉ có cái tâm bỉ xử mới là chuyện lớn, vả lại, Nhu Thuận luôn bắt đầu bằng chử "Bài Làm:" có nghĩa là chỉ là bài làm của "học trò mới chập chửng" chứ đâu dám gọi là "pháp thuyết",

Bây giờ không cười thì mất vui. Đừng sợ cứng đơ, chỉ sợ không vui thôi.

=)) =)) =)) =))

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Đã gửi: 22/03/08 22:20
gửi bởi dct87
Có phải chúng ta nghĩ rằng:
- TIÊU CỰC hay tiểu thừa tức là chỉ mong giác ngộ, giải thoát cho riêng cá nhân và khi thoát ly sinh tử luân hồi (ra khỏi lục đạo) là nói bái bay không bao giờ trở lại (lục đạo) nữa? -THOÁT LY SINH TỬ .
- TÍCH CỰC hay đại thừa là không chỉ mong cho riêng cá nhân mình giác ngộ giải thoát sinh tử mà còn mong cầu và hành động để có thể hổ trợ những người khác thoát ly sinh tử và không ngại phải vào ra sinh tử - KHỨ LAI TỰ TẠI.
- THỰC TẾ thì dù tiêu cực hay tích cực thì căn bản trước nhất vẫn phải thoát ly sinh tử cho được rồi mới có thể nói đến việc khứ lai tự tại!
Các bác nghĩ thế nào?
A Di Đà Phật...
Có phải đạo hữu muốn nói một bên là Tự Giác còn bên kia là Tự Giác + Giác Tha phải không???

dct thì có quan điểm như thế này.
dct nghĩ rằng tự giác và giác tha không phải là hai cái khác nhau và tách rơi nhau...

Tự Giác cũng có nghĩa là Giác Tha...

Ví như đạo hữu tu bên Tiểu Thừa hoặc Nguyên Thủy gì đó, mặc dầu không tự thân đi giáo hóa người khác, nhưng nếu người khác nhìn thấy đạo hữu tu hành ngày đêm không xao lãng họ sẽ khởi tâm cung kính và cảm động, đạo hữu tu càng giỏi thì sẽ cảm động kẻ khác càng nhiều, đó chính là giác tha.
Ví như các vị bên khất sĩ cầm bát đi khất thực, người ta nhìn thấy họ đi xin ăn như thế thì liền ngay đó cảm động rơi nước mắt mà thành tâm cúng dường. Bởi vì khi họ cúng dường cho một vị xuất gia với tâm cái cung cung kính kính như thế, thì có phải họ được phước báo to lớn không? Lại còn gieo duyên nơi tăng bảo nữa. Đó chính là giác tha.
Cho nên tự giác và giác tha chẳng phải là hai. Như xưa, lúc đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài như định thị hiện nhập Niết Bàn, ngay đó Đại Phạm Vương Loa Kế liền xuống xin ngưỡng Phật đi giáo hóa chúng sanh. Ta được biết, Phật tự thành đạo nơi cội bồ đề (tự giác), cảm động đến Đại Phạm Vương Loa Kế (giác tha).

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật cũng hỏi Tôn Giả A Nan vì sao xuất gia theo Phật. A Nan cũng thưa thỉnh với Phật vì Ngài thấy Phật có 32 tướng tốt, tướng ấy nhất định không phải do cha mẹ sinh ra mà có được. Vì duyên cớ ấy nên Ngài muốn xuất gia theo Phật. Đây cũng chính là giác tha.

Nói đến phật tử chúng ta, chúng ta có bao giờ được cái phước duyên đại thù thắng để được gặp gỡ, tiếp xúc với đức bổn sư Thích Ca mâu Ni Phật đâu. Thế mà mà cái ảnh hưởng của Ngài lại cảm đến cả hàng triệu người phật tử trên thế giới hiện nay. Đó là vì sự tu hành của Ngài thật giỏi nên cảm động đến chúng ta càng phải theo học Ngài. Đó chính là giác tha.

