Pháp hữu vi - vô vi

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

biển tâm đã viết:tangbong kính đạo hữu Thongminhhon.
Trong cái thức biết đơn thuần đã có xúc thọ tưởng, khi thọ nhận một cảnh đẹp, xấu mà không khởi tâm yêu ghét là ngay tại đó chưa có ái.

Nếu tập được thuần thục thì trong thiền quán mới có thể nhìn được sự Diệt Tận của Sắc uẩn, Thọ uẩn, Hành uẩn & Thức uẩn. Đến đây duyên mới diệt.
TMH đã hiểu, kinhle
Vấn đề Niết Bàn chính Đức Phật cũng tránh không đề cập nhiều, Ngài phần nhiều dạy cho chúng ta cách tu hành thế nào để diệt tận tham sân si.
Phần lớn các vị tăng sĩ thiền gia có giới đức & uy tín đều công nhận Niết Bàn là pháp vô vi.

Chúng ta ngày nay đang đứng ở phía nhân duyên sanh diệt mà khái niệm về một Niết Bàn đã dứt đoạn sanh diệt, đã rời khỏi vòng duyên sinh.
Nếu đứng về phía Niết Bàn thì Niết Bàn đó chỉ độc lập là nó.

Theo tâm ý của bt thì chúng ta nên nói về cách hành trì làm sao ? đi con đường nào ? để thấy Niết Bàn. Lúc ấy tự mỗi thân dư sót có câu trả lời.

tangbong Kính chúc đạo hữu Thongminhon & quí đạo hữu luôn an lành & tinh tấn trong diệu giác Như Lai

bt
Dạ, cảm ơn đạo hữu Biển tâm nhắc nhở, TMH sẽ không dám nói về Niết bàn là thế nào. Mong rằng, đạo hữu Biển tâm và các đạo hữu khả kính của diễn đàn khi thấy chỗ nào mê lầm hãy chỉ ra cho mọi người thấy. Đừng để diễn đàn phải hiểu sai. kinhle kinhle
Dạ, cho hỏi tiếp:
Ngoài Niết bàn ra, còn có pháp vô vi nào nữa không?
Có con đường nào để chuyển pháp hữu vi thành vô vi không?


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Chúng ta gần như chỉ biết về mặt danh từ rằng "cõi trời vô sắc giới" nhưng chúng ta chẳng thể biết chúng sanh ở đó hình dạng ra sao, vì sao gọi là vô sắc giới.
DH hành thiền thì tâm không tạp niệm được vắng lặng không dấy tưởng về hình sắc những vẫn còn chấp cái lặng lẽ không niệm thì đó chính là cảnh giới của Vô Sắc.

Cõi Trời Vô Sắc Giới do tu Tứ Không Định dứt các Niệm Tưởng những còn Chấp Tướng Không Lặng cho nên Kinh Phật nói là Không Còn Sắc Thân nhưng còn Sắc Tưởng.

DH DN thực hành thiền định đi rồi sẽ biết còn lời nói chẳng thể đến.

3 cõi Luân Hồi đều là Hữu Vi Sanh Diệt.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

hlich đã viết:
trích bộ Pháp tụ,

[701] - Thế nào là các pháp hữu duyên?
Ngũ uẩn tức, sắc uẩn, tưởng uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, và thức uẩn. Ðây là các pháp hữu duyên.

- Thế nào là các pháp vô duyên?
Tức vô vi giới. Ðây là các pháp vô duyên.

[702] - Thế nào là các pháp hữu vi?
Những pháp nào là hữu duyên, chính là pháp ấy là hữu vi.

- Thế nào là các pháp vô vi?
Pháp nào là vô duyên chính pháp ấy là vô vi.
tangbong tangbong tangbong
:) Đồng Nát đi "chôm chỉa" bài của thiện hữu @hlich đưa qua chủ đề này cho nhanh, trích dẫn của Hlich từ kinh điển cho nên khúc chiết, sáng tỏ được vấn đề.
Đa tạ. kinhle


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Đồng Nát đã viết: tangbong tangbong tangbong
:) Đồng Nát đi "chôm chỉa" bài của thiện hữu @hlich đưa qua chủ đề này cho nhanh, trích dẫn của Hlich từ kinh điển cho nên khúc chiết, sáng tỏ được vấn đề.
Đa tạ. kinhle
Cảm ơn đạo hữu Đồng Nát. tangbong
Những điều trên đạo hữu Kim Cang cũng có nói rồi. Nếu chúng ta để ý, chịu tầm cầu, thì sẽ thấy pháp. Hỏi để hiểu rõ vấn đề sẽ tốt hơn là tìm câu trả lời mình đang trông chờ.
Ở trên, đạo hữu Kim Cang có nói:
pháp do duyên sanh , diệt là Pháp hữu vi. Những gì là duyên sanh,diệt? Cây cỏ, hoa lá, chúng sanh, kể cả lời dạy của Thế tôn.
pháp không do duyên sanh, diệt là Pháp vô vi. Những gì là pháp vô vi? Niết bàn.
Pháp gì có duyên sanh ra nó, thì pháp đó cũng có duyên để diệt nó. Duyên diệt chính là duyên không duyên sanh. Ví như do duyên A sinh ra B. Duyên không A thì không sinh ra B.
Rồi đạo hữu Biển tâm có giải thích để hiểu rõ về nhân duyên sanh diệt chúng sanh.
Vì tham ái, chấp thủ nên sinh chúng sanh. Nên duyên không tham ái, không chấp thủ, thuần thục sẽ diệt chúng sanh.
Vì không thể chỉ ra duyên gì sinh ra Niết Bàn nên Niết Bàn là pháp không sinh diệt. Điều này là hợp lý vì nếu có duyên sanh Niết Bàn, tức là có duyên diệt Niết Bàn. Khi đó một người chứng Niết Bàn sẽ gặp đau khổ vì sinh diệt.
Đó là những điều các đạo hữu trên đã chỉ. kinhle
Còn lại một số nghi vấn:
Dạ, cho hỏi tiếp:
Ngoài Niết bàn ra, còn có pháp vô vi nào nữa không?
Có con đường nào để chuyển pháp hữu vi thành vô vi không?


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong đạo hữu Thongminhhon hỏi: Ngoài Niết bàn ra, còn có pháp vô vi nào nữa không?
Có con đường nào để chuyển pháp hữu vi thành vô vi không?


(Có lần bt đọc được đâu đó trong luận Đại Thừa Khởi Tín hay là Đại Trí Độ mà bt không nhớ rõ, có nói các loại vô vi ngoài Niết Bàn, bt nhớ không lầm ngoài hư không vô vi thì các vô vi kia cũng nói lên sự đoạn trừ phiền não ở từng phần. nếu đ/h Thongminhhon muốn hiểu rõ thì nên tìm đọc sách của Bắc tông, bt chỉ biết chút đỉnh vậy thôi.)

Có con đường Bát Chánh Đạo, Đức Phật dạy chúng ta nhận chân bản thể sinh diệt của pháp hữu vi. Một khi nhân duyên đã tận thì sanh diệt cũng diệt, không còn pháp hữu vi tạo tác để hiện hữu, trở thành. Giới Định Tuệ của Bát Chánh Đạo có phần Đinh & Tuệ không thể hoàn toàn do tư duy mà có, mà cần hành trì thể nghiệm qua Tứ Niệm Xứ.

Bt xin giới thiệu Kinh Bát Thành-số 52-Trung Bộ qua sự giảng giải của HT. Chơn Thiện

II.NỘI DUNG BẢN KINH BÁT THÀNH
1. Bản kinh nầy do tôn giả A-nan thuyết cho gia chủ Dasama ở thành Atthaka, triệu phú gia, về pháp môn độc nhất đi ra khỏi các ách phược, khổ ách ở đời.
2. Có bốn thiền Sắc giới: từ mỗi thiền, hành giả có thể có trí tuệ thấy rõ nguy hiểm của các pháp hữu vi mà tinh cần đoạn trừ hết lậu hoặc.
- Có bốn vô lượng tâm (hành trên cơ sở thành tựu Tứ sắc định): từ mỗi công phu hành một trong bốn vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) mà hành giả có thể thấy rõ nguy hiểm của pháp hữu vi, mà tinh cần đoạn trừ tâm tham luyến hữu vi, đi đến tận trừ lậu hoặc.
- Có ba thiền Vô sắc giới: từ mỗi thiền, hành giả có thể thấy rõ nguy hiểm của pháp hữu vi mà đoạn trừ hết thảy lậu hoặc.
3. Gia chủ Dasama mừng rỡ cho rằng tự thân chỉ muốn tìm kiếm một kho báu, trong khi tôn giả A-nan chỉ cho thấy đến 11 kho báu. Gia chủ Dasna cúng dường ngọ trai cho chư Tăng ở Pataliputta và Vesali, cúng dường y và dâng cho tôn giả A-nan một Tăng xá có 500 Tăng phòng.
Thật là đại hoan hỷ đối với tâm thức trí tuệ của cư sĩ Dasama!