Ví như trong kinh Phổ Môn, Ngài Quán Thế Âm cũng thị hiện thân thanh văn, thân duyên giác mà giáo hóa chúng sanh.

Chúng ta nếu là người tu niệm phật, chúng ta mặc dầu không có duyên phần chỉ dạy cho người khác niệm Phật, nhưng chúng ta niệm lên một tiếng thì sẽ cảm ứng đến chư phật, chư thiên, long thần hộ pháp, vong linh xung quanh chúng ta. Họ cũng được gieo một cái duyên lành với chúng ta. Đó cũng chính là giác tha đối với hương linh rồi.

Còn đối với người xung quanh nơi cư ngụ của chúng ta, nếu chúng ta tu hành tinh tấn, niệm phật thành tâm thì nơi cư ngụ, vùng địa phương chúng ta ở sẽ chẳng bao giờ bị các tai nạn khốn khổ hoành hành... Vì cảnh do tâm hiện, mặt khác lại được chư thiên long hộ vệ nơi địa phương vùng chúng ta ở (Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện), những người xung quanh chúng ta mặc dầu tuy họ chẳng biết niệm phật hay tu hành gì cả, nhưng họ cũng được hưởng lây cái quả thù thắng ấy. Đây cũng chính là tự giác nhưng cũng đã giác tha.

Cho nên tự giác và giác tha chẳng phải là 2 cái Tích Cực và Tiêu Cực. Nếu nhìn với cái nhìn thiển cận thì sẽ chẳng thấy được cái nghĩa lý bên trong của nó.
Vì thế, người tu bên đại thừa không nên chê bai người tu bên tiểu thừa và các pháp môn khác... Vì chúng ta không chắc gì trong đời quá khứ đã độ (giúp) chúng sanh nhiều hơn họ.
Có gì không đúng xin chỉ dạy cho dct.
A Di Đà Phật.

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Đã gửi: 23/03/08 18:56
gửi bởi Chanhientam
kinhle kinhle kinhle

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Đã gửi: 24/03/08 08:03
gửi bởi zelda
Từ Bi : Bạn muốn bạn được lợi ích, muốn được giải thoat ư ? Vậy bạn hãy làm điều thiện , bạn làm điều thiện để bạn được giải thoát và những lợi ích khác .
Như vậy Tự Giác = đem lại lợi ích cho mình và người khác

Vậy Giác Tha nằm ở đâu '?

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Đã gửi: 05/04/08 19:54
gửi bởi Minh Thiện
-Đừng nhìn Thầy
Chỉ thấy bạn!
Mới mạnh dạn
Dãi bầy tâm
Thế dễ đồng
Mới thông cảm.
Trân trọng Pháp,
Do nơi Thầy.
Kìa xem đấy:
Trong:TẤT CẢ!
Minh Thiện:Kính chào.

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Đã gửi: 12/04/08 02:04
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Zelda đang nói cái gì vậy kìa?! kinhle

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Đã gửi: 12/04/08 19:58
gửi bởi zelda
VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Zelda đang nói cái gì vậy kìa?! kinhle
Nói đến 1 câu chuyện sau .
Một người bị té xuống hố cầu cứu thì một vị thiền sư đi ngang thả dây xuống cứu ( giac tha ). Về sau người này lại té nữa nhưng không thấy vị thiền sư đâu và đành chịu chết dưới hố .

Một người khác té xuống hố và một thiền sư khac đi ngang và vị này không thả dây mà lại chỉ cách người này để tự tạo dây bằng cách lấy quần áo cột lại ném lên , hoặc là chỉ cách leo lên hố(tự giác) . Lần sau người này lại té hố , nhưng không kô chết như người trước .

hãy so sánh , một người giúp người bằng giác tha và một người cứu người bằng tự giác thì việc cứu người nào là chân chánh hơn ?