Nguyên văn bản Kinh do HT.Minh Châu dịch, bt đã có chuyển vào mục Kinh Luật Luận, xin mời quí Đạo hữu nghiên cứu.

Nương theo bài Kinh Bát Thành, hành giả sau khi đắc mỗi tầng thiền, xuất thiền để tuệ quán ngũ uẩn (đang còn định hỷ lạc hoặc xã) hiện tiền là trạng thái duyên sinh. Nhờ có tâm định nên dễ nhận ra khổ tướng, vô thường tướng & vô ngã tướng. Vô ngã tướng là sát na diệt của tâm. Tướng ở đây ý chỉ cho bản tánh.

Tuệ quán chưa có định cũng có thể thấy Khổ-vô thường-vô ngã, nhưng thấy cái Tưởng (do đã biết) chứ chưa phải thâm nhập bản thể (Tướng).

Vài hàng chia xẻ cùng đ/h Thongminhhon. bt sẽ đi xa 1 thời gian nên không vào diễn đàn, kính chúc quí Đạo hữu luôn an lành tinh tấn.

kính,bt


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Ngoài Niết bàn ra, còn có pháp vô vi nào nữa không?
tùy sự phân loại của tông phái; phái duy thức nói đến sáu pháp vô vi, nhưng lại thêm lời bàn là tuy sáu nhưng cũng chỉ là một; trích Bách pháp minh môn luận của Ngài Huyền Trang,

VÔ VI PHÁP, CÓ 6 MÓN:

Hư không vô vi, Trạch diệt vô vi, Phi trạch diệt vô vi, Bất động diệt vô vi, Tưởng thọ diệt vô vi, Chơn như vô vi.



Thật ra, vô vi không phải có 6 pháp, song vì theo từng khía cạnh của nó để giải thích, nên đặt ra 6 tên.
Có con đường nào để chuyển pháp hữu vi thành vô vi không?
mỗi pháp có cá tính của nó, không thể chuyển được, chẳng hạn pháp "sắc" là pháp "sắc", pháp "thanh" là pháp "thanh", ...
nhưng có sự không khởi của pháp này và sự khởi của pháp kia

bộ óc của chúng ta sinh hoạt với khái niệm rất nhiều, sự không khởi của pháp này và sự khởi của pháp kia được khái niệm hóa thành chuyển, cũng được thôi

con đường dẫn đến niết bàn vô vi là lời dạy của Đức Thế Tôn đó

cafene


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

chôm chỉa câu hỏi của đ/h Đồng Nát để vào đây :D ,
Vậy xin cho hỏi: Các Pháp hữu vi có phải là tướng của các Pháp vô vi không?
không, pháp vô vi thì vô tướng

cafene


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

hlich đã viết:tangbong

chôm chỉa câu hỏi của đ/h Đồng Nát để vào đây :D ,
Vậy xin cho hỏi: Các Pháp hữu vi có phải là tướng của các Pháp vô vi không?
không, pháp vô vi thì vô tướng

cafene
Pháp vô vi là vô tướng, vậy nhờ đâu biết được các pháp vô vi tồn tại? Hữu vi thì nhờ 6 căn - 6 trần thì thấy biêt được hữu vi - hữu tướng.
Tâm sinh các Pháp, vậy xin hỏi: Các Pháp có phải là sắc tướng của Tâm?

Đa tạ.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
nhờ đâu biết được các pháp vô vi tồn tại?
có pháp vô vi niết bàn vì Đức Thế Tôn đã đến và nói thế
Tâm sinh các Pháp
câu này mình thường nghe nhưng tùy người hiểu Tâm là gì, Pháp là gì cái đã; nếu hiểu Tâm là dòng a lại da thức, Pháp là các "danh" pháp thì có thể nói vậy; nếu hiểu Tâm là nhân duyên thì nói các pháp sinh diệt do nhân duyên, như vậy rõ hơn; nếu hiểu Tâm là Tánh thì Tánh chẳng sinh các Pháp vì Tánh thì bất động

các pháp có cá tính của nó; nói pháp này là tướng pháp kia thì khó hiểu đó; đ/h có khúc mắc gì mà nghĩ đến chuyện này vậy?

thiển ý vậy thôi

cafene


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Không phải chuyển Pháp Hữu Vi thành Pháp Vô Vi mà là nhận ra được Pháp Hữu Vi và Pháp Vô Vi đều đồng thể tánh không khác.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

biển tâm đã viết:tangbong đạo hữu Thongminhhon hỏi: Ngoài Niết bàn ra, còn có pháp vô vi nào nữa không?
Có con đường nào để chuyển pháp hữu vi thành vô vi không?


(Có lần bt đọc được đâu đó trong luận Đại Thừa Khởi Tín hay là Đại Trí Độ mà bt không nhớ rõ, có nói các loại vô vi ngoài Niết Bàn, bt nhớ không lầm ngoài hư không vô vi thì các vô vi kia cũng nói lên sự đoạn trừ phiền não ở từng phần. nếu đ/h Thongminhhon muốn hiểu rõ thì nên tìm đọc sách của Bắc tông, bt chỉ biết chút đỉnh vậy thôi.)

Có con đường Bát Chánh Đạo, Đức Phật dạy chúng ta nhận chân bản thể sinh diệt của pháp hữu vi. Một khi nhân duyên đã tận thì sanh diệt cũng diệt, không còn pháp hữu vi tạo tác để hiện hữu, trở thành. Giới Định Tuệ của Bát Chánh Đạo có phần Đinh & Tuệ không thể hoàn toàn do tư duy mà có, mà cần hành trì thể nghiệm qua Tứ Niệm Xứ.

Bt xin giới thiệu Kinh Bát Thành-số 52-Trung Bộ qua sự giảng giải của HT. Chơn Thiện

II.NỘI DUNG BẢN KINH BÁT THÀNH
1. Bản kinh nầy do tôn giả A-nan thuyết cho gia chủ Dasama ở thành Atthaka, triệu phú gia, về pháp môn độc nhất đi ra khỏi các ách phược, khổ ách ở đời.
2. Có bốn thiền Sắc giới: từ mỗi thiền, hành giả có thể có trí tuệ thấy rõ nguy hiểm của các pháp hữu vi mà tinh cần đoạn trừ hết lậu hoặc.
- Có bốn vô lượng tâm (hành trên cơ sở thành tựu Tứ sắc định): từ mỗi công phu hành một trong bốn vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) mà hành giả có thể thấy rõ nguy hiểm của pháp hữu vi, mà tinh cần đoạn trừ tâm tham luyến hữu vi, đi đến tận trừ lậu hoặc.
- Có ba thiền Vô sắc giới: từ mỗi thiền, hành giả có thể thấy rõ nguy hiểm của pháp hữu vi mà đoạn trừ hết thảy lậu hoặc.
3. Gia chủ Dasama mừng rỡ cho rằng tự thân chỉ muốn tìm kiếm một kho báu, trong khi tôn giả A-nan chỉ cho thấy đến 11 kho báu. Gia chủ Dasna cúng dường ngọ trai cho chư Tăng ở Pataliputta và Vesali, cúng dường y và dâng cho tôn giả A-nan một Tăng xá có 500 Tăng phòng.
Thật là đại hoan hỷ đối với tâm thức trí tuệ của cư sĩ Dasama!


Nguyên văn bản Kinh do HT.Minh Châu dịch, bt đã có chuyển vào mục Kinh Luật Luận, xin mời quí Đạo hữu nghiên cứu.

Nương theo bài Kinh Bát Thành, hành giả sau khi đắc mỗi tầng thiền, xuất thiền để tuệ quán ngũ uẩn (đang còn định hỷ lạc hoặc xã) hiện tiền là trạng thái duyên sinh. Nhờ có tâm định nên dễ nhận ra khổ tướng, vô thường tướng & vô ngã tướng. Vô ngã tướng là sát na diệt của tâm. Tướng ở đây ý chỉ cho bản tánh.