Do vậy Giác Tha không tồn tại trong đạo Phật , mà chỉ có Tự Giác tồn tại trong đạo Phật .

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Đã gửi: 13/04/08 07:57
gửi bởi dct87
hãy so sánh , một người giúp người bằng giác tha và một người cứu người bằng tự giác thì việc cứu người nào là chân chánh hơn ?
A Di Đà Phật...
dct thấy 2 câu chuyện của zelda toàn là có phần giác tha hết mà... chứ có phần nào là không có đâu...

Nếu mà GIÁC THA không (không nên) tồn tại thì ai sẽ đi độ chúng sanh???

2 câu chuyện trên đều đưa giác tha lên làm điều đầu tiên, còn cách giác tha của mỗi người mỗi khác...
Do vậy Giác Tha không tồn tại trong đạo Phật , mà chỉ có Tự Giác tồn tại trong đạo Phật .
dct không hiểu lý do gì zelda nói vậy mà tự mình có thể nghe và tự chấp nhận được...

Nếu zelda cho rằng Giác Tha là điều trong giáo lý Nguyên Thủy không tồn tại, thì Kinh Điển Giáo Lý Nguyên Thủy nên phải tiêu hủy hết, Vì sao? vì như zelda đã nói nó không đáng để tồn tại để GIÁC THA chúng sanh ??? Vì kinh điển cũng là GIÁC THA của Phật.

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Đã gửi: 14/04/08 06:32
gửi bởi zelda
Nói như dct thì dct chưa dịch sát nghĩa.
Giác Tha : Giác ngộ nhờ tha lực
Tự Giác : Giác ngộ nhờ tự lực .

KHông một chúng sinh nào lại có thể giác ngộ nhờ tha lực và Đức Phật hoàn toàn kô chấp nhận tha lực ở đây.

Do vậy Giác Tha không tồn tại trong đạo Phật , mà chỉ có Tự Giác tồn tại trong đạo Phật .

dct không hiểu lý do gì zelda nói vậy mà tự mình có thể nghe và tự chấp nhận được...

Nếu zelda cho rằng Giác Tha là điều trong giáo lý Nguyên Thủy không tồn tại, thì Kinh Điển Giáo Lý Nguyên Thủy nên phải tiêu hủy hết, Vì sao? vì như zelda đã nói nó không đáng để tồn tại để GIÁC THA chúng sanh ??? Vì kinh điển cũng là GIÁC THA của Phật.
Phật Giáo Nguyên Thủy có Từ BI , nhung Từ BI lại không có nghĩa là Giác Tha.
CHính Từ BI đã giúp cho cộng đồng cùng biết đến giáo lý cao thâm này . Giáo lý chính là lời dạy để chúng sinh biết mà tự giác để giải thoát . Nhưng những lời dạy này lại chẳng phải là tha lực để giúp chúng sinh giải thoát.

Điều trên đã phần PT Đại Thừa kô nắm nên mãi cho rằng các bậc ALahan không có giác tha nên thua các bậc BỒ Tát.

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Đã gửi: 14/04/08 10:13
gửi bởi phuoctuong
"Vị La Hán chân thực cũng là một vị Bồ Tát, vị Bồ Tát chân thực cũng là một vị La Hán"

ĐẠI SƯ PHÙNG XUÂN

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Đã gửi: 14/04/08 16:29
gửi bởi Chanhientam
zelda đã viết:Nói như dct thì dct chưa dịch sát nghĩa.
Giác Tha : Giác ngộ nhờ tha lực
Mô Phật! Xin tra cứu lại tự điển và lời của chư vị tổ sư khi nói về ý nghĩa của khái niệm này.
Nếu giác tha là giác ngộ nhờ tha lực, Vậy vì sao giác ngộ bằng tự lực không nói là giác tự mà lại nói là tự giác.

Sử dụng khái niệm đã không đúng với ý nghĩa của nó thì mọi thứ bàn luận chung quanh khái niệm đó ... :((