Tuệ quán chưa có định cũng có thể thấy Khổ-vô thường-vô ngã, nhưng thấy cái Tưởng (do đã biết) chứ chưa phải thâm nhập bản thể (Tướng).

Vài hàng chia xẻ cùng đ/h Thongminhhon. bt sẽ đi xa 1 thời gian nên không vào diễn đàn, kính chúc quí Đạo hữu luôn an lành tinh tấn.

kính,bt
Cảm ơn đạo hữu Biển tâm đã giúp đỡ, mong sớm ngày được học hỏi, trao đổi pháp cùng đạo hữu. tangbong kinhle

Do hiểu chưa đến đâu, TMH đã đặt câu hỏi không hợp lý:
Có con đường nào để chuyển pháp hữu vi thành vô vi không?
, các đạo hữu Kimcang, Hlich không trách mà từ bi trả lời, xin kinhle . Hỏi câu hỏi trên cũng giống như hỏi "ai nhập Niết bàn?".
kimcang đã viết:Không phải chuyển Pháp Hữu Vi thành Pháp Vô Vi mà là nhận ra được Pháp Hữu Vi và Pháp Vô Vi đều đồng thể tánh không khác.
hlich đã viết:tangbong
Có con đường nào để chuyển pháp hữu vi thành vô vi không?
mỗi pháp có cá tính của nó, không thể chuyển được, chẳng hạn pháp "sắc" là pháp "sắc", pháp "thanh" là pháp "thanh", ...
nhưng có sự không khởi của pháp này và sự khởi của pháp kia

bộ óc của chúng ta sinh hoạt với khái niệm rất nhiều, sự không khởi của pháp này và sự khởi của pháp kia được khái niệm hóa thành chuyển, cũng được thôi

con đường dẫn đến niết bàn vô vi là lời dạy của Đức Thế Tôn đó

cafene
Đạo hữu Đồng Nát, xin cho mọi người biết tướng và không tướng là gì ạ?
Đạo hữu Kim Cang, nhận thức hữu vi vô vi là bước 1, còn nhận thức cả 2 đều đồng thể tánh là bước 2 phải không ạ? Tánh thể đồng ở đây là gì? Là vô ngã phải không ạ?
Đạo hữu Hlich, con đường dẫn đến Niết bàn vô vi không phải để chuyển hữu vi thành vô vi, mà giúp pháp vô vi hiển lộ? Hiểu vậy có đúng không?


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Thế nào là Thông đạt? Thế nào là Tịch diệt?
Đường đi ra là Tâm động loạn duyên khởi sanh các Pháp Hữu Vi , đường trở về là Tịch tịnh - vắng lặng là các Pháp Vô Vi,
Pháp Vô Vi là Thể (Tánh) ; Pháp Hữu Vi là Dụng (Tướng), Vô Vi tàng ẩn trong Hữu Vi, mất Hữu vi là chẳng còn Vô Vi, không thể tách rời, Đạo là con đường trở về bản Tánh xưa nay vốn có bằng con đường Samatha, Tam Vô Lậu Học. Tâm động loạn thì Vô Vi Pháp hiện "nguyên hình nguyên tướng" có ngũ uẩn, lục căn...

Về Lý Tánh là như vậy, nhưng trên thực tế còn có yếu tố "Thời gian", tức là tất cả các pháp phải theo một tiến trình biến-hóa, biến là giai đoạn chuyển biến theo thời gian, hóa là đã hoàn tất một chu kỳ đi ra hoăc trở về. Nếu nói Niết Bàn là ngoài cặp đối đãi sanh-diệt nghĩa là phải có một đối tượng thứ 3 để gọi là Niết bàn thì sai hoàn toàn. Tu Hành là Con đường Trung Đạo - Trung Chánh, nghĩa là luôn luôn ở trạng thái cân bằng, quân bình để không rơi vào dính mắc trong quy luật sanh-diệt.

Cho nên Tịch diệt là "thể" - Thông đạt là "dụng", một con đường đi ra và một trở về gốc không còn ngăn ngại bởi không gian (không biên tế) và thời gian (Không có Mặt trời, mặt trăng) đó chính là Vô vi, là Ni............... kinhle
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 13/09/11 22:47 với 3 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]15 khách